Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu xử lý việc lợi dụng dân chủ đưa tin sai lệch (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet1

Giới trẻ sử dụng internet trong một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 14/5/2013. AP

Tuyên bố vừa rồi của ông Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra trong phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14. Theo ông thủ tướng Việt Nam thì trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là ‘xuyên tạc, phản động’ trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi hải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Luật sư Võ An Đôn, một người từng nhiều lần bị công an triệu tập vì những bài viết trên mạng xã hội cho biết suy nghĩ về phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như sau :

Theo quan điểm của tôi và theo nghiên cứu luật pháp, thì quyền tự do ngôn luận là quyền căn bản của mỗi người dân. Mỗi người có quyền có quyền thể hiện các quan điểm của mình với các vấn đề xã hội. Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay.

Cũng tại phiên họp, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Khanh, cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4.4 00 clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc Hội cho rằng hiện tại công tác bảo đảm an ninh thông tin mạng của Việt Nam còn nhiều bất cập mà chưa có giải pháp hiệu quả.

Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa 14 sẽ diễn ra trong vòng 26 ngày, dự kiến bế mạc vào ngày 24 tháng 11 tới đây.

******************

Phản ứng của những người phản biện và bất đồng chính kiến về sự đàn áp hiện nay (RFA, 23/10/2017)

Sau hàng loạt những nhà hoạt động xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị bắt, ngày 23 tháng 10. 2017, tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại lên tiếng nói rằng cần xử lý nghiêm khắc những ai lợi dụng quyền tự do dân chủ để kích động lật đổ, đưa tin sai lạc.

internet2

Phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngày 29 tháng 6/2017, tại thành phố Nha Trang. AFP

Những người hoạt động phản biện, bất đồng chính kiến, có suy nghĩ như thế nào về đợt trấn áp đang diễn ra ở Việt Nam?

Sẽ có sự lắng xuống trong các hoạt động đấu tranh

Phản ứng lại tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Tạo, một nhà báo sống tại Nha Trang lên tiếng:

"Tôi thấy khôi hài vì chế độ này do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng ra. Nhà nước ban đầu mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân chủ là một nội dung trong tiêu đề của nhà nước này. Bây giờ thì người ta sửa tên nước, không có chữ dân chủ nữa, nhưng mà tất cả các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam không ai phủ nhận Hồ Chí Minh sáng lập nhà nước này, và vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh".

Được biết rằng chính phủ mà ông Hồ Chí Minh thành lập vào năm 1945 là một chính phủ có nhiều đảng phái tham gia.

Ông Võ Văn Tạo là một người rất tích cực trong việc dùng trang Facebook của ông để phát biểu chính kiến, trong đó có rất nhiều những chỉ trích đối với các chính sách của nhà nước mà ông cho là sai lầm.

Đứng trước sự đàn áp của nhà cầm quyền, ông Võ Văn Tạo nhận xét về phản ứng của giới bất đồng chính kiến:

"Cái đó cũng làm xôn xao trong cộng đồng anh chị em tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, đặc biệt cho các trí thức phản biện. Quan sát trên mạng thì thấy có nhiều người nói tình hình bây giờ có vẻ như chùn. Tôi nghĩ họ có lý một phần nào đó thôi. Trong sự vận động thực tiễn của việc tranh đấu, thì có sự sàng lọc ra, đâu là vàng đâu là thau. Có những người vẫn giữ được cái kiên cường, có những người họ chùn. Đạt được một đất nước ngày càng tiến bộ, thì chuyện bắt bớ tù đày khó tránh khỏi".

Hai người thường xuyên tham gia các hoạt động dân sự tại Hà Nội, cũng như hay phát biểu trên mạng xã hội là ông Lã Việt Dũng và ông Nguyễn Đình Hà, đều cho rằng phong trào sẽ lắng xuống, hoặc chuyển sang dạng hoạt động khác, nhưng không chấm dứt.

"Khó khăn hơn thì là do nhận định của mỗi người, còn riêng cá nhân tôi, và một số anh em tôi quen biết thì vẫn tiếp tục lên tiếng. Tất nhiên việc lên tiếng phải tránh việc xúc phạm nhục mạ một cách vô căn cứ".

