Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam : Bắc Kinh dọa New Delhi và ép Hà Nội (RFI, 16/01/2017)

ad1

Ấn Độ bắn thử tên lửa Akash, tại Balasore, bang Orissa. Ảnh do Bộ quốc phòng Ấn Độ cung cấp ngày 18/06/2014 - AFP PHOTO/MOD

Quan hệ ngày thắt chặt thêm giữa Ấn Độ và Việt Nam mang lại lợi ích chiến lược cho cả hai bên. Nhưng vấn đề đặt ra là phản ứng của Trung Quốc ra sao và dữ dội như thế nào. Qua một bài báo trên AsiaTimes, ngày 11/01/2017, mang tựa đề "Giúp bạn trong cơn túng quẫn – Việc Ấn Độ bán vũ khí cho Việt Nam mang đầy ý nghĩa", nhà báo Helen Clark, đã phân tích bối cảnh của đề nghị mới đây của New Delhi, sẵn sàng cung cấp cho Hà Nội loại tên lửa hiện đại Akash do chính Ấn Độ chế tạo.

Đối với tác giả bài báo, khả năng Ấn Độ sắp bán cho Việt Nam hệ thống tên lửa phòng không Akash tinh vi, là yếu tố mới nhất trong quan hệ chiến lược rộng lớn không ngừng được tăng cường nhanh chóng giữa hai nước trong những năm gần đây. Điều này đã tác động thêm vào cuộc tranh chấp đang leo thang ở Biển Đông. Được nhật báo Ấn Times of India tiết lộ lần đầu tiên vào tuần qua, cuộc đàm phán trên thương vụ này, cũng phù hợp với tham vọng của Ấn Độ muốn trở thành nước cung cấp vũ khí quan trọng.

Đề nghị mới nhất của New Delhi bao gồm trước hết loại hỏa tiễn tầm trung địa đối không Akash do Bộ quốc phòng Ấn Độ sản xuất, có thể bắn hạ chiến đấu cơ, phi cơ trực thăng và máy bay không người lái drone ở cách xa 25km, trong lúc mà Bắc Kinh đang xây dựng hệ thống phòng không trên những thực thể mà Trung Quốc chiếm giữ ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Ấn Độ cũng đề nghị bán cho Việt Nam loại ngư lôi chống tàu ngầm Varunastra trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc căng thẳng thêm lên.

Ấn dùng Akash thay cho Brahmos bị Nga cản trở !

Thông tin về vụ mua bán hệ thống hỏa tiễn Akash nói trên được tiết lộ vào lúc có tin là yêu cầu của Việt Nam muốn mua hệ thống tên lửa siêu thanh Brahmos – do Ấn Nga hợp tác sản xuất - đã thất bại vì Moskva không đồng ý. Brahmos là loại hỏa tiễn chống hạm bay nhanh nhất thế giới, có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa 600 cây số.

Trong một chục năm gần đây, Việt Nam đã kiên trì tăng cường năng lực quân sự của mình, thậm chí đẩy mạnh việc mua các loại thiết bị, vũ khí của nước ngoài có khả năng triển khai được ra những vùng tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông. Vào năm ngoái 2016, Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ khi Mỹ bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam (...)

Hợp tác quốc phòng là trọng tâm quan hệ song phương Việt-Ấn từ năm 2007, khi hai bên ký biên bản ghi nhớ về huấn luyện, trao đổi và viếng thăm lẫn nhau. Tháng 09/2016, hai nước đã nâng quan hệ đối tác lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện", và Ấn Độ đã trở thành một trong những đồng minh chiến lược hàng đầu của Việt Nam.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thúc đẩy nhanh hơn hợp tác quốc phòng Hà Nội-New Delhi. Tháng 10/2014, nhân dịp thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Ấn Độ, thủ tướng Modi đã tuyên bố : "Công cuộc hợp tác quốc phòng của chúng ta với Việt Nam là một trong những quan hệ hợp tác quan trọng nhất. Ấn Độ luôn luôn quyết tâm giúp đỡ Việt Nam trong việc hiện đại hóa quân đội và lực lượng an ninh".

