Việt Nam phản đối quy chế về nghỉ đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông (Dân Trí, 28/02/2017)
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay tuyên bố, quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh : Hữu Nghị)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 28/2 đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc mới đây ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc.
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Hải Bình tuyên bố.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm : "Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình ; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng".
An Bình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh : Phạm Kiên/TTXVN
Ngày 28/2/2017, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh : "Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Quốc. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình ; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng".
TTXVN/Tin Tức