Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thương chiến Mỹ-Trung sẽ được giải quyết tại thượng đỉnh G20 ? (BBC, 24/06/2019)

Nếu chủ tịch Tập Cận Bình gặp tổng thống Donald Trump tại hội nghị G20 thì Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó nhưng Mỹ cũng cần tránh làm Bắc Kinh mất mặt, khách mời nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 20/6/2019, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Nhật Bản.

g201

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 27-29/6

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka, Nhật Bản từ ngày 27-29/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc gặp Trump-Tập được cho là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

G20 và thương chiến Mỹ-Trung

Tham gia chương trình, giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà bang giao quốc tế từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói với Bàn tròn Thứ Năm (20/6) tại London :

"Nếu Tập Cận Bình gặp Donald Trump tôi nghĩ rằng bên Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó".

Tuy nhiên, thương chiến Mỹ-Trung sẽ không thể được giải quyết trong hội nghị G20 lần này, giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích :

"Vấn đề thương chiến sẽ không ngưng cho đến khi có bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

"Tổng thống Donald Trump cần gây sự với các nước ngoài để lấy phiếu của người Mỹ" và sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa".

Trường hợp "nếu vấn đề thương chiến được êm đi thì các vùng khác sẽ bị khó khăn", ông nói thêm.

"Nếu Trung Quốc mà nhượng bộ nhiều và Trump không thể dùng vấn đề Trung Quốc để đi ra đầu phiếu thì tôi nghĩ Trump sẽ gây sự với chỗ khác, ví dụ như Iran chẳng hạn".

Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận về thương chiến Mỹ-Trung tại G20 sắp diễn ra, ông nói :

"Một số trường hợp cho là ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài để qua hết nhiệm kỳ ông Trump biết đâu nhiệm kỳ sau là người khác lên sẽ đỡ đi.

"Điều đó cũng có thể đúng nhưng mà chắc chắn ông Trump sẽ không để cho phía ông Tập Cận Bình có thời gian để câu giờ như vậy mà ông muốn có câu trả lời sớm.

"Bởi vì kỳ họp năm ngoái ở Argentina đã trì hoãn, cũng đã hoãn cho đến bây giờ", do đó, "đã tới thời điểm quyết định".

Tuy nhiên, để đạt được kết quả từ phía Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng cần tránh làm mất mặt Bắc Kinh, nhà báo Đỗ Thông Minh nói thêm.

"Cái quan trọng nhất là nếu Mỹ làm quá mà Trung Quốc mất mặt, Trung Quốc bây giờ là nước lớn thứ nhì rồi đừng có làm Trung Quốc mất mặt quá.

"Thành ra nó phải có sự nhượng bộ vừa phải để bên ngoài người ta nhìn vào đừng có quá mất mặt thì nó mới có thể đạt được.

"Nếu ông Trump mà cứ cho mình là trên hết và ép Trung Quốc phải đi theo thì có thể dồn họ vào đường cùng là họ phản ứng chứ họ không có đáp ứng".

G20 và vấn đề Hong Kong

Liên quan đến vấn đề Hong Kong và các cuộc biểu tình diễn ra gần đây, giáo sư Ngô Vĩnh Long nói rằng nó "không có ảnh hưởng lắm" đến cuộc gặp dự kiến Trump-Tập tại G20.

Vì theo ông Long, "Trump không để ý đến vấn đề nhân quyền".

"Đối với Trump vấn đề buôn bán, vấn đề làm cái gì để cho Trump có thể chứng minh với dân chúng Mỹ rằng gặp Tập Cận Bình có lợi về kinh tế chứ còn tôi nghĩ vấn đề chính trị, nhất là đối với Hong Kong thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới Trump".

Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Reuters, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Quân cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép thảo luận về vấn đề Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

Các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, ông Trương Quân phát biểu tại một cuộc họp hôm 24/6 tại Bắc Kinh.

