Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngoại trưởng khối ASEAN họp với Mỹ (RFA, 02/05/2017)

Ngoại trưởng của 10 nước ASEAN sẽ có cuộc họp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tại Washington DC vào ngày 4 tháng 5 tới đây.

dna1

Ngoại trưởng các nước ASEAN họp thượng đỉnh tại Manila, Philippines hôm 29/4/2017. AFP photo

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Nam Á, Patrick Murphy cho báo giới biết cuộc gặp nhằm tạo mối quan hệ giữa các nước ASEAN và chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Những vấn đề được bàn thảo chính giữa hai bên dự kiến bao gồm thương mại, tranh chấp ở Biển Đông, buôn người và tội phạm.

Thứ trưởng Patrick Murphy cho biết Ngoại trưởng Tillerson đã nhận được đề nghị cuộc gặp tại Washington từ các ngoại trưởng ASEAN hồi đầu năm nay trước cuộc gặp các bên dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Philippines.

Hoa Kỳ và các nước ASEAN đã bắt đầu các cuộc gặp cấp cao dưới thời của Tổng thống Barack Obama. Thượng đỉnh đầu tiên giữa hai phía được tổ chức tại Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Tuyên bố chung của hai bên vào lúc đó khẳng định những nguyên tắc hợp tác cơ bản bao gồm tôn trọng tự do hàng hải, duy trì sự phát triển kinh tế bền vững và đồng đều, chia sẻ các giải pháp trong các vấn đề chống khủng bố, buôn người và thay đổi khí hậu.

*****************

Trung Quốc hoan nghênh tuyên bố chung ASEAN (RFA, 02/05/2017)

dna2

Đại diện các nước ASEAN tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila, Philippines chụp hôm 28/4/2017. AFP photo

Trung Quốc hoan nghênh việc các nước Đông Nam Á thảo luận vấn đề Biển Đông tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào cuối tuần qua, và cho rằng điều đó thể hiện nỗ lực của Bắc Kinh trong việc giảm bớt căng thẳng trong khu vực.

Hãng Reuters ngày 2/5 trích dẫn lời phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết từ năm ngoái Trung Quốc luôn nỗ lực cùng các quốc gia khác trong khu vực làm giảm bớt căng thẳng tình hình tại Biển Đông, nói thêm rằng điều này phù hợp với lợi ích của các nước trong khu vực.

Phát ngôn viên Cảnh Sảng cho biết thêm rằng các vấn đề được nhắc tới tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này một lần nữa thể hiện những thay đổi tích cực về tình hình Biển Đông và mong muốn chung của các nước trong khu vực là tìm kiếm sự ổn định, thúc đẩy hợp tác và tìm kiếm sự phát triển. Điều này cần được các bên tôn trọng và ủng hộ.

Trung Quốc không thuộc 10 quốc gia thành viên trong khối ASEAN nhưng từ trước đến nay đã nhiều lần bị buộc tội liên quan đến việc can thiệp vào nội dung thảo luận tại các hội nghị của khối này về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

Tuyên bố của chủ tịch hội nghị cấp cao ASEAN lần này đưa ra vào ngày 29 tháng tư không nhắc đến hoạt động cải tạo đảo và quân sự hóa tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành gần đây.

Hai nhà ngoại giao ASEAN cho biết Trung Quốc gây áp lực với nước chủ nhà Philippines không đưa vào bàn trong chương trình nghị sự hội nghị cấp cao vừa qua các hoạt động gây tranh cãi của Bắc Kinh tại Biển Đông.

*********************

Tổng thống Donald Trump mời các đồng minh Châu Á thăm Mỹ (RFI, 01/05/2017)

dna3

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc mít tinh tại Pennsylvania, ngày 29/04/2017 REUTERS

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 30/04/2017 cho thấy dấu hiệu muốn tăng cường hợp tác với các nước đồng minh Châu Á trong hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Theo Reuters, hôm qua, tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với thủ tướng Thái Lan Chan O-Cha và thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Nội dung cuộc điện đàm tập trung vào chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Theo một quan chức Hoa Kỳ xin giấu tên, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về các biện pháp duy trì sức ép ngoại giao và kinh tế đối với Bắc Triều Tiên.

Các cuộc trao đổi qua điện thoại diễn ra chỉ hai ngày sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thêm một vụ thử nghiệm tên lửa mà theo đánh giá của Washington và Seoul là thất bại. Cũng trong các buổi điện đàm trên, tổng thống Donald Trump đã mời thủ tướng Thái Lan và thủ tướng Singapore sang thăm Hoa Kỳ.

