Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trước thềm Hội nghị Trung ương lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII (2021-2026), Ban Tuyên giáo đảng đã chỉ đạo báo chí phải kiên quyết "bảo vệ tư tưởng đảng".

dcsvn1

Theo Ban Tuyên giáo trung ương, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được chọn làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Vì vậy, "bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được coi là nhiệm vụ sống còn, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ, vì vậy đây chính là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay" (Theo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, ngày 12/09/2022).

Nhưng tại sao phải "bảo vệ" ?

Bởi vì đã có "một số không nhỏ" cán bộ, đảng viên "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" không còn tin vào Chủ nghĩa Cộng sản và đương lối lãnh đạo của đảng. Trong số này có cả đảng viên trẻ trong Quân đội, Công an và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những người được coi là "hạt giống đỏ" tương lai của đảng.

Vì vậy, bộ Nội vụ Việt Nam đã viết : "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. "Tự diển biến", "tự chuyển hóa" là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ "giặc nội xâm" rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. Vì thế phòng chống"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay" (Ban cán sự Bộ Nội Vụ, ngày 23/12/2018).

Lời cảnh báo này sau 5 năm vẫn còn nguyên vẹn, và càng nghiêm trọng hơn với tình trạng "tham nhũng, tiêu cực" vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng.

Đáng chú ý hơn là tình trạng suy thoái đạo đức và lối sống, đã được nhập chung với "suy thoái tư tưởng chính trị" vào lúc toàn đảng chuẩn bị Hội nghị Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ các chức vụ do Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII bầu.

Cuộc bỏ phiếu này nhắm gạn lọc đội ngũ lãnh đạo cho nhiệm kỳ khóa đảng XIV 2026-2031, với khả năng ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước, sẽ giữ chức Tổng bí thư thay ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Thưởng, sinh năm 1970 tại Hải Dương (miền Bắc) nhưng trưởng thành ở Vĩnh Long (miền Nam). Cha mẹ ông được nói đã tập kết ra Bắc trong thời kỳ chiến tranh. Có tin nói cha ông là ông Võ Trần Chí, từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh... Mẹ ông là con gái Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Kẻ thù số một

Nên biết công tác phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nằm trong chủ trương "xây dựng, chỉnh đốn Đảng", được đặt lên hàng đầu từ sau Đại hội đảng khóa XI năm 2011 đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên chức Tổng bí thư thay ông Nông Đức Mạnh.

Nhưng sau 12 năm, Bộ Nội vụ cho biết : "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ "giặc nội xâm" nguy hiểm rất khó nhận diện và đáng sợ nhất".

Sự sợ hãi này còn được Bộ Nội vụ giải nghĩa : "Nếu hiện nay chúng ta xác định nền tảng tư tưởng chính trị với những nguyên lý, quy luật trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của cách mạng Việt Nam mang mầu "đỏ thắm" thì sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo hướng tiêu cực sẽ làm màu đỏ thắm phai nhạt dần, cuối cùng chuyển sang màu khác hoặc màu đối lập. Hoặc mục tiêu lựa chọn của chúng ta là chủ nghĩa xã hội, song "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm nhận thức phai nhạt dần và mục tiêu bị chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản…".

Thật ra "chệch hướng" đã xẩy ra từ khi Đảng cộng sản Việt Nam buộc phải thi hành chính sách "Đổi mới" để tồn tại từ năm 1986, thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Chủ trương này phát triển mạnh hơn từ năm 1991, sau khi khối Liên bang Xô viết tan rã. Sau đó xuất hiện những tiếng nói đòi dân chủ hóa chế độ và xét lại vai trò lãnh đạo của đảng. Tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa trong hàng ngủ đảng viên công khai trên nhiều mặt như nói một đàng, làm một nẻo; không làm theo chỉ thị của Trung ương ; đùn đầy trách nhiệm; tranh chức tranh quyền và lợi ích nhóm ; không học và làm theo Nghị quyết đảng ; bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiêm trọng hơn cả là tệ nạn tham nhũng đã bùng phát song song với chủ trương làm kinh tế "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" rất mơ hồ.

Vì vậy, một trong 10 nhiệm vụ được chuẩn bị cho Hội nghị giữa nhiệm kỳ lần này là "tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó có công tác bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia" (theo báo Lao Động, ngày 01/01/2023).

Sau đó là : "Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031".

Tiêu chuẩn được chọn

Theo tài liệu đảng (Viện chiến lược và Chính sách tài chính), tiêu chuẩn được chọn vào chức vụ lãnh đạo phải hội đủ các điếu kiện :

Về chính trị tư tưởng : "Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân ; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao".

Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật : "Có phẩm chất đạo đức trong sáng ; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư ; Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh ; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm ; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình".

Cùng với chiến dịch cổ võ cho Hội nghị bỏ phiến tín nhiệm, Tuyên giáo đã hô hào báo chí tăng cương "tuyên truyền về xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch…".

Phát biều tại Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2023 tổ chức ở Hà Nội ngày 17/3/2023, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nói : "Báo chí cách mạng Việt Nam thực sự là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta".

Ông Nghĩa, một Thượng tướng, còn khuyến cáo : "Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước".

Sau đó tại lễ bế mạc ngày 19/3 (2023), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng chỉ thị : "Đội ngũ những người làm báo phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng; ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế. Hệ thống báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò là công cụ truyền thông sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời là phương tiện giám sát, phản biện xã hội hiệu quả".

Sở dĩ có lời khuyến nghị này vì đã có hiện tượng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong hàng ngũ ngưới làm báo. Tình trạng báo chí tham nhũng và "tự phá rào" đi chệch hướng đảng cũng đã xuất hiện.

Tuy nhiên, Tuyên giáo không coi đó là nghiêm trọng mà chỉ coi đó là những trường hợp đơn lẻ, mặc dù tình trạng "sáng đăng, trưa gặp, chiếu gỡ" vẫn xẩy ra.

Tính đến ngày 30/11/2021, ở Việt Nam có 816 cơ quan báo chí in và điện tử, trong đó có 557 báo và tạp chí in ; 29 báo và tạp chí điện tử ; 114 báo và 116 tạp chí có cả hai loại hình (báo chí in và báo điện tử) ; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, trong đó có 2 Đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài kỹ thuật số, 64 đài địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng. Về đội ngũ những người làm báo, cả nước có khoảng 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có 17.161 người được cấp Thẻ Nhà báo.

Tuy đội ngũ báo chí đông như thế nhưng Ban Tuyên giáo là cơ quan đảng duy nhất quyết định đường lối thông tin và tuyên truyền cho cả làng báo.

Đó là lý do tại sao đảng cấm tư nhân ra báo, nhưng ngược lại, vì không có báo tư nhân nên đảng đã thất bại chống tham nhũng. Cũng tương tự như thế với Cuộc bỏ phiếu bầu Quốc hội do đảng tổ chức, chọn ứng cử viên và đếm phiếu nên kết quả là của đảng, do đảng và vì đảng mà thôi.

Phạm Trần

(25/04/2023)

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền lãnh đạo là phản dân chủ vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu giao quyền cai trị cho Đảng.

Thế nhưng Đảng vẫn cãi lý rằng "vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, không thể thay thế" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 10/02/2020).

Nhưng "lịch sử nào" đã chọn Đảng thay dân ? Nói cách khác, Đảng là của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam ?

dcsvn0

Đảng là của ai và đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam ? Người dân chỉ có hai bàn tay trắng vì Đảng làm chủ tất cả, kể cả nhà cửa đất đai. Ảnh minh họa 

Lịch sử đã chứng minh, từ ngày thành lập 03/02/1930 đến nay, chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến hay tổ chức bầu cử nào đã giao quyền lãnh đạo đất nước cho đảng.

Ấy thế mà Đảng vẫn tự phong để áp đặt : "Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (Điều 4 Hiến pháp năm 2013).

Cương lĩnh tự chế

Điều 4 Hiến pháp đã được "luật hóa" theo quy định của Cương lĩnh đảng được gọi là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)".

Cương lĩnh này đã viết những điều phản dân chủ như sau :

- "Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

- "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản".

- "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Để ru ngủ nhân dân, Cương lĩnh 2011 đã hão huyền viết :

- "Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".

- "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".

Nhưng hậu quả của lập luận không tưởng này của Cương Lĩnh đã mang đến thất bại ê chề cho những kẻ giáo điều và bảo thủ cộng sản khi "thế giới cộng sản" không còn nữa. Ngược lại, chỉ còn lại 5 nước theo chủ nghĩa cộng sản gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào và Cuba, nhưng không có tổ chức thống nhất như thời kỳ chiến tranh lạnh (1947-1991).

Ngoài ra cũng không có thêm nước nào bỏ từ bỏ chủ nghĩa tư bản để theo chủ nghĩa cộng sản.

Vì vậy, Cương lĩnh chỉ được coi là của riêng Đảng cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ đảng này. Tuyệt nhiên nó không dính dáng gì đến toàn dân. Do đó, khi Đảng đem "cái riêng" của mình tròng vào cổ đại chúng để tiếm quyền cai trị là độc tài và phản động.

Bằng chứng mạo danh nghĩa dân để thủ lợi còn được đảng tự phong : " Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam. Khẳng định đó xuất phát từ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta của Đảng" (báo Quốc phòng Toàn dân, ngày 03/02/2023).

Quyền lợi đảng

Nhưng khi nói Đảng là của "toàn dân tộc" là Đảng cũng đã tự khoác cho mình chiếc áo đại diện không do dân ủy thác. Do đó, Đảng càng mị dân hơn với tuyên bố "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo".

Cũng với ý tưởng tiếm quyền, Đảng còn tự viết trong Điều 53 Hiến pháp 2013 : "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".

Như vậy rõ ràng nhân dân chỉ có hai bàn tay trắng trong chế độ cộng sản, vì Nhà nước là chủ nhân của đất đai. Nhân dân chỉ là người thuê đất và được giao đất canh tác và xây dựng.

