Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

15/03/2019

Nhân quyền Việt Nam tiếp tục tệ hại dù bị quốc tế lên án và chỉ trích

Tổng hợp

HRW : Thêm 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam "sắp bị vào tù" (RFI, 15/03/2019)

Vào hai ngày 18 và 20/03, trong hai phiên xử tại Thành Phố Hồ Chí Minh và tại Cần Thơ, tòa án Việt Nam sẽ xử phúc thẩm 5 người đã bị kết án tù trước đó với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", và đưa một người khác ra xử với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ".

vn2

Ông Lưu Văn Vịnh trong một cuộc biểu tình bảo vệ môi trường. © Private/hrw.org

Hôm nay, 15/03/2019, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã báo động về nguy cơ sáu "nhà hoạt động" vì dân chủ và nhân quyền này bị án tù nặng chỉ vì "các hoạt động chính trị ôn hòa".

Trong một thông cáo báo chí, tổ chức bảo vệ nhân quyền nêu rõ trường hợp của các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung và Từ Công Nghĩa. Những người này sẽ được đưa ra xửu phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/03. Hồi tháng 10/2018, trong phiên xử sơ thẩm, họ đã bị kết án từ 8 đến 15 năm tù vì tham gia một nhóm dân chủ, và đã kháng án.

Còn ông Lê Minh Thể sẽ bị xử ngày 20/03 tại tòa án quận Bình Thủy (Cần Thơ) về các bài đăng trên Facebook của mình. Ông bị buộc tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ".

Thông cáo của Human Rights Watch yêu cầu chính quyền Việt Nam "lập tức phóng thích" sáu người này, vì họ chỉ bị truy tố do "các hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia nhóm họp đông người".

Ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của HRW đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại và các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam "cần nói với Việt Nam rằng nếu cứ tiếp tục chính sách đàn áp này thì sẽ gặp vấn đề với các thỏa thuận tài trợ và thương mại mà chính quyền Hà Nội đang muốn ký kết với Bắc Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu".

Theo ghi nhận của HRW, tính đến tháng Ba năm 2019, tại Việt Nam, đã có ít nhất 142 người bị kết án do tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu năm 2018 để phản đối dự luật đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng. Nhiều người trong số đó đã bị xử từ nhiều tháng đến nhiều năm tù về tội gây rối trật tự công cộng theo điều 318 của Luật Hình Sự.

Trọng Nghĩa

*****************

RSF yêu cầu Thái Lan tôn trọng tình trạng tị nạn của blogger Bạch Hồng Quyền (VOA, 15/03/2019)

Tổ chc Phóng viên Không Biên gii (RSF) hôm 15/3 kêu gi chính ph Thái Lan "tôn trng" tình trng t nn ca blogger Bch Hng Quyn, người gn đây lên tiếng kêu cu trong mt cuc phng vn vi VOA, nói rng ông đang b cnh sát Thái Lan phi hợp với đi s quán Vit Nam truy lùng nhm bt gi và trc xut ông v Vit Nam "vi mc đích xóa du vết ông Trương Duy Nht đến Thái Lan".

vn3

Blogger Bạch Hng Quyn.

Thông cáo của RSF nói sau cuc đt kích ca cnh sát Thái đến nhà ông Bch Hng Quyn hai tun trước, t chc này lo ngại rng chính quyn Thái có th cho phép đc v Vit Nam bt cóc ông Quyn nên yêu cu h "tôn trng tình trng t nn chính tr đã được Liên Hip Quc bo đm ca ông".

Vẫn theo t chc này, blogger Bch Hng Quyn đã đến sng  Bangkok t tháng 5 năm 2017. Sau khi bị cnh sát phng vn ti nhà vào ngày 1/3, ông đã phi đi ln trn vì lo s s b bt bt c lúc nào và b trc xut v Vit Nam, cho dù tình trng t nn ca ông đã được Cao y T nn Liên Hip Quc (UNHCR) đm bo.

