Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tàu tuần duyên Mỹ đến Thái Bình Dương để chống các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Thanh Phương, RFI, 24/10/2020

Hôm 23/10/2020, Hoa Kỳ thông báo gởi các tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ đến vùng Thái Bình Dương để chống lại các hoạt động "gây mất ổn định" của Trung Quốc tại các vùng đánh cá đang có tranh chấp ở Biển Đông.

tau1

Một tàu tuần duyên của Mỹ.  @US Coast Guard - Ảnh minh họa

Theo hãng tin AFP, trong một thông cáo, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Robert O’Brien, cáo buộc Bắc Kinh "đánh bắt trái phép" và "sách nhiễu" các tàu cá của những nước láng giềng, đồng thời thông báo là lực lượng tuần duyên đang triển khai các tàu tuần tra nhanh đến khu vực tây Thái Bình Dương.

Ông O’Brien nói rõ là các tàu tuần tra lớp Sentinel sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải, nhất là hỗ trợ cho các ngư dân, qua việc cộng tác với các đối tác trong khu vực mà khả năng giám sát biển còn hạn chế. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho biết thêm là lực lượng tuần duyên Mỹ, trực thuộc bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, dự trù sẽ đặt thường xuyên các tàu tuần tra này tại vùng lãnh thổ Samoa của Mỹ, nằm ở vùng nam Thái Bình Dương.

Washington thường xuyên tố cáo Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế khi điều động các chiến hạm để hộ tống những tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động tại ngư trường của các nước khác. Hồi tháng 07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã lên án những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cáo buộc hải quân Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam, quấy nhiễu các công ty thăm dò dầu khí của Malaysia và hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Vào tháng 09, Jakarta đã phản đối vụ một tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong khi đó, hôm qua, Philippines và Nhật Bản đã nhấn mạnh là các quốc gia phải ngưng mọi hoạt động có thể gây thêm căng thẳng ở Biển Đông. Trong một cuộc họp trực tuyến, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana và đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi, cũng đã nêu bật tầm quan trọng của tự do hàng hải tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Thanh Phương

***********************

M, Nht, Úc tp trn trên Bin Đông

VOA, 21/10/2020

Hoa Kỳ, Nht Bn và nước Úc tiến hành các cuc din tp hi quân Bin Đông hôm 19/10, Hm đi 7 ca Hoa K cho biết hôm th Ba 20/10.

tau2

Tàu chiến M, Nht, Úc tham gia tp trn Bin Đông, ngày 20/10/2020. (Courtesy Photo)

Tham gia cuc din tp có tàu khu trc có tên la dn đường USS John S. McCain ca M, tàu JS Kirisame ca Lc lượng T v Hàng hi Nht Bn, và tàu Hi quân Hoàng gia Úc HMAS Arunta.

Đây là ln th 5 trong năm nay, ba nước tiến hành hot đng chung trong khu vc hm đi 7 ph trách, hm đi 7 cho biết trong mt tuyên b.

Các hot đng này din ra gia lúc Hoa K và các đng minh tăng cường kêu gi mt khu vc n đ-Thái Bình Dương "t do và rng m" trong bi cnh lo ngi ngày càng tăng v thái đ quyết đoán ca Trung Quc trong khu vc.

************************

Trung Quốc tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm tham chiến tại Triều Tiên

Thùy Dương, RFI, 23/10/2020

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 23/10/2020 tham gia lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm Trung Quốc tham gia chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh.

tau3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong lễ kỷ niệm 70 năm Trung Quốc tham gia chiến tranh Triều Tiên.  AP - Andy Wong

Trong tràng vỗ tay tán thưởng của hàng ngàn quân nhân và cựu chiến binh, Tập Cận Bình phát biểu : "Sau một cuộc giao tranh ác liệt, quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã đánh bại đối thủ được trang bị đến tận răng và phá tan huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Mỹ". Ông Tập còn nói thêm là Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên khi chủ quyền bị đe dọa và sẽ không bao giờ để bất kỳ đội quân nào xâm lược hoặc chia cắt đất nước. Theo AFP, phát biểu này nhằm ám chỉ Đài Loan và Mỹ.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc xung đột đầu tiên và cho đến nay vẫn là xung đột duy nhất mà quân đội Trung Quốc và Mỹ giao tranh trực tiếp với nhau. Tại Trung Quốc, cuộc xung đột với Mỹ vẫn được gọi là "Cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Mỹ và viện trợ cho Triều Tiên". Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn là đồng minh thân thiết nhất của Bình Nhưỡng.