Quan hệ Việt-Ấn còn được thắt chặt nữa với Tầm Nhìn Chiến Lược Chung 12 điểm (12-point Joint Vision Statement) với khoản tín dụng 500 triệu đô la để trợ giúp Việt Nam mua vũ khí Ấn Độ nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Modi trong tháng 09 năm 2016, tăng lên gấp 5 lần tín dụng (100 triệu đô la) năm 2014 trước đó. Việt Nam là một khách hàng chiến lược hữu ích đối với Ấn Độ trong lúc New Delhi tìm cách gia tăng xuất khẩu vũ khí để đạt mức 2 tỷ đô la trong những năm tới đây.

Hợp tác Việt-Ấn toàn diện, từ vũ khí đến huấn luyện và bảo trì

Hợp tác quân sự Việt-Ấn không chỉ giới hạn vào việc mua bán vũ khí, mà còn mở rộng ra lãnh vực hợp tác đào tạo và huấn luyện quân sự. Ấn Độ đã đồng ý huấn luyện phi công Việt Nam trên những chiếc SU-30 và và Sukhoi khác của Nga, huấn luyện thủy thủ Việt Nam trên tàu ngầm lớp Kilo của Nga mà Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc năm 2009, với chiếc cuối cùng được giao vào năm ngoái 2016.

New Delhi cũng tăng cường trợ giúp trung tâm đào tạo và ngoại ngữ và công nghệ thông tin tại Trường Sĩ Quan Truyền Tin ở Nha Trang. Đây là thành phố gần cảng Cam Ranh, nơi Nga vẫn còn duy trì một ít ảnh hưởng, và Mỹ rất mong muốn trở lại. Ngoài ra, còn có thỏa thuận hợp tác về không gian, bao gồm cả vệ tinh mà Ấn Độ sẽ phóng đi cho Việt Nam để quan sát nhiều khu vực trên Biển Đông.

Cùng là khách hàng từ lâu của Nga, Việt Nam và Ấn Độ có thể phối hợp ở một mức độ rất cao. Việt Nam có thể gởi thiết bị mua của Nga sang Ấn Độ để sửa chữa, với chi phí rẻ hơn là gởi sang Nga.

Tính ra từ 2011 đến 2015, Việt Nam đứng hàng thứ 8 thế giới trong việc nhập vũ khí, theo bảng xếp hạng của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI.

Với Ấn Độ, Việt Nam đỡ nhức đầu vì tính toán Mỹ-Trung hay Nga-Trung

Theo nhận định của nhà báo Helen Clark, nhìn từ phía Ấn Độ, việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam nằm trong chính sách "Hướng Đông", "xoay trục" về phía Đông Nam Á của New Delhi.

Nếu việc bán hỏa tiễn Akash được hoàn tất, điều đó có thể sẽ mở cửa cảng Cam Ranh rộng hơn cho Ấn Độ, để đảm trách việc bảo trì thiết bị và huấn luyện.

Ấn Độ cũng đã có mặt để thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông, kể cả ở những khu vực của Việt Nam bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền. Sự hiện diện của Ấn Độ ở Cam Ranh, theo giới phân tích, có khả năng răn đe Trung Quốc khi nước này muốn can thiệp vào những việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Cho dù Trung Quốc rõ ràng là nhân tố thúc đẩy công cuộc hợp tác Việt-Ấn nhưng Việt Nam cũng thực hiện một chiến lược mở rộng hơn nữa các mối quan hệ. Nguyên là cột trụ của khối Phi Liên Kết, đồng thời là cường quốc ngày càng nặng ký trong vùng, Ấn Độ đã trở thành một đồng minh có giá trị, không vướng vào cuộc tranh giành ảnh hưởng Mỹ-Trung cũng như xu hướng liên kết đầy bất an Nga-Trung.

Trung Quốc hù dọa Ấn Độ và gây áp lực trên Việt Nam

Bài báo của Helen Clark kết thúc bằng nhận định là cân phải chờ xem Trung Quốc phản ứng thế nào trước việc Việt Nam và Ấn Độ đàm phán về tên lửa Akash. Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin về cuộc đàm phán Việt-Ấn được tiết lộ, Bắc Kinh đã cho báo chí lớn tiếng đe dọa cả Ấn Độ và Việt Nam.

