Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Philippines chống đối Trung Quốc chiếm giữ sản lượng ngư dân tại Biển Đông (CaliToday, 10/06/2018)

Cảnh sát tuần hải của Trung Quốc đã tiếp tục chiếm giử sản lượng khai thác của ngư dân Philippines tại một bãi biển tranh chấp ở Biển Đông mặc dù có một cuộc biểu tình của Philippines sau một sự kiện như vậy xảy ra trước đó, hai quan chức cho biết hôm thứ Sáu.

SOUTHCHINASEA-CHINA-PHILIPPINES

Lực lượng hải quân Philippines - Ảnh minh họa : Reuters

Philippin bày tỏ quan ngại với Trung Quốc trong một cuộc họp ở Manila vào tháng Hai sau khi nhận được một báo cáo nhân viên bảo vệ bờ biển Trung Quốc lên thuyền đánh cá Philippines tại Scarborough Shoal và chiếm một số cá của ngư phủ.

Các viên chức Trung Quốc tại cuộc họp "đã lưu ý" về những lo ngại và hứa sẽ xem xét các sự kiện được báo cáo, các quan chức nói, với điều kiện giấu tên vì sự nhạy cảm của vấn đề. Trung Quốc và Philippines đã đồng ý tổ chức các cuộc họp như vậy để thảo luận về các tranh chấp của họ ở Biển Đông.

Philippines cho biết sẽ tăng cường mối quan tâm của mình trong một cuộc họp khác với Trung Quốc, có thể trong tháng 9, do báo cáo tiếp tục về những sự kiện như vậy, trong đó có một nhân viên thông tin trên tàu đánh cá tại Scarborough.

Các viên chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano đã nói rằng sự tham gia chặt chẽ hơn của Tổng thống Duterte với Trung Quốc đã giảm bớt căng thẳng ở vùng biển tranh chấp và tạo ra kết quả tích cực, bao gồm cả việc tiếp tục đánh cá của người ngư dân Philippines ở Scarborough, nơi trước đó họ bị chặn bởi các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc. Ông Duterte đã lặng lẽ phản đối một số hành động của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp và tránh các cuộc biểu tình ồn ào công khai để thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao, ông nói.

Sau khi nắm quyền cách đây gần hai năm, Tổng thống Duterte tuyên bố ông sẽ đưa ra một chính sách đối ngoại không gần gủi quá mức đối với Hoa Kỳ, đồng minh của quốc gia này. Ông đã thực hiện các bước để làm sống lại mối quan hệ băng giá với Bắc Kinh trong khi tìm cách thúc đẩy thương mại, đầu tư và các quỹ cơ sở hạ tầng với Trung Quốc

Ông Antonio Carpio, một quan chức cao cấp của Tòa án Tối cao đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng về tranh chấp lãnh thổ, cho biết Philippines có thể đệ đơn kiện Trung Quốc vì vi phạm phán quyết trọng tài năm 2016 về việc vô hiệu hóa các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn của Bắc Kinh tại Biển Đông. Phán quyết, mà Trung Quốc đã bỏ qua, và ông Antonio cũng nói rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền của ngư dân Philippines bị ngăn cấm đánh bắt cá tại Scarborough, một khu vực đánh cá truyền thống của Châu Á.

Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines có thể soạn thảo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc rằng sẽ yêu cầu Trung Quốc và cộng đồng quốc tế tuân thủ phán quyết trọng tài. Ông Del Rosario dẫn đầu khiếu nại trọng tài, mà phần lớn Philippines giành được.

Tổng thống Duterte đã từ chối yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết này nhưng đã nhiều lần nói rằng ông sẽ đưa ra quyết định trọng tài với Trung Quốc trong một thời gian tương lai không xác định trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Tuy nhiên, các nhà phê bình và các nhóm cánh tả đã chống đối ông Duterte vì không công khai cảnh cáo về các hành động gần đây của Trung Quốc, bao gồm việc lắp đặt hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo trên các hòn đảo nhân tạo mới được thiết lập và hạ cánh máy bay ném bom có ​​khả năng mang vũ khí hạt nhân tại đảo Woody trong quần đảo Hoàng Sa.

Họ cho biết cách lối ngoại gia mềm mại của ông Duterte đã tiếp tục khuyến khích Trung Quốc.