Hiện giờ quan hệ của Trung Quốc với chính quyền Mỹ Donald Trump đang ở mức xấu nhất, nhiều nhà bình luận cho rằng Tập Cận Bình tận dụng lễ kỷ niệm này để đưa ra thông điệp trực tiếp nhắm vào Washington. Theo một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, những lễ tưởng niệm kiểu này nhằm đáp trả áp lực tối đa mà chính quyền Donald Trump gây ra đối với Trung Quốc và nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự quy mô hạn chế có thể xảy ra với Hoa Kỳ.

Còn trong ngày hôm qua, truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính Trung Quốc đã cứu đất nước ông khỏi bị bại trận. Ông Kim cũng đến đặt vòng hoa tưởng niệm lên mộ của con trai nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông vì người này đã bỏ mạng trong chiến tranh Triều Tiên.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim "thực chiến" mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử : chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế - răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết.

korea1

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại (tháng 3/1949). Ảnh minh họa Wall Street Journal

Sự răn đe dựa trên một nghịch lý : Cách tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh là đe dọa chiến tranh. Lịch sử thế kỷ 20 minh họa những gì mà sự răn đe thành công có thể đạt được. Sự răn đe đã giúp Tây Berlin tồn tại như một thành phố tự do bất chấp một địa vị chính trị thậm chí còn mơ hồ hơn Đài Loan hiện nay và một tình thế quân sự thực sự không thể phòng thủ nổi. Lịch sử Chiến tranh Lạnh cũng cho thấy một hệ luỵ : Nếu không thể hiện quyết tâm mạnh mẽ có thể dẫn đến thảm họa. Chiến tranh Triều Tiên có thể đã được ngăn chặn nếu Hoa Kỳ nói rõ trước rằng họ sẽ dùng vũ lực chống lại hành động xâm lược của Triều Tiên.

Các tài liệu của Liên Xô được công bố vào năm 1995 tiết lộ rằng nhà độc tài đầu tiên của Triều Tiên, Kim Nhật Thành, đã đến thăm Stalin vào tháng 3 năm 1949 và đề xuất xâm lược Nam Hàn. Stalin, lo ngại rằng quân đội Mỹ "sẽ can thiệp trong trường hợp xảy ra xung đột", đã bác bỏ ý kiến ​​này.

Nhưng đến năm 1950, lực lượng chiến đấu của Mỹ đã rời khỏi Nam Hàn dựa trên niềm tin mà Bộ Tham mưu liên quân đã tuyên bố, rằng "Triều Tiên có ít giá trị chiến lược" và cam kết sử dụng lực lượng quân sự ở Nam Hàn sẽ là "sai lầm và không thực tế". Tướng Douglas MacArthur tán thành công khai quan điểm đó trong một cuộc phỏng vấn tháng 3 năm 1949, và Ngoại trưởng Dean Acheson cũng thể hiện lập trường tương tự trong một bài phát biểu tháng 1 năm 1950.

Nhưng tư duy của Moskva đã thay đổi sau khi Trung Quốc rơi vào tay Đảng Cộng sản vào tháng 10 năm 1949. Theo các tài liệu, điều đó chứng minh cho Liên Xô thấy "sự yếu kém của những kẻ phản động châu Á" và "các cố vấn" người Mỹ của họ, những người đã "rời bỏ Trung Quốc" mà không dám "thách thức chính quyền mới của Trung Quốc".