*****************

Trung Quốc ‘không cho phép G20 thảo luận vấn đề Hong Kong’ (VOA, 24/06/2019)

Trợ lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Zhang Jun hôm 24/6 nói rng Trung Quc s không cho phép các quc gia G20 tho lun v vn đ Hong Kong ti hi ngh thượng đnh sp ti.

g202

Chủ tịch Trung Quc Tp Cn Bình, Tng thng M Donald Trump ti Thượng đnh G20 Argentina 1/12/2018.

"Tôi có thể chc chn vi quý v rng G20 s không tho lun v vn đ Hong Kong. Chúng tôi s không cho phép G20 tho lun v vn đ Hong Kong", ông Zhang nói, khi được hi liu Tng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình có sẽ tho lun v Hong Kong ti G20 hay không.

"Hong Kong là đặc khu hành chính ca Trung Quc. Các vn đ Hong Kong hoàn toàn là mt vn đ ni b ca Trung Quc. Không nước nào khác có quyn can thip", ông Zhang nói.

"Chúng tôi sẽ không cho phép bt kỳ quc gia hay cá nhân nào can thip vào công vic ni b ca Trung Quc, bt k s dng bin pháp nào, ti bt c đa đim nào", ông Zhang nói thêm.

Reuters tường thut rng Bc Kinh cho biết h ng h quyết đnh ca Trưởng đc khu Hong Kong Carrie Lam v vic trì hoãn d lut dn đ, nhưng li tc gin vì nhng ch trích ca các nước phương Tây, trong đó có c Washington, v d lut này.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 24/6, hơn 100 người đã biu tình chn li vào mt tòa nhà chính ph ca Hong Kong đ phn đi d lut dn đ ti phm sang Trung Quc đi lc, theo hãng tin Reuters.

Các nhà hoạt đng, ch yếu là sinh viên, yêu cu chính quyn rút li dự lut này, xóa b mi cáo buc đi vi nhng người b bt trong các cuc biu tình gn đây và ngưng xem các cuc biu tình này là hành đng bo lon.

*******************

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình tẩy chay "truyền thông đỏ" (RFA, 24/06/2019)

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan đội mưa suốt 4 giờ đồng hồ vào chiều ngày 23/6/2019 trước con đường dẫn vào Phủ Tổng thống ở Đài Bắc để phản đối và kêu gọi tẩy chay "truyền thông đỏ" có nguy cơ làm suy yếu nền dân chủ của đảo quốc này.

g203

Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình phản đối truyền thông đỏ và đòi bảo vệ dân chủ ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

Cuộc biểu tình do nhà lập pháp Huang Kuo-chang của Đảng Sức mạnh Thời đại (NPP) và Youtuber nổi tiếng Holger Chen tổ chức trong bối cảnh mà ông Huang gọi là "các mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài thẩm thấu vào người dân Đài Loan khiến người dân khó hưởng được dân chủ".

"Nhiều người đi trước đã trải qua máu và mồ hôi để cho chúng ta tự do và dân chủ. Tôi không muốn thấy 'thế lực đỏ' xâm chiếm Đài Loan để kiểm soát phương tiện truyền thông và thao túng những gì mọi người nghĩ", anh Alex Chang - một người biểu tình nói với hãng tin AFP.

Các cơ quan truyền thông bị cáo buộc thân Trung Quốc

Người biểu tình cáo buộc các đài truyền hình ở Đài Loan như CTiTV, CTV và các cơ quan truyền thông khác có xu hướng chỉ đưa những bản tin có lợi cho Trung Quốc.

Họ cũng cho rằng sự phản đối "truyền thông đỏ" cũng bao gồm các cơ quan báo đài bị đặt dưới sự lãnh đảo của đảng cộng sản Trung Quốc.

Các đài kể trên bị chỉ trích là đưa các bản tin thiên về Trung Quốc hay phớt lờ các cuộc biểu tình lên tới hàng triệu người vừa qua của người Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi.

