Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giáo hoàng tông du Miến Điện, trong bối cảnh khủng hoảng Rohingya (RFI, 27/11/2017)

Hôm 27/11/2017, đức giáo hoàng Francis tới Miến Điện, bắt đầu chuyến tông du 4 ngày trước khi sang Bangladesh. Đây là lần đầu tiên, một giáo hoàng tới Miến Điện, nơi tín đồ Công giáo chỉ chiếm có 1,2% dân số. Tại Miến Điện, giáo hoàng Francis sẽ gặp lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi và chỉ huy quân đội, tướng Min Aung Hlaing.

giaohoang1

Một nhà sư đi qua một tấm áp phích cỡ lớn có ảnh giáo hoàng Francis, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 26/11/2017. Reuters/Jorge Silva

Theo giới phân tích, chắc chắn cuộc khủng hoảng Rohingya với các vụ bạo hành của quân đội Miến Điện, là một trong những yếu tố thúc đẩy lãnh đạo tòa thánh Vatican tới Miến Điện và Bangladesh, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Phật và Hồi giáo.

Theo thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou, hàng nghìn tín đồ Công giáo đã tới Rangoon để đón tiếp giáo hoàng Phanxico :

"Cùng với hàng chục người khác, Nonra đã trải chiếu ngủ ngay dưới đất, phía trước Nhà Thờ Rangoon. Đối với một tín đồ Công giáo như cô thì chuyến tông du của đức giáo hoàng là một cơ hội không thể bỏ lỡ. Cô nói : Đây là một cơ may hiếm có được nhìn thấy đức giáo hoàng. Điều này chỉ có thể xẩy ra một lần trong đời người. Cho dù tôi đã phải đi rất xa để tới đây, nhưng tôi rất hài lòng và tôi tin rằng, sau chuyến công du của đức giáo hoàng, đất nước này sẽ trở nên bình yên.

Các giáo dân có rất nhiều hy vọng vào chuyến đi của giáo hoàng Francis. Patricia, 25 tuổi, từ miền bắc tới. Cô sẽ dự thánh lễ dành cho giới trẻ, tại nhà thờ Sainte Marie. Cô cho biết : Tôi rất phấn khích. Tôi nghe nói tại Colombia, đức giáo hoàng đã cho một bạn trẻ đặt câu hỏi. Tôi hy vọng là đức giáo hoàng sẽ chỉ định tôi và tôi sẽ hỏi : Vì sao đức thánh cha lại chọn Miến Điện để tông du. Tôi nghĩ là ngài có tầm nhìn của đức chúa, bởi vì hiện nay, Miến Điện đang trải qua khủng hoảng. Đức chúa đã phái ngài đến Miến Điện để mang lại hòa bình cho chúng tôi.

Đó là cuộc khủng hoảng Rohingya, sắc dân thiểu số theo đạo Hồi. Đối với giáo hội Công giáo Miến Điện, đức giáo hoàng cần tránh nói tới từ Rohingya, rất nhậy cảm tại Miến Điện. Nhiều tín đồ Công giáo cho biết, nếu giáo hoàng Francis dùng từ này, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ kiếm cớ gây ra nhiều vấn đề".

Đức Tâm

********************

Giáo hoàng Francis thăm Miến Điện (VOA, 27/11/2017)

Giáo hoàng Francis sẽ thăm Miến Đin vào ngày 27/11, và đây s là chuyến công du khá nhy cm ti quc gia b M cáo buộc là "thanh trừng sc tc" đi vi người Hi giáo Rohingya.

giaohoang2

Giáo hoàng Francis và bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gp Vatican hi tháng Năm năm nay.

Sau Miến Đin, người đng đu Vatican cũng s ti Bangladesh, nơi hơn 600 nghìn người đã b chy ti lánh nn, trước điu t chc Ân xá Quc tế gi là "ti ác chng nhân loi" như giết người, hãm hiếp, mà quân đi Miến Đin đã bác b.

Lịch trình ca Giáo hoàng Francis không bao gm chuyến thăm mt tri t nn, nhưng ông d kiến s gp mt nhóm nh người Rohingya Dhaka, th đô Bangladesh.

giaohoang3

Người t nn Rohingya.

