Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng Việt Nam trực tiếp ‘phê phán’ lãnh đạo Singapore (VOA, 23/06/2019)

Chính phủ Vit Nam cho biết rng Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 22/6 đã gp Th tướng Singapore Lý Hin Long và "phê phán" phát biu ca ông Lý "liên quan đến Vit Nam và Campuchia giai đon 1979 - 1980".

singapore1

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (bên trái) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) chụp ảnh chung với lãnh đạo ASEAN hôm 23/6.

Đây là cuộc gp cp cao trc tiếp đu tiên gia quan chức hai nước k t cui tháng Năm, khi nhà lãnh đo Singapore gây tranh cãi vi phát biu Vit Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia.

Theo chính phủ Vit Nam, cuc gp bên l Hi ngh thượng đnh ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) th đô Bangkok, Thái Lan, diễn ra "theo đ ngh ca phía Singapore".

"Thủ tướng Vit Nam khng đnh lch s đã chng minh nhng nhn đnh ca phía Singapore v vai trò ca Vit Nam vào thi đim đó là không đúng và vic nêu li nhng đnh kiến này làm tn thương sâu sắc ti Vit Nam và Campuchia, đc bit là thân nhân ca hàng trăm nghìn quân tình nguyn Vit Nam đã hy sinh xương máu đ mang li hòa bình, giúp gii phóng nhân dân Campuchia khi chế đ Khmer Đ tàn bo và c quá trình xây dng đt nước đy khó khăn, gian khổ sau này", theo tuyên b v cuc gp đăng trên trang Facebook ca chính ph Vit Nam.

Chính phủ Vit Nam cũng dn li ông Lý "gii thích Singapore không có ý làm tn thương Vit Nam, ch nhc li mt chương đau bun trong lch s Đông Dương đ nhn mnh hoà bình, n đnh và thnh vượng hôm nay không mc nhiên mà có, và bi cnh hin nay đòi hỏi ASEAN tiếp tc duy trì đoàn kết, gn bó và tăng cường hp tác".

Cũng trên mạng xã hi được nhiu người s dng nht thế gii, nhà lãnh đo Singapore đăng bc nh v cuc gp vi Th tướng Phúc, và "vui mng tái khng đnh cam kết tăng cường quan h song phương tt đp".

Tuy nhiên, đoạn viết ngn trên Facebook ca ông Lý không đ cp ti vic ông đã trao đi vi Th tướng Phúc v phát biu gây tranh cãi liên quan ti vai trò ca Vit Nam Campuchia hi cui nhng năm 80.

Về tuyên b Vit Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia, B Ngoi giao Singapore hôm 7/6 tuyên b rng phát biu ca ông Lý v "chương đau bun này trong lch s Đông Dương không mi".

"Nó phản ánh quan đim lâu nay ca Singapore, vn trước đây đã được th hin công khai. Th tướng lập quốc ca chúng tôi, ông Lý Quang Diu, đã viết v điu này trong hi ký ca ông", B Ngoi giao Singapore viết trong tuyên b, nói thêm rng nước này "đánh giá cao quan h vi Campuchia và Vit Nam".

Viễn Đông

*******************

Thủ tướng Việt Nam chỉ trích Thủ tướng Lý Hiển Long về phát biểu xâm lược Campuchia (RFA, 23/06/2019)

Truyền thông trong nước hôm 23/6 cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã phê phán Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về phát biểu của ông này rằng Việt Nam đã xâm lược Campuchia hồi năm 1979.

singapore2

Thủ tướng Singapore, Việt Nam chụp hình cùng lãnh đạo các nước ASEAN khác tại Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Thái Lan hôm 23/6/2019 - Hình minh họa (AFP)

Trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Thái Lan, hôm 22/6, Thủ tướng Việt Nam nói rằng phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long đã làm tổn thương sâu sắc tới Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm ngàn quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh xương máu để mang lại hoà bình, giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ.

Hôm 31/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long viết trên Facebook cá nhân và phát biểu tại Đối thoại Shangri-La rằng Việt Nam đã xâm lược và chiếm đóng Campuchia vào năm 1979.

Sau phát ngôn này, cả Campuchia và Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối và cho rằng phát biểu không chính xác.

Chính phủ Singapore sau đó lên tiếng khẳng định phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long không có gì mới và đó là quan điểm của ASEAN vào thời gian Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore cũng khẳng định quan hệ tốt đẹp giữa Singapore với Việt Nam và Campuchia.

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Singapore nói ông không có ý làm tổn thương Việt Nam mà chỉ nhắc lại môt chương đau buồn trong lịch sử Đông Dương để nhấn mạnh hoà bình, ổn định và thịnh vượng không mặc nhiên mà có, và bối cảnh hiện nay đòi hỏi ASEAN tiếp tục duy trì đoàn kết, gắn bó và tăng cường hợp tác.

Năm 1979, Việt Nam đã đưa khoảng 150.000 quân tiến qua biên giới vào lãnh thổ Campuchia, lật đổ chính phủ Khmer Đỏ và lập nên chính phủ Campuchia mới. Việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia đã gặp phải nhiều chỉ trích của quốc tế và Việt Nam phải chịu cấm vận nhiều năm cho đến khi Việt Nam rút toàn bộ quân khỏi Campuchia 10 năm sau đó.

Published in Châu Á