Cái loa dọa nạt của Trung Quốc là tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 11/01 đã có bài viết đe dọa New Delhi và Hà Nội. Tờ báo này một mặt cho rằng "Trung Quốc không bận tâm về quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ", nhưng một mặt khác thì nhắc nhở : "Những quan hệ đó phải được xây dựng vì hòa bình và ổn định trong khu vực, thay vì gây rắc rối và khiến các nước khác lo ngại".

Và tờ báo lớn tiếng dọa rằng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên để cho New Delhi và Hà Nội tăng cường hợp tác quân sự. Bài báo viết : "Nếu quả thực là chính quyền Ấn Độ coi việc tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam là một tính toán chiến lược và thậm chí nhằm trả đũa Trung Quốc, thì họ sẽ chỉ gây bất ổn định trong khu vực và Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi yên".

Theo nhận định của nhật báo Ấn Độ Times of India, lời đe dọa của Bắc Kinh cho thấy là Trung Quốc cũng cảm thấy lo lắng trước hợp tác quân sự Việt-Ấn.

Vì vây, vừa đe dọa Ấn Độ, Trung Quốc vừa nhắc nhở Việt Nam là phải coi trọng hơn quan hệ với Bắc Kinh. Một bài viết khác cũng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo trong cùng ngày đã cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc bất chấp tranh chấp tại Biển Đông.

Luận điệu khuyên Hà Nội "coi trọng đại cục" đã được Bắc Kinh nhắc lại nhân dịp tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc (12-15/01/2017), lần đầu tiên từ khi ông tái đắc cử chức lãnh đạo đảng.

Theo báo Times of India, nhiều nguồn tin cho rằng chắc chắn Bắc Kinh sẽ gây sức ép trên tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam để phá vỡ thương vụ tên lửa Việt-Ấn.

Thực hư ra sao chưa biết, nhưng ngày 12/01 vừa qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã khẳng định với hãng tin Anh Reuters rằng đối với Việt Nam, việc mua sắm vũ khí là bình thường để bảo vệ đất nước.

RFI tiếng Việt

***************

Chuyên gia Pháp : Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hóa Biển Đông (RFI, 16/01/2017)

ad2

Các máy bay chiến đấu J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tham gia tập trận tại Biển Đông ngày 02/01/2017.

Theo chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, Bắc Kinh rõ ràng đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Trên thực tế đã có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược tại vùng biển quan trọng này. Trung Quốc diễu võ giương oai nhằm đe dọa các nước, lấn dần từng chút một để tránh nguy cơ đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.

Báo chí Trung Quốc hôm 13/01/2017 đã đả kích ông Rex Tillerson, ngoại trưởng do tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump bổ nhiệm, vì ông đưa ra ý kiến nên cấm Bắc Kinh đến các đảo đang kiểm soát tại Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng ý tưởng này là "kỳ quặc", trừ phi muốn xảy ra "một cuộc chiến tranh quy mô" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. China Daily dọa nạt "một cuộc đối đầu hủy diệt" nếu chính quyền Trump, sẽ nắm quyền từ ngày 20/1, sử dụng đến biện pháp này.

Trước đó một hôm, ông Rex Tillerson trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tuyên bố : "Chúng ta phải gởi một dấu hiệu rõ ràng đến Trung Quốc, cho họ biết rằng phải ngưng việc xây dựng trên các đảo (tại Biển Đông), và họ không còn được phép đi vào những đảo này".

Loạt đại pháo được báo chí nhà nước Trung Quốc dồn dập nã vào ý đồ phong tỏa mang tính vô tiền khoáng hậu của ông Tillerson, chứng tỏ mức độ căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại Biển Đông. Nhật báo Le Monde đã phỏng vấn nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, trưởng bộ môn khoa học chính trị của trường đại học Báptít Hồng Kông, tác giả cuốn "Chính sách quốc tế của Trung Quốc, giữa hội nhập và ý hướng đại cường".