Việc này được chứng minh trong Điều 5 của Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận trong năm nay.

Điều 5 viết : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Chi tiết hơn, Điều 6 viết : "Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất ; nhận chuyển quyền sử dụng đất ; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này, bao gồm :



1. Tổ chức trong nước gồm :

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự ;

b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này ;

c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân).

3. Cộng đồng dân cư.

4. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận ; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Quyền lợi ngập đầu như thế mà Đảng vẫn chối khi nói rằng : "Đảng không có lợi ích riêng, mà Đảng là tổ chức đại diện cho lợi ích toàn dân". Nhưng vấn đề là không phải chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam mới xứng đáng đóng vai trò đại diện cho toàn dân. Nếu không có đảng cộng sản độc quyền cai trị thì vẫn có đảng khác, hay tập thể lãnh đạo khác đứng ra điều hành và xây dựng đất nước.

Vì vậy ít lâu nay, Đảng vẫn vịn vào lý do tự chế ra như "được toàn dân đồng tình ủng hộ" để chống đa nguyên đa đảng, chống tự do tư tưởng và tự do báo chí.

Do đó, mỗi khi có đòi hỏi dân chủ hóa chế độ để đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước thì các cơ quan báo chí và tuyên truyền của Đảng lại đồng loạt hô hoán đó là âm mưu của các thế lực thù địch nhằm gây mất ổn định để loại Đảng ra khỏi vị trí lãnh đạo.

Sự sợ hãi bị mất quyền của Đảng cũng dễ hiểu vì sau 37 năm gọi là "Đổi mới" (1986-2023), 4 nguy cơ đe dọa sự sống còn của Đảng vẫn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Những "nguy cơ" này được nói ra lần đầu tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 1/1994, bao gồm : tụt hậu về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch".

Thực tế hơn, 4 lĩnh vực đang làm cho đảng điên đầu, đó là :

1. Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của nhiều cán bộ, đảng viên đưa tới tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa", kể cả việc phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền, lợi ích nhóm trong Đảng càng ngày càng diễn biến phức tạp, lan rộng sau hơn 10 năm phòng, chống.

3. An ninh nội bộ, theo lời Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm thì : "Đất nước đang đứng trước 3 thách thức lớn đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ". Cụ thể, theo ông Lâm, thách thức đầu tiên là âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. Thứ hai là nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng. Thách thức thứ ba là nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp".

Ông Lâm nói : "Trong 3 thách thức nêu trên, nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất" (Tuyên bố ngày 03/02/2021).

Nhưng tại sao lại sợ không còn "thế trận lòng dân" nữa ? Tại vì nhân dân ngày nay "đã sáng mắt sáng lòng" sau bao nhiêu năm bị Đảng tuyên truyền lừa dối. Bằng chứng là ngày nay người dân không còn ngây thơ làm theo lời tuyên truyền hợm hĩnh của Đảng như : "cán bộ đi trước, làng nước theo sau".

Ngoài ra, xuyên qua những hành động phi dân chủ và độc quyền cai trị, nhân dân cũng đã nhìn thấy Đảng cộng sản Việt Nam không phải là lựa chọn duy nhất của thời đại ngày nay.

Phạm Trần

(18/04/2023)

Published in Diễn đàn
dimanche, 09 avril 2023 10:30

Cầu thang

"Anh là ai ?" - Quỷ hỏi anh.

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm đều là anh em tôi ! Than ôi thế gian này sao quá xấu xa và dân chúng sao quá đau khổ !"

cauthang1

Người nói là người trẻ tuổi có vầng trán cao và hai tay nắm chặt. Anh đứng dưới chân cầu thang - một cầu thang cao bằng đá cẩm thạch trắng có vân hồng. Anh nhìn đăm đăm ở đằng xa, nơi những đám đông cùng khổ xám xịt gào thét như những đợt sóng âm u của một dòng sông đang dâng trào. Bất ngờ họ náo động, sôi sục, giơ cả rừng bàn tay đen khô quắt lên. Những tiếng thét phẫn nộ và uất hận vang rền như sấm sét rung chuyển cả không trung rồi tiếng vang ấy lịm dần như tiếng đại bác từ xa vọng về. Đám đông càng lúc càng đông, họ kéo đến trong những đám mây bụi vàng, và những bóng người riêng lẻ hiện ra càng rõ nét hơn trên cái nền xám chung ấy. Một ông già đi tới, người chúi xuống sát mặt đất như thể tìm lại tuổi thanh xuân đã mất. Một bé gái đi chân không níu chặt chéo áo rách của ông và nhìn đăm đăm chiếc cầu thang cao với ánh mắt trong xanh dịu dàng. Em nhìn chăm chú và mỉm cười. Theo sau họ là càng lúc càng đông những bóng dáng rách rưới, xám xịt, tiều tụy, vừa đi vừa hát nhạc buồn thảm. Người thì rú lên, kẻ thì đút tay vào túi quần, cười to đến khản đặc, mắt ánh lên vẻ man dại.

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm đều là anh em tôi ! Than ôi thế gian này sao quá xấu xa và dân chúng sao quá đau khổ ! Thế mà các người ở trên đấy, các người lại…".

Người nói là người trẻ tuổi có vầng trán cao và hai tay nắm chặt với vẻ đe dọa.

"Vậy anh ghét những người ở trên đấy ?" - Quỷ hỏi, và ranh mãnh nghiêng người về phía anh.

"Đúng, tôi sẽ trả thù lũ vua chúa này. Tôi sẽ trả thù chúng tàn bạo thay cho anh em tôi, thay cho những người anh em tôi mà mặt họ vàng như nghệ, và tiếng than khóc của họ còn thê lương hơn tiếng bão tuyết mùa đông gào thét. Hãy nhìn da thịt đẫm máu trần trụi của họ, hãy nghe bao tiếng than van của họ ! Tôi sẽ trả thù chúng ! Hãy để tôi đi !

cauthang2

Quỷ mỉm cười : "Tôi bảo vệ những người ở bên trên, cho nên sẽ không phản bội họ nếu không có của đút lót".

"Tôi chẳng có vàng, và tôi cũng chẳng có gì để đút lót ông cả… Tôi là người đói rách… Nhưng tôi sẵn sàng hy sinh đời mình".

Quỷ lại mỉm cười : "Ấy, tôi chẳng lấy nhiều đến như thế đâu ! Anh chỉ cho tôi thính giác của anh !".

"Thính giác của tôi ư ? Tôi rất vui lòng trao cho ông…  Thôi từ nay tôi không bao giờ còn nghe gì được nữa…".

"Anh vẫn còn nghe chứ !" - Quỷ nói trấn an và nhường chỗ cho anh bước qua : "Hãy đi lên đi".

Người trẻ tuổi bắt đầu chạy lên ba bậc một lần, nhưng bàn tay lông lá của Quỷ kéo anh lại : "Đủ rồi ! Hãy dừng lại mà nghe những anh em của anh than khóc ở bên dưới kìa !".

Người trẻ tuổi lắng nghe : "Lạ thật, tại sao họ tự dưng lại ca hát rất vui vẻ và cười nói rất vô tư ?"

Rồi anh bắt đầu chạy lên. Nhưng Quỷ lại chặn anh lại : "Nếu anh muốn leo lên ba bậc nữa, anh phải cho tôi đôi mắt của anh !"

Người trẻ tuổi vẩy tay ra chiều tuyệt vọng : "Nhưng rồi tôi sẽ chẳng có thể thấy anh em tôi hay những kẻ mà tôi muốn trả thù !"

"Anh vẫn còn có thể thấy… Tôi sẽ cho anh đôi mắt khác tốt hơn nhiều !"

Người trẻ tuổi leo lên ba bậc nữa rồi quay lại nhìn. Quỷ nhắc anh : "Hãy nhìn da thịt đẫm máu trần trụi của họ !"

"Chúa ơi ! Việc này quả thật rất kỳ lạ. Họ ăn mặc rất đẹp đẽ khi nào vậy ! Và thay vào những vết thương đẫm máu là những bông hoa hồng đẹp đỏ thắm tô điểm thân thể họ !

Cứ mỗi ba bậc thang Quỷ đều thu ít đút lót. Nhưng người trẻ tuổi vẫn tiếp tục đi lên, sẵn sàng từ bỏ tất cả để đạt được mục đích trả thù lũ vua chúa béo tốt này. Bây giờ chỉ còn một bậc thang, một bậc thang nữa thôi là anh sẽ lên đến đích ! Lúc ấy anh sẽ trả thù cho những người anh em mình !

"Tôi sinh ra là dân thường và tất cả những người khố rách áo ôm…".

cauthang3

"Này người trẻ tuổi kia, chỉ còn một bậc thang nữa ! Một bậc thang nữa thôi là anh sẽ trả thù được họ ! Nhưng với bậc thang cuối cùng này tôi luôn luôn thu của đút lót gấp đôi : hãy trao cho tôi trái tim và ký ức của anh".

Người trẻ tuổi xua tay : "Trái tim tôi ư ? Không ! Làm như thế tàn nhẫn quá !"

Quỷ cười vang, rồi nói với giọng kẻ cả : "Tôi không tàn nhẫn như anh tưởng. Đổi lại tôi sẽ cho anh trái tim vàng và ký ức mới ! Còn nếu anh không chấp nhận, thì anh chắc chắn không bao giờ vượt qua bậc thang này, anh chắc chắn không bao giờ trả thù được cho những người anh em của anh mà có mặt vàng như nghệ, và tiếng than khóc của họ còn thê lương hơn tiếng bão tuyết mùa đông gào thét".

Người trẻ tuổi thấy trong đôi mắt xanh của Quỷ ánh lên vẻ mỉa mai.

"Nhưng tôi sẽ rất đau khổ. Ông đang lấy đi tất cả những gì là con người ở tôi !"

