Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ thuyết ‘can đảm dựa Mỹ để khai thác dầu khí’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam đang dần thành hiện thực với tín hiệu ‘một hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ có mặt có Cam Ranh vào tháng 9 năm 2019’.

1111cẩmnh11

Bản đồ không ảnh Vinh Cam Ranh - Ảnh minh họa

Ngày 17/04/2019, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã đến thăm tỉnh Khánh Hòa ở miền Trung Việt Nam. Tại đây, ông bày tỏ ý định muốn thấy tàu sân bay và lực lượng Hải quân Mỹ đến thăm Khánh Hòa trong năm nay. Báo VnExpress trích lời ông Davidson cho biết trong tháng 9 tàu của Mỹ sẽ đến thăm Khánh Hòa và trong mùa hè này tàu sân bay sẽ đến Việt Nam.

Tín hiệu trên xuất hiện cùng lúc với sự hiện diện của đoàn Thượng viện Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam gồm 9 Thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện cho nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi làm Trưởng đoàn.

Cả hai sự kiện trên lại là tiền đề cho chuỗi mở rộng quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, và cho chuyến thăm Hoa Kỳ dự kiến của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm nay, nếu Trọng kịp hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh đột ngột ở Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019.

Từ trước chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Trọng vào tháng 7/2015, đã có một số nguồn tin dự đoán rằng một trong những tâm điểm mà hai phía Việt Nam và Mỹ thảo luận sẽ là cảng quân sự Cam Ranh. Theo đó, sự gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở Cam Ranh có thể được phía Việt Nam đồng thuận hơn, trong đó có thể kể đến vai trò tăng lên của đội ngũ cố vấn Mỹ, và có thể cả một số hoạt động tuần tra chung, phối hợp tập trận chung giữa hai nước trong tương lai không xa. Tuy vậy sau chuyến đi này, không thấy có tin tức nào về Cam Ranh.

Cam Ranh - cảng nước sâu và có vị trí chiến lược đắc dụng về quân sự mà có thể qua đó khống chế đến 2/3 Biển Đông - là nơi mà Việt Nam luôn lấy làm con bài để mặc cả và trả giá với Nga và Mỹ, vẫn còn quá "nhạy cảm," chưa thể ‘bán" được.

Vào tháng 3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson và hai chiến hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ đã ghé qua Đà Nẵng trong chuyến thăm bốn ngày. Tuy nhiên khi đó không thấy đặt vấn đề gì về ‘thăm Cam Ranh’.

Nếu việc tàu sân bay USS Carl Vinson hiện diện tại Đà Nẵng được xem là một sự kiện lịch sử, thì việc một hàng không mẫu hạm khác của Mỹ hiện diện tại Cam Ranh vào tháng 9 năm 2019 hoặc trong năm 2019 còn hơn cả lịch sử, bởi Cam Ranh là một vị trí chiến lược quá nhạy cảm chính trị mà Việt Nam sẽ quá khó để nhả ra, trừ phi chính thể này đụng phải hàng núi thách thức từ Trung Quốc mà không thể an nhiên khai thác dầu khí ngay trong ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi’ của mình.

Và nếu sự hiện diện của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại Đà Nẵng có thể kéo theo mối quan hệ thắt chặt hơn giữa hải quân hai nước, cụ thể bằng sự hiện diện của một căn cứ hậu cần kỹ thuật của Mỹ tại cảng Đà Nẵng, thì Cam Ranh cũng có thể sẽ là như vậy.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 23/04/2019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Hải Quân Mỹ – Việt diễn tập tại cảng Cam Ranh (RFA, 06/07/2017)

Theo trang mạng stripes.com ngày 05/07/2017, sau khi vào gần vùng đảo có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tại Biển Đông, tàu chiến Mỹ đã tới quân cảng Cam Ranh để tiến hành các cuộc thao dượt với Hải Quân Việt Nam.

taptran1

Chiến hạm Mỹ, USS Coronado (LCS 4) tại Biển Đông. Ảnh chụp hồi tháng 2/2017.U.S. Navy/MC2 Amy M. Ressler

Hải Quân Mỹ cho biết, hai chiến hạm USS Coronado và USNS Salvor cập cảng Cam Ranh, bắt đầu các hoạt động diễn tập khuôn khổ hoạt động hợp tác thường niên. Trong 5 ngày, Hải Quân hai nước sẽ tiến hành các bài tập như tiếp liệu, cứu hộ và xử lý các tình huống va chạm bất thường trên biển. Qua các bài tập trên, đôi bên sẽ trao đổi với nhau về kỹ năng kiểm soát các tai nạn, sự cố và luật lệ trên biển.

Trong thông cáo, Don Gabrielson, tư lệnh Task Force 73, đơn vị hậu cần tác chiến của Hải Quân Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, tuyên bố Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn thắt chặt mối quan hệ đó qua các hoạt động giao lưu Hải Quân giữa hai nước kiểu như thế này.

Trong cuộc gặp mới đây với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh hợp tác an ninh song phương chiếm một vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận giữa hai nước.

