Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 1 tháng 10 vừa qua, Bc Kinh đã long trng ăn mng 70 năm hình thành nhà nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sức mnh võ trang của h đã được phô trương ti đa trong dp này, được thiết kế đ làm cho Hoa Kỳ run s, k c ha tin ht nhân mi nht DF-41 có tm bay 12 đến 15 ngàn cây s, vi kh năng đánh phá bt c thành ph nào ti Hoa Kỳ [1].

gong1

Người biu tình chng chính quyn bị lực lượng an ninh bắt giữ - Ảnh minh họa

Theo tạp chí The Economist thì có hai thông điệp  được truyn đt qua cuc din hành đánh du 70 năm k nim này. Mt, Trung Quc vn dng ha lc mnh đến mức không mt quc gia nào có th thách thc nó mt cách an toàn. Hai, Trung Quc vĩ đi tr li nh có Đng Cng sn, mà luôn luôn là mt thế lc tt [2].

Lịch s 70 năm qua ca nhà nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa có phi là luôn tt không? Ngày nay ti ác vô hạn ca Mao đi vi vài chc triu nhân mng vào thp niên 1950 và 1960, và c trong thi chiến đi vi phe quc gia ca Tưởng Gii Thch, là mt s tht không ai có th chi cãi. Nhưng t khi Tp Cn Bình lên nm quyn thay thế H Cm Đào, Mao Trch Đông là biểu tượng lãnh đo mnh m ngày càng được ông Tđề cao s dng [3]. Mục tiêu ca ông Tp? Đ tiếp tc h tr cung cách cai tr kiu Mao, nghĩa là cá nhân nm toàn quyn trong tay thay vì lãnh đo tp th mà ông Đng Tiu Bình mong mun. Chc chn ông Tp s không đưa nước Trung Quc tr li cuộc Cách mng Văn hóa mà ông Mao đã làm. Điu mà ông Tp mun là Trung Quc tr thành mt cường quc trong vùng và thế gii, và quyn lc ca đng là tuyt đi đi vi mi mt xã hi, trong đó ông là người đng đu mi cơ chế quyn lc nht ca đng và nhà nước, mt cách vô hn đnh.

Để s dng Mao trong chiêu bài này, ông Tp tt nhiên không mun đ cp đến các ti ác ty tri ca Mao, cũng như cc Đảng cộng sản Trung QuốcQ trong 70 năm qua. Nghĩa là phi sa li lch s. Và ch chp nhn mt phiên bn lch s duy nht ca đng.

Vicky Xiuzhong Xu, một ký gi, ngh sĩ hài đc thoi, và cũng là mt nghiên cu sinh ti Vin Chính sách Chiến lược Úc, viết bài "Giới tr Trung Quc b mc kt trong sự sùng bái ch nghĩa dân tc" trên tạp chí Foreign Policy nhân k nim 70 năm này [4]. Theo Xu thì ch nghĩa dân tc Trung Quc ngày nay đã b tn công bi mt nhà nước đu đc công dân và cng đng lưu vong gc Hoa khp nơi, da trên quan nim rng Trung Quốc đã tng là nn nhân ca thc dân và trt t thế gii hin nay, và Đảng cộng sản Trung QuốcQ là v cu tinh duy nht. Xu cho biết 19 năm đu đi ca mình sng và hc ti Trung Quc, ngày đu tiên cp sách đến trường bc tiu hc, điu lut đu tiên dành cho hc sinh là yêu nước và yêu đng. Vì b nhi nhét nn giáo dc như thế lâu đi, nên khi tiếp cn vi thế gii bên ngoài và biết đến phong trào ly khai ti Hng Kông, chng hn, Xu cm thy sng st và phn n, và suy nghĩ ti sao h li được cho phép có nhng suy nghĩ như thế. Khi thy các cuc biu tình ng h mt Tây Tng t do, Xu mun gào thét lên chi h. Trong đu Xu lúc đó ch là ch nghĩa dân tc nóng đ, sn sàng phc v quc gia mình, và điu đó có nghĩa bo lc và mng m người khác.

Xu cho rằng nhng nhận định quái g nht mà Xu đã tng thy đến t nhng người hoàn toàn bình thường và t tế, bi vì c đi h được đào to bi nn giáo dc yêu nước và b kích đng bi truyn thông nhà nước, do đó tâm trí ca h đã b trc trc/ngn mch (short circuit) v các vấn đ gây tranh cãi. Khi Xu cùng vi Nick Bonyhad viết bài trên nhật báo The Sydney Morning Herald tường trình v cuc biểu tình mang tính bo đng và hung hăng chng li phong trào dân ch cho Hng Kông ti Sydney, Úc châu vào tháng Tám va qua, k t đó Xu b xem là k thù quc gia trên Internet ca Trung Quc. Các bài viết và công b trên mng truyn thông xã hi gi Xu là phản bi, đĩ điếm, con chó tôn th Tây phương, và được truyn đi khp nơi, t Úc sang Hoa Kỳ và đến tn thôn quê ca Xu ti Trung Quc. Vô s người Trung Quc trước đây tng là bn, bây gi lên án hành đng ca Xu, trong khi ch mt s đếm trên đu ngón tay ủng h.

Những biến c lch s quan trng như k nim 70 hình thành nhà nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa li là nhng dp mà Đng Cng sn Trung Quc thy có nhu cu ln lao đ h dn mi n lc tuyên truyn cho 1,4 t dân ca mình cũng như thế gii biết v h qua phiên bn lch s h un nn.