"Ngược lại là đằng khác. Anh sẽ là người hạnh phúc nhất ! Vậy anh có đồng ý hay không : chỉ có trái tim và ký ức của anh thôi ?"

Người trẻ tuổi nghĩ ngợi, một bóng đen phủ xuống mặt, trán nhăn lại và lấm tấm những giọt mồ hôi nằng nặng, anh tức giận nắm chặt tay lại và nói rít qua kẽ răng.

"Thôi được ! Lấy đi !"

cauthang4

Giống như cơn giông hè cuồng nộ, tóc đen bay tung trong gió, anh bước qua bậc thang cuối cùng. Bây giờ anh ở trên đỉnh cao. Bất ngờ mặt anh nở ra nụ cười thật tươi, mắt anh rạng rỡ với niềm hân hoan thầm lặng, hai nắm tay anh thả lỏng ra. Anh nhìn vua chúa đang dự tiệc, rồi anh nhìn xuống đám đông xám xịt, rách rưới đang la thét nguyền rủa. Anh nhìn, nhưng mặt anh không co giật gì, mặt anh rạng rỡ, hớn hở và mãn nguyện. Ở dưới kia anh thấy đám đông ăn mặc thật đẹp, còn tiếng than ai oán của họ đã biến thành tiếng ca tụng.

"Anh là ai ?" - Quỷ hỏi với giọng khàn khàn, quỷ quyệt.

"Ta sinh ra là vua chúa và thần thánh là anh em ta. Ôi thế gian này quá đẹp và dân chúng quá hạnh phúc !"

Hristo Smirnenski

Nguyên tác : "The tale of the stairs", trích từ tác phẩm "The Truth That Killed" của Georgi Markov, nhà xuất bản Ticknor & Fields New York 1984, trang 271-273. Bản dịch tiếng Anh của Liliana Brisby.

Trần Quốc Việt dịch (09/04/2023)

Hristo Smirnensky (1898 -1923) là nhà thơ người Bulgaria.

Published in Văn hóa

Giới chuyên gia có một số nhận định về tầm quan trọng của việc ông Võ Văn Thưởng được bổ nhiệm làm chủ tịch nước Việt Nam. Ngày 03/03/2023, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết ý kiến của ông về các nhận định này.

ai1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 05/11/2015. AP - Minh Hoang

1. Một số nhà quan sát khẳng định rằng khi bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng vào chức chủ tịch nước, tổng bí thư (Đảng cộng sản Việt Nam) Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực, điều này có thể dấy lên những lo ngại về việc Đảng kiểm soát chặt chẽ hơn nền kinh tế.

Carl Thayer : Nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tịch nước được nêu trong Hiến Pháp và tất cả các quyết định của chủ tịch nước và các hành động của chính phủ đều phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Thủ tướng và chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế và phải chấp hành các nghị quyết mà các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã thông qua.

Các mục tiêu kinh tế chính của Việt Nam đã được Đại Hội Đảng lần thứ 13 đề ra. Các mục tiêu này được thực hiện trong khuôn khổ các kế hoạch năm năm và hàng năm mà Quốc hội đã thông qua.

Quyền lực của tổng bí thư xuất phát từ vị trí ông là lãnh đạo số một của Đảng và thâm niên của ông với tư cách là "người đứng đầu trong số các đồng nghiệp" trong Bộ Chính trị. Không có gì thay đổi liên quan đến cân bằng quyền lực sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu làm chủ tịch nước. Trước tháng Giêng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có một đa số trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị. Giờ đây, ông cần có đa số trong số 16 ủy viên.

2. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đưa Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh trong lúc ông tập trung vào việc củng cố Đảng.

Carl Thayer : Chính sách của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc được thiết lập từ nhiều năm nay và mạch lạc, duy trì độc lập, chủ quyền, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ của Việt Nam. Tổng bí thư không có không có quyền đơn phương đưa Việt Nam xích lại gần Trung Quốc.

Tuy nhiên, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị theo đuổi chính sách tranh thủ sự tương đồng về hệ tư tưởng của hai đảng cộng sản - Trung Quốc và Việt Nam – quảng bá thúc đẩy chủ nghĩa xã hội.

Năm 2003, Việt Nam thông qua chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung Quốc và với Mỹ. Chính sách này được tái khẳng định năm 2013. Điều này đã được tái khẳng định vào năm 2013. Hiện nay, các quan chức trong Đảng đang thảo luận định nghĩa đối tác. Bất kể những thay đổi về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, nếu có, thì đó sẽ là kết quả của một sự đồng thuận trong Bộ Chính trị với sự ủng hộ của đa số các ủy viên Ban Chấp Hàng Trung Ương, chứ không phải là kết quả của những khuynh hướng của tổng bí thư Trọng hay chủ tịch Thưởng.

3. Ông Thưởng vốn đứng đầu Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng, nay trở thành chủ tịch nước, vậy vấn đề kiểm duyệt và nhân quyền sẽ ra sao ?

Carl Thayer : Ông Thưởng lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương từ tháng 02/2016 đến tháng 02/2023. Ban này đóng vai trò tham vấn chủ chốt cho Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để hướng dẫn các hoạt động thông tin và tuyên truyền của Đảng. Ban chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát các cơ quan báo chí Việt Nam, các nhà báo và nhân viên của các cơ quan này từ cấp trung ương cho tới cấp địa phương, các nhà xuất bản và các hoạt động quảng bá nghệ thuật, văn hóa và khoa học nhằm bảo đảm là họ tuyên truyền đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức và tác phong sinh hoạt. Trong phạm vi này, với tư cách là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông Thưởng đã có đóng góp vào văn hóa kiểm duyệt tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam và Bộ Công an là những tổ chức chính áp dụng kiểm duyệt và Bộ Luật hình sự Việt Nam. Bộ Công an hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và các cuộc biểu tình ôn hòa, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Có ít khả năng là nhiệm kỳ chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng có tác động – tích cực hay tiêu cực – đến các hoạt động kiểm duyệt và hủy bỏ các quyền công dân, chính trị đang có hiệu lực tại Việt Nam.

Đức Tâm

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 avril 2023 15:16

Đảng nói ai nghe ?

63 năm sau ngày phát động công tác xây dựng Đảng trên 3 mặt Tư tưởng, Chính trị và Tổ chức, "theo quyết định của Đại hội lần thứ III tại Hà Nội năm 1960, Đảng cộng sản Việt Nam đã sa lầy hơn vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và tham nhũng.

Bản sao của Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỳ họp thứ sáu

Dòng chảy này là hậu quả tất yếu của tình trạng có nhiều cán bộ, đảng viên chỉ biết vinh thân phì gia, vây bè kết cánh, độc tài, phản dân chủ và không được nhân dân "đồng tình ủng hộ" như đảng tuyên truyền.

Tạp chí Tuyên giáo ngày 22/05/2022 đã thừa nhận : "Bên cạnh phần lớn cán bộ, đảng viên luôn tuân thủ và thực hành tốt đạo đức cách mạng đối với công việc, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về nhiều mặt, trong đó có suy thoái về đạo đức công vụ với nhiều biểu hiện cơ bản như : phai nhạt lý tưởng, lười học tập lý luận chính trị ; chỉ lo vun vén lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân ; không chấp hành kỷ luật, kỷ cương ; quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và nhân dân. Thực tế những năm qua, đã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống đã bị kỷ luật, trong đó, có cả những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo thiếu gương mẫu, đạo đức, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cá nhân chủ nghĩa, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và phải chịu các hình thức kỷ luật đảng như cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng ; bị pháp luật trừng trị, khởi tố, bắt giam".

Chi tiết hơn, hãng tin chính thức của Nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cho biết : "Trong 10 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 ủy viên, nguyên ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang" (TTXVN, ngày 30/06/2022).

Vẫn cứ ỳ ra

Với hình ảnh có nhiều cấp cán bộ vướng vào vòng lao lý như thế, tưởng đâu vấn đề "xây dựng, chỉnh đốn Đảng" đã có biến chuyển theo hướng tốt hơn, nhưng ngược lại, đã tụt dốc hơn bao giờ hết.

Bằng chứng đi xuống này được báo điện tử của Chính Phủ nhìn nhận : "Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như : Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) năm 1992 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng ; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 về "một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay"... Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng, chặt chẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước" (báo Chính phủ ngày 17/08/2022).

Nhưng tại sao không có chuyển biến gì, dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định : "Công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta" (Diễn văn tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 9/12/2021).

Thậm chí tình trạng suy thoái tư tưởng và tham nhũng của Đảng viên còn được cảnh giác, nếu không chận đứng, sẽ "đe dọa sự sống còn của chế độ"

Biết như thế, nhưng mọi người, mọi cấp và mọi nơi cứ ỳ ra không nhúc nhích khiến ông Trọng phải thừa nhận : "Hiện nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm : "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình ; công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong muốn".

dang2

Lan rộng

Lý do vì suy thoái và tham nhũng đã lan nhanh từ trong nội bộ đảng sang cả "hệ thống chính trị". Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XIII đã quyết định : "Mở rộng phạm vi không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị. Theo đó, khi tổ chức thực hiện phạm vi rộng, liên quan đến cả hệ thống chính trị, nhiều người, nhiều cơ quan dẫn đến việc thực hiện sẽ gặp khó khăn nếu như người đứng đầu ở cơ sở thiếu kiên quyết, thiếu sáng tạo…".

Nhưng càng mở rộng, Đảng càng bế tắc vì đảng viên đã tự tìm cách thoát thân để tự cứu mình khiến cho tình trạng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" lan nhanh như hiện nay.

Cụ thể hơn, nhiều đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo đã không còn coi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của mình. Nhiều người đã không còn làm theo yêu cầu của Đảng mà làm theo ý riêng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình và địa phương mình.