Stalin mời Kim trở lại Moskva để thảo luận về khả năng tiến hành xâm lược. Bản tóm tắt các cuộc thảo luận đó - mà sử gia Kathryn Weathersbyc gọi là "biểu hiện rõ ràng nhất mà chúng ta có về lập luận của Stalin" đối với cuộc xâm lược - cho thấy rằng ngay cả sau khi Mỹ rút quân, mối quan ngại hàng đầu của Stalin vẫn là một cuộc tấn công có thể thúc đẩy sự can thiệp của Hoa Kỳ và kéo Liên Xô vào cuộc xung đột trực tiếp. Vì "Liên Xô không sẵn sàng can dự trực tiếp vào các vấn đề Triều Tiên, đặc biệt nếu người Mỹ mạo hiểm gửi quân đến Triều Tiên", các tài liệu này cho biết Stalin yêu cầu Kim phải được Mao chấp thuận.

Với sự trấn an bổ sung từ tình báo Liên Xô rằng "tâm trạng đang phổ biến" ở Mỹ là Mỹ sẽ "không can thiệp", Stalin đã cho phép Kim Nhật Thành tấn công Nam Hàn và bắt đầu một cuộc chiến khủng khiếp.

Các điệp viên của Stalin đã không sai khi đánh giá về "tâm trạng" của người Mỹ. Trước cuộc xâm lược, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Hoa Kỳ không muốn bảo vệ Nam Hàn và coi một cuộc xâm lược là ít có khả năng xảy ra. Nhưng một cuộc tấn công bất ngờ của bảy sư đoàn được trang bị tốt của Triều Tiên đang tiến nhanh xuống phía Nam bán đảo đã làm thay đổi các tính toán chiến lược lẫn chính trị.

Kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh và Quốc hội ban hành Đạo luật Quan hệ Đài Loan, quan hệ của Washington với Đài Bắc được xây dựng dựa trên sự mơ hồ. Tuy nhiên, một cam kết răn đe rõ ràng sẽ hoàn toàn phù hợp với lập trường lâu nay của Hoa Kỳ rằng sự khác biệt giữa Đài Loan và đại lục cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và không đơn phương tuyên bố độc lập cho Đài Loan. Dù có thể khó chịu đối với người Đài Loan khi họ phải sống với một vị thế quốc tế mơ hồ, nhưng việc gìn giữ hòa bình ở eo biển Đài Loan và tự do cho người dân Đài Loan còn quan trọng hơn nhiều so với điều đó.

"Giải quyết hòa bình" có vẻ như là một viễn cảnh xa vời ngày nay, nhưng thế giới – và nhất là người dân Trung Quốc – cần được nhắc nhở rằng chính Tập Cận Bình đã làm cho nó trở nên xa vời hơn bằng cách loại bỏ khái niệm "một quốc gia, hai chế độ" mà Đặng Tiểu Bình ban đầu dự định áp dụng cho Đài Loan cũng như Hồng Kông.

Đạo luật Quan hệ Đài Loan quy định rằng "bất kỳ nỗ lực nào nhằm xác định tương lai của Đài Loan mà không thông qua các biện pháp hòa bình" sẽ được coi là một mối đe dọa "nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ". Để làm cho phần đó của đạo luật có ý nghĩa, quân đội Hoa Kỳ và Đài Loan cần phối hợp lập kế hoạch để một cuộc tấn công [từ đại lục] sẽ không thể áp đảo hệ thống phòng thủ của Đài Loan trước khi Mỹ có thể tới trợ giúp. Điều đó cũng đòi hỏi phải "suy nghĩ sáng tạo hơn" về các lựa chọn phi hạt nhân để khiến Tập phải tính toán lại chi phí của một cuộc tấn công.