Le Monde : Trung Quốc liên tục biểu dương sức mạnh : chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của họ hồi Noel lần đầu tiên đã đi qua eo biển Miyako ở ngoài khơi Okinawa để tiến ra Thái Bình Dương. Sau đó các máy bay ném bom nhiều lần bay lượn phía trên các eo biển trong khu vực, vòng quanh Đài Loan, dù trên không phận quốc tế. Các hành động ngày càng lặp đi lặp lại trên Biển Đông như thế nói lên điều gì ?

Jean-Pierre Cabestan : Các vụ xuất kích này là những hành động khoa trương, nằm trong ý đồ tạo ra một sự cân bằng lực lượng mới. Đó là một cách để trưng ra nhiều khía cạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm vừa là đặc trưng vừa là biểu tượng của quyền năng. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có mỗi một chiếc, cũng như Pháp có chiếc Charles De Gaulle : tàu sân bay có nhiều chức năng, được triển khai để mang đến một thông điệp vừa chiến lược vừa ngoại giao. Trung Quốc đã tiến được từng bước với chiếc Liêu Ninh : ban đầu họ tập dượt cách hoạt động tại Biển Hoa Đông, rồi đến Thái Bình Dương, sau đó đến địa điểm nhạy cảm là Biển Đông.

Không quân Trung Quốc cũng chứng tỏ khả năng bảo đảm được việc tiếp liệu trên không cho các phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ. Tuần duyên Trung Quốc nay được trang bị rất tốt. Trong quá khứ, chúng ta từng thấy dân quân biển can thiệp trong những vụ va chạm. Để xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Bắc Kinh đã huy động đủ loại đơn vị để nạo vét và cải tạo.

Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của việc biểu dương lực lượng là làm gia tăng rủi ro trong thời bình cho hải quân các nước khác tại Biển Đông, làm cho họ hiểu rằng can dự vào sẽ nguy hiểm, ngay cả việc đi qua vô hại. Chính trong logic này mà Bắc Kinh hồi tháng 12/2016 đã đoạt lấy một tàu ngầm tự hành phục vụ công tác giám sát của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.

Phía sau tất cả những điều đó, là ý định bảo vệ căn cứ tàu ngầm Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam, bảo đảm cho các tàu ngầm nguyên tử phóng hỏa tiễn có thể được triển khai ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà không bị phát hiện. Bị kẹt giữa những chuỗi đảo, nhất là những đảo gần nhất đang do các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Đài Loan, Philippines kiểm soát, vấn đề địa lý là tối quan trọng cho Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc xích lại gần tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte là cần thiết.

Tiếp đến, tất cả những động thái trên không phải là quyết định ngẫu nhiên, mà là phản ứng trước cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, cũng như tuyên bố của tổng thống tân cử Mỹ về chính sách "một nước Trung Hoa". Trong những tháng tới, có lẽ Trung Quốc sẽ gây thêm áp lực quân sự lên Đài Loan.

Le Monde : Liệu có nguy cơ thực sự về các vụ va chạm hay xung đột ?

Jean-Pierre Cabestan : Có các rủi ro do tính toán sai lầm. Nhưng tôi nghĩ rằng Bắc Kinh bằng mọi giá cố tránh mọi sự cố dẫn đến xung đột vũ trang với Hoa Kỳ. Vụ cưỡng đoạt chiếc tàu ngầm tự hành là một tín hiệu cho tân chính phủ Mỹ. Cũng có các nguy cơ đối với Nhật Bản, cho dù Trung Quốc hành động một cách thận trọng, bối cảnh hiện nay có thể dẫn đến một sự cải thiện quan hệ nho nhỏ.

Le Monde : Hoa Kỳ và Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau là quân sự hóa Biển Đông. Sự thể ra sao ?

Bắc Kinh hiển nhiên đang lao vào việc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Họ nói rằng các thiết trí quân sự trên đó là khiêm tốn, mang tính phòng vệ - điều này thật khó tin, còn việc quân sự hóa thì không thể chối cãi. Hơn nữa, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh các phi cơ và chiến hạm Trung Quốc cấp tập qua lại Biển Đông, thông qua các eo biển Đài Loan (giữa Trung Quốc với Đài Loan) và Ba Sĩ (giữa Đài Loan với Philippines). Tại Biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã bảo Tokyo là cần phải làm quen với việc máy bay và tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên đi qua.

Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã đưa ra chương trình đóng các tàu ngầm. Nhật Bản cải thiện các thiết bị nghe lén và giám sát trên đảo Ishigaki và Yonaguni, nằm cách Đài Loan 50 hải lý. Tokyo cũng tăng ngân sách quốc phòng, nhưng việc gia tăng này có giới hạn. Ngược lại, ngân sách dành cho lực lượng tuần duyên Nhật - vốn không trực thuộc quốc phòng - được tăng lên rất nhiều, đó là một lực lượng trang bị hùng hậu và hiệu quả. Giữa Đài Bắc và Tokyo, người ta quan sát thấy các dấu hiệu của một sự hội tụ lợi ích chiến lược. Người Nhật nay đã tiến hành đối thoại an ninh công khai hơn với Đài Loan, và mới đây đã đổi tên cơ quan đại diện tại Đài Bắc.

Le Monde : Trước sự leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông, các nước khác phản ứng như thế nào ?

Jean-Pierre Cabestan : Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã thành công trong việc làm cho Việt Nam, vốn rất lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc về kinh tế, phải yên lặng. Manila thì đã thành đồ chơi trong túi Bắc Kinh - ngư dân Philippines được cho phép quay lại bãi cạn Scarborough, sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, và sự hòa giải với ông Duterte. Trung Quốc xích gần lại với Malaysia, cho dù hành động này mang tính cơ hội vì một phần nhờ thủ tướng Najib Razak bị rắc rối với tư pháp Mỹ. Dù vậy họ vẫn gặp trục trặc với Singapore, vốn rất kiên quyết dựa vào nguyên tắc trọng tài. Bắc Kinh trả đũa bằng cách tịch thu các xe bọc thép của Singapore quá cảnh ở Hồng Kông.

Nhìn chung, các quốc gia ven Biển Đông vô cùng thận trọng. Họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận một sự hiện diện rộng khắp của Trung Quốc. Bắc Kinh tự xây lên các đảo riêng và không sáp nhập các lãnh thổ do các nước khác trấn đóng, trừ bãi cạn Scarborough năm 2012. Thế nhưng họ lại ký thỏa thuận với Philippines về quyền đánh cá. Đó là một động thái chính trị của Bắc Kinh, nhưng không đặt lại vấn đề yêu sách chủ quyền, vốn bất di bất dịch, bất chấp phán quyết trọng tài. Trung Quốc đang trong thế mạnh khi nói rằng không có việc thay đổi nguyên trạng. Sau năm 2012, thực tế không có thay đổi nguyên trạng về lãnh thổ tại Biển Đông, nhưng có sự thay đổi nguyên trạng về quân sự và chiến lược.

Le Monde : Còn người Mỹ thì sao ?

Jean-Pierre Cabestan : Họ thực sự bối rối. Trung Quốc đã tiến bước một cách hết sức cẩn trọng, chú ý không quân sự hóa trực tiếp các tranh chấp, tránh xâm phạm trực tiếp quyền của các nước láng giềng. Mỹ rất khó ngăn cản các động thái tằm ăn dâu này. Hoa Kỳ có thể tăng cường các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, kể cả khu vực gần các đảo nhân tạo, vốn không được luật pháp quốc tế coi là đảo. Nhưng sự việc dừng lại ở đó. Bắc Kinh để yên cho các hoạt động này, và dù sao đi nữa họ không thể phiêu lưu qua việc đánh lén người Mỹ.

Thụy My

Published in Châu Á

Việt Nam chắc sẽ mua tên lửa của Ấn Ðộ, Trung Quốc không hài lòng (voa, 12/01/2017)

akash1

Biểu đồ tầm hoạt động của tên lửa phòng không tm trung Akash ca n Độ - Ảnh minh họa

Truyền thông quc tế cho biết n Đ s bán và chuyn giao công ngh loi tên la phòng không tm trung Akash cho Vit Nam.