Nhưng sa đi và bóp méo lch s luôn đưa đến nhng h qu vô cùng tai hi. Vì thế nên The Economist bin lun rng thay vì ghi nhn nhng sai lm ca mình trước đây, vic ông Tp nói vi người dân Trung Quc ca mình rng Đảng cộng sản Trung QuốcQ chưa bao gi đi sai đường chẳng khác gì châm ngòi cho mt ch nghĩa dân tc thiếu kiên nhn, d dàng kích hot dù áp lc nh nht (impatient, hair-trigger nationalism) đ leo thang thành chiến tranh, bi vì h nhìn nhng li ch trích t nước ngoài tương đương vi s thù nghch.

Tất nhiên không phải ch riêng Đảng cộng sản Trung QuốcQ mi ch trương bóp méo lch s. Nó là vn đ con người, thuc mi văn hóa sc tc chính tr hay tôn giáo. Jeannette Ng nhận đnh các nhà phê bình Tây phương v ch nghĩa đế quc d dàng chp nhn rng lch s ca h cũng b bóp méo, trong khi chính quyn Trung Quc luôn ch trương b cong lch s theo chiu hướng ca h [5].

Jeannette Ng cũng biện lun rng Đảng cộng sản Trung QuốcQ mun th hin chính nó là người tha kế ca mt bn sc Trung Quc duy nht, c đnh. Nhưng con sông ln truyn thng Trung Quc không chy t mt ngun, và cũng không th được bao hàm bi mt người k chuyn duy nht. Jeannette Ng kết lun "Tm nhìn b thu hp ca Đảng cộng sản Trung QuốcQ không phi là cách duy nht đ nhìn thy quá kh ca Trung Quc. Không có mt cách duy nht đ là/làm mt người Trung Quc. Văn hóa Trung Quc không th b gim xung thành mt cách mô t duy nht. Như Lão T tng nói, đo mà có th nói ra được không phải là đo".

Tại sao Đảng cộng sản Trung QuốcQ có nhu cu phi sa đi và bóp méo lch s? Có rt nhiu nguyên do, mà đã phn nào phân tích trên. Nhưng còn mt lý do chính đáng na. Đảng cộng sản Trung QuốcQ gi biến c năm 1949 là gii phóng, nhưng theo giáo sư Frank Dikötter thuc ngành nhân văn của đi hc Hng Kông, thì Trung Qutự do hơn nhiu trước khi hình thành Cng hòa Nhân dân Trung Hoa [6]. Cho nên cuc gii phóng này tht ra đã đẩy đt nước vào hàng thp k tàn ác và hn lon mang tính Mao-ít. Mc du thay đi ln lao trên b mt, Trung Quc không tht s thay đi đáng k gì k t năm 1949 cho du bao nhiêu cuc nói chuyn v ci cách và m ca. Nhng ha hn v bình đng, công lý và tự do chưa h được thc hin. Chế đ này ch biết s dng cách đi phó chun mc duy nht đi vi bao nhiêu các ước vng chính tr đa nguyên khác nhau t khi dân s khng l và đa nguyên là: đàn áp. Dikötter nhn đnh : "Di sn gii phóng là mt quốc gia vn còn trong gông cùm".

Quan sát lịch s Trung Quc và đi chiếu vi lch s Vit Nam qu là thú v. Đến đ chy nước mt!

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 04/10/2019

Tài liệu tham kho :

1. "To mark 70 years of Communist rule, China shows off new weapons ", The Economist, 3 October 2019.

2. "Xi’s embrace of false history and fearsome weapons is worrying ", The Economist, 3 October 2019.

3. Anna Fifield, "China marks Communist Party’s 70th anniversary with grand show of power ", The Washington Post, 1 October 2019.

4. Vicky Xiuzhong Xu, "China’s Youth Are Trapped in the Cult of Nationalism ", Foreign Policy, 1 October 2019.

5. Jeannette Ng, "China’s Vast History Can’t Be Caught in the CCP’s Net ", Foreign Policy, 1 October 2019.

6. Frank Dikötter, "The People’s Republic of China Was Born in Chains ", Foreign Policy, 1 October 2019.

Published in Diễn đàn
mercredi, 02 octobre 2019 16:37

Quốc khánh tận Trung Quốc

Mừng 70 năm ngày Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, lãnh đạo Bắc Kinh có thể mừng là chế độ sống thọ hơn Liên bang Xô viết, chỉ tồn tại có 69 năm, từ 1922 tới 1991. Nhưng 70 năm đó cũng là nhiều chấn động kinh hoàng. Tương lai rồi sẽ ra sao và xứ này đang bị thách đố thế nào. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu…

quockhanh1

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 1 tháng 10,2019 - AFP

Đoạn đường đến Sinh nhật thứ 70 của Trung Quốc

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, mừng ngày Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời đúng 70 năm trước, lãnh đạo của xứ này đã tổ chức nhiều sinh hoạt kỷ niệm, với cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh vào ngày mùng một Tháng 10 vừa qua. Theo dõi các sinh hoạt này, ông có cảm nghĩ thế nào ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như trường hợp của Liên bang Xô viết, hay Hoa Kỳ, với lãnh thổ bát ngát, Trung Quốc có nhiều vấn đề có thể gọi là vĩ đại, khác hẳn trường hợp các quốc gia có diện tích trung bình. Như Liên Xô ngày xưa, Trung Quốc cũng có chế độ độc đảng, là đảng giữ độc quyền chân lý về tư tưởng, điều khiển nhà nước và quân đội, cho nên khó chấp nhận sự can ngăn hay phê phán. Vì chế độ toàn trị ấy mà Liên Xô kiệt quệ vì bành trướng quá khả năng kinh tế, khi tiến hành cải tổ để cứu đảng thì tuột tay và sụp đổ sau có 69 năm. Lãnh đạo Bắc Kinh có thể mừng là đã qua được mốc thời gian thử thách này, nhưng thâm tâm cũng thấy ra vấn đề.