Theo Reuters, chuyến đi này nhy cm ti mc mt s c vn ca Giáo hoàng Francis đã cnh báo ông không được s dng t "Rohingya" vì lo ngi s c ngoi giao này s khiến quân đi và chính ph Miến Điện chuyn hướng nhm mc tiêu vào các tín đ Công giáo thiu s.

Hãng tin này còn nhận đnh rng nhng thi khc căng thng nht ca chuyến công du t ngày 26/11 ti 2/12 có l là các cuc gp riêng vi người đng đu quân đi Miến Đin, tướng Min Aung Hlaing cũng như vi lãnh đo dân s Aung San Suu Kyi.

Trong những tun gn đây, Bangladesh và Miến Đin đã đng ý v vic hi hương hàng trăm nghìn người Rohingya đã b chy sang Bangladesh đ tránh tình trng bo lc bang Rakhine Miến Đin, theo VOA News.

**********************

Giáo hoàng Francis thăm Myanmar (BBC, 27/11/2017)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Giáo hoàng Francis tới Myanmar, đất nước có đa số dân theo Phật giáo nhưng hiện bị cáo buộc thực hiện thanh lọc sắc tộc nhắm vào người Rohingya.

giaohoang4

Giáo hoàng Francis được chào đón tại Sân bay Quốc tế Yangon, Myanmar vào ngày 27/11

Giáo hoàng dự kiến gặp bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo quân sự nước này.

Sau đó, ông dự kiến thăm Bangladesh nơi ông sẽ gặp một nhóm người tỵ nạn Rohingya.

giaohoang5

Người thiểu số Kachin trong trang phục truyền thống chờ đợi Giáo hoàng dọc theo một con phố ở Yangon vào ngày 27/11

Vị Giáo hoàng 80 tuổi nổi tiếng với quan điểm ôn hòa và sẵn sàng lên án tình trạng bất công trên toàn cầu.

Giới quan sát tập trung vào khả năng liệu Giáo hoàng có dùng từ 'Rohingya' để mô tả dân tộc thiểu số Hồi giáo của nước này hay không.

Giới chức Myanmar đã bác bỏ từ này, làm gia tăng mối lo ngại bùng nổ bạo lực nếu nó được Giáo hoàng sử dụng.

Giới chức Myanmar nói người Rohingya di cư bất hợp pháp từ Bangladesh nên không được coi là một trong những nhóm sắc tộc của đất nước. Họ nói rằng cuộc đàn áp quân sự ở Rakhine là để triệt hạ các phần tử nổi dậy, nhưng Liên Hiệp Quốc mô tả đây là 'cuộc thanh lọc sắc tộc điển hình' - các nhà bình luận quốc tế cho hay.

Giáo hoàng từng dùng thuật ngữ "anh chị em Rohingya của chúng ta" và phản đối các cuộc bức hại, nhưng Hồng y Myanmar yêu cầu Giáo hoàng tránh sử dụng cụm từ này trong chuyến thăm do lo ngại việc kích động vấn đề nhạy cảm có thể dẫn tới bạo lực ở quốc gia Phật giáo này.

Hơn 600.000 người Rohingya chạy sang nước láng giềng Bangladesh từ hồi tháng Tám sau khi các vụ tấn công vào trụ sở cảnh sát làm bùng nổ đàn áp quân sự tai bang Rakhine.

Tuần trước, Myanmar và Bangladesh ký một thỏa thuận trao trả hàng trăm ngàn người trốn qua biên giới. Tuy nhiên các cơ quan cứu trợ bày tỏ lo ngại về sự an toàn của những người bị buộc phải trở về.

Được biết trong chuyến thăm dài sáu ngày, Giáo hoàng sẽ khuyến khích đối thoại và hòa giải sau các thỏa thuận ban đầu đạt được vào tuần trước.

Chuyến viếng thăm Myanmar của Giáo hoàng được chuẩn bị trước khi nổ ra khủng hoảng tại Myanmar, cụ thể là vào hồi tháng Năm khi ông gặp bà Suu Kyi tại Vatican. Người từng đoạt giải Nobel Hòa bình hiện phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt về sự im lặng của bà trong cuộc bức hại người Rohingya.