Hoạt động diễn tập giữa Hải Quân Mỹ- Việt đã trở nên thường niên từ năm 2010, nhưng đây là lần đầu tiên quân cảng Cam Ranh được lấy làm căn cứ cho các hoạt động diễn tập. Năm ngoái cuộc thao dượt diễn ra ở cách bờ biển phía bắc Đà Nẵng 300 hải lý.

Trang tin stripes.com nhắc lại, trong chuyến thăm vịnh Cam Ranh hồi năm 2012, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khi đó là Leon Panetta đã ngỏ ý muốn Hải Quân Mỹ có thể vào cảng Cam Ranh, một vị trí được ông đánh giá như là "bộ phận mấu chốt" trong quan hệ Mỹ-Việt.

Cuộc diễn tập Hải Quân Mỹ-Việt lần này diễn ra trong bối cảnh hôm Chủ Nhật (02/07/2017) vừa qua, chiến hạm mang tên lửa Mỹ USS Stethem đã đi vào trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm của Việt Nam từ ba chục năm nay. Bắc Kinh coi đó là hành động "khiêu khích", "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đe dọa an ninh của Trung Quốc".

Anh Vũ

***********************

Hải quân Hoa Kỳ giao lưu với hải quân Việt Nam tại Cam Ranh (RFA, 05/07/2017)

Hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam hôm 5 tháng 7 để tham gia các hoạt động giao lưu hải quân theo chương trình NEA (Naval Engagement Activity) lần thứ tám kéo dài 5 ngày giữa hai nước.

taptran2

Tàu USS Coronado đang đậu tại căn cứ hải quân tại Singapore, 2016 AFP

Hai tàu của Mỹ tham gia hoạt động NEA lần này gồm tàu khu trục USS Coronado và tàu cứu hộ USNS Salvor. Các hoạt động bao gồm trao đổi kỹ năng về quân y, cứu hộ trên biển, an ninh hàng hải và thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển.

Phó đô đốc Don Gabrielson, Chỉ huy đặc nhiệm 73 của tàu Mỹ cho biết Hoa Kỳ đánh giá cao quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và mong muốn hướng tới việc làm sâu thêm quan hệ giữa người với người qua các hoạt động như của chương trình NEA.

Hoa Kỳ từ nhiều năm nay đã thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo hải quân với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á với những tên gọi khác nhau. Chương trình NEA với Việt Nam được bắt đầu từ năm 2010 và được tổ chức định kỳ hàng năm.

Chương trình NEA Việt Nam lúc mới bắt đầu chỉ bao gồm các hoạt động của tàu hải quân Mỹ tới thăm các cảng của Việt Nam. Sau đó chương trình có thêm các hoạt động giao lưu trên biển và trên bờ.

Đây là lần đầu tiên NEA được thực hiện tại cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. 

Hồi năm ngoái chương trình được thực hiện ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi tháng 5 vừa qua, hai nước cũng nhất trí cho hàng không mẫu hạm của Mỹ đến thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Hôm 2 tháng 7 vừa qua, tàu USS Stethem của Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam để thách thức những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Trung Quốc sau đó đã lên tiếng phản đối cho rằng hành động này gây mất ổn định khu vực.

Phía Việt Nam hiện chưa lên tiếng bình luận gì về hoạt động này của tàu USS Stethem.

Published in Việt Nam

Việt Nam nhập công nghệ lạc hậu đến hàng thế hệ (RFA, 02/06/2017)

Việt Nam nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời cả hai ba thế hệ và không có giải pháp kỹ thuật đi kèm khi cần giải quyết.

vn2

Các nhân viên Pháp và Việt Nam làm việc trong công ty IT Linkbynet của Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/9/2016. AFP photo

Đó là thừa nhận được các vị đại biểu quốc hội nêu ra trong cuộc họp làm việc sáng ngày 2 tháng Sáu, thảo luận về Luật Chuyển Giao Công Nghệ khi nhập thiết bị máy móc bên ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Vấn đề đưa ra là trong quá trình chuyển gia công nghệ phải có sự thẩm định, kiểm soát nguồn máy móc thiết bị nhập vào trong nước, mục đích là ngăn chận và hạn chế những loại công nghệ được cho là bẩn, không còn được sử dụng tại quốc gia bán cho Việt Nam nữa, có nghĩa không chỉcũ kỹ lạc hậu cả mấy đời mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phương hại đến môi trường đầu tư kinh doanh của đất nước.

Một số đại biểu quốc hội đề nghị khái niệm và qui định về công nghệ lạc hậu cần được làm rõ để bổ sung vào dự án Luật Chuyển Giao Công Nghệ.

Một ý kiến khác được nêu ra là chính phủ phải có chính sách rõ ràng để khuyến khích và tạo điều kiện để việc chuyển giao và tiếp thu những công nghệ kỹ thuật cao, tân tiến, sạch, mới và hợp thời phải là tiêu chí của Việt Nam.

