Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Myanmar cam kết hp tác vi kế hoch hòa bình ca ASEAN

VOA, 24/10/2021

Các lãnh đo quân nhân ca Myanmar hôm Ch Nht cam kết hp tác "nhiu nht có th" vi kế hoch hòa bình đã đt được vi ASEAN, dù lên án hip hi ca Đông Nam Á đã loi ch huy hàng đu ca nước này khi mt hi ngh thượng đnh vào tun này.

myanmar3

Người phát ngôn B Ngoi giao Indonesia, Teuku Faizasyah.

Trong mt thông báo trên truyn thông nhà nước hôm Ch Nht, chính quyn cho biết h đ cao nguyên tc v vic chung sng hòa bình vi các nước khác và s hp tác vi Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhm tuân th "s đng thun" gm 5 đim đã được nht trí vào tháng Tư, mt kế hoch vn được phương Tây và Trung Quc hu thun.

Các ngoi trưởng ASEAN hôm 15 tháng Mười đã quyết đnh loi ông Min Aung Hlaing, người lãnh đo cuc đo chính Myanmar ngày 1 tháng Hai, vì ông không thc hin kế hoch đó, bao gm vic chm dt thù đch, bt đu đi thoi, cho phép h tr nhân đo và cho phép mt đc phái viên tiếp cn toàn din Myanmar.

Chính quyn Myanmar đã đáp tr vào cui ngày th Sáu, cáo buc ASEAN đã ri xa các nguyên tc ca mình v s đng thun và không can thip.

Myanmar t chi đng ý c mt đi din Myanmar trung lp v chính tr ti tham d thay ông Min Aung Hlaing.

Brunei, nước ch tch ASEAN, đã không có phn ng trước s ch trích ca Myanmar.

Mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao Thái Lan t chi bình lun hôm th By, vi lý do đây là vn đ nhy cm, trong khi người phát ngôn B Ngoi giao Indonesia, Teuku Faizasyah, cho biết s đng thun ca ASEAN v vic ai s đi din cho Myanmar ti hi ngh thượng đnh là "hướng dn chung cho tt c các thành viên ASEAN".

Hơn 1.000 dân thường đã thit mng trong mt cuc đàn áp hu đo chính Myanmar. Hàng nghìn người khác b giam gi mà trong s đó, nhiu người b tra tn hoc đánh đp, theo Liên Hp Quc, dn li các nhà hot đng. Chính quyn b cáo buc s dng vũ lc quân s quá mc đi vi dân thường.

Chính ph khng đnh nhiu người trong s nhng người b giết hoc b giam gi là "nhng k khng b" gây bt n đt nước. Người đng đu quân đi tun trước cho biết các lc lượng đi lp đang kéo dài tình trng bt n.

Theo Reuters

***********************

Khủng hoảng Miến Điện hay là khủng hoảng bản sắc ASEAN ?

Minh Anh, RFI, 18/10/2021

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, không được mời tham dự thượng đỉnh ASEAN. Quyết định này được đưa ra sau một "cuộc họp khẩn cấp" giữa các ngoại trưởng khối ASEAN, được triệu tập một cách vội vàng hôm thứ Sáu 15/10/2021. Sự việc cho thấy ASEAN đang phải đối mặt với thất bại trong việc giải quyết hậu quả của khủng hoảng Miến Điện.

miendien1

Cờ các quốc gia thành viên trước trụ sở ban thư ký Hiệp hội ASEAN tại Jakarta, Indonesia ngày 21/04/2021. AP - Tatan Syuflana

Chưa có lúc nào tính chính đáng của khối 10 nước thành viên Đông Nam Á lại bị suy yếu, bị thử thách dữ dội như lúc này. Nhất là trong bối cảnh cuộc đua giành thế siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc mỗi lúc một gia tăng, khiến cho tính trung lập - "nền tảng hành động chung" của khối ASEAN - mỗi lúc bị đe dọa.

Cuộc khủng hoảng Miến Điện làm lộ rõ những yếu kém, sự chia rẽ cũng như là sự thiếu đồng thuận trong khối. Theo quan sát của thông tín viên đài RFI, Carol Isoux, trong cuộc khủng hoảng này có hai luồng xu hướng trong nội bộ ASEAN. Một bên chủ trương đường lối cứng rắn gồm các nước Singapore, Indonesia và Malaysia. Và bên kia là Thái Lan cùng với Việt Nam ngả theo hướng tìm kiếm đồng thuận.

Thế nhưng, theo phân tích của chuyên gia Michael Vatikiotis*, trên mục Quan điểm của trang mạng Nikkei Asia, đó còn là một sự thờ ơ của lãnh đạo nhiều nước thành viên, thiếu thiện chí giải quyết các vấn đề của khu vực và một sự tương tác kém giữa các lãnh đạo quốc gia. Và điều này đã gây khó khăn cho việc ra quyết định và các hoạt động ngoại giao khu vực.

Vị giám đốc Trung tâm Đối thoại Nhân đạo, và là tác giả tập sách "Lives Between The Lines : A Journey in Search of the Lost Levant", cho rằng có ít nhất hai lý do. Thứ nhất, đó là do tình hình chính trị nội bộ và những đặc thù cơ cấu chính trị của những nước thành viên.