Trước đó, hôm thứ Bảy 29/04, tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm với đồng nhiệm Philippines Rodrigo Duterte cũng về hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Phát biểu trên kênh truyền hình ABC, ông Reince Priebus - tổng thư ký Nhà Trắng giải thích mục đích của tổng thống Hoa Kỳ trong các buổi điện đàm trên là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh Châu Á cho "một kế hoạch hành động" trong trường hợp cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên tồi tệ.

Trong khi các hiệp hội phản đối lời mời ông Duterte đến Washington vì lý do tổng thống và chính phủ Philippines vi phạm nhân quyền thì Nhà Trắng cho rằng Washington cần hợp tác với Manila để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên.

Chưa có thông tin về thời điểm các cuộc thăm viếng Mỹ của các lãnh đạo Thái Lan, Singapore và Philippines.

Thùy Dương

**********************

Thủ tướng Thái Lan nhận lời mời thăm Hoa Kỳ (RFA, 01/05/2017)

dna4

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, tại Vientiane vào ngày 8 tháng 9 năm 2016. AFP photo

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhận lời mời viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump.

Văn phòng Thủ tướng Thái Lan thông báo tin vừa nêu vào hôm nay thứ Hai 1/5.

Với quyết định bất ngờ về ngoại giao với các quốc gia đối tác ở Đông Nam Á, Tổng thống Trump, vào hôm Chủ Nhật, đã gọi điện thoại cho Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và Thủ tướng Lý Hiển Long để tái khẳng định mối quan hệ truyền thống mật thiết giữa Hoa Kỳ với Thái Lan và Singapore ; đồng thời mời hai vị nguyên thủ của Thái Lan và Singapore đến thăm Hoa Kỳ.

Trước đó một ngày, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng điện thoại mời Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines đến thăm Mỹ.

Văn phòng Thủ tướng Thái Lan cho biết ông Prayuth Chan-ocha chấp nhận lời mời của ông Trump, trong khi Bộ Ngoại giao Singapore ra thông cáo, viết là hai nhà lãnh đạo "mong sớm gặp nhau".

Lịch trình chuyến viếng thăm chưa được thông báo cụ thể.

********************

Nhà Trắng bảo vệ quyết định mời Tổng thống Philippines (VOA, 01/05/2017)

dna5

Tổng thng Rodrigo Duterte.

Nhà Trắng hôm 30/4 bo v quyết đnh ca Tng thng Donald Trump v vic mi người đng nhim Philippines tới thăm Washington, nói rng s cn thiết phi cng c mt liên minh Châu Á đ đi phó vi mi đe da quân s đang gia tăng ca Bc Hàn mang sc nng hơn c các mi quan ngi v chiến dch chng ma túy đm máu ca ông Duterte Philippines.

Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus nói trong cuc phng vn vi kênh ABC : "Hin gi đt nước này [M] và khu vc [Châu Á] không đi mt vi điu gì ln hơn nhng gì đang xy ra Bc Hàn".

Ông nói thêm răng "dù họ là người tt hay xu, điu đó không quan trng" mà "ta phi cùng quan đim" v Bc Hàn.

Lời phát biu ca ông Priebus được đưa ra mt ngày sau khi Nhà Trng thông báo v li mi, và sau khi mt phát ngôn viên ca Tng thng Duterte tiết l rng ông Trump nói vi nhà lãnh đo Philippines rng ông mun thúc đy "mt mi quan h công vic nng m".

Một thông cáo ca Nhà Trng nói rng cuc đin đàm hôm 29/4 gia hai nhà lãnh đo "rt thân thin", và mi quan h "đang đi theo hướng rt tích cực".

Tuy nhiên, thông cáo không đề cp ti mi quan ngi ca cng đng quc tế v chiến dch bài tr ma túy đm máu ca ông Duterte, khiến hàng nghìn người chết.

dna6

Ông Trump mời Tng thng Philippines thăm M trong mt cuc đin đàm hôm 29/4.

Trước khi trao đi qua đin thoi vi ông Trump, Tng thng Philippines nói ti Manila rng Hoa Kỳ nên kim chế và không nên b cun vào "trò chơi" ca lãnh t Bc Hàn Kim Jong-un.

Hôm 29/4, Bình Nhưỡng phóng th mt tên la đn đo, nhưng bt thành, và tiếp tc vp phi s ch trích ca cng đng quc tế.

Philippines hiện là quc gia gi v trí ch tch luân phiên ca ASEAN, t chc gm nhiu thành viên trong đó có Vit Nam.

Theo Reuters, Nhà Trắng không cho biết các chi tiết v thi gian din ra cuc gp Washington, nhưng nói rng ông Trump nóng lòng ti thăm Philippines vào tháng 11 đ tham d hai hi ngh thượng đnh vi lãnh đo các quc gia Châu Á.