"Từ trạng thái hoạt động nhộn nhịp có nhiều bề nổi, chuyển sang trạng thái làm sao bảo toàn được lực lượng, làm sao để tránh thiệt hại vô ích cho phong trào. Còn nếu nói sự trấn áp đó có  làm cho những người trong phong trào sợ hay không, thì tôi thấy rằng sự trấn áp của chính quyền thì bao nhiêu năm nay vẫn vậy, nhưng thời đại ngày nay là thời đại internet, sức ép lên Việt Nam rất là nhiều, tôi nhận thấy sự sợ hãi ngày càng ít đi".

Ông Lã Việt Dũng, một kỹ sư tin học, là thành viên của đội bóng đá No-U, xuất thân từ phong trào chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông. Đội bóng này thường xuyên thực hiện các chuyến đi cứu trợ nhân đạo cho các vùng bị thiên tai.

Ông Nguyễn Đình Hà, tốt nghiệp ngành luật tại Hà Nội, gần đây có bị cơ quan an ninh thẩm vấn vì những bài viết và phát biểu của ông với các cơ quan truyền thông nước ngoài.

Phong trào tiếp tục lớn mạnh

Một nhà hoạt động xã hội sống ở Nghệ An là Linh mục Đặng Hữu Nam, nói rằng những hoạt động vì dân chủ, dân quyền, và dân sinh sẽ tiếp tục lớn mạnh.

"Trong thời điểm này, nếu nhà cầm quyền ráo riết bách hại những người lên tiếng, những người bất đồng chính kiến, những người dùng mạng xã hội… Chúng ta sẽ thấy có một thời gian lắng xuống trong các hoạt động của người dân, hoạt động vì nhân quyền hay bất đồng chính kiến. Nhưng chắc chắn rằng đó chính là hạt giống để nẩy sinh những con người biết đấu tranh hơn nữa. Và phong trào đó sẽ lớn mạnh".

Ông lấy ví dụ cách đây vài năm, nhà cầm quyền đã bỏ tù 14 thanh niên Công giáo vì những hoạt động dân quyền, nhưng sau đó đã có nhiều người khác tiếp tục đấu tranh.

Linh Mục Đặng Hữu Nam là người giúp đỡ nhiều ngư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đấu tranh đòi nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung phải bồi thường cho dân chúng.

Ông nói tiếp về vụ biểu tình gần đây nhất nổ ra tại Hà Tĩnh :

"Ngày thứ bảy vừa qua đã có hàng ngàn người dân đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho chị Trần Thị Xuân, tuyên bố rằng chị Trần Thị Xuân vô tội vì chẳng có cái gì mà vi phạm pháp luật ở đây cả".

Chị Trần Thị Xuân sống tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nơi bị thảm họa Formosa gây thiệt hại nặng nề. Chị Xuân đã thành lập một quĩ giúp đỡ người nghèo bằng cách thu lượm và bán phế liệu. Chị bị bắt ngày 17 tháng 10, mà theo lời người thân là bị bắt một cách bí mật, rồi sau đó chính quyền mới công bố một thông cáo báo chí về việc bắt bớ này.

Sáng ngày 21 tháng 10, hàng ngàn người đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã Lộc Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đòi trả tự do cho chị Trần Thị Xuân.

Nói về sự phản kháng trước những việc làm không đúng của chính quyền, kỹ sư Lã Việt Dũng nói tiếp:

"Chính quyền này không phải chỉ đối phó với những người như chúng tôi, những người thường xuyên lên tiếng đâu, mà còn đối phó với nhiều người dân khác nữa, vì người dân ý thực được quyền lên tiếng của họ đối với cái xấu, cái sai của chính phủ thì chẳng có gì là sai cả, chẳng có vấn đề gì phải xấu hổ cả".

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội có đưa ra hai vụ việc ở Đồng Nai, và Đà Nẵng, tại Đồng Nai, dân chúng lên tiếng đòi cách chức đại biểu quốc hội của bà Phan Thị Mỹ Thanh vì những sai phạm có thể liên quan đến tham nhũng, tại Đà Nẵng người dân đòi điều tra một doanh nhân có thể có liên quan đến các sai phạm của các quan chức lãnh đạo thành phố này. Ông Lê Đăng Doanh nói tiếp :

"Tôi nghĩ rằng đó là những dấu hiệu đáng mừng, vì người dân bây giờ đã lên tiếng, và đã bày tỏ rất rõ ràng chính kiến của mình".