Bằng chứng của tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", hay "trên nóng dưới lạnh" đã diễn ra trong công tác chống tham nhũng và xây dựng đảng. Vì vậy Đảng phải thành lập các ban phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương để cùng chống tham nhũng trên phạm vi cả nước với Ban chỉ đạo, phòng, chống tham nhũng trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Thế nhưng, sau hơn 10 năm làm công tác này, ông Trọng vẫn than phiền : "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó ?" (Tuyên bố ngày 21/01/2022).

Như vậy rõ ràng Đảng nói mà có ai nghe đâu.

Phạm Trần

(05/04/2023)

Published in Diễn đàn

Quy hoạch cán bộ vẫn mang tính thử nghiệm

Người Buôn Gió, 04/04/2023

Trung ương đảng dự tính sẽ lấy phiếu tín nhiiệm vào khoảng giữa năm nay, dựa trên cơ sở này để quy hoạch cán bộ cấp chiến lược cho khóa 14.

quyhoach1

Trước tiên nêu đến những điểm tích cực hoặc điểm mới trong công tác cán bộ.

Thứ nhất trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khuyến khích cán bộ năng động dám nghĩ, dám làm, kể cả làm điều khác lạ không như thông lệ mọi khi. Miễn sao mang lại lợi ích công và đúng với mục đích của đảng và nhà nước. Ra chính sách bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm để khuyến khích họ.

Điểm này thực ra chỉ mới ở chỗ là nghiên cứu chính sách để bảo vệ cán bộ dám đột phá chứ còn việc kêu gọi năng động dám nghĩ, dám làm thì đảng kêu ra rả vài chục năm nay rồi.

Nhưng nhiều cán bộ dám nghĩ, dám làm muốn noi gương ông Kim Ngọc xưa kia đều đã vào tù vì tội "cố ý làm trái quy định quản lý của Nhà nước" về quản lý kinh tế. Ai cũng biết việc đột phá bất kể lĩnh vực nào cũng có ít nhiều yếu tố rủi ro. Nhất trong thời buổi kinh tế thị trường thì sự thất bại đôi khi nằm ngoài dự tính, chẳng hạn chiến tranh hay dịch bệnh như vừa qua hay thay đổi chính trị.

Sự bảo vệ cán bộ chỉ là đặc quyền dành cho một số người. Như vụ đầu tư 5 tỷ USD vào Venezuela cả tứ trụ lúc đó và thường trực ban bí thư, trưởng ban kinh tế trung ương đều đồng ý. Khi mất trắng chẳng truy xét gì ai cả.

Nhưng nhiều người khác nếu quyết định như vậy, sẽ nhận đòn trừng phạt tàn khốc. Ngay như vụ Việt Á vừa quan, không phải tất cả cán bộ đều vì hoa hồng của Phan Quốc Việt mà ký kết mua kít của Việt Á giá cao. Nếu nhìn nhận lại bối cảnh lúc đó, một đằng dịch bệnh hoành hành, một đằng thủ tướng Phúc cứng rắn tuyên bố nếu cơ quan, địa phương nào không có biện pháp phòng dịch triệt để thì sẽ bị kỷ luật, đằng khác Việt Á mang kít đến chào, đằng khác nữa có những cú điện hay những lời giới thiệu Việt là chỗ của chị nọ, chị kia vợ ông này, ông nọ.

Trên đe, dưới búa, ngang hai bên hông là những người thân của lãnh đạo cao cấp hối thúc. Thực sự nhiều địa phương không mua không được trong tình thế cấp bách

Mua xong thì đi tù vì tội làm trái, không qua đầu thầu, không có hội đồng đánh giá.

Hay vụ nhà công vụ, đất công ở Đà Nẵng khiến chủ tịch, phó chủ tịch đi tù vì cái gọi là đột phá, sáng tạo.

Chủ trương bán nhà công vụ, đất công dư thừa để lấy ngân sách phát triển thành phố là đúng. Trong quá trình bán lãnh đạo thành phố nhận thấy rằng nếu quá trình bán kéo dài đến cả năm mới nhận được đủ tiền thì số tiền đó rải rác, không đủ tạo thành lực để thúc đẩy giải quyết vấn đề. Lại còn trượt giá, lạm phát.

Ví dụ bán cái nhà 10 triệu, nhưng phải một năm mới lấy được hết tiền. Lãi suất ngân hàng cũng đang xấp xỉ 10% một năm.

Lãnh đạo Đà Nẵng quyết định ai mua mà trả tiền luôn thì giảm 10%.

Sau vì cái 10% này mà lãnh đạo Đà Nẵng như Trần Văn Minh đi tù, vì làm gì có chính sách nào của nhà nước cho giảm giá như thế. Mặc dù chính sách này lúc đầu còn được đảng và nhà nước khen ngợi là chủ động sáng tạo.

Nguyên nhân đằng sau là do phe phái đánh nhau. Cho nên công trước kia bây giờ thành tội. Hay cái nếu ông Minh bán cho con A vân kiểu giảm 10% thì không bị sao, nhưng cứ cái nào bán cho thằng B giảm 10% là mang ra thành tội kết luận việc mua bán đó là sai trái, bất hợp pháp.

Thế nên việc đảng nói khuyến khích cán bộ mạnh dạn, sáng tạo, đột phá và có cơ chế bảo vệ thực ra nó không mới và cũng chẳng tích cực thế nào. Không có pháp luật nào của chế độ cộng sản này bảo đảm cho cán bộ đột phá cả. Sự sáng tạo, đột phá mang lại lợi ích cho ngành này nhưng ít nhiều sẽ gây thiệt hại cho ngành khác. Thời ông này cầm quyền thì đó là công khi đánh giá những lợi ích mang lại 10 đồng cho lợi ích công. Đến thời ông sau cầm quyền, muốn thanh trừng phe phái thì lại lôi chuyện làm thiệt hại 3 đồng của ngành kia ra làm tội.

Người Buôn Gió

Nguồn : fb.hieugio1972, 04/04/2023

**********************

Tại sao ông Trọng, ông Thưởng, ông Huệ, ông Chính ‘không nghĩ, không làm’ ?

Trân Văn, VOA, 29/03/2023

Xét v bn cht, D tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" là s tha nhn ch trương, chính sách bt cp, phi lý.

song1

Ti sao ông Trng, ông Thưởng, ông Hu, ông Chính ‘không nghĩ, không làm’ ?

Khi "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" đã tr thành mt loi tuyên ngôn ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" Vit Nam thì ti sao t trên xung dưới vn c phi lp đi lp li v "dám nghĩ, dám làm" ?

Chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam tiếp tc chng minh h có th làm nhng chuyn mà phn còn li ca nhân loi "không th", "không dám", "không cn", "không mun" làm (1) và d tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" do B Ni v son và công b chính là bng chng mi nht.

Theo d tho va k thì chính quyn Vit Nam không ch "khuyến khích" cán b "dám nghĩ, dám làm" mà đang lp quy đ "bo v" nhng cán b "dám nghĩ, dám làm". Không nhng không x lý (2), chính quyn Vit Nam còn có ý đnh "tuyên dương, khen thưởng" nhng cán b "dám nghĩ, dám làm" và ha hn s "ưu tiên bi dưỡng, quy hoch, b nhim vào v trí cao hơn hoc được b nhim, quy hoch vượt cp(3).

***

Văn minh nhân loi đã giúp ngn ng pháp lý (legal maxim) "công dân được phép làm mi th lut pháp không cm" (everything which is not forbidden is allowed) phát trin thêm vế sau "công chc ch được làm nhng điu mà lut pháp cho phép" (for the individual citizen, everything which is not forbidden is allowed ; but for public bodies, and notably government, everything which is not allowed is forbidden) đ ngăn chn s tùy tin, lm quyn và điu này tr thành nn tng lut pháp ca nhiu quc gia(4).

Tuy không công khai xác lp quan đim va đ cp là nn tng lut pháp nhưng rt nhiu tài liu, giáo trình liên quan đến "công chc, công v" Vit Nam tha nhn - "công dân được phép làm mi th lut pháp không cm" và "công chc ch được làm nhng điu mà lut pháp cho phép". Chng hn trong "Tài liu bi dưỡng thi nâng ngch chuyên viên cao cp khi đng, đoàn th năm 2011", phn v "Chế đ công v và qun lý cán b, công chc" nhn mnh :Trong khi mingười dân được làm nhng vic mà pháp lut không cm thì cán b, công chc ch được làm nhng gì mà pháp lut cho phép. Chp nhn s hn chế v quyn (quyn hn) là yêu cu ch yếu ca cán b, công chc trong hot đng công v - theo quan đim "chp nhn s thit thòi v phía nhà nước (công chc) đ đem li li ích cho xã hi".Có th phi kim bng cách download tài liu mi dn t website ca Tp chí Xây dng đng (5) và xem trang 22.

Đâu phi t nhiên mà chính quyn Vit Nam đ ra - giương cao khu hiu "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut". Khi "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" đã tr thành mt loi tuyên ngôn ca "nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" Vit Nam thì ti sao t trên xung dưới vn li nhi v "dám nghĩ, dám làm", gi thm chí còn toan "lp quy" – ban hành "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" ?

222222222222222222222222222

H thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tng tôn vinh ông Đinh La Thăng, ông Nguyn Bá Thanh như nhng đin hình "dám nghĩ, dám làm".

Xét v bn cht, D tho "Ngh đnh Quy đnh v khuyến khích, bo v̂ cán b̂ năng đ̂ng, sáng to, dám nghĩ, dám làm, dám đ̂t phá vì li ích chung" là s tha nhn ch trương, chính sách bt cp, phi lý, h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương không ch trì tr mà còn hết sc kém ci nên hiu qu hot đng t hi đến mc phi s dng bin pháp "lp quy" thúc gic cá nhân công chc "mnh dn đt phá, tháo g nhng đim nghn, nút tht, nhng vn đ chưa có quy đnh hoc có nhưng không còn phù hp vi thc tin" ! Vi h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương như thế, có cn phi dùng đến 75% tng thu ngân sách đ nuôi và duy trì hot đng hay không ? Ti sao Tổng bí thư, Ch tch nhà nước, Ch tch quc hi, Th tướng chính phủ không nghĩ, không làm đ to ra s thay đi cn thiết, bo đm "Sng, làm vic theo Hiến pháp, pháp lut" vn là tôn ch ca"nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa" mà li khuyến khích cá nhân công chc "dám nghĩ, dám làm" ?