Vì vậy, tại Trường đảng của Trung ương, mùng ba tháng trước, Tổng bí thư Tập Cận Bình cả chục lần nói tới "đấu tranh". Tổ chức xong Quốc khánh, họ phải giải quyết các vấn đề ấy mà chúng ta sẽ nói sau, tôi thấy là Tập Cận Bình thật ra không vui mà hơi lầm lỳ, rầu rĩ. Chuyện thứ hai, vì giữ độc quyền chân lý, lãnh đạo nói về quá khứ theo ý mình, làm như lịch sử chỉ khởi đầu với đảng Cộng sản Trung Hoa thôi. Họ Tập áp dụng phương pháp Mác-Lênin để xây dựng Chủ nghĩa Đại Hán nhuốm mùi phát xít để vuốt ve tự ái người dân.

Nguyên Lam : Hình như là vậy, vì người ta thấy dân Trung Quốc có vẻ hãnh diện trong lễ Quốc khánh vừa qua khi chứng kiến sự lớn mạnh của khả năng quân sự chưa từng thấy trong lịch sử của họ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có tham vọng và duy ý chí còn hơn Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình cũng vẽ ra "Trung Quốc Mộng", hay "Xã hội Chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa", và toàn dân toàn quân sẽ đoàn kết sau đảng để đưa Trung Quốc vào một kỷ nguyên cường thịnh mới.

Trong bài huấn từ đọc tại Quảng trường Thiên An Môn, họ Tập 10 lần nhắc tới sự xâm lược của Nhật Bản và cái công chiến thắng của đảng. Câu hỏi ông chẳng nêu ra là vì sao nước Nhật không có tài nguyên công nghiệp lại sớm công nghiệp hóa để thành cường quốc quân sự đã khuất phục nhà Đại Thanh năm 1894-1895 và đánh bại Đế quốc Nga năm 1905 ?

Chính là sự lụn bại của nhà Thanh mới dẫn tới điều mà ngày nay Bắc Kinh gọi là "bách niên quốc sỉ", trăm năm ô nhục, và đảng sẽ rửa nhục cho toàn dân, trong tinh thần đoàn kết để tái thống nhất xứ sở. Nhưng do địa dư, hình thể và kinh tế, việc tái thống nhất đó không dễ, như ta đang thấy tại Hồng Công và Đài Loan.

Trung Quốc không dễ thống nhất

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích cho thính giả của chúng ta các yếu tố địa dư, hình thể và kinh tế khiến xứ này rất khó thống nhất.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Lãnh thổ Trung Quốc có ba khu vực địa dư khác biệt. Từ hướng Đông là vùng duyên hải trù phú nhất và đã quen với việc giao dịch với thế giới từ giữa Thế kỷ 19, dù là giao dịch bất công, thí dụ chính là Hồng Công. Nơi đây cư dân nhìn ra thế giới bên ngoài, coi đó là tiến bộ.

Khu vực thư hai là các tỉnh bị khóa trong lục địa, khó giao thương với bên ngoài và sống trong sự lạc hậu nên trông ngóng vào vùng duyên hải giàu có với sự thèm khát. Khu vực thứ ba là các vùng bị nhà Đại Thanh chiếm đóng, như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông hay Mãn Châu của các sắc tộc đã từng cai trị Trung Quốc trong đa số thời gian, từ nhà Đại Tống năm 960 tới khi nhà Thanh sụp đổ năm 1911. Vì vậy, họ phải biến khu vực này thành vùng trái độn quân sự để khỏi bị tấn công nữa.

Trên lãnh thổ kỳ lạ như vậy, mâu thuẫn về quyền lợi dễ xảy ra và "nội chiến" giữa các lãnh chúa cai trị từng vùng là điều tự nhiên, trước khi có sự can thiệp của ngoại quốc. Nó khác hẳn trận Nội chiến tại Hoa Kỳ từ năm 1861 tới 1865. Nhà Thanh mà suy sụp và tan rã thì cũng vì hiện tượng nội chiến hay hợp tan đó. Sau khi đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921, Trung Quốc bị cả ngoại xâm lẫn nội chiến và Mao Trạch Đông khó thắng tại các đô thị trù phú vùng duyên hải nên vét quân từ giới nông dân nghèo túng ở trong và sau cùng thì chiến thắng.

quockhanh2

Cờ được sản xuất cho lễ Quốc khánh thứ 70 của Trung Quốc. AFP

- Chính là vì bài toán địa dư hình thể quái đản ấy, ông muốn thống nhất tất cả để duy ý chí công nghiệp hóa trong sự bình đẳng mà thật ra là bần cùng, khiến mấy chục triệu người chết đói trong "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" từ 1958 tới 1961. Trong lễ Quốc khánh, Tập Cận Bình không nhắc gì tới 30 năm đầu bi thảm của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, từ 1949 tới 1978…

Phát triển và khó khăn

Nguyên Lam : Sau khi Mao Trạch Đông tạ thế năm 1976, Đặng Tiểu Bình mới thâu tóm lại quyền lực và tiến hành cải cách kể từ năm 1979, nhờ đó mà kinh tế xứ này đã có sự tăng trưởng khác hẳn thời Mao. Thưa ông có phải vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Họ Đặng muốn làm một cuộc cách mạng thật để ra khỏi sự lầm than kéo dài, nhưng lấy một quyết định đầy tính mạo hiểm. Đó là cho các tỉnh duyên hải được giao thương với thế giới để đón nhận đầu tư, nhưng lãnh thổ vẫn do đảng kiểm soát. Việc giao thương tạo ra "phép lạ kinh tế nửa vời" là vùng duyên hải trở nên giàu hơn gấp bội, nhưng chỉ được 30 năm thôi - ở giữa còn có vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày bốn Tháng Sáu năm 1989 mà Tập Cận Bình cũng coi như không có. Trong 30 năm đó, từ 1979 tới 2009, sự dị biệt về lợi tức và nhận thức giữa các vùng đã bị đào sâu và nạn Tổng suy trầm năm 2008-2009 khiến Trung Quốc ào ạt bơm tiền và chất lên một núi nợ, nay đã lên tới 300% Tổng sản lượng GDP.