Singapore đang trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo phức tạp và kéo theo đó là đại dịch Covid-19. Malaysia cũng có một chính phủ chuyển tiếp yếu kém và không thể thiết lập đa số ở nghị viện. Thủ tướng Thái Lan suýt bị lật đổ vì một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Trong khi đó, tổng thống Indonesia Joko Widodo nổi tiếng không quan tâm đến các vấn đề đối ngoại. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang trong năm cuối cầm quyền. Còn Cam Bốt, Lào, Việt Nam và Brunei được cai trị bởi những nhà lãnh đạo mạnh mẽ và lâu bền, nhưng lại tỏ ra kín tiếng và tập trung vào các vấn đề nội bộ.

Thế nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các nỗ lực thực hiện kế hoạch năm điểm về Miến Điện của khối, được thống nhất hồi tháng 04/2021 tại một hội cấp cao khẩn cấp đặc biệt ở Jakarta đã không đi đến đâu.

Thứ hai, ông Michael Vatikiotis cho rằng ASEAN cũng đã thất bại trong việc củng cố ban thư ký và vai trò của tổng thư ký, một trở ngại lớn cho những tư duy sáng tạo. Tuy điều lệ của tổ chức có quy định trao quyền cho tổng thư ký để đưa ra các hòa giải, nhưng nhiều nước thành viên lại không cho phép điều này khi cho rằng kiểu hành xử này đe dọa khái niệm quý giá của tổ chức : Không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhóm. 

Chính vì những hạn chế đó mà tiếng nói của ASEAN đã bị hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc phớt lờ, chỉ bận tâm đến những mục tiêu chiến lược của riêng mình. Liên minh bộ ba chiến lược mới gồm Mỹ, Anh, và Úc cũng đã gạt khối ASEAN sang một bên. Hơn nữa, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không muốn thấy một khối ASEAN vững mạnh, hiệu quả hơn, có nguy cơ cản trở những khát vọng quyền lực to lớn và làm mòn những chiến lược tổng bằng không của họ.

Cuối cùng, vị chuyên gia này cho rằng, với một giới lãnh đạo không thích hợp, sự yếu kém kinh niên về thể chế và sự phân cực hóa địa chính trị ngày càng gia tăng, cơ may để củng cố vai trò và tính xác đáng của khối ASEAN dường như mỗi lúc đang bị bào mòn !

Minh Anh

**********************

Miến Điện thả hơn 5.000 người biểu tình chống đảo chính

Thanh Phương, RFI, 18/10/2021

Hôm 18/10/2021, tập đoàn quân sự Miến Điện thông báo sẽ trả tự do cho hơn 5.000 người bị bắt giam vì đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối vụ đảo chính đầu tháng 2.

miendien2

Sinh viên và giảng viên các trường Đại học biểu tình, bãi khóa chống đảo chính quân sự tại Mandalay, Miến Điện, ngày 13/03/2021. AP

Theo tuyên bố của tướng Min Aung Hlaing trên đài truyền hình Nhà nước, được hãng tin AFP trích dẫn, tổng cộng 5.636 tù nhân sẽ được ân xá và phóng thích trước ngày lễ Phật Giáo Thadingyut bắt đầu từ ngày mai 19/10. Tuy nhiên, lãnh đạo tập đoàn quân sự không đáp ứng yêu cầu của AFP cung cấp chi tiết về những người nằm trong danh sách được trả tự do.

Còn theo hãng tin Reuters, trong bài phát biểu, tướng Min Aung Hlaing lại bảo vệ các quyết định của chính quyền quân sự, nhấn mạnh đến những hành động "bạo lực và khiêu khích" của những người biểu tình chống đảo chính.

Thông báo nói trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi hiệp hội ASEAN ra quyết định không mời lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện đến dự thượng đỉnh các nước Đông Nam Á tại Brunei cuối tháng này, do chính quyền Naypyidaw đã không thực hiện đầy đủ kế hoạch 5 điểm giúp nối lại đối thoại tại Miến Điện 9 tháng sau cuộc đảo chính quân sự. Tập đoàn quân sự đã chỉ trích quyết định của ASEAN, xem đây là một sự vi phạm nguyên tắc của hiệp hội về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.

Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, quân đội Miến Điện đã tiến hành một cuộc đàn áp đẫm máu, giết hại hơn 1.100 thường dân và bắt giam khoảng 7.000 người biểu tình phản đối đảo chính, theo số liệu của Hiệp hội trợ giúp các tù nhân chính trị.

Vào cuối tháng 6, chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho hơn 2.000 người biểu tình chống đảo chính, trong đó có cả những phóng viên Miến Điện đã viết bài chỉ trích tập đoàn quân sự.

Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (NUG), phe đối lập, hôm nay đã ra thông cáo hoan nghênh quyết định của ASEAN không mời lãnh đạo tập đoàn quân sự đến dự thượng đỉnh ở Brunei, tuyên bố họ mới xứng đáng là đại diện của Miến Điện đến dự thượng đỉnh này. Tuy nhiên, phát ngôn viên Chính phủ Đoàn kết Dân tộc nhấn mạnh họ sẵn sàng chấp nhận việc ASEAN mời một đại diện khác thật sự trung lập đến dự thượng đỉnh Brunei.

Thanh Phương

Published in Châu Á