Thật không may, các biện pháp trừng phạt kinh tế và áp lực ngoại giao dường như không đủ để buộc Trung Quốc phải tính toán lại, nếu chúng ta nhìn vào những tác động ít ỏi của các biện pháp đó ở Tân Cương hoặc Hồng Kông. Thế giới cần làm nhiều hơn nữa để buộc Tập phải tôn trọng lời hứa của Trung Quốc về quyền tự chủ cho Hồng Kông. Và nếu Hoa Kỳ đứng sang một bên và để quyền tự chủ của Đài Loan bị phá hủy bằng vũ lực, điều đó sẽ làm lung lay nền tảng an ninh và ổn định ở Đông Á.

Chúng ta không thể biết Tập sẽ phản ứng như thế nào trước một lằn ranh đỏ khả tín (hoặc nếu một lằn ranh như vậy không được vẽ ra). Các phép so sánh lịch sử luôn không chính xác ; Kịch bản trên bán đảo Triều Tiên rất phức tạp và tình hình của Đài Loan khác với cả tình hình ở Triều Tiên lẫn Berlin. Và không thể phủ nhận rằng cách tiếp cận như vậy tiềm ẩn những rủi ro đáng kể. Nhưng việc tiếp tục mơ hồ khi đối mặt với những luận điệu ngày càng leo thang của Tập cùng các hành động khiêu khích của các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở eo biển Đài Loan tạo ra một nguy cơ đối đầu thậm chí còn nguy hiểm hơn cả Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Điều đó sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với lựa chọn sử dụng lực lượng quân sự như hy vọng khả dĩ nhất để tránh được chiến tranh.

Paul Wolfowitz

Nguyên tác : "The Korean War’s Lesson for Taiwan", The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 14/10/2020

Paul Wolfowitz, một học giả khách mời tại American Enterprise Institute, từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (1982-86), đại sứ Hoa Kỳ tại Indonesia (1986-89) và Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (2001-05).

Published in Diễn đàn

Tin tặc Bắc Triều Tiên đánh cắp kế hoạch tác chiến Mỹ-Hàn (RFI, 10/10/2017)

AFP hôm 10/10/2017 trích dẫn một nhật báo Hàn Quốc cho biết tin tặc Bắc Triều Tiên đã đánh cắp được hàng trăm tài liệu quân sự của Hàn Quốc, trong đó có cả các kế hoạch tác chiến cùng với quân Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

bachan1

Ảnh minh họa. Reuters

Theo tờ Chosun Ilbo, dân biểu đảng Dân Chủ đang cầm quyền Rhee Cheol-hee tiết lộ rằng tin tặc Bắc Triều Tiên đã xâm nhập được vào mạng nội bộ của quân đội vào tháng 9/2016 và trộm được 235 giga dữ liệu nhạy cảm.

Trong số đó có Kế hoạch Hành động 5015, là kế hoạch mới nhất của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh với Bắc Triều Tiên, chủ yếu là các dự án tấn công để trừ khử Kim Jong-un.

Hãng tin Pháp không liên lạc được với dân biểu Rhee Cheol-hee, nhưng văn phòng của ông cho biết những phát biểu của ông trên tờ Chosun Ilbo là chính xác.

Dân biểu Rhee nói rằng theo Bộ quốc phòng, còn phải tìm hiểu xem 80% tài liệu bị đánh cắp là những gì. Nhưng kế hoạch hành động khẩn cấp của lực lượng đặc nhiệm đã bị lấy cắp, cũng như những chi tiết về các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn, và những thông tin về các địa điểm quân sự chủ chốt, các nhà máy điện.

Một phát ngôn viên quân đội từ chối xác nhận những thông tin trên đây, với lý do bí mật quốc phòng.

Theo Bộ quốc phòng Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên có một đơn vị gồm khoảng 6.800 tin tặc, đã từng tiến hành nhiều vụ có quy mô lớn, đặc biệt là vụ tấn công tin học vào Sony Pictures năm 2014.

Thông tin nói trên được công bố vào lúc tình hình đang rất căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và đạn đạo, bất chấp các biện pháp trừng phạt của quốc tế.