"Chúng tôi kêu gọi chính ph Thái Lan tôn trng tình trng ca ông Bch Hng Quyn và gia đình ông y trong tư cách là người t nn, và chm dt đe da ông Quyn bng bt c cách thc nào", ông Jason Bastard, người đng đu RSF Châu Á-Thái Bình Dương nói trong thông cáo.

"Ngoài nghĩa vụ tôn trng các quyn cơ bn ca mt cá nhân mà ti duy nht là thông tin cho các đng hương ca mình, thì uy tín ca Thái Lan trên trường quc tế cũng bnh hưởng".

Trong cuộc phng vn vi VOA hôm 8/3, ông Quyn xác nhn ông là người đã giúp thuê ch và đưa nhà báo-blogger Trương Duy Nht đi đăng ký xin t nn ti Văn phòng UNHCR sau khi ông này đến Thái Lan vào cui tháng 1. Sau đó, không còn ai liên lc được vi ông Trương Duy Nht k t ngày 26/1/2019.

Sau khi báo chí quốc tế và các t chc nhân quyn lên tiếng v trường hp "mt tích" ca ông Nht, chính ph Thái Lan đã bt tay điu tra v trường hp này. Có 3 người được xem là có th xác nhn được s hin din ca ông Nh Thái Lan là ông Bch Hng Quyn, ông Cao Lâm và blogger Kami.

Theo lời ông Bch Hng Quyn nói vi VOA, sau khi biết ông Cao Lâm b bt và b trc xut v Vit Nam, ông rt lo lng v tình trng hin nay ca mình.

"Tình trạng ca tôi hin gi thc s là nguy him. Tôi đang nói chuyn mà rt lo lng là cảnh sát Thái có th bt tôi bt c lúc nào và trc xut tôi v Vit Nam. Thc s tôi rt lo lng"..., ông Quyn nói vi VOA hôm 8/3.

Blogger Bạch Hng Quyn là người đã thc hin vic đưa thông tin và giúp đ nhng người dân bnh hưởng bi thm ha môi trường bin do công ty Formosa gây ra ti Vit Nam vào năm 2016.

Sau đó, ông bị công an tnh Hà Tĩnh ra lnh truy nã v ti "Gây ri trt t công cng" khi tham gia biu tình cùng vi nhiu người dân hai xã Thch Bng, Thch Kim, đến UBND Lc Hà vào ngày 3/4/2017 để yêu cu chính quyn đi cht v vic bi thường thit hi sau thm ha.

Theo lời ông Quyn nói vi VOA, hin ông đang ch phng vn và thc hin các bước tiếp theo đ có th được đi t nn ti Canada.

Thái Lan từng là nơn náu cho các nhà báo bị đe da, trn áp bi các chế đ đàn áp nht trong khu vc. Tuy nhiên, vi chính ph hin ti do Tướng quân đi Prayut đng đu, RSF nói Thái Lan trong nhiu trường hp đã "đng lõa" trong vic hi hương các nhà báo.

Thái Lan bị xếp hng th 140 trong số 180 quc gia trong Ch s T do Báo chí Thế gii ca RSF năm 2018, trong khi Vit Nam đng th 175, thp nht trong khu vc Đông Nam Á.

********************

Mỹ chỉ trích Việt Nam ‘hạn chế tự do trong giáo dục’ (BBC,14/03/2019)

Báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ ngoại giao Mỹ nói chính phủ Việt Nam "hạn chế tự do học thuật và các sự kiện văn hóa".

nq1

Một hội chợ du học tại Việt Nam

Ngoại trưởng Michael R. Pompeo công bố báo cáo hàng năm vào hôm 13/3.

Ông Pompeo nói báo cáo năm nay của Mỹ đánh giá hành vi của khoảng 200 nước và vùng lãnh thổ.

Phần nói về Việt Nam vẫn gọi nước này là "nhà nước độc đoán", và rằng bầu cử quốc hội gần nhất năm 2016 "không tự do, chẳng công bằng, mặc dù có cạnh tranh hạn chế từ các ứng viên do Đảng Cộng sản duyệt".