Thật ra tăng trưởng chưa là phát triển vì thiếu phẩm chất, gây ô nhiễm và bất công trong một cơ chế kinh tế mà thế hệ Hồ Cẩm Đào gọi là "không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững". Tập Cận Bình được đưa lên lãnh đạo sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 là để giải quyết các bài toán đó. Ông ta tập trung quyền lực tới tối đa mà lại đưa Trung Quốc vào những khó khăn mới nên nói nhiều về những "mâu thuẫn cơ bản" theo kiểu Mác-xít và lại dùng khái niệm "đấu tranh" như Mao Trạch Đông.

Nguyên Lam : Thưa ông, những khó khăn đó là gì ?

quockhanh3

Một người biểu tình đốt cờ Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10,2019. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước hết, để giải trừ hiện tượng lãnh chúa trong đảng, như trường hợp Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, với kế hoạch gọi là "đả hổ diệt ruồi" ông loại bỏ hàng loạt đối thủ chính trị. Thứ hai, trong năm năm đầu, ông nói cải cách kinh tế theo quy luật thị trường, mà vẫn muốn khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong khi đà tăng trưởng hết còn là 10% một năm như mấy chục năm đầu. Khi kinh tế nghèo đi thì làm sao san xẻ lợi tức từ nơi trù phú cho các tỉnh bần cùng ở bên trong ? Đã vậy, họ Tập còn thâu tóm quyền lực và xiết chẳt chế độ kiểm duyệt thông tin, kiểm soát tư tưởng y như Mao. Thứ tư, vì đảng lãnh đạo tất cả trong một chế độ mà đảng viên nắm nhiều quyền hạn nhưng không chịu trách nhiệm với dân ở dưới, nên tham nhũng chính trị, kinh tế và ăn cắp của công vẫn xảy ra. Đấy là sự bất công của một xứ tự xưng xã hội chủ nghĩa ! Trong huấn từ tại lễ Quốc khánh, họ Tập nói nhiều về sự công bằng là vì lẽ đó.

Nhưng bất công nhất là chính họ Tập đã phá vỡ hệ thống chuyển quyền giữa các thế hệ lãnh đạo từ thời Đặng Tiểu Bình khi ngồi như hoàng đế trên ngai mà không chỉ định người sẽ kế nhiệm sau hai Đại hội đảng. Vì vậy, mâu thuẫn đã âm thầm xảy ra trong đảng. Tập Cận Bình không mạnh như người ta nghĩ và dù phô trương các võ khí hiện đại nhất và nói rằng Trung Quốc sẽ tiến chứ không lùi, ông chỉ làm thế giới thêm nghi ngờ về cái "trật tự quốc tế dựa trên hòa bình và phát triển" do Trung Quốc lãnh đạo. Dân Hồng Công và Đài Loan không tin vào trật tự đó, chính sách đàn áp tại Tân Cương và Tây Tạng càng làm thế giới kết án và chán ghét, cho nên giấc mơ thống nhất sẽ khó thành.

Nguyên Lam : Ngoài ra, dường như ngay từ bên trong, Trung Quốc cũng có lắm vấn đề nan giải, thưa ông, có phải như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Quả thật là họ còn có nhiều vấn đề khác, xin kể ra ở đây. Một là nạn lão hóa dân số vì chế độ mỗi hộ một con từ 1978 tới 2015 ; hai là thất quân bình về giới tính nam nữ, nôm na là trai thừa gái thiếu nên dân số còn giảm ; ba là hệ thống giáo dục sơ cứng không thực tiễn, tới 30% trẻ em không xong lớp trung học thì làm sao công nhân có thể cải tiến tay nghề ; bốn là nạn tẩu tán tư bản của các đại gia không tin vào tương lai kinh tế, làm dân nghèo thêm oán than ; năm là vẫn đầu tư quá nhiều mà hết còn khả năng xuất khẩu như trước nên thổi lên trái bóng đầu cơ sẽ bể ; sáu là Trung Quốc vẫn nằm dưới cái bẫy sập của lợi tức trung bình với một người dân bình quân chỉ có hơn một ngàn đô la một năm mà thôi, đó là hiện tượng "chưa giàu đã già" ; vấn đề thứ bảy, nan giải nhất, là kinh tế xứ này vẫn cần ngoại quốc và đầu tư của nước ngoài vào vùng duyên hải để có công nghệ hay mức thuật lý cao hơn.

Đâm ra trận thương chiến Mỹ-Hoa làm chúng ta thấy cuộc phiêu lưu của Đặng Tiểu Bình đang đi vào bế tắc và các tỉnh duyên hải bị thiệt hại nặng lại càng không muốn trung ương đòi chu cấp cho các tỉnh nghèo ở bên trong, và họ thầm oán Tập Cận Bình vì lẽ đó.

Trung Quốc tuổi 70

Nguyên Lam : Nếu như vậy, ông kết luận thế nào về Trung Quốc ở tuổi 70 ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sự thật thì 70 năm qua có thể chia làm ba : 30 năm đầu là sự hoang tưởng chết người của Mao Trạch Đông từ 1949 tới 1978 ; 30 năm kế tiếp từ 1979 tới 2009 là tăng trưởng cao nhờ cải cách của Đặng Tiểu Bình ; 10 năm sau cùng là sự tụt hậu, đi tới cực điểm là Tập Cận Bình. Ở tuổi thất thập này thì người ta khó thay đổi, huống hồ là cải sửa hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị.