Sau đó, nhà lãnh đạo M s ti Vit Nam đ tham d hi ngh thượng đnh APEC, d kiến s din ra Đà Nng.

********************

Tổng thống Philippines Duterte chưa nhận lời mời thăm Mỹ (RFI, 02/05/2017)

dna7

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trên chiến hạm Trung Quốc ở Davao. Ảnh ngày 01/05/2017 - REUTERS/Lean Daval Jr

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 01/05/2017 cho biết có thể từ chối lời mời của tổng thống Mỹ Donald Trump sang thăm Hoa Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc ông Duterte chào đón chiến hạm Trung Quốc đến Philippines.

Ông Duterte, người đã bỏ rơi liên minh từ nhiều năm qua với Mỹ để quay sang siết chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga, nói rằng ông rất bận rộn với lịch làm việc, trong đó có chuyến công du Matxcơva và Israel. Do vậy ông e rằng không thể thăm Hoa Kỳ, cho dù thời điểm cụ thể chưa được đề nghị.

Tuy vậy tổng thống Philippines cũng nói rằng quan hệ với Mỹ đã được cải thiện từ khi ông Donald Trump lên thay ông Barack Obama. Cựu tổng thống Mỹ đã từng phê phán ông Duterte vì chiến dịch chống ma túy đã làm cho hàng ngàn người thiệt mạng, và bị Duterte lăng mạ là "đồ chó đẻ".

Phát biểu về lời mời thăm Hoa Kỳ được đưa ra sau khi ông Duterte lên thăm khu trục hạm Trường Xuân (Chang Chun), một trong ba chiến hạm Trung Quốc vừa ghé thăm. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010 các tàu chiến Trung Quốc đến Philippines, trong chuyến thăm kéo dài ba ngày. Việc các tàu này đến Davao, nơi ông Duterte từng làm thị trưởng suốt 30 năm qua, thay vì ghé Manila, được coi như động thái cảm ơn của Bắc Kinh dành cho tổng thống Philippines.

Hai ngày trước đó, hội nghị thượng đỉnh ASEAN do ông Duterte chủ trì đã kết thúc với bản tuyên bố chung không hề chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Văn bản không nhắc đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, khẳng định yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh tại vùng biển chiến lược này là bất hợp pháp.

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời của dân biểu đối lập, cựu sĩ quan Gary Alejano nhận định đây là chiến thắng của Bắc Kinh, và hành động lên thăm tàu Trung Quốc càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Ông Alejano nói : "Đây không phải là chính sách đối ngoại độc lập, mà là đầu hàng trước Trung Quốc".

Hôm qua tổng thống Phillippines cũng nhắc lại là sẵn sàng tham gia tập trận chung với Trung Quốc, hoặc ở Mindanao, hoặc tại Biển Sulu.

Ông Duterte đi ngược lại chính sách của người tiền nhiệm Benigno Aquino - người đã đưa hồ sơ Biển Đông ra trước Tòa Trọng Tài, với hy vọng nhận được nhiều tỉ đô la đầu tư của Trung Quốc.

Thụy My

*******************

Philippines mở ngỏ khả năng tập trận chung với Trung Quốc (VOA, 02/05/2017)

dna8

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh minh họa

Tổng thng Philippines, Rodrigo Duterte, ngày 1/5 tuyên b Trung Quc có th tham gia các cuc tp trn chung với Lc lượng Võ trang Philippines Mindanao, đc bit là Bin Sulu.

Ông Duterte đưa ra phát biu này sau khi ra thăm mt tàu chiến ca Trung Quc cm neo thành ph Davao.

"Tôi bảo tôi đng ý, Trung Quc có th tham gia tp trn chung ti đây Mindanao...trong Biển Sulu", ông Duterte được báo chí Philippines dn li.

Trước đây, ông Duterte tng t ý đ ng kh năng hun luyn quân s chung vi Trung Quc và Nga.

Lực lượng Võ trang Philippines theo d kiến s t chc các cuc thao dượt quân s chung hằng năm vi Hoa Kỳ trong tháng này.

Dưới chính quyn ca ông Duterte, căng thng gia Manila và Bc Kinh được xoa du vi các n lc ca ông Duterte nhm vc dy quan h song phương.

Ông Duterte mô tả chuyến ra thăm tàu chiến Trung Quc hôm 1/5 là mt phần trong các hoạt đng xây dng lòng tin và thin chí gia hai nước.