Bộ ngoại giao Mỹ liệt kê các vấn đề nhân quyền Việt Nam như tra tấn, bắt giữ tùy tiện, giam giữ tù nhân chính trị, can thiệp quyền riêng tư…

nq2

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ (phải) cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin

'Thiếu tự do học thuật'

Trong phần nói về tự do học thuật, báo cáo của Mỹ nói các chuyên gia nước ngoài ở các đại học tại Việt Nam có thể tự do thảo luận chủ đề phi chính trị trong lớp.

Nhưng chính phủ tiếp tục cấm chỉ trích công khai chính sách của đảng và nhà nước, trong đó có chỉ trích của các tổ chức khoa học kỹ thuật, ngay cả khi chỉ trích "chỉ dành cho khán giả chuyên môn học thuật".

Báo cáo của Mỹ cũng nói chính phủ áp đặt ảnh hưởng lên cả triển lãm mỹ thuật, âm nhạc, hoạt động văn hóa bằng việc buộc các hoạt động phải có giấy phép.

Theo báo cáo, nhiều nhà hoạt động nói rằng công an dọa các lãnh đạo đại học nếu họ không đuổi học giới hoạt động.

Ngày 14/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng, nói báo cáo của Mỹ "vẫn chứa đựng một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế của Việt Nam".

Người phát ngôn Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói :

"Những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế".

"Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ trong các khuôn khổ hiện có về các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước", bà Thu Hằng khẳng định.

Hôm 12/03, một quan chức thuộc đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói Việt Nam bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ.

Theo ông, "báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, và phát sóng".

Vị quan chức cũng nói "chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay" ở Việt Nam.

*****************

Cần có Luật Biểu tình để bảo đảm quyền cho dân (RFA, 14/03/2019)

Truyền thông trong nước ngày 13/3 đưa tin cho biết, trong tờ trình Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, những dự án luật đã rút khỏi chương trình năm 2016, 2017, và 2018 đã được Chính phủ có ý kiến. Trong đó, có đề cập đến Luật Biểu tình bị hoãn lâu nay.

nq3

Người dân tại Sài Gòn tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng. Ảnh chụp ngày 10/6/2018. RFA

Theo báo mạng VNExpress, trong tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ có thông tin cho biết Quốc hội và Chính phủ cùng với Bộ Công an đang phối hợp cùng các ban, ngành liên quan để nghiên cứu cơ sở pháp lý, đồng thời tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu và xây dựng dự án Luật Biểu tình.

Trước thông tin này, nhiều người bày tỏ thắc mắc vì quyền biểu tình là quyền hiến định để người dân bày tỏ chính kiến trực tiếp bằng cách tuần hành ôn hòa, nhưng theo thông tin từ Chính phủ thì khi khảo sát thực tế lại không nhắc gì đến khảo sát ý dân.

Giải thích về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết theo Luật Việt Nam, luật ban hành bằng văn bản quy phạm pháp luật thì tất cả điều luật nào tác động đến đối tượng nào, chừng mực nào phải hỏi ý kiến thành phần đối tượng đấy.

"Còn Luật biểu tình tác động đến tất cả mọi người dân thì chắc chắn phải đưa ra hỏi dân, nhưng mà có lẽ từng bước. Bước thứ nhất có thể đưa ra hỏi trong phạm vi hẹp rồi mở rộng ra, sau đó hỏi toàn dân. Các luật ở Việt Nam không bao giờ có chuyện hỏi trong phạm vi hẹp rồi ban hành hoặc không ban hành".

Luật Biểu tình được nguyên thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị xây dựng sau khi tại Hà Nội xảy ra liên tiếp những cuộc biểu tình vào năm 2011 nhằm phản đối Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.

Đến ngày 26 tháng 11 năm 2011, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh khóa 13. Tuy nhiên từ đó đến nay, dự luật này vẫn chưa được hình thành.

