Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

37 nước ủng hộ chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương (VOA, 13/07/2019)

Saudi Arabia, Nga và 35 nước khác gi thư lên Liên hip quc ng h chính sách ca Trung Quc ti vùng t tr Tân Cương, Reuters đưa tin ngày 12/7 da vào bn sao ca lá thư mà h có được.

tancuong1

Công nhân đi bộ bên ngoài mt nơi được cho là trung tâm hun ngh Dabancheng thuc vùng T tr Tân Cương ca người Uighur, ngày 4/12/2018.

Trung Quốc b t cáo giam cm hàng triu người Hi giáo và đàn áp người sc tc thiu s Uighur Tân Cương. Tun này, 22 đi s cùng ký vào mt lá thư gi Hi đng Nhân quyn Liên hip quc phê phán chính sách phi nhân quyn ca Bc Kinh.

Nhưng lá thư ng h Trung Quc li ca ngi điu mà h gi là thành tu đáng k ca Bc Kinh trong lĩnh vc nhân quyn.

"Đối mt vi thách thc cam go v khng b và cc đoan, Trung Quc đã thc hin mt lot các bin pháp phi cc đoan hóa và chng khng b ti Tân Cương, bao gm lp các trung tâm hun ngh giáo dc và đào to", lá thư ng hộ Trung Quc trình bày.

Thư nói thêm rng trong ba năm qua, Tân Cương không còn xy ra tn công khng b na và người dân được hưởng cuc sng an ninh, hnh phúc hơn.

Cùng với Saudi Arabia và Nga, thư còn có ch ký ca đi s các nước Châu Phi, Triu Tiên, Venezuela, Cuba, Belarus, Miến Đin, Philippines, Syria, Pakistan, Oman, Kuwait, Qatar, Các Tiu vương quc rp Thng nht và Bahrain.

Bắc Kinh lâu nay bác các t cáo v vi phm nhân quyn ti khu vc Tân Cương.

*****************

Hơn hai chục nước kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương (RFI, 11/07/2019)

Hai mươi hai quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 10/07/2019 kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương, nơi giam giữ trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ. Human Rights Watch hoan nghênh động thái chưa có tiền lệ này.

tancuong2

Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019. Reuters/Lindsey Wasson/File Photo -Ảnh minh họa

Trong lá thư đề ngày 8/7 được 22 đại sứ ký tên, các nước phương Tây đòi hỏi Trung Quốc từ bỏ việc tống giam hàng loạt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ; đồng thời bày tỏ quan ngại trước sự giám sát ở tầm vóc quy mô tại Tân Cương.

Lá thư kêu gọi Trung Quốc "tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, trong đó có tự do tín ngưỡng tại Tân Cương và trên toàn quốc", tránh "giam giữ tùy tiện và hạn chế tự do đi lại của người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng thiểu số khác ở Tân Cương".

Một nhà ngoại giao phương Tây nói với Reuters, đây là lời đáp tập thể đầu tiên về vấn đề Tân Cương.

Những nước ký tên hầu hết là Tây Âu như Pháp, Đức, Anh…cộng thêm Canada, Úc, Nhật ; nhưng không có Hoa Kỳ vì Washington đã rời khỏi Hội đồng Nhân quyền cách đây gần một năm. Các chuyên gia ghi nhận, những nước Châu Âu không ký vào lá thư trên hầu hết có tham gia dự án "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.

Ông John Fisher, giám đốc văn phòng Genève của Human Rights Watch nhận định : "Bản tuyên bố chung này không chỉ quan trọng cho người dân Tân Cương, mà cả cho những ai trên toàn thế giới muốn dựa vào tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc để chất vấn cả những cường quốc hùng mạnh nhất".

Như thường lệ, từ Bắc Kinh phát ngôn viên Cảnh Sảng phản đối việc "can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc", gọi lá thư trên là "vu khống".

Đúng mười năm sau vụ nổi dậy ở Tân Cương (07/09/2019), ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ được cho là bị giam giữ trong các trại cải tạo mang cái tên mỹ miều là "trung tâm huấn nghệ", bị đối xử tàn tệ. Tiến trình Hán hóa được đẩy mạnh : mở rộng việc giảng dạy bằng tiếng Hoa cho học sinh Duy Ngô Nhĩ, khuyến khích kết hôn với người gốc Hán, di dân ồ ạt (người Hán ở Tân Cương năm 1949 chỉ có 6%, năm 2015 lên đến 37%).

Trong một diễn biến khác, tân tổng thống Slovakia, bà Zuzana Caputova cảnh báo tình hình nhân quyền tại Trung Quốc đang "diễn biến xấu" với việc bắt bớ các luật sư, nhà đấu tranh nhân quyền ; cũng như tình trạng các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo bị phân biệt đối xử. Lời phê phán của nữ tổng thống Slovakia được đưa ra sau cuộc trao đổi với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, đang công du các nước Đông Âu.

Thụy My

Published in Châu Á

Bangladesh tố cáo Miến Điện xâm phạm không phận (RFI, 16/09/2017)

Trong bối cảnh gần 400.000 người Rohingya chạy trốn bạo động ở Miến Điện tràn sang Bangladesh trong ba tuần qua, ngày 16/09/2017, Dhaka tố cáo máy bay Miến Điện "liên tục xâm phạm" không phận Bangladesh. Hành vi "khiêu khích" đó có nguy cơ dẫn tới những "hậu quả khó lường".

rohingya1

Tại một vùng biên giới, nơi người Rohingya Miến Điện chạy sang Bangladesh lánh nạn. Ảnh chụp ngày 15/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo hãng tin Reuters, chính quyền Bangladesh đã triệu đại sứ Miến Điện tại Dhaka lên để phản đối vụ máy bay không người lái và trực thăng của quân đội Miến Điện liên tục bay ngang bầu trời Bangladesh trong những ngày 10, 12 và 14/09/2017. Trong thông cáo chính thức ngày 15/09, Bộ Ngoại giao Bangladesh "bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành vi khiêu khích đó và yêu cầu Miến Điện chấm dứt ngay lập tức các hành vi xâm phạm chủ quyền" của Bangladesh.

