Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Kinh biết rất rõ thế và lực của Manila hiện nay. Và hơn thế nữa, Trung Quốc đang tìm cách đưa Philippines vào quỹ đạo.

Philstar ngày 8/3 đưa tin, hôm 7/3 tân Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Chung Sơn đã sang thăm chính thức Manila và dự phiên họp Ủy ban Hợp tác kinh tế và thương mại song phương (JCETC).

Đây là cuộc họp đầu tiên được nối lại sau 5 năm gián đoạn vì những căng thẳng giữa hai nước trên Biển Đông, đặc biệt kể từ vụ Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines tháng 4/2012.

Một danh sách các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay Trung Quốc đã được thỏa thuận trong cuộc họp giữa ông Sơn với Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez.

Ông Lopez tiết lộ, có 3 dự án tổng trị giá 3,4 tỉ USD đã được Trung Quốc xác định ưu tiên cấp vốn trong năm nay.

Tuy nhiên một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng, tại thời điểm này vẫn chưa có công ty cụ thể nào sẽ thực hiện các dự án này.

Các hợp đồng vẫn chưa được ký cho nên ông không thể tiết lộ các điều khoản và điều kiện của các khoản vay cụ thể, Trung Quốc chỉ hứa cố gắng khởi động 3 dự án ưu tiên trong năm nay [1].

phi1

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh : guancha.cn.

Từ Trung Quốc, tờ Người Quan Sát ngày 10/3 cho biết, tuần tới Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương sẽ sang thăm Philippines. Truyền thông Philippines nói rằng, ông Dương sẽ mang theo hợp đồng 1 tỉ USD nhập khẩu nông sản Philippines.

Chuyến đi Manila của ông Chung Sơn tuần này một mặt là để thực hiện thỏa thuận song phương giữa Tổng thống Rodrigo Duterte với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10 năm ngoái, mặt khác là để dọn đường cho ông Uông Dương sang Manila tuần tới.

Trong hội đàm, ông Chung Sơn liệt kê một loạt "thành quả" của kỳ họp JCETC lần thứ 28 này : tăng cường kết nối trực tiếp "sáng kiến Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc với tầm nhìn Philippines 2040 ;

Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Philippines, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc sang Philippines đầu tư, tích cực tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình cải thiện dân sinh Philippines ;

Trung Quốc "ủng hộ toàn diện Philippines thực hiện tốt vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017", thúc đẩy đàm phán Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và cố gắng ký được trong năm nay.

Tờ Philippines Daily Inquirer hôm 9/3 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại nước này Lopez cho biết, tuần tới sang Manila, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương có thể mang theo các hợp đồng nhập khẩu nông sản Philippines trị giá 1 tỉ USD, bao gồm các mặt hàng cá, thịt gà - vịt, chuối, dứa và xoài [2].

Những dấu hiệu bất thường

Các hoạt động thăm viếng nói trên của 2 quan chức cấp cao Trung Quốc sang Philippines trong thời gian ngắn theo cá nhân người viết có những dấu hiệu bất thường.

Thứ nhất, tháng trước Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành bất ngờ hủy chuyến thăm Philippines vào phút chót mà không rõ nguyên nhân. Dư luận giới quan sát cho rằng có liên quan đến những phát biểu của (cựu) Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay về Biển Đông.

Ông Chung Sơn thay ông Thành làm Bộ trưởng Thương mại hôm 24/2 và chọn Philippines làm quốc gia đầu tiên đến thăm, ngay giữa lúc đang họp Quốc hội.

Sau chuyến thăm kéo dài 3 ngày này, tuần tới Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cũng sẽ sang thăm Philippines, hai bên dự kiến ký kết Kế hoạch 6 năm phát triển hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc - Philippines.

Vậy là chỉ trong vài tuần, Bắc Kinh đã có những thay đổi 180 độ trong cách tiếp cận với nước láng giềng này.

Thứ hai, các hoạt động thăm viếng Philippines của Bộ trưởng Thương mại, Phó Thủ tướng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi nhòm ngó từ Biển Đông và Scarborough sang vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa phía Đông Philippines hoàn toàn không có tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 10/3 nói với báo giới về việc tàu khảo sát Trung Quốc đã bén mảng đến rãnh Benham nhằm tìm đường cơ động và ẩn nấp cho tàu ngầm.