Gần đây nhất, nguyên nhân được đưa ra là do nội dung luật chưa đạt yêu cầu nên phải rút lại, chưa thể đưa lên Thường vụ Quốc hội.

nq4

Người dân tại Sài Gòn tham gia biểu tình phản đối dự luật đặc khu. Ảnh chụp ngày 10/6/2018. RFA

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, bà Cấn Thị Thêu, người đấu tranh chống bất công đất đai từng tham gia biểu tình cho rằng chính quyền còn đang nợ người dân Việt Nam Luật Biểu tình.

"Người ta chưa thông qua luật biểu tình nên trong những lúc thực hiện khoản nghị định mới của người dân đối với chính quyền thì đa số người dân tự phát thôi. Nhưng mà vì không có luật biểu tình nên chính quyền ra tay đàn áp rất dã man đối với những người biểu thị cho tiếng nói".

Trong khi đó, Luật sư Trần Quốc Thuận lại chỉ ra rằng lý do chưa có Luật Biểu tình thường hay được giải thích chính thống trên báo đài là chưa có sự đồng thuận và do Việt Nam chưa cần thiết có luật này.

"Nhưng bây giờ áp lực quần chúng rất lớn, nhiều người nhắc đến luật biểu tình. Tôi nghĩ rằng có lẽ đến lúc đảng và nhà nước phải làm sao cho pháp luật ở Việt Nam hài hòa, thống nhất với các luật pháp trên thế giới, chứ không thể có một nước ngược lại với xu thế quyền con người".

Bên cạnh đó, trong tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, "việc xây dựng Luật Biểu tình sẽ được thực hiện theo hướng bảo đảm thực thi quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây mất trật tự, chống phá Đảng, Nhà nước".

Theo bà Cấn Thị Thêu, việc ban hành luật mà đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam là gần như khó có thể xảy ra :

"Nếu họ đảm bảo quyền con người tôi nghĩ chắc chắn chế độ này sẽ phải ra đi trong một sớm một chiều. Nếu chế độ này không thay đổi theo chiều hướng bảo vệ quyền con người, bảo vệ nhân quyền cho dân tộc Việt Nam thì tôi nghĩ rằng (đất nước) sẽ không bao giờ tồn tại được nếu thông qua luật biểu tình để người dân biểu thị được tiếng nói, bảo đảm quyền con người theo đúng luật biểu tình".

Trong thời gian gần đây, cứ sau mỗi dịp bùng nổ những cuộc biểu tình lớn có đông người tham gia thì cơ quan chức năng Việt Nam lại lên tiếng quy kết đó là hoạt động tập trung gây mất trật tự công cộng, bị thế lực xấu lợi dụng, kích động…

Do vậy, "thế lực thù địch" không biết từ khi nào đã trở thành nội dung được nhắc đến trong các văn bản của Chính phủ, đơn cử như trong tờ trình vừa nêu.

Giải thích về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng luật Việt Nam lâu lâu cũng có những câu về ‘dân chủ, chủ trương... nhưng cũng đừng để các thế lực chống phá’ chứ không phải gần đây mới có.

"Câu đó như một câu thiệu, nhưng mà vấn đề là nó thể hiện trong điều luật thế nào cho đảm bảo nhân quyền, pháp luật Việt Nam hài hòa với pháp luật các nước trên thế giới. Tôi nghĩ rằng luật biểu tình rất nhiều nước trên thế giới đã có rồi, chắc Việt Nam sẽ đưa luật các nước khác ra so sánh".

Vẫn theo Luật sư Thuận, việc so sánh như vậy sẽ giúp có thêm kiến thức và thông tin. Lúc đó các đại biểu quốc hội sẽ phát biểu thẳng thắn, từ đó ông hy vọng rằng sẽ mở ra một triển vọng gì tốt thực hiện quyền con người.