Thụy My

******************

Kim Jong-un : Hạt nhân là "vũ khí răn đe" bảo đảm hòa bình (RFI, 09/10/2017)

Theo tiết lộ của báo chí Bình Nhưỡng ngày 08/10/2017, phát biểu nhân hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên, Kim Jong-un đã đề bạt em gái Kim Yo-jong, 28 tuổi, vào Bộ Chính Trị. Đây cơ quan quyền lực nhất của chế độ. Ngoài ra lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhìn nhận đất nước đang trải qua nhiều "thử thách", nhưng vũ khí hạt nhân là "phương tiện bảo đảm an ninh và sự trường tồn cho đất nước"

kim1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng. Ảnh do KCNA công bố ngày 08/10/2017-KCNA/via Reuters

Thông tín viên Frédéric Ojardias từ Seoul cho biết thêm :

"Kho vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên là "phương tiện răn đe mãnh liệt, bảo vệ vững bền hòa bình trước những đe dọa từ phía đế quốc Mỹ". Trong cuộc họp của Ban chấp hành trung ương Đảng hôm thứ Bảy 07/10, ông Kim Jong-un đã tuyên bố như trên. Các phương tiện truyền thông tại Bình Nhưỡng phổ biến rộng rãi bài diễn văn này vài giờ sau khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump qua mạng Twitter đã chỉ trích các nỗ lực ngoại giao đối với Bình Nhưỡng và một lần nữa, lãnh đạo Mỹ úp mở đề cập tới khả năng quân sự.

Seoul ngày càng lo ngại trước thái độ cứng rắn muốn loại bỏ vế ngoại giao của chủ nhân Nhà Trắng. Đồng thời lập trường của tổng thống Trump như đang củng cố thêm quyết tâm của Kim Jong-un.

Cũng nhân hội nghị Trung Ương Đảng, ông Kim đã chỉ định người em gái là cô Jim Yo-jong, 28 tuổi, làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính Trị. Một nhân vật thân tín khác của ông là Choi Yong-rae được đề bạt vào Quân Ủy của Đảng Lao Động Triều Tiên, một cơ quan tập trung nhiều quyền lực. Bất chấp những căng thẳng, hay có lẽ chính vì những căng thẳng ấy, mà gia đình họ Kim đang thắt chặt đoàn kết và thâu tóm thêm quyền lực".

Công tác tại Bình Nhưỡng hồi tuần trước, dân biểu Nga Anton Morozov nghĩ là Bắc Triều Tiên sẽ lại bắn thử tên lửa trong những ngày tới. Tại Washington, một nhà quan sát cũng cho rằng, có nhiều khả năng là vụ bắn thử tên lửa mới sẽ diễn ra ngày 10/10, nhân kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao Động Triều Tiên.

Hàn Quốc chuẩn bị trả đũa

Theo hãng tin Yonhap, Seoul đã làm chủ công nghệ chế tạo bom graphite, có khả năng cho nổ cầu chì, làm tê liệt hệ thống điện lực của Bắc Triều Tiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Một nguồn tin thông thạo từ Cơ Quan Phát Triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc cho rằng Seoul đã trong tư thế sẵn sàng, và có thể kích hoạt loại vũ khí này "bất cứ lúc nào".

Bộ quốc phòng Hàn Quốc dự trù tăng thêm 500 triệu won (tương đương với 436.000 đô la), cho ngân sách vào năm tới để phát triển thêm phương tiện phòng thủ này. Bom graphite, được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-1991), đã làm tê liệt khoảng 85 % hệ thống điện lực của Iraq.

Thanh Hà

***********************

Dân Châu Á nghĩ gì về các vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn ? (BBC, 09/10/2017)

Các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Bắc Hàn đã khiến nước này bị các nước láng giềng lên án và lãnh đạo Kim Jong-un bị chế nhạo.

kim2

Truyền thông Bắc Hàn nói ông Kim Jong-un "thị sát việc đưa bom nhiệt hạch vào một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" (Ảnh của KCNA nói chụp ngày 3/9/2017)

Mặc dù bị báo chí gọi là "chú hề quái đản" (New York Times 5/7), hay Tổng thống Donald Trump gọi là "anh hùng hỏa tiễn", vị lãnh đạo Bắc Hàn cũng nhận được lời khen ngợi từ một số người trong cộng đồng mạng xã hội, chủ yếu là ở Châu Á.