Được hãng tin Anh Reuters liên lạc vào sáng 16/09/2017, phát ngôn viên của chính quyền Miến Điện, Zaw Htay, cho biết sẽ kiểm chứng thông tin về những cáo buộc đó. Quan chức này nói thêm : "Vào thời điểm này, Miến Điện và Bangladesh phải đối mặt với cùng một cuộc khủng hoảng (...). Cả hai cần hợp tác trong sự thấu hiểu lẫn nhau".

Naypyitaw từ chối để một quan chức Mỹ đến quan sát tình hình

Trước những cáo buộc về một cuộc "thanh lọc chủng tộc" mới, nhắm vào người Rohingya, theo đạo Hồi tại Miến Điện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Patrick Murphy đề nghị đến thị sát tình hình tại các bang Arakan và Rakhine, miền Tây Miến Điện.

Ngày 15/09/2017, chính quyền Miến Điện chính thức từ chối để cho quan chức Mỹ đến khu vực đang xảy ra xung đột. Tuy nhiên, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ được mời đến thủ đô Naypyitaw hội kiến với các lãnh đạo Miến Điện và dự buổi phát biểu của bà Aung San Suu Kyi trước toàn dân vào Thứ Ba tuần sau, ngày 19/09/2017.

Tuần hành tại Paris vì người Rohingya

Theo ban tổ chức có từ 600 đến 700 người dân Paris chiều ngày 16/09/2017 tập hợp trước quảng trưởng Trocadero, đòi quân đội Miến Điện chấm dứt bạo hành nhắm vào người Rohingya. Phóng viên của hãng tin AFP trông thấy biểu ngữ kêu gọi "Stop killing muslims in Burma – ngưng sát hại người Hồi giáo tại Miến Điện", hay kêu gọi bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa Bình 1991 lên tiếng, tránh để bị cáo buộc là "Giải Nobel của một vụ thảm sát và hận thù". Trong số đoàn người biểu tình, có nhiều người Rohingya. Cuộc tuần hành chiều nay do hiệp hội Info Birmanie và HAMEB (Halte au massacre en Birmanie) cùng chủ xướng.

Thanh Hà

*****************

Ân Xá Quốc Tế cáo buộc quân đội Miến Điện sát hại người Rohingya (RFI, 15/09/2017)

Căn cứ trên hình ảnh vệ tinh, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Amnesty International ngày 15/09/2017 tố cáo quân đội Miến Điện "đốt sạch, phá sạch" nhiều ngôi làng của người Rohingya theo đạo Hồi, bang Rakhine.

rohingya2

Thuyền nhân Rohingya tại Shar Porir Dwip, Bangladesh. Ảnh ngày 14/09/2017. Reuters

Theo Ân Xá Quốc Tế, "hơn 80 địa điểm cư trú của người Rohingya đã bị đốt cháy kể từ ngày 25/08/2017, trong khuôn khổ của một kế hoạch đã được tính toán từ trước". Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Nina Walsh, một đại diện của Amnesty International cho biết cụ thể :

"Quân đội bao vây nhiều ngôi làng, xả súng bắn vào những người muốn chạy trốn trong một sự hoảng loạn hoàn toàn. Kế tới, lính xông vào từng nhà, cướp của, trước khi phóng hỏa, thiêu hủy những ngôi nhà đó. Điều đáng quan ngại hơn cả là dường như quân đội Miến Điện cố tình nhắm vào cộng đồng người Rohingya. Kế hoạch này đã có sẵn từ trước, bởi vì trong rất nhiều các trường hợp, trưởng làng khi nhận được thông tin, tập hợp dân làng để thông báo là quân đội vào làng, đốt nhà của dân cư.

Ngoài ra, qua ảnh vệ tinh chúng tôi cũng phát hiện là chỉ có những khu nhà ở của người Rohingya bị tàn phá, còn những khu vực người Miến Điện cư ngụ thì vẫn bình yên. Chúng tôi ghi nhận 86 vụ đốt phá nhà ở của người Rohingya kể từ ngày 25/08/2017, nhưng trên thực tế, con số này còn cao hơn nhiều.

Do bị mây che khuất, qua ảnh vệ tinh không thể phát hiện được tất cả các đám cháy. Đừng quên là tại Miến Điện hiện đang là mùa mưa và ảnh vệ tinh không nhận diện được các đám cháy quá nhỏ. Có khả năng là có những ngôi làng đã hoàn toàn bị tiêu hủy, đốt phá, nhưng chúng ta không phát hiện được tất cả".

Nghị Viện Châu Âu hôm qua đã ra nghị quyết yêu cầu chính quyền Miến Điện "ngừng ngay lập tức" các hành động đàn áp và đe dọa tước giải thưởng nhân quyền của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Còn ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong chuyến công du Anh, tuyên bố : Việc quân đội Miến Điện truy bức người Rohingya hiện nay là "không thể chấp nhận được".

Trả lời AFP, thượng nghị sĩ Mỹ Mitch McConnell, từng là bạn và đồng minh lâu năm của bà Suu Kyi, cho biết là nhà lãnh đạo Miến Điện đã đồng ý kêu gọi quốc tế "trợ giúp nhân đạo trực tiếp và gia tăng cho khu vực này, đặc biệt thông qua Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế