Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đặt dây cáp ngầm – Trung Quốc hoàn tất kiểm soát Biển Đông ?

Hiếu Linh, VNTB, 12/06/2020

Theo hãng tin Mỹ BenarNews ngày 08/06/2020, giới chuyên gia cho rằng các dây cáp ngầm đó có thể được dùng vào mục tiêu quân sự , giúp Trung Quốc tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm.

cap1

Ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị tàu thuyền mới đây đã phát hiện một chiếc tàu Trung Quốc có dấu hiệu như là đang đặt dây cáp ngầm dưới biển giữa các tiền đồn Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa.

Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bắc Kinh liên tục tuyên bố sẽ thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của nước này, và trong nhiều năm qua xây dựng chuỗi đảo nhân tạo, thiết lập các khu hành chính và sản xuất, quân sự hoá các đảo ở Biển Đông tại các vị trí, khu vực mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép, ngoài ra Trung Quốc đã bị cáo buộc săn đuổi các quốc gia yêu sách liên quan khi các nước này thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế.

Theo các chuyên gia Trung Quốc đang áp dụng các chiến thuật ngày càng mạnh mẽ, có nguy cơ gây ra lan rộng xung đột trong khu vực.

Greg Polling, Giám đốc AMTI, cho biết trong một bài viết The Guardian, Trung Quốc đang mở rộng phạm vi trong khu vực, bỏ mặc sự chỉ trích quốc tế.

Biển Đông là một trong những khu vực gây tranh cãi nhất trên thế giới, với các quốc gia yêu sách liên quan như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Indonesia.

Các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh, được gọi là đường chín đoạn, là vùng rộng lớn nhất và bao phủ gần như toàn bộ vùng biển, từ đảo Hải Nam đến Indonesia. Mặc dù yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và được tuyên bố vô hiệu trong quyết định của tòa án quốc tế năm 2016, thế nhưng từ đó đến nay Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện các công đoạn cuối trong chiếm đóng Biển Đông.

Chính quyền Trung Quốc từ năm 2015 đã bắt đầu gia tăng tham vọng lãnh thổ của mình bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và bãi cạn ở Biển Đông, sau đó quân sự hóa chúng bằng các dải máy bay, cảng và các cơ sở radar.

"Những hòn đảo này có đầy đủ các khả năng giám sát và radar, họ nhìn thấy mọi thứ xảy ra ở Biển Đông, và giờ là đặt dây cáp ngầm giúp Bắc Kinh kiểm soát chuyển động dưới biển", Kiến Huy, thành viên trong nhóm nghiên cứu Biển Đông nói.

Hải quân Việt Nam từ năm 2014 đến nay sở hữu 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo mang tên : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu, được đưa vào biên chế của Lữ đoàn Tàu ngầm 189.

Giáo sư Carl Thayer trong bài phỏng vấn trang tin Zing chia sẻ, Việt Nam giờ đã có hạm đội tàu ngầm lớn nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á. Theo ông "các tàu ngầm cũng phát huy tác dụng trong việc thu thập tình báo".

Thế nhưng nếu Trung Quốc hoàn tất đặt dây cáp ngầm được sử dụng cho mục đích quân sự thì đội tàu ngầm sẽ bị hạn chế những quyết định chiến lược.

"Trước đây, Trung Quốc không biết bạn khoan ở đâu. Bây giờ họ chắc chắn biết".

Các chuyên gia cho biết động thái này cùng với khả năng lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)  sắp tới Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ vùng không, mặt nước và lòng nước Biển Đông.

"Đó không còn dừng lại tại một đội tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá Trung Quốc được triển khai ở Biển Đông để phá vỡ các yêu sách khác hoặc đi thuyền trong các khu vực nhạy cảm về chính trị. Trung Quốc giờ đã từng bước kiểm soát những động tĩnh nhỏ nhất trên Biển Đông. Việt Nam là quốc gia chịu tổn hại nhiều nhất", Kiến Huy nhận định.

Hồi tháng 4, một tàu giám sát hàng hải của Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Động thái này đã thúc đẩy Việt Nam gửi hồ sơ ngoại giao lên Liên Hợp Quốc để khôi phục chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông.

Đáp trả lại phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng tuyên bố Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong khu vực.

"Tôi muốn nhấn mạnh điều này : những nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào, bằng bất kỳ cách nào phủ nhận chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông và tăng cường tuyên bố bất hợp pháp của chính họ chắc chắn không mang lại kết quả", Cảnh Sảng nói.

Tuyên bố của Cảnh Sảng biểu thị công khai âm mưu làm chủ Biển Đông.

Động thái hung hăng lần này của Bắc Kinh trong khu vực một phần là do đại dịch coronavirus toàn cầu, đã giáng một đòn nặng nề vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc và làm tổn hại danh tiếng quốc tế của nước này.

"Trung Quốc có nhu cầu chuyển lửa ra bên ngoài", Kiến Huy nhận định.

Tại cuộc họp quốc hội vào tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm lần đầu tiên sau nhiều năm, một dấu hiệu cho thấy họ lo lắng về sự suy giảm kinh tế. Đồng thời, căng thẳng đang gia tăng với Hoa Kỳ và Châu Âu về vai trò của Bắc Kinh trong việc kìm hãm sự bùng phát ban đầu, giết chết hơn 380.000 người.

Lo ngại hình ảnh quyền lực tuột dốc, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tăng cường hùng biện và nghị sự chủ nghĩa dân tộc, bao gồm sự kiểm soát Biển Đông.

"Không giống như năm 2014, tình hình hiện thời đã biến chuyển và Việt Nam không nên áp dụng ngoại giao thầm lặng mãi được".

Năm 2014 quan hệ Việt – Trung rơi xuống mức tồi tệ liên quan vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981.

Đoàn kết chống lại Bắc Kinh

Đối mặt với sự hiện diện của Trung Quốc trên ngưỡng chủ quyền của các quốc gia, bây giờ có thể là thời gian để các nước Đông Nam Á đoàn kết và đối mặt với Bắc Kinh trong khu vực.

Nhưng Kiến Huy cho biết với các nước trong khu vực bận tâm đến coronavirus và các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của riêng họ, hy vọng sẽ hợp nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khá mong manh.

"Cho dù Trung Quốc có ngang ngược như thế nào, tôi không nghĩ chúng ta sẽ thấy các thành viên ASEAN tham gia và cho thấy một mặt trận thống nhất mạnh mẽ chống lại Trung Quốc", ông nói.

"Tôi nghĩ rằng nếu các nước ASEAN không có động thái thống nhất cứng rắn trong sáu tháng tới, đến cuối năm 2020, chúng ta có thể thấy Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi hành vi quyết định của mình ở Biển Đông".

Việt Nam từ lâu đã tìm cách để cân bằng lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc với chính sách đối ngoại Biển Đông. Đó là lý do tại sao các cuộc đụng độ với Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của mình Việt Nam luôn theo đuổi đường lối ngoại giao cấp quốc gia thay vì tiến hành khởi kiện, theo Kiến Huy.

"Việt Nam có thể dựa vào Hoa Kỳ", Đặng Sơn Thái, đồng nghiệp của Kiến Huy, tại trung tâm nghiên cứu chính sách ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoa Kỳ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông suốt từ năm ngoái đến nay. Washington cũng làm việc để hỗ trợ trực tiếp các nước Đông Nam Á ở Biển Đông. Và, trong chiến dịch West Capella, các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện cái gọi là "hoạt động hiện diện" Biển Đông trong khi bị tàu Trung Quốc theo dõi.

"Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của các đồng minh và đối tác của chúng tôi để theo đuổi hợp pháp lợi ích kinh tế của họ", Phó đô đốc Bill Merz, chỉ huy Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, nói trong một tuyên bố vào thời điểm đó.

Khi Bắc Kinh đẩy mạnh hơn ở Biển Đông, Hoa Kỳ có thể là một người bạn tốt.

Đặng Sơn Thái nói : "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã thực sự không còn kiêng dè gì nữa".

Hiếu Linh

Nguồn : VNTB, 12/06/2020

*********************

Biển Đông : Việt Nam phản đối Trung Quốc lắp đặt cáp ngầm tại Hoàng Sa

Trọng Nghĩa, RFI, 12/06/2020

Ngay sau khi báo chí quốc tế loan tin về các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thiết lập hệ thống cáp ngầm bị tình nghi dùng vào mục tiêu quân sự, kết nối một số đảo đá tại vùng quần đảo Hoàng Sa, hôm qua, 11/06/2020, Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối.

cap2

Đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh vệ tinh của AMTI ngày 12/05/2018. CSIS AMTI/Handout via Reuters

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, “phù hợp với luật pháp quốc tế” và với “đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”.

Bà Lê Thị Thu Hằng nói rõ : “Mọi hoạt động liên quan đến hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị”, đồng thời cho rằng “các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình…”

Như RFI đã đưa tin, ngày 08/06 vừa qua, hãng tin Mỹ BenarNews đã dẫn hình ảnh vệ tinh và dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy một chiếc tàu Trung Quốc đã tiến hành công việc mà giới chuyên gia phân tích xác định là rải dây cáp ngầm dưới biển kết nối các đảo Cây, đảo Bắc và đảo Phú Lâm, và sau đó là đảo Ba Ba, Duy Mộng, đều ở quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam năm 1974.

Các chuyên gia được hãng tin Mỹ trích dẫn đều cho rằng Bắc Kinh đang thiết lập hệ thống cáp quang dưới biển trong khu vực, dùng trong thông tin liên lạc quân sự giữa các tiền đồn Trung Quốc với nhau và với đất liền, cũng như trang bị thiết bị phát hiện tàu trên mặt nước và tàu ngầm trong khu vực.

Trung Quốc sẽ sớm lập căn cứ quân sự trên bãi cạn Scaborough ?

Cũng liên quan đến Biển Đông, theo báo chí Philippines, ngày hôm qua 11/06/2020, cựu thẩm phán Tòa Án Tối Cao Philippines Antonio Carpio, đã cảnh báo về nguy cơ Bắc Kinh sẽ chiếm hẳn bãi cạn Scarborough ở vùng đông bắc Biển Đông để thành lập căn cứ không quân và hải quân trên đó.

Là thẩm phán tiêu biểu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, ông Carpio nhận định, bãi cạn Scarborough mang ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc, cho phép trám được lỗ hổng trong vùng phủ sóng tên lửa radar của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bãi cạn Scarborough do Philippines kiểm soát, nhưng đã bị Trung Quốc chiếm và phong tỏa từ năm 2012. Vào năm 2016, Washington từng dọa Bắc Kinh là sẽ có hành động, nếu Trung Quốc cho bồi đắp và xây căn cứ trên thực thể này.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 12/06/2020

Additional Info

  • Author Hiếu Linh, Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn

Một năm chống dự luật dẫn độ : Lãnh đạo Hồng Kông đe dọa không chấp nhận "hỗn loạn"

Vào hôm 09/06/2020, đúng một năm sau cuộc biểu tình rầm rộ huy động cả triệu người để phản đối dự luật dẫn độ, mở đầu cho phong trào biểu tình liên tục đòi dân chủ cho Hồng Kông, lãnh đạo đặc khu đã lên tiếng đe dọa chính quyền sẽ không chấp nhận "tình trạng hỗn loạn".

hongkong1

Tối 09/06/2020, người Hồng Kông tập hợp kỉ niệm một năm ngày bùng lên cuộc biểu tình lớn, đòi rút dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Reuters - Tyrone Siu

Trong một cuộc họp báo, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã lên tiếng cảnh cáo: "Hồng Kông không thể cho phép hỗn loạn như thế, tất cả các bên phải đều phải rút ra bài học". Theo nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh: "Người dân Hồng Kông phải chứng minh rằng mình là một công dân đàng hoàng, có hiểu biết của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nếu muốn giữ các quyền tự do, tự trị của mình".

Lãnh đạo Hồng Kông đã lớn tiếng đưa ra lời đe dọa kể trên trong bối cảnh phong trào dân chủ Hồng Kông giờ đây có dấu hiệu gần như bị tê liệt, sau những đợt bắt giam hàng loạt, trong bối cảnh vì dịch Covid-19, các cuộc tụ tập đều bị cấm và một đạo luật an ninh mới lại sắp được ban hành.

Hôm qua, một lãnh đạo cấp Trung Quốc, ông Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), phó giám đốc Văn Phòng Đặc Trách Hồng Kông và Ma Cao giải thích là luật an ninh áp dụng tại Hồng Kông sẽ giống như "một phần mềm chống virus". Nhân vật này đồng thời nhấn mạnh là phe đòi dân chủ ở Hồng Kông đã đi quá xa.

Trong bối cảnh đó, các diễn đàn trên mạng được những người phản kháng sử dụng đã kêu gọi dân chúng họp lại tối nay, để đánh dấu ngày kỷ niệm đầu tiên của cuộc xuống đường quy mô cách nay đúng một năm. Nơi tập hợp sẽ được thông báo chỉ một giờ trước, để cảnh sát không kịp ngăn chặn.

Ngoài ra, các tổ chức sinh viên và công đoàn cho biết sẽ thăm dò các thành viên về khả năng đình công trong những ngày sắp tới.

Hồng Kông : Phong trào dân chủ đối mặt với tương lai mất tự do

Cách đây đúng một năm, ngày 09/06/2019, một triệu người đã xuống đường một cách ôn hòa, đòi bãi bỏ dự luật cho dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc. Không ai ngờ là cuộc tuần hành này đánh dấu bước khởi đầu cho một loạt biểu tình sau đó làm đảo lộn xã hội Hồng Kông, dẫn đến những thay đổi bất ngờ. Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, thuật lại tình hình một năm sau :

Cách đây đúng một năm, một triệu người Hồng Kông đã xuống đường với trẻ em, người cao niên, để đòi rút lại luật dẫn độ sang Trung Quốc. Nhưng ngay buổi chiều, lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga xác nhận ý muốn cho thông qua luật, hoàn toàn xem thường dân chúng.