Có lẽ ý kiến của một số người sử dụng Facebook ở Việt Nam, Indonesia, Thái lan và người dùng mạng Sina Weibo của Trung Quốc không phải là tiêu biểu, nhưng cũng cho thấy ít ra là có một số người ngưỡng mộ quan điểm cứng rắn của Kim Jong-un đối với Mỹ, hay tỏ ra ngờ vực cách Mỹ xử lý cuộc khủng hoảng Bắc Hàn.

Việt Nam

Trên Facebook, mặc dù đa số dân mạng tỏ ý lo ngại về quyết tâm 'theo đuổi hạt nhân' của Bắc Hàn, một số Facebooker thực sự nghĩ rằng ông Kim Jong-un cảm thấy bị đe dọa trước khả năng bị quân đội Mỹ xâm lược, và cho rằng ông ta cần phải lên kế hoạch để tự vệ.

Facebooker Nguyễn Nam thì bình luận : "Nếu Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thành công trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo và sản xuất hàng loạt vũ khí tối tân để phòng thủ đất nước, họ sẽ khỏi phải chịu chung số phận với Iraq, Lybia, Syria".

Còn Nguyễn Thanh Khiết lại khuyên Bình Nhưỡng "chớ có dại" mà "từ bỏ vũ khí hạt nhân".

"Từ bỏ hạt nhân là Mỹ nó treo cổ, chớ có dại", Nguyễn Thanh Khiết viết, "Nếu Mỹ đừng vi phạm luật pháp quốc tế, tấn công vô cớ các nước có chủ quyền và là thành viên LHQ, thì Triều Tiên sẽ ngừng thử hạt nhân".

Trung Quốc

Các bình luận của độc giả Trung Quốc trên mạng Sina Weibo đa dạng hơn. Một số người có ý mỉa mai về chính phủ Trung Quốc.

Chẳng hạn, một độc giả với tên "Saving Mr Wu" viết : vụ thử hạt nhân này gây ra cuộc động đất 6.3 độ [Richter] ; lần sau, vụ thử sẽ làm thức dậy các núi lửa im lìm trên dãy Núi Changbai ; khi đó người dân vùng Đông Bắc sẽ gặp nguy to".

Độc giả Tianfuluozhaji bình luận : "Khi Nam Hàn triển khai hệ thống tên lửa THAAD ở nước họ, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin chuyện này sẽ gây chất phóng xạ và ảnh hưởng đến an toàn của người dân ở các vùng lân cận ; giờ đây Bắc Hàn thử hạt nhân, vụ này lại không ảnh hưởng gì đến môi trường của Trung Quốc. Tại sao lại có tiêu chuẩn kép vậy ?".

Dududusheng thì đưa ra lời khuyên : "Chúng ta phải cho Mỹ biết điều then chốt để giải quyết các vấn đề hạt nhân là làm thế nào để chấm dứt tình trạng thù địch giữa Mỹ và Bắc Hàn".

Jiuhuayiping nói : "Tội nghiệp người dân Triều Tiên - sở hữu vũ khí hạt nhân là cách duy nhất họ có thể đối phó với đe dọa và không lo sợ nữa ; họ thà chết còn hơn. Đây hoàn toàn là lỗi của Mỹ".

Độc giả Chinawangxs đặt câu hỏi : "tại sao chúng ta không phóng vài tên lửa hạt nhân sang [Bắc Hàn] và tiêu diệt nước gây rối này ?"

Li Minghang 64183 trả lời : "Vì nếu có tấn công hạt nhân, Bắc Hàn, Nam Hàn, Nhật Bản và vùng Đông Bắc Trung Quốc sẽ đều bị hủy diệt, không phải quốc gia nào cũng vô trách nhiệm như Bắc Hàn".

