Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu trên biển (RFA, 07/08/2020)

Tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm trên biển và sẽ sớm được đưa vào vận hành.

mekong1

Tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm trên biển và sẽ sớm được đưa vào vận hành. Ảnh chụp màn hình SCMP/ RFA edit

Tờ South China Marning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) đưa tin này hôm 7/8.

Theo các video được chia sẻ trên mạng xã hội, Trung Quốc đã ghi lại hình ảnh một tàu đổ bộ Type 075 nặng 40.000 tấn khởi hành từ một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải dọc theo sông Hoàng Phố.

Được đánh giá là là tàu đổ bộ lớn nhất Châu Á, Type 075 sẽ có thể mang theo 30 máy bay trực thăng, từ phiên bản tàu Z-8 đến hải quân Z-20, cũng như một số xe tăng lội nước, xe bọc thép, tàu phản lực và hàng trăm của quân thủy.

Type 075 là tàu đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được cho là có thể sánh ngang với tàu đổ bộ lớp America và lớp Wasp của Mỹ.

Hình ảnh được chụp vào tuần trước cho thấy các máy bay cánh quạt nhỏ không người lái (UAV) và các mô hình máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27/28 cũng đã được nhìn thấy trên tàu Type 075 nhằm thử nghiệm trên boong trước khi đưa ra thử nghiệm trên biển.

Ông Tống Trung Bình, một nhà bình luận về các vấn đề quân sự có trụ sở tại Hồng Kông, cho rằng để bảo vệ lợi ích quốc gia ở nước ngoài, chiếc tàu tấn công đổ bộ Type 075 thậm chí còn có giá trị hơn một tàu sân bay bình thường.

Theo South China Morning Post, khi các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông đang tranh chấp bị thách thức và với mối quan hệ với Đài Loan căng thẳng, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đặt hàng một số tàu đổ bộ cỡ lớn trong những năm gần đây, bao gồm năm tàu ​​đổ b Type 071 vi trọng lượng 25.000 tấn/chiếc.

Bên cạnh các tàu đã đang được triển khai, đã có tin đồn về một dự án mới để phát triển tàu đổ bộ cỡ lớn Type 076 thế hệ tiếp theo.

***********************

Các nước dọc sông Mekong được thúc giục giải quyết tình trạng mực nước sông bị xuống thấp (RFA, 07/08/2020)

Ủy Hội Sông Mê Kông hôm 7/8 kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á chia sẻ thêm dữ liệu về hoạt động đập thủy điện một cách minh bạch và nhanh chóng, vì dòng nước ở sông Mê Kông xuống mức thấp kỷ lục sang năm thứ hai liên tiếp.

mekong2

Sông Mekong nằm giữa Thái Lan và Lào. Ảnh chụp ngày 31 tháng 10 năm 2019. AFP

Giám đốc điều hành của Ban thư ký Ủy Hội Sông Mê Kông đưa ra kêu gọi vừa nêu dựa vào những thông tin từ báo cáo của Ủy Hội Sông Mê kong phát hành cùng ngày.

Theo báo cáo, mực nước xuống thấp và tình trạng hạn hán tại lưu vực hạ nguồn Sông Mê Kong do nhiều yếu tố gây nên. Ngoài những yếu tố như lượng mưa ít bởi hiện tượng khí hậu El Nino, còn có tác động của những đập thủy điện trên thượng nguồn và ở cả dưới hạ nguồn, gồm 2 đập ở Lào và 11 đập ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ban thư ký Ủy Hội Sông Mê Kông đã không thể có được dữ liệu và thông tin chính thức để xác minh các tác động tiềm tàng của hoạt động trữ nước lại tại khu vực thượng nguồn.

Bản báo cáo dài 32 trang chỉ ra rằng dòng chảy thấp có thể tác động nghiêm trọng đến cộng đồng ở các quốc gia thành viên có dòng Mê Kông chảy ngang bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Trong đó, Campuchia có thể bị tác động nghiêm trọng do mất thủy sản và tiềm năng thủy lợi. Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Lào và Thái Lan cũng có thể bị ảnh hưởng năng suất nông nghiệp.

Báo cáo cũng nói rằng nếu mực nước trong mùa lũ năm 2020 này không cải thiện đáng kể. Các quốc gia nên tìm kiếm nguồn nước thay thế để đảm bảo nguồn cung cấp nước. Đồng thời, nên yêu cầu các nhà khai thác thủy điện và nhà điều hành thủy lợi điều chỉnh các hoạt động ngắn hạn của họ và giám sát tiềm năng xói mòn.

Nếu dòng chảy thấp vẫn còn, theo báo cáo, bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nên xem xét yêu cầu Trung Quốc xả thêm nước, như họ đã làm trong năm 2016, để giảm bớt tình trạng thiếu nước tại lưu vực hạ lưu sông Mê Kông, đặc biệt là trong mùa khô sắp tới.

Published in Châu Á