Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mười bốn người Việt, chín nam và năm phụ nữ, vượt biển vào Đài Loan để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn tại quê nhà nhưng con thuyền mà họ mua đã bị lật chìm giữa biển khiến tất cả thiệt mạng.

dailoan1

Một con thuyền gỗ không người đến bờ tây của Đài Loan từ lục địa Trung Quốc hồi đầu tháng ba vừa qua và bị tuần duyên Đài Loan bắt giữ (minh hoạ) - China Time Database

Vào khoảng giữa tháng ba vừa qua, giới chức Đài Loan cho biết họ mới tìm được 10 thi thể trôi dạt vào các vị trí khác nhau ở bờ biển phía tây của hòn đảo này.

Qua điều tra, cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm quốc tế Đài Loan thông báo nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này là do nỗ lực vượt biên bất thành.

Những người Việt Nam từ nhiều năm qua đã tìm đường đến Đài Loan để tìm công việc với thu nhập cao gấp nhiều lần trong nước. Có những người đến lao động hợp pháp nhưng cũng có những người lao động bất hợp pháp, trong số này có cả những người vượt biển.

"Hàng ngàn người Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển vào Đài Loan trong những năm qua" - ông Lee Yang-chi, Giám đốc Phòng Hình sự Quốc tế, Cục Cảnh sát Quốc gia, Đài Loan, nói với RFA.

Con đường vượt biển

Theo chính quyền sở tại, 14 thi thể người Việt được tìm thấy gồm chín đàn ông và năm phụ nữ, có độ tuổi từ 30 đến 42, xuất xứ từ miền bắc Việt Nam.

Giới chức Đài Loan cho RFA biết, những người này vượt biên giới đường bộ sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp, sau đó di chuyển đến khu vực duyên hải của tỉnh Phúc Kiến, nơi đối diện đảo Đài Loan.

Ở đây, họ mua một chiếc thuyền đánh cá nhỏ từ ngư dân địa phương rồi tự thực hiện chuyến hải trình dự kiến dài 160 km vượt eo biển Đài Loan.

Sở dĩ nhóm người này chọn cách tự mình vượt biển, theo thông tin cung cấp từ cơ quan cảnh sát, là vì một người trong số họ có kinh nghiệm làm việc trên tàu đánh cá.

Trên thực tế thì con thuyền đã không thể cập bến. Sau hơn một tháng điều tra, cơ quan cảnh sát Đài Loan đi đến kết luận nguyên nhân tử vong của nhóm người Việt là do bị lật thuyền.

dailoan0

Người Việt lao động bất hợp pháp tại Đài Loan. RFA

Cũng chỉ vì kế sinh nhai

Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, ông Lee Yang-chi, người đứng đầu cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm xuyên quốc gia của Đài Loan, cho biết tất cả 14 người này đều đã từng tới Đài Loan làm việc trước đó, và đều bị trục xuất về Việt Nam do vi phạm luật lao động.

Luật pháp Đài Loan quy định những người từng tới đây lao động nhưng sau đó vi phạm luật pháp và bị trục xuất, sẽ không được phép quay trở lại Đài Loan dưới bất cứ hình thức nào.

"Chín người trong nhóm này trước đây đã từng vượt biên vào Đài Loan để làm việc bất hợp pháp, năm người còn lại thì đã từng tới Đài Loan làm việc một cách hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn ra ngoài để làm việc chui. Do đó họ đều bị trục xuất." - ông Lee Yang-chi cho biết.

Theo số liệu công bố bởi Cơ quan Di trú Quốc gia, ở thời điểm năm 2019, người Việt Nam chiếm đến 45% tổng số lao động bất hợp pháp ở hòn đảo này.

Lý do khiến người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tựu chung lại cũng chỉ vì kế sinh nhai.

"Nói thật với anh, tất cả đều vì cuộc sống mưu sinh", P.N.T một người Việt lao động bất hợp pháp cho Đài Á Châu Tự Do biết lý do chọn đi xuất khẩu lao động.

Người đàn ông 33 tuổi đến từ Hà Tĩnh này đã làm việc ở Đài Loan được tám năm, trong đó có hơn bảy năm làm chui.

Anh này cho biết đã phải trả 6.400 đô la Mỹ cho công ty môi giới ở Việt Nam để được tới làm việc tại một xưởng sản xuất lốp xe hơi, tuy nhiên đã bỏ ra ngoài làm sau khi nhận thấy thu nhập không giống với kỳ vọng.

Để được đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, hầu hết người Việt đều phải trả một số tiền lớn cho các công ty môi giới ở Việt Nam, với mức giá từ ba ngàn cho đến bảy ngàn đô la Mỹ.