Vì cường thịnh là giấc mơ mà Tập Cận Bình hứa hẹn với người dân, khi dân chưa có sự thịnh vượng thì ông cho họ ăn bánh vẽ là có sức mạnh quân sự với các võ khí tối tân ăn cắp của thiên hạ, như hỏa tiễn Đông Phong 17, Đông Phong 41, v.v. Mắc bệnh vĩ cuồng của Mao, ông còn cho phổ biến tư tưởng của mình trong cuốn cẩm nang là "Học Tập Cường Quốc", hàm ý là học theo họ Tập thì xứ sở sẽ là cường quốc.

Phải chục năm nữa, cường quốc quân sự này mới có thể là đối thủ của Hoa Kỳ, nhưng ngay trước mắt thì Nhật Bản và Đài Loan, Ấn Độ và Úc sẽ chẳng ngồi yên. Đã vậy, về thực chất thì kinh tế Trung Quốc lại cần nhập khẩu. Không ai dọa nạt bạn hàng bằng hỏa tiễn và tầu ngầm hoặc đòi phong tỏa các dòng hải lưu khi còn phải nhập dầu, ngũ cốc và vật liệu điện tử loại cao cấp để theo kịp thiên hạ.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 01/10/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc phô bày uy lực và bộ mặt độc tài nhân lễ quốc khánh thứ 70

Ngày 01/10/2019 là ngày Quốc khánh thứ 70 của Trung Quốc. Các báo Pháp đều đã dành nhiều bài vở cho sự kiện này và đặt trọng tâm chú ý trên khía cạnh độc đoán, cứng rắn của chế độ Bắc Kinh. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đang khuấy động ngày hội của Trung Quốc cũng được phân tích rộng rãi.

pekin1

Chân dung chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ diễu binh trên Quảng trường Thiên An Môn nhân kỉ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019. Reuters/Thomas Peter

Ý tưởng chung của báo giới Pháp về nước Trung Hoa cộng sản nhân sinh nhật thứ 70 này đã được nhật báo cánh tả Libération tóm gọn trong hàng tựa trang nhất "Từ Mao đến Tập : Bàn tay khống chế của đế quốc Trung Hoa", bên trên một bức ảnh bán thân nhỏ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên một phông nền là ảnh bán thân của Mao Trạch Đông phủ trọn trang nhất. Bên trong là nhiều bài phân tích đáng chú ý về nội tình Trung Quốc cũng như về Hồng Kông và Đài Loan, hai cái gai đang khiến chế độ Bắc Kinh nhức nhối.

(Nguyên văn tiếng Pháp tựa của Libération "L’emprise du Milieu", mà chúng tôi dịch thành "Bàn tay khống chế của đế chế Trung Hoa", đã mô phỏng nhóm từ "L’Empire du Milieu - Đế chế Trung Hoa" mà người Pháp thường dùng để gọi Trung Quốc).

Nhật báo Les Echos cũng dành hồ sơ chính cho Trung Quốc, với tựa lớn trang nhất : "Ngày sinh nhật bị quấy phá của nước Trung Hoa cộng sản". Như đồng nghiệp Libération, tờ báo kinh tế Pháp cũng nhận định : "Chính quyền rầm rộ kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của nước Trung Hoa cộng sản", thế nhưng "bạo lực ở Hồng Kông, tăng trưởng kinh tế đang suy giảm và cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ có nguy cơ xen vào làm hỏng ngày vui".

Báo công giáo La Croix, tuy không dành tựa lớn trang nhất cho ngày quốc khánh Trung Quốc, nhưng đã có một hồ sơ đặc biệt về sự kiện này với tựa đề chung : "Trung Quốc, một sự mất ảo tưởng to lớn". Theo tờ báo : "Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kỷ niệm 70 năm ngày thành lập với một cuộc diễu binh chưa từng có ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, vỏ hào nhoáng và uy lực được phô trương đó che giấu nhiều thực tế đen tối hơn ở Tây Tạng, Tân Cương hay Hồng Kông, nơi sự áp bức và vi phạm nhân quyền đang ngự trị".

Báo Le Monde thì dành một bài viết dài về Hồng Kông cho sự kiện "Cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo" bạo hành đối với người biểu tình. Theo tờ báo Pháp, bạo lực dữ dội đã bùng lên nhân các cuộc biểu tình đánh dấu 5 năm "Phong trào Dù vàng". Video và hình ảnh lưu hành hôm qua, 30/09 trên các mạng xã hội ở Hồng Kông đã nêu bật vai trò đáng ngờ của các lực lượng thực thi pháp luật tại đặc khu này.

Trong toàn cảnh chung kể trên, nhật báo cánh hữu Le Figaro số ra hôm nay hoàn toàn không đăng tin bất kỳ tin riêng nào về lễ Quốc khánh Trung Quốc, nhưng ngược lại, đã đăng nguyên một trang quảng cáo cho chế độ Bắc Kinh, với những bài tán tụng Trung Quốc do tờ Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh soạn thảo, nào là "Thị trường Trung Quốc mở rộng vòng tay đón các doanh nghiệp từ bất cứ nơi nào", nào là "Kinh tế Trung Quốc không ngừng vận động", nào là "Vì một nền kinh tế tôn trọng môi trường".

Không một lời đề cập đến những khía cạnh khó khăn hay các thách thức mà Trung Quốc đang gặp phải như các đồng nghiệp khác.

"Cứ cứng rắn thêm, chế độ Trung Quốc sẽ bị tan vỡ"

Như nói ở trên, trong hồ sơ đặc biệt của mình, nhật báo Libération đã nêu bật sự kiện là trong bối cảnh đang bị vướng vào cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh đã phô trương sức mạnh của mình để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tờ báo đã có một đánh giá không khoan nhượng về quốc gia cộng sản hiếm hoi còn sót lại này, trong bài xã luận mang tựa đề "Một chủ nghĩa không tưởng vô nhân đạo - Utopie inhumaine" và trong bài phân tích "Nếu cứ tiếp tục cứng rắn thêm, chế độ Trung Quốc có thể bị tan vỡ".

