Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc không cho vợ nhà hoạt động Đài Loan thăm chồng (RFA, 30/01/2018)

Trung Quốc ngăn cản không để vợ của nhà hoạt động dân chủ Đài Loan nhập cảnh thăm chồng là ông Lý Minh Chí, một nhân viên của tổ chức phi chính phủ hiện đang bị chính phủ Trung Quốc bắt giam. Hãng tin AFP loan tin hôm thứ ba ngày 30 tháng Giêng.

chaua1

Bà Lee Ching-yu phát biểu trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc vào ngày 9 tháng 9 năm 2017. AFP

Ông Lý bị bắt trong chuyến sang đại lục hồi tháng 3 năm ngoái và đã bị một tòa án ở tỉnh Hồ Nam kết án 5 năm tù về tội lật đổ nhà nước.

Vợ của ông, bà Lee Ching-yu đã nhận được thông báo thăm viếng chồng từ nhà tù Chishan, tỉnh Hồ Nam nhưng khi xuất cảnh, bà lại được thông báo không thể lên máy bay do thiếu giấy phép đi lại cần thiết tại đại lục.

Bà Lee đã từng có giấy thông hành tuy nhiên, giấy này đã bị huỷ bỏ vào tháng 4 năm ngoái, thời điểm bà đang tìm kiếm thông tin của chồng, người bị bắt giữ vài tháng trước đó trước khi bị đem ra xét xử.

Kể từ đó, các nhà chức trách Trung Quốc chỉ cấp thị thực nhập cảnh một lần duy nhất để bà tham dự phiên tòa xét xử và kết án ông Lý.

Chính quyền Đài Loan ngay lập tức đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải cấp giấy tờ cần thiết cho bà.

Trong một tuyên bố mới đây của Hội đồng các vấn đề Đại lục, cơ quan liên lạc chính thức với Bắc Kinh, cơ quan này cho rằng đáng tiếc khi Trung Quốc lại không cho phép bà Lee lên máy bay sang Trung Quốc thăm chồng vào ngày 30 tháng giêng. Quyền thăm viếng là quyền cơ bản của con người.

Ông Lý Minh Chí đã thừa nhận cáo buộc trong phiên xử ông hồi tháng 9, nói rằng ông đã viết và phân phát các bài báo trực tuyến nhằm chỉ trích đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc và thúc đẩy dân chủ. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nhân quyền Đài Loan, ông đã chia sẻ "kinh nghiệm dân chủ của Đài Loan" với bạn bè Trung Quốc của mình qua mạng trong nhiều năm và thường gửi sách cho họ.

Đài Bắc gọi việc giam giữ ông Lý là "không thể chấp nhận" và là một cú đánh mạnh mẽ đối với mối quan hệ qua eo biển, trong khi vợ ông, bà Lee Ching-yu, gọi phiên tòa của ông là một "chương trình chính trị".

Bà Lee, người đã xăm tên chồng trên cánh tay của mình trước phiên xử - đã kêu gọi hỗ trợ ở nước ngoài và làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 5 năm ngoái.

*******************

Tố cáo Manila bịt miệng đối lập (RFA, 30/01/2018)

Giám đốc điều hành trang mạng Rappler, vào ngày 30 tháng Giêng nói rằng một số giới chức của Chính phủ Philippines đã tìm cách "bịt miệng tiếng nói đối lập" bằng việc tung tin giả mạo tràn lan trên truyền thông mạng xã hội.

chaua2

Giám đốc điều hành của Website Rappler, Maria Ressa, trên đường đến trụ sở Cục điều tra Quốc gia Philippines ở Manila ngày 22 tháng 1 năm 2018. AFP

Reuters trong cùng ngày dẫn lời như vừa nêu của bà Maria Ressa, người đứng đầu báo mạng độc lập Rappler, bị Ủy ban Chứng khoán và Hối Đoái Philippines thu hồi giấy phép vào trung tuần tháng Giêng với lý do vi phạm về quyền sở hữu.

Bà Ressa nói với các thượng nghị sĩ Phi đang điều tra tình hình bùng phát tin giả mạo ở Philippines rằng Chính phủ Manila đang sử dụng "chiêu bài yêu nước" để sách nhiễu và hăm dọa. Bà Ressa nhấn mạnh rằng các lực lượng bao gồm cả quân đội lẫn các nhà độc tài dùng truyền thông mạng xã hội để kiểm soát và lôi kéo chính kiến của công chúng.

Bà Ressa còn nói với các thượng nghị sĩ Phi rằng những thông tin giả mạo được tung ra từ các tài khoản giả và lan truyền trên Facebook, một kênh mạng xã hội có gần 70 triệu người sử dụng ở Philippines.

Bà Ressa nói Chính phủ Phi đã "vũ trang hóa internet" để đẩy mạnh tuyên truyền, nhưng tham gia cùng với các nhà báo, bloggers và thậm chí những văn phòng truyền thông của chính phủ để kiểm tra lại các biện pháp kiềm chế truyền thông mạng xã hội của các thượng nghị sĩ.

Người đứng đầu Rappler nói là Philippines đã có các luật hiện hành và bà không tin rằng cần phải có nhiều luật hơn nữa. Bà Ressa đề nghị các thượng nghị sĩ Phi nên áp dụng các luật hiện hành và đòi hỏi trách nhiệm giải trình.

Các chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/1 lên tiếng kêu gọi chính phủ Philippines cho phép trang Rappler, là 1 trang mạng tin tức độc lập, hoạt động trở lại.

Published in Châu Á