Hi trung tun tháng 9 năm ngoái, trước tình trng hot đng ca h thng y tế gn như tê lit vì thiếu đ th, khi hp vi lãnh đo các tnh, thành ph trên toàn quc, ông Phm Minh Chính ly tư cách Th tướng ra lnh :"Cương quyết, dt khoát không vì th tc hành chính, vì vướng mc quy đnh, vì thiếu trách nhim mà đ thiếu thuc, sinh phm, vt tư y tế kéo dài" (3).

Dường như nhn thy chng đó chưa đ đ thiên h hoang mang, lúc y, ông Chính người có hc hàm Phó Giáo sư, hc v Tiến sĩ Lut gii thích thêm : "Ai làm sai thì phi x lý, k lut nhưng không đ vì x lý, k lut mà đ nh hưởng ti vic bo v sc khe, tính mng người dân". Có đng não ti nhũn não cũng không th hiu ti sao đã "cương quyết, dt khoát" không đ "th tc hành chính" và "quy đnh" cn tr khiến "thuc, sinh phm, vt tư y tế" khiếm ht ri tr thành "thiếu trách nhim", mà "làm sai thì phi x lý, k lut" ? Ti sao đã "làm sai thì phi x lý, k lut" mà còn đòi hi "không đ vì x lý, k lut mà đ nh hưởng ti vic bo v sc khe, tính mng người dân" ?

Ti sao nhng người va góp mt trong cơ quan ban hành văn bn lp pháp (Đại biểu quốc hội), va đng đu các cơ quan hành pháp (Th tướng) nơi ban hành nhng văn bn lp quy như ông Chính li đt ra các quy phm pháp lut gây "vướng mc" nhưng thay vì bãi b, sa đi li khuyến khích thuc cp nên "dũng cm" làm ngược li ? Bi ông Chính nói riêng và h thng chính tr, h thng công quyn nói chung như thế nên tình trng hot đng ca h thng y tế gn như tê lit vì thiếu đ th mi kéo dài cho đến gi này !

***

H thng chính tr, h thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tng tôn vinh ông Đinh La Thăng, ông Nguyn Bá Thanh như nhng đin hình "dám nghĩ, dám làm". Tháng 2/2015, tang l ông Nguyn Bá Thanh, ông Tô Huy Ra thay mt lãnh đo đng, nhà nước, quc hi chính ph ca ngi ông Thanh là "mt người tài năng, trí tu, dám nghĩ, dám làm" (7). Bây gi thiên h đã rõ hu qu ca vic ông Thanh "dám nghĩ, dám làm" nghiêm trng và nng n thế nào ! Tương t, tháng 3/2016, ông Thăng còn được tung hô là "hin tượng", là tm gương v "văn hóa lãnh đo" vì "dám nghĩ, dám làm" (7). Mt năm sau, cũng h thng chính tr, h thng công quyn và h thng truyn thông chính thc ti Vit Nam tr mt, ch trích ông Thăng, bo ông nên "dám chu trách nhim" (8). Ông Thăng đã b truy cu trách nhim, đã b pht nhưng ngoài thường dân đã, đang, cũng như s còn gánh chu hu qu, có ai "dám nhn trách nhim" liên đi không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/03/2023

Chú thích :

(1) https://vietnamfinance.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-nguoi-viet-co-the-lam-ra-nhung-thu-ma-the-gioi-chua-tung-lam-20180504224228952.htm

(2) https://vnexpress.net/bo-noi-vu-de-xuat-can-bo-dam-nghi-dam-lam-duoc-mien-ky-luat-4585334.html

(3) https://thanhnien.vn/can-bo-dam-nghi-dam-lam-co-the-duoc-bo-nhiem-vuot-cap-185230327120610693.htm

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Everything_which_is_not_forbidden_is_allowed

(5) http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/4-ChuyendeCongvu-Congchuc.pdf

(6) https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-lam-ro-nguyen-nhan-tien-do-tiem-vaccine-phong-covid-19-o-mot-so-dia-phuong-dang-cham-lai-20220913100958144.htm

(7) https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=4835&_c=3

(8) https://cand.com.vn/Phong-su-Tieu-diem/Hien-tuong-dinh-La-Thang-hay-cau-chuyen-ve-van-hoa-lanh-dao-i384116/

(9) https://vietnamnet.vn/hy-vong-nguoi-dam-nghi-dam-lam-thi-cung-dam-nhan-sai-pham-370702.html

Published in Diễn đàn

Một phong trào mới

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa mở cái gọi là "đợt sinh hoạt chính trị" với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên" từ ngày 1/2 đến 19/5.

Đợt phát động này do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương và phát động. Theo cơ quan này cho biết, thì : "nhằm để kỳ vọng giúp cán bộ, đảng viên tự rà soát, đánh giá lại quá trình thực hiện lời tuyên thệ trước cờ Đảng".

loithe1

Tỉnh ủy Bình Thuận vừa mở "đợt sinh hoạt chính trị" với chủ đề "Giữ trọn lời thề đảng viên" từ ngày 1/2 đến 19/5. Ảnh minh họa

Người ta thấy điều gì qua sự kiện này ở Bình Thuận ?

Người ta không thấy có gì mới, chẳng có gì hay, có gì trí tuệ hoặc khác trước, mà chỉ là gây nên sự ngạc nhiên, rằng thì là đảng ở đây cũng biết được điều mà dân biết tỏng tòng tong và những lời "thề cá trê chui ống" của người cộng sản đã đến mức mà ngay cả đảng còn phải muối mặt nhắc lại cho các đảng viên.

Nghe qua cái tên của đợt sinh hoạt "Giữ trọn lời thề đảng viên" người dân cảm thấy độ hài hước đã đến cực điểm trong xã hội.

Bởi, ai chẳng biết lời thề của Đảng là gì.

Lời thề, và lời thề của Đảng

Lời thề

Trong ngôn ngữ của người Việt, lời thề, hay lời tuyên thệ, là lời cam đoan sẽ làm đúng như mình đã cam kết trước nhiều người khi gia nhập một đoàn thể hay nhận một chức vụ nào đó. Đó là một lời hứa về những điều sẽ xảy ra, những tình huống sẽ gặp phải và ý chí của mỗi người trong tương lai. Đó là một lời trói buộc chắc chắn về hành vi, cách xử sự của người đó trong thời tương lai và điều này được nhiều người chứng giám, có thể kiểm tra tính trung thực và được thực hiện trên thực tế.

Truyền thống xưa nay ở đất nước ta, lời thề là sự cam kết xuất phát từ nội tâm, được xem là điều thiêng liêng không thể lay chuyển, không thể thay đổi và càng không thể phản bội. Lời thề, hay lời tuyên thệ, là lời nói hoặc hứa một cách chắc chắn bằng cách lấy cái thiêng liêng, quý báu như danh dự, niềm tin, tính mạng, quỷ thần hay những điều mình tin tưởng là có sức mạnh, có khả năng giám sát và trừng phạt… để làm chứng, làm điều đảm bảo cho lời nói ấy.

Như vậy, lời thề hay lời tuyên thệ có ý nghĩa như là một sự đảm bảo với người khác về tính trung thực của những gì đã nói và những lời này sẽ được thực hiện. Nó là một sự bảo đảm vững chắc về nhân cách đạo đức của con người, tỏ rõ sự quyết tâm, sự kiên định với một sự lựa chọn nào đó. Thế nên, lời thề, lời tuyên thệ của con người có ý nghĩa và được coi là hết sức quan trọng.

Với ý nghĩa như vậy, nên mỗi khi nói ra lời thề, lời tuyên thệ, tuyên hứa, người ta hết sức cẩn thận cân nhắc và thường chỉ chắc chắn rằng nó sẽ không hề thay đổi, người ta mới thề.

Có thể nói rằng, trong lịch sử văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc, những lời thề thốt có một giá trị nhân văn hết sức to lớn. Ở đó, khi người ta tuyên thệ người ta thề hứa, thì mãi mãi là những điều không thay đổi trong hành động, suy nghĩ của họ, dù cuộc sống phải trải qua những hoàn cảnh nhiều khi đi ngược với lời thề, lời tuyên thệ của họ.

Chẳng cần nói đến những điều xa xôi nặng nề mang tính xã hội hoặc chính trị, chỉ trong tình cảm đôi lứa nữa nàng Kiều và Kim Trọng, khi hai người chỉ mới gặp nhau và trao đổi lời thề hứa lứa đôi:

Tiên thề cùng thảo một chương

Tóc mây một món, dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng, một lời song song.

Chỉ một lời thề hứa vậy thôi giữa hai người, với trời đất, không ai hay biết. Vậy mà Kiều vẫn luôn tâm niệm :

Đã nguyền hai chữ đồng tâm

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

Thế rồi khi mà cả cuộc đời Kim Trọng và Kiều đã trải qua đủ mọi sự éo le, trớ trêu. Nàng Kiều dù đã phải đi qua "Thanh y hai lượt, Thanh Lâu hai lần" trong xã hội phong kiến, thì nàng vẫn ôm trong lòng sự tôn trọng đối với lời thề khi xưa.

Rộng hơn một chút, trong lịch sử dân tộc, Hội thề Lũng Nhai vào năm 1416 do Lê Lợi khởi xướng, những người con đất Việt thề sống chết cùng nhau vì giang sơn, xã tắc.