Đối với Libération, tình trạng bất bình đẳng xã hội vẫn còn rất sâu rộng ở Trung Quốc và một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc sinh thái có thể làm mất lòng tin của người dân vào chế độ.

Đoạn đường mà Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đi qua từ 70 năm nay vừa thẳng tắp, vừa hỗn loạn. Đảng cộng sản Trung Quốc hiện đang cai trị một số dân khổng lồ gồm 1,4 tỷ người, và đất nước này không còn che giấu mong muốn trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo Libération, các tiến bộ kinh tế và sự ổn định chính trị đã phải trả giá bằng hàng chục triệu người chết và một chế độ độc tài tàn nhẫn. Và Trung Quốc, hiện do một chế độ lỗi thời độc đoán lãnh đạo, đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nguy hiểm.

Một lý tưởng xã hội chủ nghĩa bị chệch hướng

Đối với Libération kể từ khi Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 đến nay, sau nhiều năm độc tài và nội chiến, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và dân chủ đã bị chôn vùi hoàn toàn tại Trung Quốc.

Sự kiện gần đây nhất chính là mùa xuân năm 1989, khi các sinh viên, được người dân ủng hộ, đã chiếm lĩnh quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để yêu cầu cải cách và đã bị chế độ Đặng Tiểu Bình dìm trong biển máu.

Kể từ lúc đó, mọi ý hướng nổi dậy đều bị triệt ngay khi còn trong trứng nước, và những người bất đồng chính kiến ​​bị tống vào tù. Còn người dân, bị vụ thảm sát Thiên An Môn làm chấn động, bị tuyên truyền và kiểm duyệt thao túng, đã chôn vùi những hy vọng dân chủ của mình.

Kinh tế rất thành công, nhưng bắt đầu bị hụt hơi

Thành tựu kinh tế Trung Quốc trong 70 năm qua rất đáng kể. Theo số liệu chính thức, số người dân ở vùng nông thôn sống dưới mức nghèo khổ đã giảm hẳn từ 770 triệu vào năm 1978 (97,5%) xuống còn vỏn vẹn 30,46 triệu vào cuối năm 2017 (3,1%). Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên, hiện gồm hơn 400 triệu người, và được hưởng các quyền lợi về lương bổng, việc làm, giáo dục, y tế và các quyền tự do cá nhân chưa từng có.

Thế nhưng, khi Tập Cận Bình được chỉ định làm lãnh đạo trong hai năm 2012 và 2013, tăng trưởng đã bị khựng lại lần đầu tiên sau 25 năm. Tình thế đó đã thúc đẩy ông Tập hô hào chủ nghĩa tự do kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.

Thế nhưng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chậm lại, chính thức là ở mức 6%, nhưng trong thực tế có thể thấp hơn nhiều. Và vào lúc này, hậu quả của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu tác hại, xuất khẩu giảm, cũng như nhập khẩu các sản phẩm trung gian cho xuất khẩu trong tương lai.

Một hệ thống chính trị lỗi thời với một lãnh đạo độc tôn

Về mặt chính trị, để duy trì quyền lực bằng mọi giá, Tập Cận Bình đã chuyển qua áp dụng một đường lối toàn trị, được công nghệ tiên tiến hỗ trợ. Tuy vậy, các kỹ thuật cũ, như đấu tố công khai, tra tấn hoặc tẩy não, vẫn tiếp tục được sử dụng. Trong hai năm gần đây, tại Tân Cương, một khu vực chủ yếu gồm người Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc, hơn một triệu người đang bị giam giữ trong "các trại cải tạo" và bị buộc phải từ bỏ văn hóa và tôn giáo của họ.

Mỗi năm, hàng chục ngàn vụ nổi dậy, đình công, biểu tình diễn ra trong nước, đã bị bóp nghẹt ngay lập tức, trong lúc lãnh đạo các phong trào này bị trừng phạt. Cuộc chiến chống tham nhũng, đã đưa 1,5 triệu cán bộ của Đảng vào tù, cho phép ông Tập Cận Bình loại bỏ tất cả các đối thủ của mình. Dưới quyền thống trị ông, không có lực lượng xã hội hoặc chính trị nào khác có thể xuất hiện.

Chirac trong chính trị là Johnny Hallyday trong âm nhạc !

Dĩ nhiên là báo Pháp hôm 01/10 không chỉ đề cập đến thời sự Trung Quốc. Một chủ đề thứ hai cũng xuất hiện trên hầu hết các báo : Lễ tang của cố tổng thống Pháp Jacques Chirac.

Le Figaro đã dành trang nhất và một hồ sơ đặc biệt cho sự kiện này dưới hàng tựa chung "Buổi tưởng nhớ cuối cùng", nêu bật sự kiện buổi lễ tang chính thức dành cho cố tổng thống Pháp vào hôm 30/09 tại nhà thờ Saint-Sulpice Paris đã được hàng chục cựu tổng thống, nguyên thủ nước ngoài và các lãnh đạo đảng đến tham dự.

Ngoài các lãnh đạo chính trị trong nước và ngoài nước, Le Figaro cũng chú ý đến lòng mến mộ và tiếc thương của người dân Pháp bình thường đối với vị tổng thống quá cố.

Le Figaro đã đăng bài phỏng vấn nhà báo François Bazin, tác giả một quyển biên khảo về Jacques Pilhan, cố vấn truyền thông của hai cố tổng thống Pháp François Mitterrand và Jacques Chirac, khẳng định rằng đối với người dân Pháp, trong lãnh vực chính trị, cố tổng thống Chirac có thể được so sánh với cố danh ca Johnny Haliday trong âm nhạc, một con người mà khi qua đời đã làm cả nước xúc động.