Trong bối cảnh phần lớn người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài đều đến từ khu vực nông thôn nơi có thu nhập thấp, trung bình chỉ khoảng 150 đô la một tháng (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông), thì để có được số tiền trên là một thách thức không nhỏ. Hệ quả là nhiều người phải vay nợ để đi, và mang trong mình gánh nặng trả nợ từ ngày đầu tiên đặt chân đến đất khách.

"Bên môi giới nói sang Đài Loan và chịu khó làm thêm giờ thì có thể kiếm được hơn 20 triệu (đồng) một tháng, nhưng trên thực tế thì không có đủ việc để làm", người đàn ông quê Hà Tĩnh cho biết hoàn cảnh dẫn đến quyết định trốn ra ngoài làm việc.

Theo ông V. D. Tùng, nhân viên của một công ty môi giới lao động của Đài Loan, khối lượng công việc không đủ để làm tăng ca là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động nhập cử bỏ ra ngoài, bởi nếu không làm tăng ca thì người lao động chỉ được hưởng lương cơ bản.

Mức lương tháng tối thiểu được quy định ở Đài Loan là 26,400 đô la Đài Loan, tương đương với khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương này mới chỉ được áp dụng từ tháng 1 năm 2023.

Chưa kể thu nhập của người lao động nhập cư sẽ bị trừ đi các khoản phí khác nhau như bảo hiểm, dịch vụ môi giới, và các chi phí có thể phát sinh khác.

Theo ông Tùng, so với các công việc hợp pháp mà lao động nhập cư thường làm khi tới Đài Loan, thì việc bỏ ra ngoài làm mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều.

"Nếu so sánh về thu nhập giữa công việc hợp pháp với bất hợp pháp thì thu nhập hợp pháp không bao giờ đuổi kịp thu nhập bất hợp pháp." - Ông Tùng nói.

Sau tám năm làm việc ở Đài Loan, P.N.T khoe là đã xây được nhà cho cho bố mẹ ở quê, không những thế còn chu cấp chi phí học hành cho năm người em ở nhà.

Không đồng tiền nào là dễ kiếm

Tuy thu nhập cao hơn nhưng việc bỏ ra ngoài làm chui mang lại những rủi ro và thách thức không hề nhỏ.

Thường sau khi mất liên lạc hơn ba ngày thì người lao động nhập cư sẽ bị tuyên bố là đã bỏ trốn, danh tính của người đó sẽ được cung cấp cho các cơ quan chức năng, bao gồm cơ quan di trú và cảnh sát.

Người lao động bất hợp pháp nếu bị bắt thì kết cục tất yếu là bị trục xuất về Việt Nam, và cấm quay trở lại Đài Loan từ sáu đến tám năm. Điều này khiến người lao động bất hợp pháp luôn phải sống trong cảnh lo sợ.

Nhưng mối lo ngại bị trục xuất không phải là điều duy nhất mà các lao động bất hợp pháp phải đối diện. Việc mất đi bảo hiểm y tế còn là một vấn đề nghiêm trọng khác, nhất là trong trường hợp đau ốm hoặc tai nạn lao động.

Ngoài ra, vì không có giấy tờ hợp lệ và mất đi sự bảo vệ của các công ty môi giới, người lao động còn phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và ngược đãi bởi chủ lao động.

Vì không có giấy tờ hợp lệ, nên người lao động bất hợp pháp không thể ký hợp đồng lao động thông thường, do vậy họ chỉ có thể làm các công việc trả lương theo ngày hoặc theo sản phẩm, thay vì nhận lương hàng tháng. Và thường là các công việc nặng nhọc.

Tuy không tiết lộ nơi làm việc cụ thể, nhưng P.N.T cho biết anh hiện đang làm việc ở trên vùng núi cao ở Đài Loan, công việc chính là thu hoạch rau củ cho các nông trại. Anh cho biết khi đến vụ thu hoạch thì trung bình phải làm việc 12 tiếng một ngày.

"Một là chấp nhận gia đình khổ để con được sướng, còn không chỉ con khổ để gia đình được sướng", anh T chia sẻ sau khi được hỏi vì sao lại chấp nhận làm việc trong điều kiện vất vả trong một thời gian dài như vậy.

Sau gần một thập niên làm việc ở nơi đất khách quê người để chu cấp cho gia đình, người đàn ông có vẻ ngoài trông già hơn rất nhiều so với tuổi 33 cho biết ước muốn là có thể tiếp tục làm việc ở Đài Loan thêm hai năm nữa, cũng là lúc cuốn hộ chiếu của anh hết hạn. Sau đó anh sẽ trở về quê nhà để xây dựng tương lai cho riêng mình.