Báo Times of India nói Việt Nam t ý 'rt quan tâm' ti việc mua tên la Akash. H thng tên la đt đi không này do Phòng thí nghim Nghiên cu và Phát trin Quc phòng Ân Đ (DRDL) chế to. Tin này được đưa ra ch vài ngày trước chuyên thăm Trung Quc ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, có th làm Trung Quc không hài lòng. Thế nhưng có rt nhiu kh năng Vit Nam s mua tên la Akash ca n Đ đi đu s đe da ca Trung Quc".

Việt nam đã đưa tin ông Trng s thăm Trung Quc trong 4 ngày, k t ngày hôm nay 12/1, đây là chuyến chuyến thăm Trung Quc đu tiên k t khi ông tái đc c tng bí thư Đng Cộng sn Việt Nam.

Giáo sư Hoàng Vit ca trường đi hc Lut thành ph H Chí Minh, mt chuyên gia hàng đu v an ninh khu vc và Bin Đông nói vi VOA rng Việt Nam s đt được tha thun và xúc tiến vic mua vũ khí này vì v mt giá c, vũ khí ca n Đ r hơn vũ khí ca Hoa Kỳ hay ca Nga. Hơn na, vic mua vũ khí này cũng nm trong kế hoch đa dng hóa, đa phương hóa chính sách ngoi giao và an ninh quc phòng của Vit Nam, ngoài các th trường vũ khí truyn thng như Nga, Pháp, và Israel :

"Việc khi Tổng bí thư Nguyn Phú Trng sang (Trung Quc) mà n Đ chào bán h thng tên la, thì tôi cho rng đây là mt kh năng rt ln. Mt là vì Vit Nam đang mun tìm kiếm các mi cung cp v vũ khí khác, không ch ph thuc vào Nga. Nga cũng cung cp nhng vũ khí tương t như vy cho Trung Quc. Hai là Vit Nam vn đang lo ngi nht v vn đ trên Bin Đông, nơi mà nhân vt to ra sc nh hưởng và ngun gc ca các căng thẳng va qua chính là Trung Quc".

Theo báo Times of India, hệ thng tên la Akash thay thế cho h thng tên la phòng không 2K12 "Kub" ca Liên Xô trước đây mà quân đi s dng. Báo này mô t mi h thng Akash gm mt b phóng, mt đài ch huy, radar điều khin đa dng và mt h thng h tr mt đt. H thng Akash điu khin cao tn s dng đu đn 55kg có kh năng tiêu dit các mc tiêu di đng như : tên la hành trình, tên la đn đo, tên la không-đi-đt, máy bay chiến đu, các thiết b bay không người lái c li đến 25 km và đ cao 18.000 m. Đc bit, tên la Akash có trang b đng cơ phn lc dòng thng (ramjet) giúp nâng cao đ chính xác trong khi giá thành sn xut r hơn.

Đánh giá về tác đng ca vic mua h thng tên la Akash ca n Độ, giáo sư Hoàng Vit cho biết đng thái này cho thy Vit Nam luôn luôn mun tăng cường sc mnh quc phòng. Còn phn n Đ, mt đi th ca Trung Quc v an ninh quc phòng, cũng giúp nâng cao uy tín ca chính h.

"Ân Độ cũng là mt quc gia đáng kính trên thế gii đa cc hin nay. Vic Vit Nam xúc tiến các mi quan h vi n Đ cũng là mt điu chc chn. Th na, thái đ ca n Đ đi vi vn đ tranh chp Bin Đông : các ng h ca Ân Đ rt có li cho Vit Nam. Vì vy Vit Nam s cn n Đ".

Ngay sau khi Ấn Đ loan tin v vic bán tên la Akash cho Vit Nam, Hoàn cu Thi báo, cơ quan ngôn lun ca Đng Cng sn Trung Quc, hôm th Tư, 11/1, đã phán ng rng : "Trung Quc không bn tâm v các mi quan h quân s gia Vit Nam và n Đ… tuy nhiên, nhng quan hệ đó phi được xây dng vì hòa bình và n đnh trong khu vc, thay vì gây rc ri và khiến các nước khác lo ngi".

