Mỹ nói Trung Quốc ‘chơi trò đổ lỗi' trong trận chiến thương mại (BBC, 05/06/2019)
Mỹ cho biết Trung Quốc đang chơi một "trò chơi đổ lỗi", nói sai về các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.
Cuộc gặp gỡ Tổng thống và Tập Cận Bình - Ảnh minh họa
Trong một tuyên bố, chính quyền Trump cũng cáo buộc Trung Quốc "đi lùi" trong các hiệp định thương mại.
Bình luận trên được đưa ra để phản hồi việc Bắc Kinh cho đăng báo cáo đổ lỗi cho Washington về thất bại trong các cuộc đàm phán.
Mỹ đã châm ngòi lại cuộc chiến thương mại vào tháng trước bằng cách tăng thuế đối với hàng tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải trả đũa.
Hai nước đã leo thang xung đột về thương mại trong năm qua. Phạm vi của trận chiến đã mở rộng trong những tháng gần đây khi Washington thắt chặt các hạn chế thương mại đối với người khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.
Hy vọng cho một thỏa thuận thương mại đã bị vỡ vụn hồi tháng Năm sau khi chính quyền Trump tăng hơn gấp đôi mức thuế đối với 200 tỷ đôla hàng nhập khẩu của Trung Quốc và đe dọa thêm thuế.
"Chúng tôi đã luôn nhất quán trong suốt các cuộc đàm phán và Trung Quốc rút lời với một số phần quan trọng của những gì các bên đã đồng ý", một tuyên bố từ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết.
Tuyên bố nói rằng Hoa Kỳ "thất vọng" là trong các tuyên bố công khai gần đây Trung Quốc đã chọn "theo đuổi một trò chơi đổ lỗi, xuyên tạc bản chất và lịch sử đàm phán thương mại giữa hai nước".
Bắc Kinh đã phát hành "Sách trắng" vào Chủ nhật, trong đó nêu lên vị thế của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại bao gồm một số điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận.
Trong bài báo, Trung Quốc cho biết để đạt được thỏa thuận "Mỹ nên xóa bỏ tất cả các mức thuế bổ sung áp đặt lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc".
Trong khi Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ để đạt được "thỏa thuận cùng có lợi", bài báo cho biết sự "tôn trọng lẫn nhau" là chìa khóa.
"Mỗi bên không nên vượt qua 'lằn ranh đỏ' của bên kia. Không thể bị hy sinh quyền phát triển, và chủ quyền thì càng không thể bị phá hoại".
Văn bản của Quốc vụ viện Trung Quốc về thương mại
Các điểm mốc trong suốt các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bao gồm việc dỡ bỏ thuế quan nhanh hay không, cũng như cách thực thi bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.
Hoa Kỳ đã muốn giữ thuế quan như là một phần của cơ chế thực thi và là cũng là cơ chế trọng tài duy nhất về việc Trung Quốc có vi phạm các điều khoản của thỏa thuận hay không, các nhà phân tích nói.
"Sự kiên quyết của chúng tôi với các chi tiết cũng như cần cam kết thực thi từ phía Trung Quốc không phải là một mối đe dọa đối với chủ quyền của quốc gia này". Tuyên bố của USTR.
Chiến tranh thương mại
Cuộc chiến thương mại đang đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu và "Sách trắng" của Trung Quốc đã cho thấy một số tác động của nó.
Lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 9,7% so với cùng kỳ trong bốn tháng đầu năm 2019 do các biện pháp thuế quan của Mỹ.
Công xưởng Trung Quốc - hình minh họa
Theo thống kê của Trung Quốc, đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc vào Mỹ giảm 10% so với cùng kỳ năm 2018, tờ báo cho biết.
Không có cuộc đàm phán thương mại chính thức nào được lên kế hoạch kể từ khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc vào tháng Năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp nhau tại cuộc họp G20 của các nhà lãnh đạo tại Nhật Bản vào cuối tháng này.
*****************
Tây Ban Nha trục xuất 94 người Đài Loan sang Trung Quốc về tội gian lận viễn thông (VOA, 07/06/2019)
Máy bay chở 94 người từ Đài Loan đã đáp xuống phi trường Bắc Kinh hôm thứ Sáu 7/6 sau khi nhóm người này bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha trong khuôn khổ một chiến dịch hỗn hợp giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc, chống gian lận viễn thông được phát động ba năm về trước, Cục Cảnh sát Trung Quốc cho biết trong một thông báo.