Indonesia

Một số người dùng Facebook bình luận trên trang của BBC Indonesia về các các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn. Họ đổ lỗi cho Mỹ.

Chẳng hạn, IsnAn Siputranirwana viết bằng tiếng Java : "Rất hay, đừng chờ quá lâu, sao các bạn không thử phóng một quả (tên lửa) nhắm vào Mỹ ?"

Còn Wahyudi thì bình luận : "Trong bụng, Mỹ đang ghen tỵ và thực sự lo lắng cho đất nước của anh đó anh Kim ạ".

Một Facebooker khác thì bình luận bằng tiếng Bahasa Indonesia : "Đừng sợ Mỹ. Bọn này chỉ khoác lác và chỉ có những quốc gia ngu ngốc mới nhận chỉ thị của Mỹ".

Thái Lan

Trên trang Facebook của BBC tiếng Thái, phần lớn độc giả chia sẻ lo ngại về các vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn. Tuy nhiên, một số ít người tìm cách lý giải vì sao Bắc Hàn lại có các cuộc thử này.

Pray Nakkong giải thích, "Vì Mỹ thích xâm lược [các nước khác]. Bắc Hàn đã phát triển vũ khí hạt nhân nhưng họ chưa bao giờ tấn công ai. Một nước nào đó coi nền dân chủ của mình là tốt hơn các nước khác nhưng lại đi ném bom các nước khác".

Độc giả này cũng đổ lỗi cho truyền thông đã thông đồng với ý đồ thay đổi chế độ Bắc Hàn của Mỹ :

"Đôi khi, cuộc tấn công là sai lầm và họ dùng truyền thông để mô tả phía bên kia là kẻ xấu, là một đất nước không có tự do. Mỹ sẽ không bao giờ dám gây chiến".

Một độc giả khác có tên Akiko bình luận bằng tiếng Thái : "[Bắc Hàn] chỉ thử nghiệm thôi, có đe dọa ai đâu. Tại sao lại sợ quá vậy Mỹ ?".

Cùng chung quan điểm này, Pornchai Jinuntuya viết :

"Bắc Hàn [thử tên lửa] trong nước họ, chưa bao giờ xâm lược ai. Không phải như một nước ăn cắp, hôi của của các nước trên khắp thế giới".

Facebooker Sarawutt Phasika trong lúc đó đặt câu hỏi về kế hoạch "phi hạt nhân hóa" Bán đảo Triều Tiên :

"Câu hỏi là : Tại sao Mỹ và Trung Quốc có thể phát triển vũ khí hạt nhân mà Bắc Hàn lại không được ?"

kim3

Hàng chục ngàn người biểu tình chống Hoa Kỳ tại Bình Nhưỡng hôm 23/9

Các chương trình hạt nhân và thử tên lửa của Bắc Hàn gây chú ý nhiều ở các nước Châu Á. Chủ đề này cũng được một số người sử dụng mạng xã hội nhắc tới như điểm tham chiếu cho các vấn đề của chính họ.

Một số ít quan sát tình hình Bắc Hàn với quan điểm văn hóa và chính trị của riêng họ và tỏ sự tức giận với Mỹ. Nhiều người khác tìm cách rút ra bài học từ một nước nhỏ trong một thế giới tàn bạo của các siêu cường.

Là nước Châu Á duy nhất bị chia cắt bởi Chiến tranh Lạnh và trải qua một cuộc chiến tàn khốc với Mỹ (1964-1975), Việt Nam dường như là nước có nhiều bình luận so sánh với hai nước Nam - Bắc Hàn từ cộng đồng mạng xã hội nhất.