Ông công khai thừa nhận tương quan lực lượng quá chênh lệch khiến Philippines không còn cách nào khác, là đấu tranh qua đường ngoại giao. Nhưng nếu lần sau tàu Trung Quốc còn xuất hiện, hải quân phải đuổi.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Philippines xác định, Trung Quốc vừa là bạn, cũng vừa là mối đe dọa đối với quốc gia láng giềng này. Ông kêu gọi dư luận bình tĩnh, chia sẻ với khó khăn của chính phủ Tổng thống Rodrigo Duterte trong ứng phó với Trung Quốc [3].

Thứ ba, từ những phát biểu của ông Chung Sơn được Người Quan Sát trích dẫn khi đánh giá "thành tựu" của kỳ họp Ủy ban Hợp tác kinh tế và thương mại song phương vừa qua có thể thấy, những cái được của Philippines vẫn ở "thì tương lai", vẫn là lời hứa.

Nhưng những cái được của Trung Quốc thì đang trong "thì hiện tại", đó là "ủng hộ toàn diện Philippines thực hiện vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017", thúc đẩy ký kết RCEP trong năm nay, ký kết các văn bản kết nối "Một vành đai, một con đường" với tầm nhìn Philippines đến năm 2040.

Ngay cả những gói đầu tư, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc ưu tiên giải ngân trong năm nay, đến giờ vẫn chưa ký và cũng chưa biết doanh nghiệp nào thực hiện.

Thông tin ông Uông Dương mang theo hợp đồng nhập khẩu nông sản Philippines tổng trị giá 1 tỉ USD cũng chỉ xuất hiện trên truyền thông Philippines.

Cá nhân người viết cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế Philippines hiện nay không hẳn đã phải là thiếu vốn. Mặc dù Tổng thống Rodrigo Duterte khi tranh cử đã cam kết sẽ mở ra thời kỳ hoàng kim cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.

Nhưng vốn ở đâu ra ? Hai nguồn vốn ông chủ Điện Manacanang nhắm tới là Nhật Bản và Trung Quốc. Tháng 10 năm ngoái, ông Duterte chọn Trung Quốc là nước đầu tiên sang thăm.

Bắc Kinh đã ký với Manila hàng loạt dự án hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư với tổng trị giá 14 tỉ USD. Nhưng con số này vẫn mới chỉ nằm trên giấy.

Chuyến đi này của ông Chung Sơn mới chỉ cam kết khởi động 3 dự án ưu tiên trong năm nay, tổng trị giá 3,4 tỉ USD, nhưng cũng chưa ký, chưa rõ doanh nghiệp nào thực hiện.

Ông Duterte cũng nhận được những lời hứa đầu tư tương tự từ Nhật Bản trong chuyến thăm Tokyo sau khi đi Bắc Kinh không lâu.

Tuy nhiên vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Philippines hiện nay theo cá nhân người viết là quản trị, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng và ma túy hoành hành.

Chừng nào thứ giặc nội xâm này còn chưa dẹp yên, chừng đó Philippines sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Còn những lời hứa hào phóng từ Trung Quốc sẽ chỉ biến thành các khoản giải ngân trong hiện thực, nếu Bắc Kinh thấy Manila thực sự đi theo quỹ đạo của mình, giống như Phnom Penh.

Sau Phán quyết Trọng tài, Trung Quốc đã tìm cách "dập" dư luận đòi hỏi nước này phải tuân thủ. Với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, chỉ cần Philippines không nhắc tới Phán quyết này, coi như là một thành công của Bắc Kinh về đối ngoại.

