Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc (BBC, 05/01/2020)

Chính quyền Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về bệnh viêm phổi siêu vi bí ẩn đã lây nhiễm cho hàng chục người ở thành phố Vũ Hán.

backinh1

Dịch bệnh bùng phát ở thành phố miền Trung Trung Quốc, Vũ Hán

Tổng cộng có 44 trường hợp đã được xác nhận bị nhiễm bệnh cho đến nay, 11 trong số đó bị cho là "nghiêm trọng" theo các quan chức cho biết hôm thứ Sáu.

Sự bùng phát đã khiến Singapore và Hong Kong đưa ra các quy trình sàng lọc cho khách du lịch đến từ thành phố này.

Căn bệnh bùng phát trong bối cảnh nhiều người lo ngại virus này có thể liên quan tới Sars, hoặc hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng.

Virus Sars là một dạng giống virus cúm đã giết chết hơn 700 người trên khắp thế giới vào năm 2002-2003, sau khi lây lan từ Trung Quốc.

Đang có nhiều suy đoán trên mạng xã hội về khả năng liên quan giữa căn bệnh hô hấp mới này và virus Sars.

Cảnh sát Vũ Hán cho biết tám người đã bị phạ vì đã "đăng và phát tán thông tin sai lệch trên internet chưa được kiểm chứng".

Ủy ban sức khỏe Vũ Hán cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đang điều tra nguyên nhân dịch bệnh.

Trong một tuyên bố trên trang web của mình, họ cho biết họ đã loại trừ một số nguồn lây nhiễm - bao gồm cúm, cúm gia cầm và các bệnh hô hấp thông thường - nhưng không đề cập đến Sars.

backinh2

Tuyên bố của ủy ban cũng cho biết không có sự lây làn từ người sang người. Tuy nhiên, một số người nhiễm bệnh đã làm việc tại một chợ hải sản trong thành phố, dẫn đến việc các cơ quan chức năng đến làm sạch khu vực này.

Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đã nhận thức được về bệnh dịch và đang liên lạc với chính phủ Trung Quốc.

"Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm phổi do virus, nhiều nguyên nhân phổ biến hơn hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronovirus", người phát ngôn nói thêm. "WHO đang theo dõi chặt chẽ vụ việc này và sẽ chia sẻ nhiều chi tiết hơn khi có".

Sự bùng phát mới nhất này dường như khiến nhiều người nhớ lại dịch bệnh Sars cách đây 18 năm.

Vào thời điểm đó, WHO chỉ trích Trung Quốc đã báo cáo ít hơn thực tế về các trường hợp bị nhiễm Sars ở một tỉnh miền nam Trung Quốc.

Trong đại dịch 2002-03, virus đã ảnh hưởng đến hơn 8.000 người ở 26 quốc gia, làm 349 người chết ở Trung Quốc đại lục và 299 người ở Hong Kong.

Khách du lịch Trung Quốc bay đến các quốc gia khác được cho là nguyên nhân gây ra số lượng lớn trường hợp bị Sars vì virus Sars sẽ lây lan nhanh chóng mà nếu điều trị kịp thời.

Trung Quốc đã sa thải bộ trưởng y tế tại thời điểm xử lý khủng hoảng.

Đất nước này đã không còn Sars kể từ tháng 5/2004.

*****************

Trung Quốc thay người lãnh đạo văn phòng liên lạc ở Hong Kong (VOA, 05/01/2020)

Bộ Tài nguyên Nhân lc và An sinh Xã hội ca Trung Quc nói trên website ca h vào cui ngày th By rng Vương Chí Dân, người lãnh đo Văn phòng Liên lc ca Trung Quc ti Hong Kong t năm 2017, đã được thay thế.

backinh3

Ông Lạc Hu Ninh, 65 tui, s thay thế ông Vương Chí Dân lãnh đo văn phòng liên lạc ca Trung Quc Hong Kong.