Chính giới Mỹ vẫn chưa tha thứ cho cố tổng thống Pháp Chirac

Về đề tài tưởng niệm cố tổng thống Chirac, Le Figaro có một bài rất lý thú, ghi nhận thái độ vẫn còn giận dỗi của Mỹ đối với ông Chirac khi chỉ bảo đảm một "dịch vụ tối thiểu" sau khi được tin cựu tổng thống Pháp qua đời.

Hoa Kỳ đã mất ba ngày để phản ứng sau thông báo về cái chết của Jacques Chirac. Ngoại trưởng Mike Pompeo cuối cùng đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn vào hôm Chủ Nhật 29/09, trong đó ông thay mặt người dân Mỹ gởi "lời chia buồn chân thành nhất đến gia đình Chirac và người dân Pháp".

Ngoài phản ứng của ngoại trưởng Pompeo, đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn rất nhanh nhảu trên tài khoản Twitter của ông về các chủ đề đa dạng nhất, đã không đề cập đến sự ra đi của cựu lãnh đạo Nhà nước Pháp.

Tại tang lễ của ông Chirac, không có đại diện nào của chính phủ Mỹ đến từ Washington, mà chỉ có đại sứ Mỹ tại Paris, Jamie McCourt là đại diện của Hoa Kỳ.

Trong số các cựu tổng thống Mỹ biết ông Jacques Chirac, chỉ có Bill Clinton lên tiếng ca ngợi "một chính khách táo bạo và thông minh". Ông cũng là nhân vật quan trọng Mỹ duy nhất đến tham dự lễ tang. Còn George W. Bush, người tại chức ở Mỹ cùng thời với ông Jacques Chirac ở Pháp, đã không đưa ra bình luận nào.

Theo ghi nhận của Le Figaro, báo chí Mỹ khi nói về sự nghiệp chính trị của Jacques Chirac, cũng nhắc lại việc ông phản đối cuộc xâm lược Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ khởi xướng mà không có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù hầu như tất cả các chính trị gia Mỹ ngày nay đều đồng ý về hậu quả tai hại của cuộc phiêu lưu quân sự năm 2003 tại Iraq, nhưng sự phản đối của Pháp dường như chưa được tha thứ hoàn toàn.

Người Mỹ như vẫn tiếp tục coi cựu tổng thống Chirac là kẻ đã phạm vào hai húy kỵ : Đã từ chối tham gia vào một cuộc chiến mà Washington muốn tiến hành và nhất là, đã có lý khi từ chối, điều mà phía Mỹ rất khó mà tha thứ !

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

"Không gì có thể lay chuyển được nền tảng quốc gia hùng mạnh của chúng ta. Không gì có thể ngăn cản đất nước và dân tộc Trung Hoa tiến lên phía trước", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố dõng dạc như trên trong bài diễn văn mừng 70 năm thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 01/10/2019, tại Bắc Kinh.

chine1

Xô xát giữa người biểu tình Hồng Kông và cảnh sát vào ngày Quốc khánh Trung Quốc, quận Sha Tin, Hồng Kông, ngày 01/10/2019. Reuters/Jorge Silva

Nhưng thực ra, "hoàng đế đỏ" Trung Hoa không muốn để bất kỳ điều gì phá hỏng ngày vui của Đảng cộng sản Trung Quốc, cũng như của riêng ông. Ít nhất trong một tuần mừng Quốc khánh, mọi khó khăn, từ tăng trưởng chững lại, chiến tranh thương mại với Mỹ, giá thịt heo tăng mạnh, khủng hoảng Hồng Kông…, được tạm gác một bên.

Cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông được ông Tập Cận Bình nhắc đến trong bài diễn văn với khẳng định tôn trọng quy chế "một nước, hai chế độ" mà đặc khu hành chính được hưởng. Lời hứa này được thực hiện như thế nào, sau ngày Quốc khánh, thường được đem ra làm mốc ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.

RFI : Bắc Kinh tổ chức kỉ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng dường như Bắc Kinh không để những cuộc biểu tình ở Hồng Kông làm hỏng ngày Quốc khánh Trung Quốc.

Jean-Pierre Cabestan : Lễ Quốc khánh diễn ra ở Bắc Kinh, nên chính phủ Trung Quốc hy vọng là mọi sự chú ý của toàn thế giới tập trung vào Bắc Kinh, vào lễ diễu binh huy động đến 15.000 quân nhân. Đây là cuộc diễu binh lớn nhất kể từ năm 1949.

Từ nhiều ngày nay, Trung Quốc công bố rất nhiều thông tin, bản tin, phóng sự về thành tựu mà Trung Quốc đạt được từ năm 1949, tức là từ 70 năm nay. Tất cả những hoạt động này dĩ nhiên là nhằm quảng bá cho sức mạnh trỗi dậy, thành tựu kinh tế, cũng như thành công trên trường quốc tế của Trung Quốc.

Vì thế, theo tôi, Hồng Kông bị cố tình lãng quên, đẩy vào bóng tối ít nhất cũng trong khoảng một thời gian trước khi trở lại là mối bận tâm của chính phủ Trung Quốc. Còn hiện tại, sự kiện Quốc khánh 01/10 vẫn là chính, Hồng Kông là thứ yếu.

Truyền thông Trung Quốc nhận được chỉ thị không được nêu Hồng Kông, tạm gác vấn đề Hồng Kông, ít nhất là trong đợt đại lễ này. Đây là ý đồ chính trị rõ ràng của Đảng cộng sản Trung Quốc, ca ngợi thành tựu của đảng hơn là những khó khăn mà đảng đang phải đối mặt, kể cả vấn đề Hồng Kông lẫn Đài Loan.