Khoảng 660.000 người Công giáo thiểu số ở Myanmar trông đợi được nhìn thấy Giáo hoàng ở Yangon.

Giáo hoàng Francis là lãnh đạo Công giáo đầu tiên đến thăm Bangladesh từ năm 1986.

********************

Giáo hoàng thăm Myanmar (RFA, 27/11/2017)

Giáo hoàng Francis đã đến Miến Điện, khởi đầu chuyến viếng thăm Đông Nam Á và Nam Á kéo dài 1 tuần lễ của Ngài.

giaohoang6

Hình chụp do văn phòng báo chí tòa thánh Vatican cung cấp hôm 27/11/2017 : Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon chào Giáo hoàng Francis (trái) - AFP

Đây là lần đầu tiên một vị chủ chăn Giáo hội Công giáo La Mã, đến thăm Miến Điện, một quốc gia đại đa số dân theo Phật giáo.

Lịch trình do Tòa Thánh Vatican và chính phủ Miến cùng phổ biến cho thấy trong thời gian có mặt tại Ranggon, Ngài sẽ gặp lãnh tụ Aung San Suu Kyi và Tư lệnh Quân đội Miến là tướng Min Aung Hlaing.

Bên cạnh 2 cuộc gặp gỡ quan trọng này, Giáo hoàng sẽ có những buổi gặp gỡ với tập thể giáo dân công giáo, nhưng chưa rõ Ngài có gặp các vị đại diện của những tôn giáo khác hay không.

Mặt dù đến thăm quốc gia Phật giáo Miến Điện với tư cách người lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã, nhưng mọi chú ý đều được dành cho những phát biểu Giáo hoàng sẽ nói đến trong 4 ngày có mặt tại Miến, xem liệu Ngài có nói gì đến số phận của hơn 620.000 người Hồi giáo Rohingya sinh sống ở Miến phải bỏ nhà cửa chạy tỵ nạn vì bị đàn áp hay không.

Trước đây, Giáo hoàng Francis từng gọi tập thể người Rohingya là anh chị em của Ngài, ngay cả khi sửa soạn rời Vatican để sang thăm Rangoon, Ngài cũng yêu cầu mọi người cùng dâng lời cầu nguyện để sự hiện diện của Ngài ở Miến Điện là chỉ dấu của quan hệ và hy vọng.

Phát biểu này được xem là dấu hiệu cho thấy Ngài sẵn sàng góp sức giúp chính phủ Miến giải quyết vấn đề Rohingya, tập thể đã sống ở Miến lâu đời nhưng vẫn bị xem là tập thể di dân bất hợp pháp, không được hưởng những quyền lợi căn bản mà người dân Miến được hưởng.

Chính vì thế nên trong các cuộc tiếp xúc với báo chí nước ngoài, những người Rohingya đều nói rằng họ trông chờ Giáo hoàng kêu gọi chính phủ Miến cho họ được nhập tịch, được đối xử công bằng, hưởng mọi quyền lợi mà công dân Miến đang hưởng.

Những nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay dường như chính Giáo hội Công giáo Miến Điện cũng không muốn Ngài dùng từ Rohingya trong các bài phát biểu hay bài giảng, đề nghị Ngài nên dùng từ Bengalis, có nghĩa là những người di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.

Cũng có đồn dãi cho rằng Giáo hội Công giáo Miến Điện không muốn Giáo hoàng dùng từ Rohingya vì e ngại sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với tập thể người theo Phật giáo chiếm đa số, đặc biệt là những phần tử quá khích.

Hiện nay dân số Miến Điện là 53 triệu 500 ngàn người, gần 90% theo Phật giáo, chỉ có 700.000 người Công giáo.

Cũng xin nói thêm khoảng 200.000 giáo dân Miến Điện từ khắp nơi đổ về Rangoon để đón Giáo hoàng Francis. Sau Miến Điện, trạm dừng chân kế tiếp của Ngài sẽ là Bangladesh.

Tại thủ đô Dhaka của quốc gia Nam Á này, Ngài sẽ gặp đại diện của người Hồi giáo Rohingya.

Published in Châu Á