Hãng tin CNA dẫn lời nhà lập pháp Huang Kuo-chang nói rằng, bảo vệ và yêu Đài Loan "không phải là bằng sáng chế thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay đảng chính trị nào", vì tên lửa của Trung Quốc sẽ không phân biệt giữa những người ủng hộ Đảng Dân Tiến (DPP) hay các đối tác Quốc dân đảng (KMT) của họ.

"Điều tương tự cũng áp dụng cho các cơ quan truyền thông đỏ, những người nhận trợ cấp từ đảng cộng sản Trung Quốc bằng một tay và sử dụng tay còn lại để tạo ra tin tức giả mạo nhằm gây thiệt hại cho nền dân chủ của Đài Loan.

Họ là kẻ thù chung của chúng tôi và đòi hỏi sự kháng cự tập thể", ông Huang khẳng định.

g204

Ông Huang Kuo-Chang (phải) và YouTuber Holger Chen nói trước cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

"Truyền thông đỏ" theo cách hiểu của người Đài Loan là các tập đoàn có kênh truyền thông nhận nguồn vốn từ Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc ảnh hưởng phát tán những tin tức giả, có lợi cho đại lục ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của đảo quốc này.

Ngay trước cuộc biểu tình, bà Thái Anh Văn, Tổng thống đắc cử hồi năm 2016 đã lên tiếng ủng hộ.

"Một Trung Quốc"

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà Bắc Kinh sẽ lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.

Hồi đầu năm 2019, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".

Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngay sau đó cũng đáp trả và tuyên bố là đảo quốc này sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ", đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.

*******************

Indonesia, đồng minh bất ngờ của Trung Quốc về Tân Cương (RFI, 24/06/2019)

Vùng Tân Cương, Trung Quốc, lại thu hút chú ý trong tuần qua, trước tiên với chuyến thăm của phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách chống khủng bố, bị Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, cho rằng chuyến đi gọi là thị sát này sẽ chứng thực cho luận điểm chống khủng bố được Bắc Kinh dùng để biện minh cho việc đàn áp, bắt giữ cả triệu người Hồi Giáo.

g205

Cổng dẫn vào một trung tâm đào tạo nghề đang được xây dựng ở Dabancheng, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh minh họa. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Trong bối cảnh chính sách Tân Cương của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh vừa có được một đồng minh không ai ngờ : Indonesia, quốc gia đông dân cư Hồi Giáo nhất hành tinh.

Theo tờ báo lớn Indonesia, Kompas, ngày 18/06/2019, có cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia lớn trên vấn đề khủng bố trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.

Tờ báo trích lời tổng thư ký Hội Hữu Nghị của các tổ chức Hồi Giáo Indonesia, Lufti Amir Attamini, cho rằng "khủng bố ngày nay là kẻ thù chung lớn nhất của chúng ta. Trung Quốc được hoan nghênh khi đến hợp tác với Indonesia vì chúng tôi rất có kinh nghiệm trong việc chống khủng bố".

Kompas cũng trích nguyên văn lời đại diện Ủy Ban Luật Pháp Quốc hội Trung Quốc, đã tham gia cuộc gặp và giải thích rằng "trong khuôn khổ áp dụng luật chống khủng bố, chúng tôi cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nhằm giúp các công dân hội nhập vào cộng đồng, vào gia đình. Chúng tôi giúp họ, giáo dục họ, cho họ những kỹ năng tốt và có ích cho cộng đồng".

Một chuyến thăm Tân Cương để phủ nhận việc có đàn áp

Cuộc gặp tại Jakarta nói trên là kết luận của một chuyến đi thăm Tân Cương của đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia do Trung Quốc tổ chức vào tháng 02/2019, có sự tham gia của Hội Đồng Các Nhà Thần Học Indonesia, rất bảo thủ, các nhà giáo lý truyền thống của hiệp hội Nahdlatul Ulama và các giáo sĩ tiến bộ của tổ chức Muhammadiyah.

