Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

22/02/2017

Mức án nặng cho những con dê tế thần tham nhũng

tổng hợp

Hai cán bộ Vinashinlines bị tuyên án tử hình (RFA, 22/02/2017)

Hai bị cáo trong vụ án tham ô tài sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn Vận Tải Viễn Dương Vinashin- tên giao dịch Vinashinlines, bị tòa án Hà Nội tuyên án tử hình.

tuhinh1

Ông Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines (bên trái) trước tòa ngày 22/2/2017. Photo courtesy of giadinh.net.vn

Đó là bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc với cáo buộc tham ô số tiền hơn 3 tỷ đồng Việt Nam. Trước đó Viện Kiểm sát đề nghị mức chung thân.

Người thứ hai bị tòa tuyên án tử là Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của Vinashinlines. Ông này bị cáo buộc tham ô tài sản với số tiền chiếm đoạt hơn 255 tỷ đồng Việt Nam.

Tòa tuyên án chung thân đối với bị cáo Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines cũng về tội tham ô tài sản với số tiền chiếm đoạt là 110 ngàn đô la Mỹ.

Còn bị cáo Giang Văn Hiển, cha của Giang Kim Đạt bị tuyên án 12 năm tù về tội rửa tiền.

Tin cho biết phiên xử kéo dài 5 ngày. Theo lời khai của các bị cáo trong vụ án ; luận tội của đại diện Viện Kiểm sát ; bào chữa của các luật sư cùng tài liệu, chứng cứ, Hội Đồng Xét xử kết luận có đủ căn cứ để xác định trong quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, các bị cáo Trần Văn Liêm, Giang Kim Đạt, Trần Văn Khương lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô số tiền tổng cộng hơn 260 tỷ đồng Việt Nam.

*******************

Cựu trưởng phòng Vinashin bị án tử hình (BBC, 22/02/2017)

Bas du formulaire

tuhinh2

Ảnh minh họa

Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 22/2 tuyên án tử hình với ông Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines).

Một bị can khác, Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc Vinashinlines, cũng bị án tử hình.

Cả hai người bị kết tội Tham ô tài sản.

Ông Giang Kim Đạt, sinh năm 1977, đã bỏ trốn sang Campuchia và sau đó là Singapore vào năm 2010, khi công an Việt Nam khởi tố vụ án tại tập đoàn Vinashin.

Đến tháng Bảy 2015, ông Đạt bị bắt và được đưa về Việt Nam.

Tại phiên tòa, ông Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines, án tù chung thân.

Theo cáo trạng, các bị cáo của Vinashinlines đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, để chiếm đoạt số tiền lớn trong việc mua tàu, thuê tàu.

Cáo trạng nói ông Giang Kim Đạt lấy 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines, đưa 150.000 USD cho ông Liêm. Phần tiền còn lại được chuyển vào 22 tài khoản của bố để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 chiếc ôtô.

Người bố, Giang Văn Hiển, cũng bị ra tòa và chịu án 12 năm về tội Rửa tiền.

Đây là một trong sáu vụ án tham nhũng, kinh tế được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, chỉ đạo đưa ra xét xử cuối năm 2016 và đầu 2017.

*******************

Vụ Formosa : ông Võ Kim Cự, Hồ Anh Tuấn bị quy trách nhiệm chính (BBC, 22/02/2017)

Bas du formulaire

tuhinh3

Ông Võ Kim Cự

Về vi phạm của Hà Tĩnh liên quan đến dự án Formosa, ông Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (2011-2016) và ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (2010-2016) phải chịu "trách nhiệm chính", theo một thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 17/2.

Những vị cán bộ khác của Hà Tĩnh "có phần trách nhiệm" bị nêu tên trong thông cáo này là các ông Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng và Nguyễn Nhật trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh.

"Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đồng chí Võ Kim Cự, Hồ Anh Tuấn là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật", thông cáo viết rõ.

Hồi tháng 11/2016, ông Võ Kim Cự đã bị Đảng Cộng sản "kiểm tra sai phạm".

Ông Cự đã từng nói rằng khi cấp phép cho Formosa, "ông không có gì sai", theo VnExpress (24/7) và "việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng theo trình tự, đúng theo Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Nghị định 108 của Chính phủ". trong phỏng vấn với VTV hôm 25/7.

Theo các văn bản của chính phủ Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đăng trên trang Thư viện Pháp luật thì nhiều lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam đã tham gia chỉ đạo việc chuẩn bị đón nhận đầu tư và triển khai công trình của tập đoàn Hưng Nghiệp, Đài Loan vào Vũng Áng ngay từ giai đoạn đầu.

Trong các văn bản này, vai trò của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Đảng ủy tỉnh không phải là nổi bật.

Trang thuvienphapluat.vn còn lưu lại quyết định hồi năm 2007 (145/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành, gồm cả công trình tại Hà Tĩnh.

tuhinh4

Ông Võ Kim Cự và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp Quốc hội

Về phần Bộ Tài nguyên và Môi trường, "trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trong công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh" bị quy cho ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các ông Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định và Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị quy là "thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao".

"Những vi phạm, khuyết điểm của Bcộng sản Đ Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đồng chí nêu trên là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật", thông cáo viết tiếp.

Quay lại trang chủ
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)