Tuy nhiên, những ý nghĩa và hành xử, thể hiện và sự gìn giữ chữ Tín của lời thề, lời tuyên thệ như đã nói ở trên, chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối những người có nhân cách, có lòng tự trọng, có nghĩa khí và nhất là được giáo dục với những giá trị nhân bản nhất.

Và đặc biệt, đó là lời thề, lời hứa, lời tuyên thệ đó được thực hiện với những tổ chức mang tính chính nghĩa và nhất là với những động cơ, mục đích trong sáng.

Lời thề của Đảng

Trở lại lời thề của những đảng viên cộng sản, người ta thấy gì ?

Có thể nói rằng, dù đã được thay đổi, chau chuốt nhiều lần, thì những mẫu lời thề của Đảng viên khi kết nạp đảng cộng sản ngày nay, vẫn là những điều mà nếu đọc lại, người ta thấy rằng : Nếu những đảng viên giơ tay thề thốt kia mà tin vào lời thề của mình, thì chắc chắn rằng họ chẳng bao giờ vào đảng.

Điều này có thể khẳng định.

Bởi, nếu đảng viên mà "có lối sống lành mạnh ; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác" thì lấy ai ra để tham nhũng, ăn cướp của công ?

Bởi không phải 100% đảng viên đều có thể tham nhũng, nhưng chắc chắn là đã tham nhũng, thì 100% là đảng viên cộng sản.

Bởi, nếu đảng viên mà "Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân" thì làm sao mà ông chủ nhân dân lại trở thành nô lệ cho đám đầy tớ như hiện nay? Và như vậy tiền của, tài sản của dân sao nhanh chóng chui vào tay các cán bộ, đảng viên ?

Thế nên, chỉ cần nghe đã đủ thấy đó là những lời thề "bán Trời không văn tự" như ông cha ta thường nói.

Bởi trước hết, cần hiểu bản chất của cái tổ chức này.

Nó được sinh ra bởi một đám đi theo Chủ nghĩa cộng sản Quốc tế, được lập ra ở nước ngoài, tôn thờ mớ thứ lý thuyết bạo lực và dối trá, tôn thờ vật chất, loại bỏ quyền tư hữu khỏi đời sống xã hội, loại bỏ đời sống tâm linh, thần thánh ra khỏi vũ trụ. Nhưng, thực tế chúng là đám tư bản đỏ, chỉ biết vun vén cá nhân và vinh thân phì gia, nhổ toẹt vào cái lý thuyết của nó.

Thế nhưng, cái miệng chúng vẫn cứ rêu rao về Chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Nó cứ nói một đằng, làm một nẻo, lỳ lợm, leo lẻo, bất chấp đến mức tởm lợm.

Và khi nó đã không chính danh, không chính đạo, thì hẳn nhiên là những kẻ cố tình chui vào đó, thì lại cứ :

"Ma đưa lối, quỷ dẫn đường.

Cứ lần theo bước đoạn trưởng mà đi".

Bởi lời thề, lời hứa, lời tuyên thệ nó chỉ có giá trị với, và từ những người được sự giáo dục một cách nhân bản, có nếp văn hóa, văn minh của loài người mà thôi. Còn lại, những lời thề hứa mà ngay chính người thề, người tuyên thệ cũng chẳng tin, thì đó là sự lừa đảo không hơn không kém.

Chưa đủ, nếu chỉ nhắc lại lời thề

Thỉnh thoảng, hoặc ở Trung ương, hoặc ở cơ sở nào đó, các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam lại phát động các phong trào nghe hết sức cải lương và hài hước.

Mục đích của những cái gọi là "phong trào" đó, hoặc để tiêu bớt mớ tiền dân mà đảng mặc sức bày trò để sử dụng tiền dân theo cách "vén tay đốt nhà táng", hoặc để kiếm chác qua phong trào, hoặc đơn giản là để "có việc mà làm". Người ta có thể thấy thường xuyên mọi nơi mọi lúc các phong trào như vậy. Nào là "về nguồn", nào là "học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh", nào là "ba không", "ba dám", nào là "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa"… thôi thì đủ thứ từ ngữ và những màn múa may mà đám tuyên giáo, tuyên truyền có thể nghĩ ra để thi thố.

Nhưng, chung quy lại, nó chẳng có gì mới. Nhìn lại, đó chỉ là những bổn cũ soạn lại những điều ấm ớ, những thứ mà chỉ nghe đã thấy bốc lên mùi ôi thiu, tanh tưởi, những thứ mà chỉ nghe qua, người dân đã có thể đọc vanh vách nội dung, hình thức của nó là gì, được tổ chức bởi ai, và mục đích của nó là gì.

Nhưng Đảng cộng sản thì vẫn cứ bày ra để nhai lại. Bởi không nhai lại, thì hàng đàn, hàng lũ những cán bộ của Đảng được sinh ra, nuôi bằng tiền dân, cũng ban, bệ, phòng, tổ, nhóm… tương đương, nhưng quyền lực và tiêu tiền nhiều hơn cả bộ máy công quyền thì biết làm gì cho hết ngày, hết tháng mà lĩnh lương, lấy đâu cơ hội mà kiếm chác thêm.

Nhìn qua hình thức và nội dung của những cái gọi là "Phong trào" mà người phát động suốt những năm qua, người ta thấy được nhiều điều, nhưng điều cơ bản nhất, đó là sự thiếu vắng trí tuệ, thiếu sự trung thực, thiếu thực tế và nhất là thiếu sự thật trong các hoạt động của các phong trào này.

Người ta thấy, nàng Kiều, bị xã hội xô đẩy trở thành một con đĩ, bị coi là dơ bẩn, là mạt hạng trong xã hội phong kiến, nhưng vẫn tôn trọng lời thề hứa của mình.

Ngược lại, một đảng viên, là Ủy viên Bộ Chính trị, một chủ tịch nước đã giơ tay thề thốt "vì nhân dân, chăm lo quyền lợi của nhân dân, chống chủ nghĩa cá nhân"… leo lẻo chưa dứt, thì ngay sau đó, đã công khai làm ngược những lời vừa thề hứa, tuyên thệ kia đến 180 độ để tôn sùng cá nhân mình, mặc cho người đời chửi rủa.

Và cũng một chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị mới mấy tháng trước cò giơ tay, đặt lên Hiến pháp mà thề hứa, mà tuyên thệ, để mấy tháng sau buộc phải phủi tay mà ra về vì những điều mà ai cũng biết.

Và không chỉ có một hoặc vài, mà hầu hết những cá nhân cộng sản đã to mồm hô hào chống chủ nghĩa cá nhân, thì ngày nay đã là biểu tượng của Chủ nghĩa Cá nhân điển hình. Nếu ai chưa rõ, mời đi qua những đền đài, lăng tẩm của quan chức cộng sản từ Hồ Chí Minh, đến Võ Nguyên Giáp cho đến Đỗ Mười, Phan Văn Khải, Trần Đại Quang cho đến Phùng Quang Thanh, để hiểu được các quan chức cộng sản đã "chống chủ nghĩa cá nhân" đến mức độ nào.

Thế nên, chỉ riêng việc các đảng viên phải hò hét nhau đọc lại lời thề khi đứng dưới cờ, vào đảng, đã nói lên bản chất của không chỉ lời thề, mà là tổ chức đảng đó là gì mà chẳng cần giải thích.

Bởi, những lời thề đó, đúng nguyên mẫu của câu thành ngữ đã bao đời nay cha ông ta đúc kết: "Thề cá trê chui ống".

Đến cả điều lệ đảng mà Nguyễn Phú Trọng còn ngang nhiên xé toạc, để ngồi xổm lên đó, thì lời thề cộng sản làm gì có ý nghĩa ngoài một sự hài hước đế lỳ lợm mà thôi.

Thái độ đó, cha ông ta đã tổng kết ở trong chỉ một lời thôi, đó là "Đồ mặt dày".

Đó là một vở bi hài kịch của Đảng không hơn không kém.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 31/03/2023

Published in Diễn đàn

Hồi đầu tháng này, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất – kinh doanh của khoảng 100 doanh nghiệp ở thành phố này trong hai tháng đầu năm 2023. Theo đó, có đến 83% "đang gặp khó khăn" vì thị trường bị thu hẹp, vì lượng hàng tồn kho lớn, vì giá nguyên liệu đầu vào tăng, vì khó tiếp cận vốn, vì lãi suất vay cao – thủ tục phức tạp tốn nhiều thời gian, Cũng từ cuộc khảo sát vừa kể, HUBA cho biết : Nhiều doanh nghiệp lớn đang dừng ký hợp đồng lao động với một lượng lớn người lao động vì không có đơn hàng dự trữ. Số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng/tháng/người đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. HUBA nhấn mạnh, đó là tín hiệu báo động rằng sắp tới, thị trường lao động sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn (1)...

doanhnghiep1

Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất – kinh doanh của khoảng 100 doanh nghiệp ở thành phố này trong hai tháng đầu năm 2023

Đến cuối tuần vừa qua, HUBA tiếp tục công bố những số liệu khác liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, từ đầu năm đến nay, tuy chưa đầy ba tháng nhưng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có thêm 11.324 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng 20,1%. HUBA lưu ý, điều đó cho thấy số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn và buộc phải rời bỏ thị trường đang có xu hướng tăng thêm. HUBA tiếp tục lập lại đề nghị mà doanh giới đã nêu ra từ lâu : Sớm có chính sách hỗ trợ thật sự hiệu quả về vốn cho các doanh nghiệp. Minh bạch và nhất quán trong quy hoạch, xây dựng, đất đai. Hoàn thuế đúng thời hạn Đồng thời : Tiếp tục áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng là 8% cho tất cả doanh nghiệp tới hết năm nay. Tiếp tục thực hiện chương trình cho vay kích cầu đầu tư (2).