Những hoạt động rình rập ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bờ Đông Philippines có lẽ mới chỉ là khúc dạo đầu. Có lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã đúng khi nhận định rằng, Bắc Kinh biết rất rõ thế và lực của Manila hiện nay. Và hơn thế nữa, Trung Quốc đang tìm cách đưa Philippines vào quỹ đạo.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.philstar.com/business/2017/03/08/1678913/philippines-china-reconvene-joint-trade-panel

[2] http://www.guancha.cn/politics/2017_03_10_398193.shtml

[3] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-vua-la-ban-vua-la-moi-de-doa-post174953.gd

Published in Châu Á

Trung Quốc bác phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines (VOA, 11/03/2017)

Trung Quốc ngày 10/3 nói phát biu ca B trưởng Quc phòng Philippines là võ đoán vô căn c và yêu cu ông Delfin Lorenzana n lc hơn đóng góp cho s tin cy gia đôi bên.

scar1

liu- Tàu Hi cnh Trung Quc tiếp cận tàu cá Philippines tại bãi cn Scarborough.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Trung Quc, Cnh Sng, đưa ra bình lun này ti mt cuộc hp báo thường nht, đáp câu hi v chuyn B trưởng Quc phòng Philippines quan ngi vì nhng tháng gn đây tàu bè Trung Quc xut hin ti nhiu đa đim gn Philippines.

Tin cho hay ông Lorenza tuyên bố là tàu bè Trung Quc b phát hin ti các vùng biển gn Benham Rise, nơi mà Liên hip quc công nhn là mt phn lãnh th Philippines.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Trung Quc nói y ban Liên hip quc v Gii hn Thm Lc đa CLCS năm 2012 chp thun đơn đăng ký ca Philippines v vùng lãnh hi 200 hải lý bên ngoài giới hn thm lc đa Benham Rise, vì vy, Manila có th khai thác tài nguyên thiên nhiên đây nhưng không th xem vùng này là lãnh th ca Philippines.

Vẫn theo li ông Cnh Sng, quyn ca các nước ven bin v thm lc đa không nh hưởng đến t do hàng hi ca tàu bè nước ngoài cũng như quyn lưu thông vô tư trong các vùng bin thuc lãnh th mt quc gia theo lut quc tế, trong đó có Công ước v Lut bin ca Liên hip quc.

Ông Cảnh nói mt s tàu bè nghiên cu năm ngoái qua li vùng biển ngoài khơi đo Luzon và nhng hot đng ca các tàu này chc chn nm trong khuôn kh ca "quyn t do hàng hi và quyn lưu thông vô tư".

Ông Cảnh nhn mnh B Ngoi giao ca hai nước đã trao đi quan đim vào tháng 1 va qua, làm rõ các s kin và gii quyết tha đáng.

Phát ngôn viên này cũng bác bỏ tuyên b ca B trưởng Quc phòng Philippines rng Trung Quc đã hy b kế hoch bi đp trên bãi cn Scarborough vì áp lc ca M.

Ông Cảnh khng đnh Trung Quc làm gì hay không trên bãi cn Scarborough hoàn toàn là quyền ch quyn ca Trung Quc.

**************************

Trung Quốc khẳng định không cố tình đi vào vùng biển Philippines (RFI, 11/03/2017)

scar2

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana. SONNY TUMBELAKA / AFP

Theo báo chí Philippines, đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay, 11/03/2017, khẳng định là các tàu của Trung Quốc đã không cố tình đi vào một khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Hôm thứ Năm vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana, tố cáo là các tàu của Trung Quốc đã được phát hiện trong những tháng gần đây tại các khu vực gần Philippines. Theo lời ông Lorenzana, hình ảnh vệ tinh do các đồng minh cung cấp cho thấy trong suốt ba tháng vào năm ngoái, các tàu của Trung Quốc đã hoạt động ở Benham Rise, khu vực mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận là thuộc thềm lục địa của Philippines. Ông Lorenzana nghi ngờ là các tàu của Trung Quốc đã cố thăm dò khu vực Benham Rise, nằm ở phía đông đảo Luzon của Philippines và là một nơi được cho là có rất nhiều khí đốt.

Nhưng đại sứ quán Trung Quốc ở Manila hôm nay khẳng định rằng các tàu của Trung Quốc chỉ hành xử quyền tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại (innocent passage), chứ không hề có những hoạt động như mô tả của phía Philippines.

Trên trang web của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao nước này - ông Cảnh Sảng - hôm qua cũng tuyên bố là các tàu của họ có quyền tự do hàng hải tại vùng biển nói trên và xác nhận là các tàu "nghiên cứu" của Trung Quốc năm 2016 đã đi ngang qua khu vực phía Bắc đảo Luzon của Philipines.

Thanh Phương

Published in Châu Á