Báo chí Đài Loan tường trình về vụ 94 người Đài Loan bị trục xuất sang Trung Quốc về tội gian lận
Hãng tin Reuters tường thuật rằng các nghi phạm bị bắt vào tháng 12 năm 2016 trong các cuộc truy quét phối hợp giữa cảnh sát Trung Quốc và cảnh sát Tây Ban Nha, đặt tên là Chiến dịch Great Wall được phát động trên khắp Tây Ban Nha.
Cách Tây Ban Nha xử lý vụ việc và chấp thuận cho dẫn độ công dân Đài Loan sang Trung Quốc vào đầu năm 2017 đã bị chính phủ Đài Loan mạnh mẽ đả kích.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan, một hòn đảo tự trị, là một tỉnh ly khai thuộc lãnh thổ Trung Quốc, mà Bắc Kinh hăm dọa sẽ thôn tính bằng vũ lực nếu cần.
Tại Đài Bắc, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, và nói họ lấy làm tiếc về quyết định của Tây Ban Nha trục xuất các nghi can sang Trung Quốc.
Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết Đài Loan. kêu gọi chính phủ Tây Ban Nha hãy tôn trọng tính nhân đạo và các nguyên tắc nhân quyền, hợp tác với Đài Loan trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên biên giới và xử lý vụ việc này một cách đúng đắn.
*********************
Thương chiến Mỹ Trung : Việt Nam lợi trước mắt chứ không lâu dài (BBC, 07/06/2019)
Có ý kiến từ Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam về ngắn hạn "thì ổn" nhưng dài hạn "cũng đáng lo" trong bối cảnh căng thẳng mậu dịch Mỹ -Trung.
Nhà báo Greg Rushford từng viết cho các tạp chí The Wall Street Journal và The Diplomat.
Trả lời phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt tại London (06/06/2019), nhà báo Mỹ Greg Rushford cũng bình luận về quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Greg Rushford : "Các tổ chức quốc tế như GATổng thống, WTO đều được hình thành từ thập niên 1940 với ý tưởng là lợi ích an ninh sẽ bị tổn hại khi các nước tiến hành chiến tranh thương mại. Hoa Kỳ đang đe dọa các nước với hàng rào thuế quan như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico… Nếu tôi là người Việt Nam thì tôi cũng lo lắng bởi sẽ không biết lối ăn miếng trả miếng này sẽ đi tới đâu. Lần gần nhất xảy ra kiểu này là từ thập niên 1930 và sau đó xảy ra thế chiến.
"Về ngắn hạn có thể Chính phủ Việt Nam không quan tâm bởi một số luồng mậu dịch sẽ chuyển hướng từ Trung Quốc vào Việt Nam và việc Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc khiến Việt Nam có thể hưởng lợi vì một số công ty sẽ chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng về dài hạn thì không thể biết tình hình sẽ thế nào.
"Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu và sẽ không thể thay thế nền kinh tế của nước có 1,3 tỉ dân. Và Việt Nam sẽ không thể thay thế Trung Quốc như một trung tâm sản xuất hay chế tạo cho toàn thế giới. Tóm lại ngắn hạn thì ổn nhưng dài hạn thì tôi thấy cũng đáng lo.
BBC : Nói về chiến tranh thương mại Mỹ Trung thì công luận tại Hoa Kỳ đánh giá thế nào về Trung Quốc và ông Tập Cận Bình ?
Nhà máy ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc
Greg Rushford : Một điểm thống nhất chung giữa hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa tại Hoa Kỳ là đều nghi ngại Trung Quốc nói chung và Chủ tịch Tập Cần Bình nói riêng. Trung Quốc làm nhiều điều xấu trong thương mại. Họ đánh cắp sở hữu trí tuệ, yêu cầu các công ty phải đặt máy chủ dữ liệu ở Trung Quốc … thậm chí họ còn muốn các quan chức Trung Quốc có chân trong hội đồng quản trị của các tập đoàn nước ngoài. Như vậy là sai.
Điều chúng ta cần làm làm là giúp Trung Quốc bằng cách làm việc cùng họ, thuyết phục họ tách xa kiểu kiểm soát bằng công ty nhà nước. Đây là các chủ đề kinh tế cần được giải quyết bằng việc phải tạo áp lực một cách khôn ngoan. Người Mỹ nói chung thấy chưa có vấn đề gì lắm với cuộc chiến thương mại nhưng nay thì bắt đầu thấy có những tổn thất đối với cả nhà nông và người tiêu dùng.
Hoa Kỳ đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu và xét về dài hạn thì cũng không có một tương lai lợi lộc gì nhiều. Do đó từ nay cho tới bầu cử tổng thống vào năm sau thì công chúng Mỹ có thể thay đổi cách nhìn nhận. Không phải là ủng hộ Trung Quốc mà là thấy thuế quan là tồi tệ.