Doanh giới điêu đứng vì lối quản trị - điều hành vừa quái gở, vừa trì trệ vốn không phải là chuyện chỉ mới vài tháng. Hậu quả tất nhiên là số doanh nghiệp thu hẹp hoạt động hoặc ngưng hoạt động càng lúc càng cao, con số thất nghiệp càng ngày càng lớn. Nay, không chỉ thành phần yếu thế khốn khổ mà thành phần trung lưu hoặc cao hơn nữa lao đao, tuyệt vọng...

Tuy hiện tại rối rắm và tương lai ảm đạm như thế nhưng từ đảng, nhà nước, tới quốc hội, chính phủ vẫn không đề ra được bất kỳ giải pháp nào cụ thể. Qua báo chí, thiên hạ chỉ thấy những sự kiện kiểu như : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đóng góp to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước Chủ tịch nước dự gặp mặt truyền thống cựu cán bộ Đoàn Thanh niên các thời kỳ Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 60 năm phong trào 'Nghìn việc tốt'. Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc với Lữ đoàn 681, Vùng 2 Hải quân Thủ tướng thăm Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, nhắn nhủ "Phải biến niềm tự hào về di sản văn hóa Huế thành nguồn lực phát triển"… Thủ tướng dự lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, nhắn nhủ thế hệ trẻ 'dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo'

Nếu chịu khó vào thăm website chinhphu.vn hẳn sẽ thấy tuần nào cũng có thống kê về "Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần" nhưng những cái gọi là "chỉ đạo, điều hành" đó không phải là điều thiên hạ trông chờ vì trước đã thế, nay cũng thế, vẫn chung chung, thiếu cụ thể. Chẳng hạn tuần từ 18/3/2023 – 24/3/2023 có : Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách. Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, ba Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Công nhận Khu phức hợp văn phòng FPT là khu công nghệ thông tin tập trung (3).

doanhnghiep2

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt tại phiên bế mạc Đại hội. Ảnh: TTXVN

***

Dân gian có giai thoại về một Nguyễn Xiển thường ra vào cung điện khám bệnh, chữa bệnh cho Hoàng đế. Ngày nọ, khi Hoàng đế đang vui đừa với cung phi thì Nguyễn Xiển bước vào. Hoàng đế hỏi Nguyễn Xiển vào cung làm gì khi vua không vời thì ông thưa rằng ông nghe dân chúng kháo nhau Hoàng đế đang mắc "tứ chứng nan y" là què, mù, câm, điếc Hoàng đế nổi giận đòi tìm - cắt lưỡi những kẻ phao tin đồn nhảm. Nguyễn Xiển thừa nhận đó đúng là tin đồn nhảm nhưng nói thêm, tin đồn đó hẳn có nguyên do : Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ tưởng ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung hưởng lạc thú nên họ tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị giặc giày xéo mà Hoàng thượng ngồi im nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi dân chúng ta thán Hoàng thượng hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họ tưởng là ngài điếc...

Thử đối chiếu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam với hoạt động, cũng như hiệu quả hoạt động của đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ Việt Nam và ngẫm xem đảng ta, nhà nước ta, quốc hội ta, chính phủ ta có mắc "tứ chứng nan y" như Hoàng đế thời Nguyễn Xiển chăng ? Nếu không "què, mù, câm, điếc" thì tại sao phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công đẩy hoài vẫn chẳng mạnh ? Nếu không "què, mù, câm, điếc" thì tại sao càng nỗ lực thực thi các chương trình mục tiêu quốc gia thì kinh tế - xã hội càng lụn bại ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 26/03/2023

Chú thích :

(1) https://vtc.vn/83-doanh-nghiep-tp-hcm-duoc-khao-sat-dang-gap-kho-khan-ar745544.html

(2) https://thoibaonganhang.vn/tphcm-11324-doanh-nghiep-tam-ngung-hoat-dong-137432.html

(3) https://baochinhphu.vn/chi-dao-dieu-hanh-cua-chinh-phu-thu-tuong-chinh-phu-noi-bat-tuan-tu-18-24-3-2023-102230324172033028.htm

Published in Diễn đàn

Nhóm lợi ích Nghệ An có 14 ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có 3 ủy viên Bộ Chính trị và 1 Ủy viên dự khuyết. Chưa có nhóm lợi ích địa phương nào mạnh như nhóm Nghệ An hiện nay. Lớp ủy viên Bộ Chính trị vốn quá đông mà lớp kế thừa cũng rất nhiều. Hứa hẹn, nhóm lợi ích Nghệ An còn thống trị lâu dài trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

hue0

Hai người trong nhóm Nghệ An trong Bộ Chính trị là ông Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư

Người đang có vị trí cao nhất của nhóm Nghệ An hiện nay là ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội. Hiện nay ông Huệ 66 tuổi, tuy nhiên, ông đang ở trong nhóm Tứ Trụ nên hoàn toàn có thể hưởng suất đặt biệt, tiếp tục nhiệm kỳ sau. Còn 2 ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Phan Đình Trạc, năm nay 65 tuổi, đến năm 2026, ông Trạc 68 tuổi, đã quá tuổi ở lại Bộ Chính trị. Người thứ ba, đó là ông Nguyễn Xuân Thắng, hiện nay, ông Thắng là 66 tuổi, cùng tuổi với ông Vương Đình Huệ. Đến năm 2026, ông Thắng sẽ rời khỏi Bộ Chính trị.

Nghệ an có 3 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng dự tính nhiệm kỳ sau sẽ rụng 2, chỉ còn một mình ông Vương Đình Huệ (nếu Vương Đình Huệ không bị đồng chí hạ). Tuy nhiên, tre già thì măng mọc. Nhóm lợi ích Nghệ An đang có rất nhiều ủy viên Trung ương Đảng có triển vọng vào Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ sau. Những nhân vật có thể được kể ra như :

Thứ nhất, ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ông Phớc hiện nay 60 tuổi. Khả năng ông Phớc vào Bộ Chính trị rất cao. Thứ nhì là ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Ông Thanh chỉ mới 52 tuổi, còn rất trẻ. Nếu không bị ngã ngựa như hai người tiền nhiệm, thì khả năng ông Thanh vào Bộ Chính trị cũng rất cao. Người thứ ba là bà Phạm Thị Thanh Trà – Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Bà Trà còn trẻ, chỉ mới 61 tuổi. Bà Trà đang nhắm vào chiếc ghế Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đang nằm trong tay bà Trương Thị Mai. Cơ hội cho bà Trà không cao, tuy nhiên, đứng sau lưng bà Trà là nhóm lợi ích Nghệ An rất mạnh, không loại trừ khả năng bà Trà có thể nắm ghế này trong tương lai.

Nếu may mắn, sang nhiệm kỳ sau, nhóm lợi ích Nghệ An rớt 2 ủy viên Bộ Chính trị, nhưng có thể có thêm 3 ủy viên Bộ Chính trị mới. "Em út" trong nhóm lợi ích Nghệ An là Bùi Quang Huy, hiện là Ủy viên dự khuyết và là Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn. Bùi Quang Huy chỉ mới 46 tuổi, và điều đặc biệt là, Huy được đàn anh Vương Đình Huệ dìu dắt. Vậy nên, thế và lực của Bùi Quang Huy mới mạnh nhất Trung ương Đoàn. Con trai của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết, dù đã cố gắng, nhưng vẫn dậm chân tại chỗ ở Trung ương Đoàn nhiều năm qua, là vướng cái bóng quá lớn của Bùi Quang Huy.

hue2

"Anh cả" Vương Đình Huệ và "em út" Bùi Quang Huy

Đứng đầu nhóm lợi ích Nghệ An là Vương Đình Huệ, ông Huệ đang nhắm vào chiếc ghế Tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau. Ông Huệ có lợi thế là đang nắm chức Chủ tịch Quốc hội, một chức vụ không dính đến các quyền lợi kinh tế lớn. Chính vì thế, ông Huệ né được cuộc chiến giữa các chân trụ, khi các chân này lấy việc "chống tham nhũng" làm công cụ để triệt nhau.

Điểm lợi thế thứ nhì là ông Huệ đang được Nguyễn Phú Trọng "chọn mặt gửi vàng". Ông Trọng đang miệt mài chiến đấu để triệt hạ đối thủ cho ông Vương Đình Huệ. Có thể nói, ông Huệ hiện nay đang "ngồi mát ăn bát vàng", đợi ông Tổng bí thư dọn cho thật sạch sẽ con đường, rồi ông Vương Đình Huệ bước lên bục cao nhất.

Nếu nói ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực và ông tỏ ra độc đoán một, thì ông Vương Đình Huệ có thể độc đoán đến hai hoặc ba lần như thế. Ông Vương Đình Huệ thực tế hơn ông Trọng, hiểu biết về kinh tế hơn ông Trọng và có nhóm lợi ích địa phương hùng hậu hơn ông Trọng. Nếu ông Phạm Minh Chính không quật cường, e ông Chính khó mà sống được với ông Huệ, nếu ông Huệ kế thừa được "ngai vàng" do ông Trọng để lại.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 28/03/2023

Published in Diễn đàn

Hơn 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, ông Thưởng chưa ký một quyết định kinh tế nào. Trước khi ông Thưởng nhận chức, bà Võ Thị Ánh Xuân ký liên tục những quyết định mang tính khen thưởng như trao tặng huân chương lao động, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, danh hiệu anh hùng lao động.

thuong1

Hơn 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, ông Thưởng chưa ký một quyết định kinh tế nào

Trong vòng 20 ngày từ khi nhận chức Chủ tịch nước, người tiền nhiệm của ông Thưởng là ông Phúc đã ký nhiều quyết định khen thưởng, đặc biệt trên cương vị tân chủ tịch nước chỉ vài ngày, ông Phúc còn ký hai quyết định về kinh tế đó là đồng ý sửa đổi khoản viện trợ số 0550 của ngân hàng phát triển Châu Á đối với chương trình đô thị xanh loại 2 và phê chuẩn hiệp định viện trợ dự án hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy chương trình điện mặt trời.