Lãnh đạo Hội đồng Các Nhà Thần Học, ông Mujidin Junardi, vào lúc ấy, đã giải thích với báo Kompas : "Ngoài việc thắt chặt quan hệ với những người Hồi Giáo khác, chuyến đi còn nhằm phản bác các thông tin và lời tố cáo, theo đó người người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp, truy bức, kể cả việc bị bắt bớ, giam cầm trong các trại cải tạo".

Nhân vật này còn nói thêm là "không nên để bị các truyền thông phương Tây ảnh hưởng, nhất là trong thời buổi chiến tranh thương mại, phải thận trọng trước tin thất thiệt có lợi cho một số quốc gia".

Báo Kompas nhắc lại là tại Trung Quốc có 23 triệu người Hồi Giáo thuộc 13 sắc tộc khác nhau. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 10 triệu, và có 720 tổ chức Hồi Giáo tập hợp trong một tổ chức Hồi Giáo duy nhất ở cấp toàn quốc.

Tờ báo Indonesia tỏ vẻ tán thưởng : "Tuy là một quốc gia cộng sản tách biệt nghiêm ngặt giữa tôn giáo và Nhà nước, nhưng Trung Quốc qua nhiều cách, đã góp phần cho việc phát triển tôn giáo. Ví dụ đã trợ cấp cho tất cả các đền thờ, tài trợ cho chương trình giáo dục đối với những người muốn trở thành chức sắc Hồi Giáo".

Tại sao Jakarta không lên tiếng về Tân Cương

Cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta tuần qua và thái độ hậu thuẫn Trung Quốc từ phía các tổ chức Hồi Giáo Indonesia đã được tờ South China Morning Post chú ý. Trong bài báo ngày 23/06/2019, tờ báo tìm cách giải thích : Vì sao Indonesia lại im lặng trước vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ (ở Trung Quốc), trong lúc lại phẫn nộ trước cuộc khủng hoảng người Rohingya (ở Miến Điện) ?

Tờ báo Hồng Kông trích một bản báo cáo mới công bố ngày 20/06 của Viện Phân Tích về Chính Sách các Tranh Chấp, trụ sở ở Jakarta, nêu bật trước tiên sự kiện là một số nhân vật và tổ chức Hồi Giáo Indonesia nhìn thấy những thông tin về đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là những luận điệu tuyên truyền của phương Tây nhằm hạ bệ Trung Quốc, trong lúc mà Bắc Kinh đang có tranh chấp thương mại với Mỹ.

Lý do thứ hai là phía chính quyền của tổng thống Joko Widodo lo ngại rằng việc lên tiếng mạnh mẽ hơn trên vấn đề Tân Cương sẽ khuyến khích cánh Hồi Giáo cực đoan, giúp phe này có ảnh hưởng nhiều hơn trên chính trường Indonesia.

Báo cáo của Viện nghiên cứu nói trên đã trích lời tiến sĩ Munajat Stain một cố vấn cấp cao của tổng thống Joko Widodo, giải thích rằng chính quyền "không muốn dấn thân vào chuyện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vì điều đó chỉ làm tăng sức mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan trong cánh đối lập".

Cố vấn này xác định : "Các vấn đề ngoại giao của chúng tôi đối với Trung Quốc không phải là chuyện Tân Cương, mà là các hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông và gây bất ổn định an ninh cho vùng Đông Nam Á, chứ không phải là người Duy Ngô Nhĩ".

Về người Duy Ngô Nhĩ, Indonesia xem hành động của Bắc Kinh là câu "trả lời chính đáng trước vấn đề ly khai", Jakarta có phần nể nang đối tác thương mại quan trọng, không muốn can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc…

Vả lại, hai tổ chức Hồi Giáo lớn của Indonesia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah đã đến Tân Cương và đã tin vào lời bảo đảm của Trung Quốc là họ bảo vệ tự do tôn giáo.

Mai Vân

Published in Châu Á