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, Linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng những việc làm như của chị Trần Thị Xuân đáng lẽ phải được nhà nước khuyến khích, và ông nhắc lại lời Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã nói trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào năm 2016, rằng sở dĩ nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay là vì hằng ngày Chính phủ Mỹ lắng nghe những lời chỉ trích.

****************

Thủ tướng lại nhắc chuyện "lợi dụng dân chủ" (RFA, 23/10/2017)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 23/10 nhắc lại rằng Việt Nam cần xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ, đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, gây bất ổn xã hội.

internet3

Biểu tượng facebook.  AFP photo

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 14, Thủ tướng Việt Nam cho biết trong thời gian qua Việt Nam đã xử lý nhiều thông tin mà theo lời ông này là "xuyên tạc, phản động" trên mạng xã hội. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam yêu cầu phải quản lý báo chí và việc phát ngôn chặt chẽ hơn. Ông kêu gọi phải đấu tranh phản bác các thông tin bị cho là thù địch và bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Đài RFA đã trao đổi với luật sư Võ An Đôn thuộc đoàn luật sư Phú Yên, người từng nhiều lần bị công an triệu tập liên quan đến những phát ngôn và bài viết trên mạng xã hội. Luật sư Đôn khẳng định với chúng tôi rằng chuyện viết và đăng bài trên mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận của người dân. Ông nhấn mạnh rằng người dân có quyền được bày tỏ ý kiến về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước :

Câu nói với nội dung trên tôi thấy không phù hợp với xã hội phát triển và luật pháp hiện nay. Đó là quyền cá nhân của mỗi con người, người ta có quyền phát biểu chính kiến chứ lợi dụng [dân chủ] thì không phải.

Nếu người ta xúc phạm cá nhân hay tổ chức thì yêu cầu xử phạt, luật pháp đã có quy định rồi.

Luật sư Đôn khẳng định rằng những thông tin ông đưa lên mạng xã hội hoàn toàn là sự thật và nhằm mục đích cung cấp thông tin cho mọi người chứ không có ý định kích động gây bất ổn xã hội :

Nếu một người nào đó đưa thông tin không đúng sự thật thì tôi nghĩ rằng không có ai xem và quan tâm hết. Nếu đúng sự thật theo cảm nhận của mỗi người thì người ta mới xem, mới like và bình luận.

Cũng tại phiên họp, báo cáo của Chính phủ cho biết, đến nay Youtube đã gỡ bỏ hơn 4,4 ngàn clip có nội dung được nói là độc hại. Facebook gỡ bỏ 678 tài khoản vi phạm, trong đó có 110 tài khoản giả mạo, 394 bài viết và tài khoản kinh doanh trái phép, 174 bài viết và tài khoản có nội dung bôi nhọ người khác.

Đầu năm nay Chính phủ Hà Nội đã liên tục làm việc với các hãng lớn như Facebook, Google, tạo áp lực để họ tháo gỡ những bài đăng Việt Nam cho là độc hại.

Cũng từ đầu năm đến nay, Việt Nam tăng cường bắt bớ những tiếng nói bất đồng, mà nhiều người trong số họ sử dụng mạng Internet làm nơi để biểu đạt quyền tự do ngôn luận của mình. Số liệu thống kê cho thấy chỉ riêng năm nay đã có trên 20 người bị bắt. Đặc biệt, chỉ trong vòng mấy tháng trở lại đây, nhiều thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ cũng bị bắt với cáo buộc liên quan đến vụ án Nguyễn Văn Đài. Bên cạnh đó nhiều cá nhân bị công an triệu tập điều tra cũng liên quan đến vụ án này, trong đó có nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị tuyên án 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước, phản đối nhiều điểm trong phát biểu của Thủ tưởng mà bà cho rằng không rõ ràng. Bà nói rằng những người như con gái bà không hề "gây bất ổn xã hội" như lời Thủ tướng nói mà chỉ muốn nói lên sự thật để người dân cảnh tỉnh :

Gây bất ổn là khi đưa tin không đúng, không phản ánh sự thật. Nếu như con tôi, đưa những tin cách đây hơn một năm về cá chết và Formosa làm ô nhiễm biển, đều là những tin con tôi lấy từ báo chính thống để báo động xã hội. Đó là họ mong muốn xây dựng để xã hội cảnh tỉnh điều A, điều B, để tốt đẹp hơn.