Lạc Hu Ninh, 65 tui, được b nhim vào chc v này, theo thông báo ca bộ. Ông Lc tính đến tháng 11 là quan chc chóp bu ca Đảng cộng sản Trung Quc tnh Sơn Tây thuc min bc.

Thông báo ngày thứ By không đưa ra chi tiết nào khác v s thay đi này.

Văn phòng Liên lạc, nm dưới quyn ca Quc V Vin Trung Quc, đóng vai trò là nền tng đ Bc Kinh th hin nh hưởng ca mình đi vi Hong Kong. Văn phòng này gn đây đã b ch trích Hong Kong và Trung Quc đi lc vì phán đoán sai tình hình trong thành ph.

Ông Vương là giám đc văn phòng liên lc ngn nht k t năm 1997.

Các cuộc biu tình rm r n ra vào tháng 6 ti Hong Kong phn đi mt d lut dn đ mà l ra s cho phép các cá nhân b đưa ra xét x đi lc, nơi mà công lí được kim soát bi Đảng cộng sản.

Mặc dù d lut đã được rút li, các cuc biu tình vn tiếp tc vì nhiu người tin rng Bc Kinh đang can thip vào vic ni b ca thành ph và phn đi s tàn bo ca cnh sát.

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho biết trong mt phát biu rng dưới s lãnh đo ca ông Lc, Văn phòng Liên lc s tiếp tc hp tác với chính ph Hong Kong vì s phát trin tích cc ca mi quan h gia đi lc và Hong Kong.

Bà nói thêm rằng người tin nhim ca ông Lc đã cung cp "s h tr vng chc" cho nhng n lc ca chính ph Hong Kong nhm kim chế bo lc và duy trì pháp trị trong những tháng gn đây.

*******************

Hồng Kông : Vì sao Bắc Kinh cách chức đại diện văn phòng liên lạc ? (RFI, 05/01/2020)

Phong trào phản kháng chính trị làm rung chuyển Hồng Kông từ 7 tháng nay. Ngày 04/01/2020, công luận được tin đặc phái viên của Bắc Kinh Vương Chí Dân bị cách chức. Đại diện mới của Hoa lục là Lạc Huệ Ninh, cựu bí thư tỉnh ủy Sơn Tây. Sự kiện này mang ý nghĩa gì ? Bắc Kinh muốn kiểm sóat chặt chẽ hơn diễn biến tình hình đặc khu ?

backinh4

Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông trấn áp người biểu tình quận Thâm Thủy Bộ. Ảnh ngày 05/01/2020. Reuters

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget phân tích :

"Từ nhiều tháng nay người dân Hồng Kông chờ đợi quyết định thay đổi nhân sự này. Công luận hiểu rõ là Bắc Kinh không hài lòng chút nào cách đối phó với khủng hoảng tại Hồng Kông của văn phòng đại diện. Quyết định cách chức ông Vương Chí Dân do vậy không phải là chuyện ngạc nhiên. Chuyện làm ngạc nhiên là sự lựa chọn người thay thế.

Lạc Huệ Ninh, 65 tuổi, nguyên là bí thư tỉnh Sơn Tây ở tận phía bắc Trung Quốc. Gần đến tuổi về hưu, ông mới vừa được bổ nhiệm vào chức vụ phó chủ tịch ủy ban tài chính và kinh tế của tại Quốc hội.

Lạc Huệ Ninh chưa bao giờ hoạt động trong ngành ngoại giao, cũng không có quan hệ gì với Hồng Kông. Vậy thì tại sao ông được Bắc Kinh bổ nhiệm làm đại diện tại đặc khu ?

Phải chăng đây là một sự đề bạt đột xuất nhằm hất chân Vương Chí Dân, ngồi tạm ở chiếc ghế này từ năm 2017, trong khi chờ đợi Bắc Kinh tìm được người thích hợp ?