Nhận đnh v phn ng không hài lòng ca Trung Quc, giáo sư Vit nói :

"Bất c khi nào mua vũ khí hay tăng cường sc mnh hay m rng quan hệ vi các quc gia khác đu không làm Trung Quc hài lòng. Cá nhân tôi cho rng, mt mt Vit Nam coi trng các mi quan h vi Trung Quc, nhưng vic này Vit Nam cũng phi thúc đy đ gia tăng sc mnh ca Vit Nam".

Trước đó vào tháng 9/2016, phía Ấn Độ tuyên b cp tín dng quc phòng cho Việt Nam mc 500 triệu đôla, nhân chuyến thăm ca Th tướng Narendra Modi ti Việt Nam. Hai nước đã nâng mi quan hệ chiến lược lên thành quan hệ chiến lược toàn diện. Vi khong tín dng quc phòng này thì việc Vit Nam mua h thng tên la Akash ca n Độ có kh năng rt cao.

************************

Trung Quốc khó chịu việc Ấn Độ chào bán tên lửa cho Việt Nam (BBC, 12/01/2017)

Bas du formulaire

akash2

Mô hình hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Akash trong một lễ diễu binh tại Ấn Độ

Việc New Delhi muốn thúc đẩy quan hệ quân sự với Hà Nội nhằm cân bằng lại với Bắc Kinh sẽ gây "bất ổn" trong vùng và Bắc Kinh sẽ không "khoanh tay ngồi yên", truyền thông nhà nước Trung Quốc nói hôm thứ Tư 11/1.

Trước đó, tin tức nói Ấn Độ đang tích cực chào bán hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Akash cho Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tới thăm Bắc Kinh vào hôm thứ Năm 12/1, nhiều khả năng sẽ bị áp lực từ phía nước chủ nhà trong việc phải ngưng ngay các đàm phán với Ấn Độ trong việc mua bán hệ thống phòng thủ này, trang tin Times of India bình luận sau khi truyền thông Trung Quốc có phản ứng mạnh.

"Nếu Chính phủ Ấn Độ thực sự coi việc tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam là một dàn xếp có tính chiến lược và thậm chí trả đũa lại chính phủ Trung Quốc, thì họ sẽ chỉ gây ra tình trạng bất ổn ở trong khu vực và Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi yên", Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết.

Báo này nói rằng Trung Quốc không bận tâm về các mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ, tuy nhiên "những quan hệ đó phải được xây dựng vì hòa bình và ổn định trong khu vực, thay vì gây rắc rối và khiến các nước khác lo ngại".

akash3

Lần thử nghiệm Akash của Ấn Độ tại sa mạc Pokhran, hồi 3/2016

Trong khi đưa ra những đe dọa với Ấn Độ trước quan hệ ngày càng mật thiết hơn với Việt Nam, một bài khác trên tờ Hoàn Cầu Thời báo số ra cùng ngày cũng nói Chính phủ Việt Nam phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc bất chấp tranh chấp tại Biển Đông.

Ông Nguyễn Phú Trọng từ 12 đến 15/1 có chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi tái đắc cử vị trí tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục đích nhằm "tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới".

Truyền thông Ấn Độ nói Việt Nam tỏ ý 'rất quan tâm' tới việc mua tên lửa Akash và bước đầu, Ấn Độ sẽ cung ứng tên lửa, trong lúc phía Việt Nam muốn về sau có thể tiến tới sản xuất chung hệ thống phòng không này.

Hồi tháng Chín năm ngoái, trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Việt Nam, hai nước đã nâng mối quan hệ chiến lược lên thành mối quan hệ chiến lược toàn diện.

Trong chuyến đi này, phía Ấn Độ tuyên bố cấp tín dụng quốc phòng cho Việt Nam ở mức 500 triệu đôla.

Akash là hệ thống tên lửa đất đối không di động tầm trung, do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển, có khả năng phá hủy mục tiêu cách xa tới 25 km, gồm phi cơ, trực thăng, và máy bay không người lái.

Published in Việt Nam