Còn theo bà Cấn Thị Thêu, dưới góc nhìn của một người từng tham gia biểu tình và hay lên tiếng chống lại việc chính quyền cưỡng chế đất dân oan, lại nhận xét :

"Hiện tại bây giờ họ cứ nói là thế lực thù địch xúi giục nhưng mà chẳng có thế lực thù địch nào hết, chẳng qua là họ cố tình bao biện như thế thôi. Theo tôi nghĩ rằng họ cướp đất đai tài sản, xử oan sai, đánh chết bao nhiều người vào trong đồn công an... đấy là những bức xúc người dân, thì chẳng có thế lực thù địch nào mà can thiệp vào công việc như thế của xã hội Việt Nam đâu".

Biểu tình là quyền công dân được Hiến pháp Việt Nam 1946 và Hiến pháp 2013 quy định nhưng chưa được Quốc hội soạn thảo thành luật chính thức.

*********************

Có phải chính quyền đang tìm cách hồi sinh "Luật Đặc Khu" ? (RFA, 13/03/2019)

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa giao các bộ ngành liên quan xem xét lại Luật Đặc Khu. Đây có phải là một động thái tìm cách hồi sinh dự luật này ?

nq5

Biểu tình phản đối dự luật ba đặc khu. 10/6/2018. AFP

Cụ thể, trong tờ trình về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ Việt Nam đã xem xét lại tình hình chuẩn bị một số dự án luật đã rút ra khỏi chương trình các năm 2016, 2017, 2018.

Trong tờ trình, đáng chú ý là Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt hay còn được gọi là Luật Đặc Khu và Luật biểu tình.

Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, và kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo hướng xây dựng một luật chung.

Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Liên quan đến chuyện đặc khu thì trên báo chí nhà nước mới đây, thì chính phủ đang muốn trình lại với quốc hội về kế hoạch xây dựng luật. Từ lâu rồi chính phủ nợ nhân dân Luật Biểu Tình, còn năm ngoái nổi lên chuyện nóng khi họ xây dựng Dự uật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, mà dân gian gọi là Luật đặc khu. Vì nó chỉ áp dụng cho ba đặc khu mà họ dự kiến đưa vào đó là : Vân Đồn – Quảng Ninh, Vân Phong – Khánh Hòa và Phú Quốc – Kiên Giang. Thì dự luật đó khi phát lộ trên truyền thông thì làn sóng phản đối của cả nước rất mạnh mẽ, dữ dội".

Theo Nhà báo Võ Văn Tạo, xem xét, điều chỉnh lại Luật Đặc Khu, có nghĩa là dự luật đó có thể trở lại chứ không phải là biến mất vĩnh viễn. Theo ông, điều này gây bất ngờ cho công chúng và riêng bản thân ông cũng cảm thấy rất lạ lùng.

Đặc khu không phải là khái niệm mới có ở Việt Nam. Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, chỉ bốn năm sau khi thống nhất đất nước, thì vào năm 1979, chính quyền đã cho thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Tồn tại được 12 năm, đến năm 1991 thì Đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo giải thể "không kèn không trống".

Trong bối cảnh công chúng vẫn được chưa nghe gì về sự tổng kết của 12 năm tồn tại đặc khu ấy, ưu điểm hay khuyết điểm như thế nào thì trong năm 2018, Quốc hội lại đưa dự án Luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt ra bàn thảo với ý định sẽ thông qua đã gây phản ứng dữ dội trong công chúng, khiến quốc hội đã phải tạm dừng việc bỏ phiếu thông qua.

Tại văn bản về chương trình lập pháp các năm 2019 và 2020, công chúng lại thấy xuất hiện trở lại dự án Luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt theo hướng chỉnh lý và có thể sáp nhập chung với một dự luật khác.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do qua e-mail hôm 13 tháng 3 năm 2019, về việc chính phủ đem Luật Đặc Khu ra xem xét, điều chỉnh lại, Luật sư Đặng Đình Mạnh, viết rõ :

"Việc này có thể chỉ là giải pháp "bình mới, rượu cũ" của một dự luật vốn quá nhiều tai tiếng để tránh sự phản ứng quyết liệt của công chúng lại tiếp diễn như thời điểm tháng 06/2018.