Ngoài blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tháng 7 vừa qua tòa án Nhân dân Hà Nam cũng tuyên phạt 9 năm tù đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Đây đều là những nhân vật có tiếng nói tích cực trên mạng xã hội về các vấn đề môi trường, chủ quyền, nhân quyền và quyền lợi công nhân ở Việt Nam.

internet4

Một người dân sử dụng laptop trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 28 tháng 11 năm 2013. AFP Photo

Bà Lan tố cáo chính những thông tin Nhà nước bưng bít, hay đưa sai lệch mới là nguyên nhân gây bất ổn xã hội. Theo bà, nếu những cá nhân nào đưa thông tin đúng trên mạng thì cần được cổ xúy, và nếu sai thì phải nhắc nhở họ chứ đừng mang án tù ra trừng phạt họ.

Bà bày tỏ sự bất mãn với số lượng tiếng nói bất đồng chính kiến bị bắt từ đầu năm nay, trong đó có nhiều trường hợp làm việc tốt giúp đỡ người khác như cô Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh:

Đối với tôi, những điều họ quy chụp để bắt con tôi và những người như vậy là một điều rất khó hiểu. Tôi không biết họ muốn cái gì lên người dân nữa. Họ chỉ muốn người dân ăn, mặc và sống thôi. Ngoài ra, suy nghĩ phải theo họ định hướng.

Ngày 17/10 vừa qua, công an Hà Tĩnh đã bắt khẩn cấp cô Trần Thị Xuân với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Đến ngày 21/10, hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình phản đối chính quyền bắt giữ cô Xuân vì họ cho rằng cô luôn làm việc thiện giúp đỡ dân nghèo.

Một facebooker khác, anh Phan Tất Thành, một người nói phải chịu rất nhiều sức ép từ phía an ninh vì những bài viết đăng trên Facebook, phản đối việc Chính phủ Việt Nam luôn quy kết các cá nhân đăng bài chống đối, thù địch. Ông cho rằng những bài đăng đó thực chất là một hình thức xây dựng đất nước :

Tôi chỉ nói sự thật thôi, tôi không chống ai cả. Nếu có chống tôi chống những Đảng viên thoái hóa, tiêu cực chứ tôi không chống Đảng, không chống chính quyền. Nói thật thì bảo là nói xấu!

Quan điểm của Đảng là đấu tranh, tự phê bình giúp cho Đảng phát triển. Tôi nói với các anh em an ninh rằng các ông bảo vệ Đảng theo kiểu của các ông còn tôi bảo vệ theo kiểu của tôi. Các ông tô son chát phấn cho đẹp lên, còn tôi tôi bôi thuốc lên. Thuốc đắng dã tật! Nhưng có lẽ cách của tôi mới tốt hơn, bởi vì cách của tôi mới khỏi bệnh, còn cách của các ông chỉ làm bệnh tình nặng thêm.

Ông cũng đồng tình rằng Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận của người dân.

Một vụ việc gần đây nhất là vào ngày 21/10, công an Bắc Ninh đã đến tận nhà đưa giấy triệu tập cho ông Nguyễn Hữu Mỹ ở xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn vì các bài viết trên Facebook. Một số nguồn tin nói rằng ông Mỹ là dân oan chuyên đi khiếu kiện đất đai.

Luật sư Võ An Đôn cho rằng hiện nay người dân dường như bị dồn vào đường cùng vì mọi phương tiện bày tỏ quan điểm tự do đều bị chính quyền ngăn chặn, kiểm soát :

Ở Việt Nam hệ thống tuyên truyền do Nhà nước nắm trong tay, không có báo tư nhân. Người dân quan tâm đến xã hội nếu muốn bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình thì có mạng xã hội.

Nhưng nay Chính phủ cấm như vậy thì rất khó cho những người nói lên tiếng nói phản biện xã hội. Đồng thời đó là bước cản sự tiến bộ của xã hội.

Còn bà Tuyết Lan lại cho rằng những hành động của chính quyền chỉ gây nên tác dụng ngược lại, đó là sự phẫn nộ và vùng dậy của người dân.

Cũng xin nhắc lại, điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, và điều 4 luật Báo chí cụ thể hóa rằng công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.