Ngọc Thạch

(theo Miami Herald)

*******************

Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á (RFI, 09/06/2018)

Hải quân Mỹ và Trung Quốc không còn độc quyền tuần tra trong vùng biển Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược, quân sự và kinh tế, Paris liên tục tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

bd1

Sơ đồ chiến dịch Không Quân PEGASE- Ảnh : Twitter Không Quân Pháp. Nguồn : Armee_de_lair

Hãng tin Pháp AFP ngày 09/06/2018 nhắc lại, cuối tháng 5/2018, Paris đã điều tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude cùng với một chiếc tàu hộ tống tuần tra Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hơn 80 % diện tích.

Trong một cuộc hội đàm qua truyền hình hôm 07/06/2018, chỉ huy trưởng tàu Dixmude Jean Porcher cho biết đã tiến đến gần các đảo trong khu vực Trường Sa để "thu thập một số thông tin" và phía Pháp đã có một số trao đổi "nhã nhặn" qua radio với đội tàu của Trung Quốc hiện diện trong vùng, cho đến khi tàu của Pháp "ra khỏi khu vực" này.

Đến tháng 8/2018, Không Quân Pháp sẽ tập trận tại Đông Nam Á trong khuôn khổ chiến dịch Pegase. Ba chiến đấu cơ Rafale, máy bay tiếp liệu, máy bay vận tải của Pháp sẽ bay từ Úc đến Ấn Độ và sẽ dừng tại nhiều quốc gia là "những đối tác của Pháp trong khu vực".

Vẫn theo lời chỉ huy trưởng Porcher, chiến dịch Pegase nhằm "góp phần tăng cường sự hiện diện của Pháp trong khu vực vì lợi ích chiến lược".

Một nhà nhà quan sát khác được AFP trích dẫn nhắc lại trong chuyến công du Úc hồi tháng 4/2018, tổng thống Emmanuel Macron đã đề ra mục tiêu "xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng".

Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng nguyên thủ Pháp nói rõ chủ đích nhằm ngăn ngừa mọi tham vọng "bá quyền".

Lời lẽ trên phản ánh mối lo ngại của Paris trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.

Chuyên gia Mỹ, Jonas Parello Plesner, thuộc viện nghiên cứu Hudson ghi nhận : Emmanuel Macron tỏ ra thực thế trước thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra cho khu vực này. Đây là một sự thay đổi lớn so với các đời tổng thống Pháp trước, vốn bị lá bài kinh tế của Trung Quốc làm mê hoặc.

Thực ra chính sách của Paris trên hồ sơ này đã bắt đầu thay đổi từ năm 2014. Hải Quân Pháp thường xuyên tuần tra ở Biển Đông để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Năm 2016, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian từng kêu gọi Châu Âu "hiện diện thường xuyên trong các vùng biển Châu Á".

Paris một mặt không chấp nhận kịch bản "chuyện đã rồi" trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ -Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, một triệu rưỡi công dân Pháp sinh sống, và có tới 9 triệu cây số vuông thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.

Chẳng vậy mà phát biểu tuần qua tại diễn đàn an ninh Châu Á Shangri-La ở Singapore, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly tuyên bố Ấn Độ-Thái Bình Dương "cũng là ngôi nhà của chúng ta".

Chuyên gia về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, bà Valérie Niquet, nhìn nhận : đành rằng trong khu vực, Mỹ đóng vai trò hàng đầu để ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, nhưng việc một cường quốc như là Pháp và cũng là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự là việc làm "hữu ích". Không phải "tình cờ" mà Paris đã có những "hành động cụ thể" như vừa nêu.

Bên cạnh những tính toán về chiến lược, Pháp còn phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và thương mại sau khi đã thu về nhiều hợp đồng quân sự quan trọng với các đối tác Châu Á, kèm theo đó là những hoạt động hợp tác an ninh như với New Delhi và Canberra.

Pháp bán 36 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, còn Úc thì đặt mua 12 tàu ngầm của Pháp. Chuyên gia Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, kết luận : Những hợp đồng quân sự đó cũng là yếu tố khiến Paris tỏ lập trường cứng rắn hơn trên hồ sơ nhạy cảm này.

Thanh Hà

************************

Trung Quốc bị giục cắt giảm trợ cấp cho các đội tàu đánh cá (RFA, 08/06/2018)

Những quốc gia có kỹ nghệ đánh bắt cá hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc cần cắt giảm trợ cấp chính phủ cho những đội tàu cá vì những khoản tiền như thế giúp duy trì hoạt động hủy hoại ngoài biển khơi.

bd2

Hoạt động đánh bắt cá tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Reuters

Mạng Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 7 tháng 6 dẫn kết luận như vừa nêu từ một phúc trình toàn cầu về tình hình đánh bắt hải sản trên thế giới được công cố trong cùng ngày trên Tạp chí Science Advances.