Chưa bàn đến động cơ thật sự thúc đẩy chính quyền kiên trì thông qua một dự luật có tính chất mất lòng dân đến như vậy. Nhưng rõ ràng, động cơ phát triển kinh tế mà chính quyền giải thích đã không hề làm giảm đi được sự lo ngại ngày càng tăng của công chúng về nguy cơ xâm lấn của Trung Cộng qua các điều khoản cho thuê đất đến 99 năm và những hệ lụy đằng sau đó.

Vốn là luật sư, đọc qua các điều khoản dự luật thì tôi hiểu sự lo ngại của công chúng là hoàn toàn có cơ sở, chính đáng. Cho nên, cá nhân tôi cũng không tán thành dự luật".

nq6

Người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu ở Sài Gòn hôm 10/6/2018Courtesy Nguyễn Peng

Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi được trình làng tại Quốc hội hồi tháng 6/2018.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.

Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.

Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định liên quan vấn đề này khi trao đổi với chúng tôi hôm 13/3 :

"Từ năm 2007, lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, thì có dự định áp dụng Luật Đặc khu cho Phú Quốc, thì theo tiêu chuẩn đặc khu lúc đó tôi có đọc thì nó gần như hoàn toàn lấy nguyên văn luật đặc khu Thâm Quyến của Trung Quốc lúc đó. Nếu xét về về luật đặc khu khi đó ở Thâm Quyến và ở Việt Nam 2007 thì tôi thấy nó còn tiến bộ hơn luật đặc khu sau này vì nó có sự cạnh tranh công bằng, tức là mở cửa cho mọi nhà đầu tư nước ngoài. Dù tình Việt Nam không giống Trung Quốc nữa, nhưng tôi thấy luật đầu tư sau này chặn hết các cửa của nhà đầu tư nước ngoài, mà chỉ có một cửa cho Trung Quốc, ví dụ như là vấn đề tài chính, xây dựng… "

Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết, những sự việc như thế chứng tỏ nguy cơ đất nước sẽ bị xâm lấn. Đây là lý do mà ông Ngô Nhật Đăng cho cần phải lên tiếng không thể nào thông qua luật đặc khu để mở cửa cho Trung Cộng vào Việt Nam.

Tuy cho rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách tái sinh Luật Đặc Khu là một điều lạ lẫm, nhưng nhà báo Võ Văn Tạo cũng cho rằng có điều không lạ. Theo ông, không lạ vì những quốc gia cai trị bằng ách độc tài cộng sản thì thường những người cầm quyền rất kiêu ngạo, máu háo thắng đối với nhân dân, họ không chịu thua, vì họ nắm vũ khí trong tay, không có đối thủ cạnh tranh, không có đối lập... Cho nên biết là sai, nhưng họ không nhận sai, họ làm bằng được để chứng tỏ ta hơn người. Ông nói tiếp :

"Tôi theo dõi lâu năm thì thấy đó là chuyện không ngạc nhiên. Nhưng tôi ngạc nhiên là với một dự luật gây bức xúc như thế, có những cuộc biểu tình khủng khiếp như thế, chính phủ cũng rất sợ không kiểm soát nổi mà bây giờ lại tiếp tục muốn làm trở lại, cái đó cũng làm cho tôi hơi ngạc nhiên, nói xin lỗi dung cái từ nôm na là sao họ ngu quá vậy".

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, dự án Luật đơn vị hành chánh kinh tế đặc biệt này thuộc trường hợp đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến lợi ích và sự phát triển của quốc gia, thì quốc hội nên tiến hành trưng cầu dân ý theo Luật trưng cầu ý dân 2015.

Bởi lẽ, khi quốc hội chỉ toàn là đại biểu do đảng cử không thể hiện hết nguyện vọng của công chúng, thì thông qua trưng cầu dân ý, thì sẽ biết được ý nguyện thật sự của công chúng là tán thành hay phản đối dự luật.

Trung Khang

Quay lại trang chủ
Read 461 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)