**********************

Phá đường dây ma túy lớn nhất Việt Nam (RFA, 02/06/2017)

Công an Việt Nam vừa triệt phá một đường dây sản xuất và mua bán ma tuý trị giá hàng triệu đô la ở nhiều kho hàng khác nhau. Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin vào chiều ngày 1 tháng 6, gọi đây đường dây ma tuý lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay.

vn3

Một trong những kho chứa ma túy, thuốc lắc ở Thành phố Hồ Chí Minh bị công an kiểm tra hôm 1/6/2017. AFP photo

Mười lăm người đã bị bắt trong đó có đối tượng Văn Kính Dương, được xác định là "ông trùm", đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giám sát các kho hàng của họ trong lúc di chuyển để trốn tránh các cơ quan chức năng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tin cho biết, Công an thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ra nhiều loại thuốc tổng hợp được sản xuất và cất giữ trong các xưởng có tên là E. Hình ảnh được cung cấp từ phía cơ quan công an cho thấy các thùng chứa đầy bột màu trắng, nồi nấu, cân trọng lượng, cùng với những va li chất đầy 5.000 viên thuốc khoảng 50 kilôgam đã được vận chuyển từ Hồ Chí Minh đến Hà Nội.

Ngoài ra, cảnh sát còn tịch thu hơn 500.000 viên thuốc lắc, 120 kg bột không xác định tên trị giá khoảng 8.8 triệu đô la và 450.000 đô la tiền mặt.

Một cảnh sát Việt Nam không nêu tên cho AFP biết họ đã theo dõi tập đoàn ma tuý này từ đầu năm 2016.

Việt Nam là quốc gia có những điều luật rất khắt khe đối với những tội liên quan đến ma tuý. Bất cứ ai bị cáo buộc mang hơn 600 gam heroin, hoặc hơn 20 kg thuốc phiện có thể phải đối mặt với án tử hình.

Published in Việt Nam

Tàu tuần dương của Hải quân Nga cập cảng Cam Ranh (VnExpress, 27/04/2017)

Tàu tuần dương tên lửa cận vệ của Hải quân Nga được trang bị 16 tên lửa đối hạm siêu âm tầm xa, 2 ống tên lửa phòng không cùng bãi đáp trực thăng.

ham1

Tàu cùng thủy thủ đoàn Hải quân Nga tiến vào cảng Cam Ranh. Ảnh : Văn Sơn.

Ngày 27/4, tàu tuần dương tên lửa cận vệ Varyag - kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga cùng tàu tiếp dầu và lai dắt cứu hộ đã cập cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam 5 ngày.

Tổng số sĩ quan và thủy thủ đoàn là 642 người, do trung tá Alexey Yurevich Ulyanenko - thuyền trưởng tàu Varyag - làm trưởng đoàn.

Tàu tuần dương tên lửa cận vệ Varyag dài 186,4 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Tàu tuần dương tên lửa thuộc lớp Slava, được thiết kế như một chiến hạm tấn công mặt đất cùng khả năng đối không hiện đại.

ham2

Hải quân Việt Nam tặng hoa cho nước bạn. Ảnh : Văn Sơn.

Varyag được trang bị 16 tên lửa đối hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt - mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn ; 2 cụm 2 ống tên lửa phòng không ngầm 9K33M với cơ số 40 quả tên lửa. Trên tàu có sân đỗ và khoang chứa trực thăng săn ngầm.

Xuân Ngọc

********************

Chiến hạm Nga đến thăm cảng Cam Ranh (RFA, 27/04/2017)

ham3

Những thủy thủ người Nga trên tuần dương hạm Varyag tại cảng quốc tế Manila vào ngày 20 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vừa cập bến cảng quốc tế Cam Ranh vào ngày 27 tháng 4, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày ở tỉnh Khánh Hòa.

Đội tàu bao gồm tàu Tuần dương hạm tên lửa Varyag, tàu chở dầu loại trung bình Pechenga và hai tàu lai dắt cứu hộ cùng 642 thủy thủ do trung tá Ulyaneko Alexey chỉ huy.

Vào chiều ngày 27 tháng 4, nhóm chỉ huy đoàn Hải quân Nga đã đến viếng tượng đài Cam Ranh để tưởng niệm quân nhân Liên Xô và Việt Nam hy sinh vì hòa bình và ổn định ở khu vực. Dự định trong thời gian ghé thăm Cam Ranh, hải quân Nga sẽ có các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao với Vùng 4 Hải quân và cảng quốc tế Cam Ranh.

Chuyến thăm được nói là để góp phần tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có quan hệ hợp tác quốc phòng và hợp tác hải quân giữa hai nước.

Cảng quốc tế Cam Ranh kể từ khi chính thức mở cửa vào tháng 3 năm 2016 đã đón nhiều tàu hải quân quốc tế đến thăm, bao gồm các nước Nhật, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Singapore, Pháp, Ấn Độ. Các chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam sử dụng cảng này để kết bạn với nhiều nước khác và giảm sức ép từ phía nước láng giềng Trung Quốc.

Published in Việt Nam