Bởi vì văn phòng liên lạc tại Hồng Kông, đặt dưới thẩm quyền của Hội Đồng Nhà Nước, cho phép Bắc Kinh tác động lên tình hình đặc khu.

Được thành lập vào năm 1997, chưa bao giờ nhiệm kỳ của đại diện văn phòng liên lạc với Hồng Kông bị kết thúc sớm như vậy".

Xuống đường chống "gian thương"

Trong khi đó biểu tình tiếp tục diễn ra tại Hồng Kông với nhiều vụ đụng độ, xô xát trong ngày Chủ Nhật 05/01/2020.

Đoàn tuần hành, 10.000 người theo ban tổ chức, 2.000 theo tin cảnh sát, tố cáo doanh nghiệp Hoa lục làm ăn bất chính, buôn bán chợ đen.

Họ than phiền người Hoa lục luộm thuộm, cản trở lưu thông, di cư qua Hồng Kông mua hàng miễn thuế đem về Trung Quốc bán lại lấy lãi. Hiện tượng buôn lậu và di dân làm vật giá và nhà cửa ở Hồng Kông leo thang, gây khó khăn cho dân đặc khu.

Trong đoàn có nhiều phụ huynh và trẻ con tham gia mang biểu ngữ "Giải phóng Hồng Kông, Cách mạng thời đại".

Tú Anh

***************

Biểu tình ở Hong Kong : Trung Quốc sa thải đặc phái viên (BBC, 04/01/2020)

Trung Quốc đã sa thải quan chức phụ trách quan hệ với Hong Kong, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

backinh5

Ông Vương Chí Dân ngồi ghế giám đốc văn phòng liên lạc chỉ mới hơn 2 năm

Vương Chí Dân là giám đốc văn phòng liên lạc của Bắc Kinh với Hong Kong.

Tân Hoa Xã cho biết ông Vương Chí Dân đã được thay thế bởi ông Lạc Huệ Ninh, Bí thư Đảng cộng sản tỉnh Sơn Tây miền bắc Trung Quốc.

Quyết định sa thải được đưa ra sau sáu tháng biểu tình đòi dân chủ thường có bạo lực ở Hong Kong vốn là phép thử cho sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với các quan chức hàng đầu tại đây.

Carrie Lam, đặc khu trưởng Hong Kong, vẫn giữ chức vụ với sự hỗ trợ công khai cho ghế lãnh đạo từ đại lục, mặc dù là tác giả của một dự luật được đề xuất ban đầu gây ra tình trạng bất ổn vào tháng Ba năm 2019.

Dự luật đề xuất việc dẫn độ các nghi phạm hình sự từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục, làm dấy lên lo ngại rằng luật mới sẽ bị lạm dụng để giam giữ những người bất đồng chính kiến và đưa họ ra khỏi Hong Kong.

backinh6

Người biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ vào ngày đầu Năm mới tại Hong Kong

Những người biểu tình ở Hong Kong đã chào đón thập kỷ mới vào thứ Tư với một cuộc biểu tình vào ngày đầu năm mới, trong đó có hàng chục ngàn người tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ.

Đa phần cuộc tuần hành là hòa bình mặc dù cũng đã xảy ra một số vụ bạo động nhỏ lẻ.

Cảnh sát đã dùng vòi rồng để giải tán khu chợ Mong Kok và bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình.

Khoảng 40 nghị sĩ và chức sắc từ 18 quốc gia đã gửi thư ngỏ tới bà Carrie Lam vào đêm giao thừa, kêu gọi bà "tìm cách thực tế nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách giải quyết những bất bình của người dân Hong Kong".

Hong Kong là thuộc địa của Anh cho đến năm 1997, khi nó được trả lại cho Trung Quốc kiểm soát theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống". Mặc dù về kỹ thuật là một phần của Trung Quốc, lãnh thổ này có hệ thống luật pháp và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.

Người biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ vào ngày đầu Năm mới tại Hong Kong

Published in Châu Á