Ba tàu chiến ca Trung Quc hôm 30/4 cp bến thành ph Davao trong chuyến hi hành hu ngh ti các nước ASEAN. Ba tàu này s ri khi Philippines vào ngày 2/5.

Nguồn Phil star / ABS-CBN

*********************

Tàu chiến Trung Quốc tới cảng Davao Philippines (RFI, 01/05/2017)

dna9

Tàu chiến Trung Quốc đến cảng Davao Philippines. Ảnh ngày 30/04/2017. Reuters

Theo hãng tin ABS –CBN News, ngày hôm qua, 30/04/2017, ba tàu chiến của Trung Quốc đã tới cảng Davao, thành phố mà tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từng làm thị trưởng trong nhiều năm.

Hải đội Trung Quốc gồm một tàu hộ tống chống tàu ngầm, một khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường và một tàu tiếp liệu.

Hôm nay, tổng thống Philipppines Duterte đã lên thăm tàu chiến Trung Quốc.

Thị trưởng Daovao, bà Sara Duterte, con gái tổng thống Philippines cho biết là theo dự kiến ban đầu, các tàu Trung Quốc ghé vào Manila, nhưng Bắc Kinh cho rằng cảng Davao phù hợp hơn với các tàu chiến của Trung Quốc.

Tàu chiến Trung Quốc tới Philippines chỉ một ngày sau khi kết thúc thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN tại Manila. Thông cáo chung của thượng đỉnh, được công bố hôm qua, không hề đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi của Trung Quốc về lãnh thổ tại Biển Đông.

Hãng tin ABS-CBN bình luận : Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc được cải thiện đáng kể vào lúc tổng thống Duterte liên tục có các phát biểu giảm nhẹ tầm quan trọng của các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.

Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm bắt đánh bắt cá ở Biển Đông.

Trang mạng Philippines Manila Bulletin cho biết, kể từ ngày hôm nay, 01/05, chính quyền Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm bắt đánh cá ở Biển Đông, biển Hoàng Hải, và biển Hoa Đông.

Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc đã ra thông báo này từ hồi đầu tháng 3 năm nay. Và lệnh cấm kéo dài cho đến tận 16/08.

Ngay khi Trung Quốc công bố thông báo này, Hội nghề cá Việt Nam vào đầu tháng Ba, đã lên tiếng phản đối và tố cáo Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm luật pháp Việt Nam vì lệnh cấm này bao trùm lên cả vùng biển của Việt Nam.

Hội cũng đề nghị chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam lên tiếng phản đối, có biện pháp ngăn chặn lệnh cấm này, hỗ trợ ngư dân Việt Nam.

RFI tiếng Việt

*******************

Tổng thống Philippines hy vọng sớm có được bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (RFI, 30/04/2017)

dna10

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc họp báo sau thượng đỉnh ASEAN, Manila, ngày 29/04/2017 - Reuters

Trong buổi họp báo bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào hôm qua, 29/04/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã rất hy vọng đạt được một bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông COC từ nay đến cuối năm. ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về văn kiện này vào lúc Bắc Kinh bị tố cáo đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông.

Văn kiện này có mục tiêu đề ra những quy tắc để ngăn chặn sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích.

Theo Marianne Dardard, thông tín viên RFI tại Manila, câu hỏi đặt ra là các nước ASEAN bị chia rẽ có thể ràng buộc Trung Quốc bằng bộ Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông hay không ?

Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông đang đàm phán với Bắc Kinh liệu có mang tính chất ràng buộc về pháp lý hay không ? Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa bế mạc, tổng thống Philippine Duterte đã cẩn thận tránh bất kỳ lời lẽ nào có khả năng đụng chạm đến Trung Quốc.

ASEAN gồm mười thành viên trong đó có ít nhất là bốn nước đang tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông : Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines, quốc gia đầu tiên và duy nhất đã kiện Trung Quốc. Cách nay một năm, Tòa Trọng Tài ở La Haye đã đánh giá là bất hợp pháp các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại thượng đỉnh ASEAN năm nay mà chủ tịch chính là ông Duterte, một người đang tìm cách xích lại gần Bắc Kinh hơn vì lý do kinh tế, các thành viên ASEAN có vẻ vẫn rất chia rẽ trong việc cùng nhau đòi hỏi một "bộ quy tắc ứng xử" ràng buộc về pháp lý đối với Bắc Kinh.

Cho đến giờ phút chót, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã áp lực trong hậu trường để xóa bỏ từ ngữ "quân sự hóa" trong bản Tuyên Bố Chung của hội nghị ASEAN, một cụm từ phản ánh những cáo buộc theo đó Trung Quốc đã đặt tên lửa trên các hòn đảo nhân tạo.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á