Đối với nhiều người, chính thái độ đó đã khiến người dân tức giận và dẫn đến hàng chục cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, đình công, hành động bất phục tùng, chiếm cứ nghị viện, phi trường, trường đại học trước một lực lượng an ninh bị người biểu tình tố cáo là lạm dụng bạo lực.

Quách Vĩnh Khang (Denis Kwok) là một trong những nghị sĩ đối lập dân chủ mà Bắc Kinh đòi loại ra, cho là ông không đủ tư cách vì "ngăn cản (hoạt động) của nghị viện". Ông đã ghi nhận như sau về hệ quả của một năm lịch sử vừa qua: "Trong một năm, chúng tôi đã bị mất quyền tự do được nguyên tắc ‘một đất nước hai chế độ’ bảo đảm. Còn điều mà chúng tôi đạt được là sự đoàn kết của công dân Hồng Kông và sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tôi thiết nghĩ là cộng đồng quốc tế phải buộc Trung Quốc tôn trọng cam kết của họ".

Người dân Hồng Kông đặt hy vọng cuối cùng vào sự hỗ trợ của quốc tế, vì một năm sau, nếu luật dẫn độ đã thật sự bị rút lại, nhưng Bắc Kinh lại thông báo muốn áp đặt một luật an ninh đi xa hơn nữa trong việc hạn chế các quyền tự do cá nhân và chính trị của người Hồng Kông.

Mai Vân

******************

Biển Đông : Trung Quốc đặt cáp ngầm quanh Hoàng Sa vì mục tiêu quân sự

Ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị tàu thuyền mới đây đã phát hiện một chiếc tàu Trung Quốc có dấu hiệu như là đang đặt dây cáp dưới biển giữa các tiền đồn Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo hãng tin Mỹ BenarNews ngày 08/06/2020, giới chuyên gia cho rằng các dây cáp ngầm đó có thể được dùng vào mục tiêu quân sự, giúp Trung Quốc tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm.

cap2

Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở Biển Đông © wikipedia

Theo hãng tin Mỹ, chiếc tàu đặt dây cáp của Trung Quốc, xuất phát từ Thượng Hải, đã bắt đầu hoạt động trong khu vực Hoàng Sa từ gần hai tuần nay. Hình ảnh vệ tinh thương mại chụp vùng Hoàng Sa đã phát hiện chiếc tàu làm công việc có liên quan đến cáp ngầm dưới biển, mặc dù ảnh chụp từ không gian không thể xác định rõ đó là việc đặt cáp mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống cáp hiện có.

Dữ liệu theo dõi tàu thuyền, tuy nhiên, đã xác nhận được đó là chiếc Tian Yi Hai Gong đã đến Hoàng Sa vào ngày 28/05, và đã hoạt động ít nhất tại ba đảo đá khác nhau là đảo Cây (Tree Island), đảo Bắc (North Island) và đảo Phú Lâm (Woody Island). Sau đó con tàu đã di chuyển lên phía tây nam ngày 05/06, ghé các đảo Duy Mộng (Drumond), đảo Ba Ba (Yagong) và bãi Xà Cừ (Observation Bank). Vào sáng 08/06, chiếc tàu vẫn hoạt động ở phía đông bắc bãi Xà Cừ.

Tất cả các địa điểm trên đều là các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở vùng Hoàng Sa.

Lần gần đây nhất mà Trung Quốc bị phát hiện đặt cáp ngầm ở Hoàng Sa là vào năm 2016. Theo hãng tin Anh Reuters, đó là tuyến cáp ngầm nối căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm với đảo Hải Nam. Hai chuyên gia đã cho rằng hệ thống cáp quang ngầm nối liền các thực thể ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng có thể nhằm mục đích quân sự.

Theo ông James Kraska, giáo sư tại trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hệ thống cáp quang đó sẽ cho phép truyền tải các thông tin quân sự được mã hóa giữa các tiền đồn khác nhau của Trung Quốc, và sẽ kết nối với hệ thống cáp dưới biển đã được xây dựng dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc.

Một điều khác mà Trung Quốc có thể làm là thiết lập một mạng lưới phát hiện các âm thanh dưới nước, để phát hiện và theo dõi tàu của đối thủ, đặc biệt là tàu ngầm. Ông Bryan Clark, nghiên cứu viên cao cấp tại Học Viện Hudson, trụ sở tại Washington, cũng nghi ngờ rằng các dây cáp có thể được dùng vào việc giám sát dưới mặt nước.

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp v
Published in Châu Á