RFI : Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh không dám can thiệp, đặc biệt là quân sự, vào Hồng Kông vì sắp đến ngày Quốc khánh. Vậy sau đại lễ này, chính quyền Trung Quốc có thể đối phó như thế nào với phong trào ở Hồng Kông ?

Jean-Pierre Cabestan : Đúng là một số người nêu khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự vào Hồng Kông, nhưng bản thân tôi, tôi không tin điều này vì cái giá phải trả sẽ rất cao mà chẳng giải quyết được vấn đề. Vấn đề của Hồng Kông là về chính trị, phải được chính quyền Hồng Kông giải quyết cùng với sự tham gia của Bắc Kinh.

Tôi cho rằng Bắc Kinh có nhiều biện pháp khác, không chỉ thắt chặt kiểm soát chính trị đối với Hồng Kông, mà còn đối đầu với cuộc khủng hoảng, giải quyết cuộc khủng hoảng, không chỉ bằng đường chính trị, mà theo tôi, còn phải bằng các biện pháp kinh tế và xã hội nhằm giảm bớt bất cân bằng, hoặc chí ít làm dịu những lo lắng, những yêu sách của bộ phận dân cư Hồng Kông nghèo khó nhất.

RFI : Vậy biện pháp cụ thể của Trung Quốc có thể là gì ?

Jean-Pierre Cabestan : Phong trào phản kháng ở Hồng Kông đưa ra 5 yêu sách từ nhiều tháng nay. Yêu cầu đầu tiên đã được thỏa mãn vì dự luật dẫn độ sang Hoa lục đã được rút lại. Vì vậy, đây không còn là vấn đề cần bận tâm trong nay mai.

Tuy nhiên, căng thẳng tập trung ở yêu sách thứ hai, thành lập một ủy ban điều tra độc lập về tình trạng bạo lực cảnh sát. Hiện tại bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bác yêu sách này. Nhưng trước sự cứng rắn của người biểu tình trong cuộc đối thoại diễn ra cách đây vài hôm (tối 26/09), trưởng đặc khu Hồng Kông đã nêu lên khả năng thành lập một ủy ban như vậy sau khi ủy ban điều tra nội bộ cảnh sát hoàn thành cuộc điều tra riêng.

Còn đối với những yêu sách khác của người biểu tình, kể cả việc ân xá cho người biểu tình bị bắt, hoặc những đòi hỏi khác mang nặng tính chính trị, như triển khai cải cách bầu cử, tôi cho rằng Bắc Kinh chưa sẵn sàng để nhượng bộ.

RFI : Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phải xin ý kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để rút hẳn dự luật dẫn độ. Vậy các cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền đang diễn ra hiện nay còn có ích gì, khi mà chính quyền Hồng Kông, bất cứ điều gì, cũng phải hỏi ý kiến Bắc Kinh ?

Jean-Pierre Cabestan : Điều này không có gì mới mẻ cả ! Ngay sau khi công khai việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải xin phép Bắc Kinh để rút hẳn dự luật dẫn độ, bà đã tiết lộ bí mật mà mọi người đều biết. Có nghĩa là, một quyết định như vậy rõ ràng là chỉ được công bố khi được Bắc Kinh cho phép. Chính quyền Trung Quốc đã bật đèn xanh để bà đưa ra quyết định đó. Điều này không loại trừ việc Bắc Kinh chấp nhận thành lập một ủy ban điều tra độc lập, bởi vì điều này đã được tờ Nhân Dân Nhật Báo nêu lên như một khả năng sau khi chấm dứt tình trạng bạo lực.

Tuy nhiên, tình trạng này hiện chưa chấm dứt vì bạo lực lại bùng phát trong cuộc biểu tình hôm 28 và 29/09, và cũng có thể xảy ra tương tự trong ngày 01/10. Nhưng không vì thế mà chính quyền trung ương lại không làm dịu tình hình và có thêm nhân nhượng đối với phong trào. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ lùi bước về mặt gây ảnh hưởng chính trị. Ngược lại, chúng ta thấy là Bắc Kinh sẽ cố can thiệp ngày càng nhiều hơn vào nội tình Hồng Kông, bằng cách nào đó, thông qua Văn phòng Liên lạc, cũng như những công ty phụ thuộc nhiều vào thị trường Hoa lục, như trường hợp xảy ra cách đây không lâu với Cathay Pacific. Việc hãng hàng không này bị buộc phải sa thải một số nhân viên thể hiện thái độ ủng hộ phong trào dân chủ đã cho thấy khả năng gây ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Tôi nghĩ rằng rất nhiều công ty phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ áp đặt một loạt biện pháp phòng ngừa nào đó đối với nhân viên để tránh gặp rắc rối chính trị với chính quyền trung ương.

RFI : Ngày 25/09/2019, các ủy ban của Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ đã thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019. Dự luật này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ Viện vào khoảng tháng 10. Vậy dự luật này sẽ tác động như thế nào đến quan hệ Mỹ-Trung ?

Jean-Pierre Cabestan : Đạo luật này không tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa hai nước, nhưng góp phần gây áp lực. Đó là một yếu tố bổ trợ. Thực tế, đạo luật này mang tính biểu tượng vì để xác định được những nhân vật, ở Hồng Kông cũng như ở Hoa lục, đã vi phạm hoặc góp phần bóp nghẹt tự do ở Hồng Kông hoặc hạn chế nhân quyền, đây là việc không dễ dàng gì, mất rất nhiều thời gian.

Nhưng đó là một kiểu gây áp lực, bổ sung cho những lời chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh từ vài tháng qua và như vậy buộc chính quyền trung ương phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra những quyết định quá cực đoan để xử lý các vấn đề ở Hồng Kông.

RFI : RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 01/10/2019

Published in Diễn đàn