Giải pháp gì cho vấn nạn lao động bỏ trốn ?

Nguồn cung lao động nhập cư ở Đài Loan khá đa dạng, trong đó đông đảo nhất là các nước Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam, Philippines, và Thái Lan.

Ông V.D. Tùng cho biết tỷ lệ người Việt Nam bỏ trốn ra ngoài lao động chui cao hơn so với các quốc gia khác.

"Tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam là cao nhất, vượt trội so với các nước khác, vì chi phí để người lao dộng Việt Nam sang Đài Loan là cao nhất."

Theo ông Tùng, lao động tới từ các quốc gia Đông Nam Á khác chỉ phải trả từ một cho đến hai ngàn đô la Mỹ để đến Đài Loan làm việc, trong khi đó thì người Việt phải trả từ bốn tới năm ngàn đô la, thậm chí còn cao hơn.

Toàn bộ số tiền mà người lao động Việt Nam phải trả đều chảy vào túi các công ty môi giới ở Việt Nam, thế nhưng một khi người lao động đặt chân lên máy bay để đến Đài Loan, thì các công ty môi giới Việt Nam lập tức hết trách nhiệm. Một số lao động Việt tại Đài Loan trả lời RFA trước đây cho biết khi có tranh chấp với chủ lao động, họ không thể tìm đến công ty môi giới để được giúp đỡ.

Ngoài ra, luật pháp của Đài Loan trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư vẫn bị đánh giá là chưa hoàn chỉnh.

Cụ thể, những lao động nhập cư làm việc trong các lĩnh vực như giúp việc nhà và chăm sóc người già không thuộc diện được bảo vệ bởi Luật Tiêu chuẩn Lao động, dẫn đến tình trạng điều kiện làm việc không được đảm bảo, thậm chí xảy ra tình trạng ngược đãi, dẫn đến tình trạng bỏ trốn.

Chính phủ Đài Loan cũng chưa cho phép các chủ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp được thuê lao động nước ngoài. Điều này dẫn đến tính trạng nhu cầu lao động thì cao nhưng nguồn cung từ lao động địa phương lại ít ỏi, đẩy các chủ lao động vào cảnh buộc phải thuê người lao động nhập cư bất hợp pháp.

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 21/04/2023

Additional Info

  • Author Trường Sơn
Published in Diễn đàn

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Trường Sa (RFA, 22/03/2019)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 21/3 lên tiếng phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại đảo Ba Bình, đả lớn nhất do Đài Loan kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.

dailoan1

Hình chụp hôm 21/4 (không rõ năm) của Cơ quan thông tin quân đội Đài Loan : tàu chiến Đài Loan đóng ngoài đảo Ba Bình - AFP

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, bà Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng việc Đài Loan nhiều lần tổ chức bắn đạn thật tại Trường Sa bất chấp những phản đối của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với Trường Sa, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và phức tạp tình hình Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Đài Loan không tiến hành các hành động tương tự.

Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hiện là nơi tranh chấp chủ quyền của nhiều nước bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đây cũng là nơi đã diễn ra hải chiến hồi năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến 64 binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và sau đó Trung Quốc đã chiếm được đá Gạc Ma từ Việt Nam.

*******************

‘Đài Loan bất chấp phản đối của Việt Nam’ (VOA, 22/03/2019)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 21/3 ch trích Đài Loan "bt chp phn đi ca Vit Nam", tiếp tc din tp bn đn tht đo Ba Bình, mà Đài Bc gi là Thái Bình, thuc qun đo Trường Sa.

dailoan2

"Người nhái" Đài Loan trong mt cuc tp trn.

Bà Lê Thị Thu Hng nói tiếp rng vic Đài Loan "nhiu ln t chc din tp bn đn tht vùng bin xung quanh đo Ba Bình thuc qun đo Trường Sa ca Vit Nam là hành đng xâm phm nghiêm trng ch quyn lãnh th ca Vit Nam đi vi qun đo này, đe da hòa bình, n đnh, an toàn, an ninh hàng hi, gây căng thẳng và làm phc tp tình hình Bin Đông".

"Một ln na, Vit Nam kiên quyết phn đi và yêu cu Đài Loan không tiến hành các hành đng tương t", bà Hng nói, theo Cng thông tin chính ph.

Tin cho hay, lực lượng tun duyên Đài Loan hôm 12/3 thông báo tổ chc din tp bn đn tht, s dng súng ci và pháo phòng không, t ngày 20 ti 21/3.

Published in Châu Á