Published in Việt Nam

Liên Hiệp Quốc : Bảo hộ mậu dịch de dọa tăng trưởng Châu Á (VOA, 02/05/2017)

chaua1

Dự báo mc tăng trưởng khu vc Châu Á khong 5%, trong đó, Trung Quc - nn kinh tế ln nht ca khu vc – sng trưởng mc 6,5% vào năm 2017.

Báo cáo kinh tế - xã hi ca Liên Hiệp Quốc ph biến hôm th Hai cnh báo trin vng tăng trưởng kinh tế Châu Á "đi mt vi nguy cơ đáng k" ca ch nghĩa bo h mu dch đang tăng cao, đc bit là mi quan ngi v chính sách thương mi ca Hoa Kỳ vi các đi tác quan trọng như Trung Quc.

Khảo sát ca U ban Kinh tế và Xã hi Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) ca Liên Hiệp Quốc cho thy kết qu rt tích cc cho khu vc, hin chiếm khong 30% tng sn lượng toàn cu. Kho sát cũng cho cho biết, nếu được duy trì, con s này có th đt 50% vào năm 2050.

Trong hơn 70 năm qua, nn kinh tế tăng trưởng tp trung vào xut khu ca Châu Á đã giúp đưa hàng triu người thoát khi đói nghèo nh vào vic nhm ti các th trường ln như M và Châu Âu.

Nhưng trong nhng năm gn đây, các nn kinh tế đó ph thuc nhiu vào mc cu trong nước do "mc cu ca th trường xut khu và thương mi toàn cu yếu đi trong thi gian dài".

Các nhà kinh tế Hoa Kỳ d báo mc tăng trưởng khu vc khong 5%, trong đó, Trung Quc - nn kinh tế ln nht ca khu vực – s tăng trưởng mc 6,5% vào năm 2017, và n Đ tăng mc 7,1%.

Điều kin kinh tế ca Trung Quc được xem là n đnh vi vic tái cân bng, tái cu trúc và gim n và đang có trin vng "xu hướng tăng trưởng bình thường mi". Nga, nh giá du tăng cao hơn, d báo s tăng trưởng tt trong năm 2017.

Nhưng trin vng tích cc nói chung đang b lu m bi nhng lo ngi do ch nghĩa bo h mu dch nh hưởng đến vic thuê tuyn lao đng và tăng trưởng kinh tế.

Khảo sát cho biết : "Nguy cơ đáng k nht đi với trin vng tăng trưởng kinh tế nói chung là ch nghĩa bo h mu dch gia tăng".

Khảo sát cũng ghi nhn nhng thay đi gn đây trong chính sách ca Hoa Kỳ liên quan đến thương mi, tin t và nhp cư cùng vi các cuc đàm phán ca Anh rút khi Liên minh Châu Âu "đã làm gia tăng sự không chc chn v chính sách toàn cu và có th có nhng tác đng tiêu cc đến khu vc Châu Á, bao gm xut khu hàng hoá ca Trung Quc và xut khu dch v ca n Đ".

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump theo đui mt lp trường hung hăng đối vi các chính sách thương mi và tin t ca Trung Quc trước cuc bu c tng thng M. Tuy nhiên, ông Trump gn đây đã nh ging khi Washington mong mun Bc Kinh đưa ra các bin pháp đ hn chế s phát trin vũ khí ht nhân ca Bc Triu Tiên.

Bà Shamshad Akhtar, thư ký ca UNESCAP cho biết cuc tranh lun v ch nghĩa bo h mu dch và "s bt tín vào xu hướng toàn cu hóa" cn phi được gii quyết.

Bà nói : "Hiện nay, khu vc này chiếm gn mt phn ba sn lượng ca thế gii. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người không tin tưởng vào xu hướng toàn cu hóa và các xu hướng bo h mi xut hin đã to nên s không n đnh toàn cu".

Bà Akhtar nói : "Nếu không được gii quyết, nó có nh hưởng đi vi trin vng tăng trưởng khu vc Châu Á và Thái Bình Dương, vn thường ph thuc vào ngành xut khu đ gii quyết công ăn vic làm và hướng đến s thnh vượng.