*****************

Bắc Triều Tiên : Donald Trump lại dọa sử dụng giải pháp quân sự (RFI, 08/10/2017)

Khẳng định "mọi nỗ lực ngoại giao đã thất bại", tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chỉ có "một giải pháp hiệu nghiệm" đối với Bắc Triều Tiên. Vài giờ sau, Kim Jong-un tuyên bố "đủ sức" răn đe nước Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.

btt1

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại căn cứ không quân Andrews, Maryland, ngoại ô Washington, ngày 07/10/2017. Reuters/Mike Theiler

Cường độ khẩu chiến giữa tổng tư lệnh tối cao của hai quân đội có bom hạt nhân tăng thêm một nấc. Thứ Bảy 07/10/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên mạng Twitter : nhiều đời tổng thống Mỹ đã thương thuyết với Bắc Triều Tiên từ 25 năm qua, nhiều thỏa thuận đã được ký kết và nhiều khối tiền đã cấp cho Bình Nhưỡng nhưng tất cả đều thất bại. Bắc Triều Tiên vi phạm các thỏa thuận khi chưa ráo mực và sỉ nhục các nhà thương thuyết Mỹ.

Theo AFP, sau khi chỉ trích các chính quyền tiền nhiệm không sớm dùng vũ lực ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, tổng thống Donald Trump tuyên bố nắm trong tay "biện pháp duy nhất hiệu nghiệm".

Trong tuần, trong một cuộc trao đổi với các tướng lãnh, chủ nhân Nhà Trắng đã nói đến "tình trạng yên tĩnh trước cơn bão dữ".

Theo Reuters, Bình Nhưỡng, qua các kênh tuyên truyền ngày Chủ Nhật 08/10/2017, phản ứng tức khắc. Vài giờ sau khi bị Donald Trump cảnh cáo, truyền thông Bắc Triều Tiên loan tin Kim Jong-un ca ngợi "sức mạnh hạt nhân của Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên" và khả năng "răn đe đế quốc Mỹ". Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố như trên trong cuộc họp của trung ương đảng Lao Động hôm 08/10, cùng lúc khẳng định chính sách "phát triển song hành hạt nhân và kinh tế" là chủ trương đúng.

Tú Anh

****************

Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong-un (RFI, 07/10/2017)

Theo một bản tin hôm 06/10/2017 của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA được báo Newsweek đưa lại, đại diện của Bình Nhưỡng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 đã tố cáo Mỹ đã mưu toan ám sát lãnh tụ Kim Jong-un hồi tháng Năm.

btt2

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố về bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh của KCNA ngày 22/09/2017. KCNA via Reuters

Đại diện Bắc Triều Tiên cho biết : "Vào tháng Năm năm nay, một nhóm khủng bố tàn ác đã xâm nhập đất nước chúng tôi theo lệnh của CIA Mỹ và tình báo của ngụy quyền Hàn Quốc, với mục đích thực hiện khủng bố nhà nước vào khu vực chính quyền trung ương, sử dụng các hóa chất sinh học. Họ đã bị bắt giữ và bêu trước công chúng. Điều này cho thấy Hoa Kỳ rõ ràng là thủ phạm chính đứng đằng sau".

Bình Nhưỡng cũng muốn làm rõ "lập trường nguyên tắc" đối với Cơ quan chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc, thành lập hồi tháng Sáu. Theo đại diện Bắc Triều Tiên, Washington sử dụng chiêu bài chống khủng bố để lật đổ các chính phủ thù địch. Lý do chính khiến khủng bố quốc tế chưa bị tiêu diệt, là do sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Bình Nhưỡng luôn lên án Mỹ triển khai "Kế hoạch Jupiter", một chiến dịch dùng vũ khí sinh hóa để triệt hạ Kim Jong-un, nhưng các cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh.

Bản tin hôm thứ Sáu 6/10 của KCNA còn nói rằng Washington "đổi màu như tắc kè" để biện minh cho việc lật đổ các chính phủ, đặc biệt tại Trung Đông. Nhân danh chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đưa quân đến Afghanistan, Iraq, Libya. Cả ba nước này hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh, và Bắc Triều Tiên nêu Iraq và Liyba là hai ví dụ cho thấy do chính phủ hai nước này từ bỏ chương trình nguyên tử, nên sau đó đã bị Mỹ tấn công.

Thụy My

Published in Quốc tế