Khoản viện trợ số 0550 của ADB được dành cho ba tỉnh là Huế, Hà Giang, Vĩnh Phúc

Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu là chỗ thân cận của ông Phúc. Người đã giúp ông Phúc trong việc cho công ty Banyan Tree của Sing đầu tư dự án cờ bạc, du lịch ở Chân Mây nâng vốn lên 2 tỷ usd vào năm 2018. Trước đó dự án này bị đình trệ do một số vướng mắc, nguy cơ còn bị thu hồi.

Bí thư Hà Giang là Đặng Quốc Khánh, con nuôi ông Tư Sang, ông Sang là đàn anh ông Phúc.

Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Loan từng bị kiểm điểm ở khóa 12 do trách nhiệm trong những sai phạm về buông lỏng quản lý, dẫn đến nhiều đất đai được cấp không đúng mục đích... giới thiệu nhân sự mang tính cục bộ, không khách quan. Đến khóa 13 con gái bà Loan được bổ nhiệm phó giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh gây bức xúc dư luận, Ủy ban Kiểm tra trung ương đã vào cuộc và quyết định bổ nhiệm con gái bà bị thu hồi. Bà cũng gây xôn xao dư luận vào tháng 8/2022 khi có một nam cán bộ dưới quyền đột tử tại nhà bà vào ngày chủ nhật.

Trong nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Phúc khen ngợi Vĩnh Phúc hết lời. Ông phát biểu :

- Thành tựu của Vĩnh Phúc là minh chứng sống động cho đường lối đổi mới đúng đắn của đảng (phát biểu năm tháng 12/2020).

- Vĩnh Phúc là tỉnh đi đầu trong phòng chống dịch (phát biểu tháng 9/2021).

Mặc dù cả khóa 12, 13 Ủy ban Kiểm tra trung ương đều nhắc đến khuyết điểm của bà Loan, nhưng ông Phúc luôn bảo vệ bà bằng những lời khen ngợi.

Việc ký quyết định viện trợ số 0550 của ông Phúc khi mới làm Chủ tịch nước mấy ngày để có lợi cho 3 tỉnh này có vô tư hay không là một câu hỏi.

Quyết định về kinh tế thứ hai trong vòng 20 ngày ông Phúc nhận chức Chủ tịch nước là phê chuẩn hiệp định viên trợ của ngân hàng thế giới về hỗ trợ kỹ thuật phát triển điện mặt trời.

Đặng Văn Thành chủ tập đoàn TTC đang sở hữu nhiều dự án về điện mặt trời, ông Thành là chỗ thân tình với ông Phúc nhiều năm như người trong gia đình (lời của ông Thành khi giải thích việc con trai ông Phúc ở nhà con gái ông bên Mỹ).

Chỉ trong vòng 20 ngày nhận chức Chủ tịch nước, hoạt động của ông Phúc và ông Thưởng đã có những khác biệt.

Điều này có thể do những khả năng sau.

1. Ông Thưởng không có những vây cánh sân sau để ưu ái như ông Phúc.

2. Ông Thưởng năng lực kém hơn ông Phúc.

3. Ông Thưởng tư cách đạo đức hơn ông Phúc.

4. Ông Thưởng vào lựa chọn để đi xa hơn.

Khả năng 1 rõ ràng ông Thưởng không có vây cánh sân sau như ông Phúc. Khả năng thứ 2 khó có thể xét đoán vì cả hai đi hai hướng khác nhau đến chức Chủ tịch nước. Ông Thưởng nặng về đoàn, đảng còn ông Phúc thì hướng thiên về kinh tế. Khoản 3 thì cho đến nay (không tính nghi vấn 4 tiếp viên vừa qua) thì ông Thưởng đang hơn ông Phúc về mặt này.

Khả năng 4 là đáng xem xét nhất, nếu như 3 khả năng về lợi ích nhóm, năng lực quản lý và tư cách đạo đức đều không có vấn đề. Ông Thưởng sẽ lọt vào tốp 3 người có khả năng kế vị chức tổng bí thư.

Thông lệ chọn tổng bí thư có những quy định, đó là người ứng cử phải là người đã ở trong các vị trí như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội hoặc có thể là thường trực ban bí thư.

Trong 3 vị trí này, sẽ chọn người có thâm niên ở trong Bộ Chính trị lâu nhất.

Lựa chọn như thế, sẽ bảo đảm được tính bảo thủ hay gọi cách khác là tính trung thành với lý tưởng của đảng.

Cả 3 ông Huệ, Chính, Thưởng đều đang ở vị trí bằng nhau về thời gian trong Bộ Chính trị, cả ba đều vào Bộ Chính trị cùng năm 2016.

Ông Huệ đang là người có độ tuổi ông lớn hơn 2 ông kia, hai thời trước Tổng bí thư đều đi lên từ ghế Chủ tịch quốc hội. Ông có thời gian làm bộ tài chính, tổng kiểm toán, bí thư Hà Nội, phó thủ tướng... do đặc tính vùng miền và vị trí công tác, ông có nhiều mối quan hệ hơn hai ông còn lại.

thuong2

Ông Vương Đình Huệ

Từ khi ông Thưởng làm Chủ tịch nước, ông Huệ hăng hái hoạt động hơn, ông vừa có chuyến đi Bình Thuận khá oai phong, ông cũng vừa có quốc điện đàm với ông Triệu Lạc Tế, ủy viên trưởng ban thường vụ Nhân Đại Toàn Quốc của Trung Quốc, chức vụ như chủ tịch quốc hội Việt Nam. Nội dung cuộc điện đàm mang tầm vóc của người đứng đầu đất nước khi đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, chủ quyền biển đảo.

Ông Huệ được lựa chọn làm người chỉ mặt, gọi tên ông Phúc trong cuộc họp Bộ Chính trị đầu tháng 1/2023 và lớn tiếng đề nghị ông Phúc phải xin nghỉ vì những gì liên quan đến vụ Việt Á.

Nhìn tổng quan về mọi mặt, ông Huệ đang là ứng cử viên thứ nhất cho chức Tổng bí thư khi ông Trọng nghỉ.

Hầu như các cuộc thanh trừng hoặc kiểm tra từ Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ban kiểm tra trung ương và Bộ công an đều né tránh những gì liên quan đến ông Huệ. Việc nhà máy nước sông Đuống được Bộ tài chính đồng ý cho Viettinbank vay đến 80% vốn, dự định tăng giá nước cho nhà máy này gây ầm ĩ thời gian trước đã được bỏ qua một bên, cùng với việc thanh tra bảo hiểm của đại gia Đỗ Liên cũng bị vào quên lãng. Suốt quá trình từ khi làm bộ trưởng tài chính, bí thư Hà Nội, phó thủ tướng… bóng dáng của ông Huệ gắn bó với đại gia bảo hiểm, nước sinh hoạt Đỗ Liên có quá nhiều thứ cần phải thanh tra, xem xét nhưng việc bỏ qua thanh tra những dự án, hoạt động của Đỗ Liên là điều cho thấy ông Huệ rất mạnh, khiến công cuộc đốt lò của đảng có thể động đến mọi nơi, nhưng trừ ông ra.

Đến đây phải nói rằng ai là người kế nhiệm ông Trọng là do chính ông Trọng quyết định, người được ông Trọng đưa ra giới thiệu chắc chắn sẽ đến 90% giữ chức Tổng bí thư tương lai. Ông Huệ đang là người có lợi thế nhất, nhưng nếu ông Trọng chưa đưa ra giới thiệu kế nhiệm ông, thì mọi lợi thế chẳng nói lên được điều gì.

Trong cuộc đua ứng cử viên cho chức Tổng bí thư tương lai, ông Chính hầu như không có cửa, nếu may mắn có lẽ ông làm trọn được nhiệm kỳ thủ tướng này, bởi ông Tô Lâm đang theo sát ông Chính từ bà Nhàn cho đến những sơ hở của ông Chính thời kỳ ở Quảng Ninh.

Cuộc đua chức ứng cử viên (nên nhớ chỉ là ứng cử viên) hiện nay chỉ diễn ra giữa hai người là ông Huệ và ông Thưởng.

Trong đó ông Huệ đang dẫn nhiều ưu thế hơn, chắc chắn trong thời gian tới, ông Huệ sẽ đẩy mạnh mối quan hệ với những tỉnh thành phía Nam để dành sự ủng hộ từ vùng miền này. Nếu ông không sớm dành được các mối ủng hộ nơi đó, sự ủng hộ từ những vùng đất này sẽ sớm hình thành quanh ông Thưởng.

Từ ông Phiêu, ông Mạnh đến ông Trọng đều đi đến chức tổng bí thư qua những quá trình hoạt động, cương vị không dính dáng mấy đến điều hành chính phủ, họ đều khá mờ nhạt không tạo dấu ấn trước khi đi đến chức tổng bí thư. Ông Thưởng cũng dạng người như các ông này.

Sự khôn ngoan, từng trải, lọc lõi, kinh qua nhiều lĩnh vực của ông Huệ đôi khi lại trở thành điểm hạn chế của ông, nó khiến cho nhiều người e sợ khi ông nắm quyền sẽ thực sự là người rất mạnh. Vì thế có khi họ muốn một Tổng bí thư ít đáng lo như ông Thưởng hơn, họ sẽ dành ủng hộ ông Thưởng vào vị trí Tổng bí thư.

Nếu ông Trọng không có ý định về, tiếp tục làm tiếp nhiệm kỳ sau thì chẳng thể biết được Tổng bí thư sau ông là ai, khả năng lớn sẽ là ông Thưởng.

Còn nếu ông Trọng hết nhiệm kỳ này về, chắc hẳn ông phải đưa người kế nhiệm ra giới thiệu vào năm sau, tức năm 2024 để kịp bồi dưỡng, vun vén người kế nhiệm đảm nhận tốt chức vụ của ông để lại. Nhiều khả năng sẽ là ông Huệ.

Người Buôn Gió

Nguồn Facebook, 28/03/2023

Published in Diễn đàn