UNESCAP cho biết thương mi toàn cu ngày càng tăng đã mang li li ích kinh tế khu vc trong hàng thp k. Nhưng cuc tranh lun đang b thách thức bi s phn đi toàn cu hóa, đc bit là M và Châu Âu.

Tuy nhiên, bà Akhtar nói rằng rt khó đ "bt gi toàn cu hoá do s di chuyn lao đng, s di chuyn vn, vân vân, đã được hình thành trong nhiu năm qua".

********************

Thái Lan : Lộ diện một mạng lưới nô lệ tình dục trẻ em quy mô lớn (RFI, 02/05/2017)

chaua2

Ảnh minh họa cảnh sát Thái Lan điều tra một mạng lưới mãi dâm ở Hua Hin. Tháng 8/2016 - MUNIR UZ ZAMAN / APF / AFP

Cảnh sát Thái Lan ngày 01/05/2017 phát hiện một mạng lưới bắt trẻ em làm nô lệ tình dục quy mô lớn hiếm thấy, tại một tỉnh miền bắc, khu vực được coi là nghèo nhất nước này. Theo cơ quan điều tra, có ít nhất bốn sĩ quan bị bắt. Đa số khách hàng của mạng lưới nô lệ tình dục này là cảnh sát và công chức. Rất nhiều nạn nhân tuổi từ 16 đến 17. Vụ việc gây chấn động vương quốc, tuy nhiên cuộc điều tra do cảnh sát địa phương đang dậm chân tại chỗ.

Thông tín viên Arnaud Dubus tường trình từ Bangkok :

"Một nguồn tin cảnh sát nói thẳng : trong số những người tham gia vào mạng lưới buôn người này, có quá nhiều cảnh sát và công chức, đến mức nếu tất cả bị bắt thì chính quyền tỉnh Mac Hong Son sẽ phải ngừng hoạt động.

Vụ việc được đưa ra công luận hồi cuối tháng 4/2017, sau các cáo giác của mẹ một thiếu nữ bị những kẻ buôn người buộc phải bán dâm. Đây là một mạng lưới có quy mô lớn chưa từng thấy. Nhiều thiếu nữ còn rất nhỏ tuổi bị bắt làm nô lệ tình dục cho các quan chức cấp và cảnh sát, sau các buổi họp ở công sở. Các nạn nhân nói đến những buổi cưỡng dâm tập thể và nhiều hành động tàn bạo khác.

Vấn đề là chính các đơn vị cảnh sát, có nhân viên là những kẻ bị cáo buộc trong vụ án này, được giao nhiệm vụ điều tra. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà sau hơn một tuần điều tra, cảnh sát chỉ đưa ra có ba lệnh bắt giữ, trong khi danh sách những kẻ bị tố cáo lên đến gần hai chục người.

Lãnh đạo tập đoàn quân sự, thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã hứa là công lý sẽ được thiết lập, tuy nhiên cho đến nay trừng phạt duy nhất là các hình thức kỷ luật nội bộ".

Trọng Thành

**********************

Trung Quốc quản lý chặt thông tin mạng (RFA, 02/05/2017)

chaua3

Một chi nhánh của China Mobile tại thành phố Dezhou, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, ngày 13 tháng 11 năm 2016. AFP photo

Trung Quốc vào ngày 2 tháng 5 ban hành những qui định chặt hơn đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ mạng và cổng thông tin điện tử.

Theo đó từ tháng sáu tới đây thêm nhiều dịch vụ internet ở Trung quốc sẽ chịu sự quản lý của một cơ quan kiểm duyệt của đảng cộng sản Trung Quốc.

Theo qui định mới, cơ quan quản lý mạng của Trung quốc sẽ quyết định tin tức nào sẽ được loan tải trên mạng. Ngoài ra các blog, diễn đàn, công cụ tìm kiếm, ứng dụng nhắn tin, công cụ biên tập tin tức đều chịu sự quản lý của cơ quan này.

Về nhân sự, ở cấp quốc gia và các tỉnh thành, những người làm việc có liên quan đến mạng internet đều phải được trải qua một khóa huấn luyện, và phải báo cáo công việc của họ lên chính quyền trung ương.

Mạng internet ở Trung Quốc chưa bao giờ được phép hoạt động một cách độc lập, và những biện pháp mới này nhằm thắt chặt điều mà chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình gọi là chủ quyền quốc gia trên mạng của Trung Quốc.

Published in Châu Á