Phúc trình được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia ở Washington, Đại học California, Đại học British Columbia và Đại học Tây Úc. Theo đó có đến 54% ngành công nghiệp đánh bắt hải sản biển khơi ở qui mô hiện nay sẽ không lãi nếu không có những khoản trợ cấp lớn từ phía chính phủ.

Trung Quốc là nước đứng thứ 3 thế giới về trợ cấp cho hoạt động đánh bắt cá với 418 triệu 418 triệu USD viện trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ, sau Nhật Bản và Tây Ban Nha.

Bắc Kinh cho biết sẽ thực hiện những cam kết trong hoạt động bảo vệ môi trường, với mục tiêu giảm ít nhất 20% sản lượng khai thác hải sản và cắt giảm đội tàu đánh cá xuống còn 3000 tàu vào năm 2020. 

Cuối năm 2017 vừa qua, Trung Quốc, cùng với tám quốc gia khác và Liên minh Châu Âu (EU), đã cam kết dừng đánh bắt cá ở vùng biển Bắc Cực trong ít nhất 16 năm để bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, do nguồn hải sản trong vùng biển gần bờ bị khai thác quá mức nên chính phủ Trung Quốc khuyến khích ngư dân đánh bắt ngoài khơi xa bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của quốc gia này. Trung Quốc đã sử dụng quyền đánh bắt ở các vùng biển xa bờ để phát triển kinh tế biển. 

Ngư dân Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ với các đội tàu và lực lượng cảnh sát biển của các quốc gia khác. Vào tháng 3 năm 2016, lực lượng bảo vệ bờ biển của Argentina đã đánh chìm một tàu cá Trung Quốc trong vùng lãnh hải của nước này.

Trung Quốc đã bắt được 1,52 triệu tấn hải sản tại các vùng biển xa. Trong khi khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương mang lại nguồn thu tốt thì tại khu vực Tây Nam Đại Tây Dương, dù đã được hỗ trợ từ chính phủ, mức lỗ ròng trung bình hàng năm là 98 triệu USD.

*************************

Philippines phản đối Trung Quốc tịch thu hải sản của ngư dân (RFA, 08/06/2018)

Lực lượng Tuần Duyên Trung Quốc tiếp tục tịch thu hải sản mà ngư dân Philippines đánh bắt được tại Bãi cạn Scaborough ở Biển Đông ; mặc dù Manila từng lên tiếng phản đối sau khi xảy ra tình trạng như thế trước đây.

bd3

Một ngư dân Philippines với hải sản vừa đánh bắt được. Ảnh minh họa. AFP

Hai quan chức Philippines cho AP biết như vừa nêu vào ngày 8 tháng 6 ; tuy nhiên hai vị này không muốn nêu tên vì cho rằng vấn đề mang tính nhạy cảm.

Vào tháng hai vừa qua, Philippines nêu quan ngại với Trung Quốc trong một cuộc họp ở Manila, sau khi nhận được báo cáo nói rằng Tuần Duyên Trung Quốc đã tịch thu hải sản đánh bắt được của ngư dân Philippines tại Bãi cạn Scarborough.

Cũng tại cuộc họp đó, phía Trung Quốc nói sẽ lưu tâm đến quan ngại mà Philippines nêu ra và hứa sẽ xem xét các sự việc được báo cáo. Hai phía đồng ý tổ chức những cuộc họp để thảo luận về các tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên tiếp tục có báo cáo về những vụ việc Tuần Duyên Trung Quốc tịch thu hải sản của ngư dân đánh bắt ở Bãi Cạn Scaborough, trong đó có vụ mà một nhóm phóng viên truyền hình chứng kiên được, nên Manila đang có ý định nêu lại vấn đề trong một cuộc họp dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới đây.

AP trong bản tin phát đi ngày 8 tháng 6 cho biết Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về tin này.

Các báo cáo về hoạt động của Tuần Duyên Trung Quốc liên quan ngư dân Philippines đưa đến kêu gọi chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để vệ quyền lợi của Philippines trong vùng biển tranh chấp.

Sau khi lên nắm quyền cách đây gần hai năm, ông Duterte tuyên bố sẽ hoạch định một chính sách đối ngoại từ bỏ quan hệ đơn phương hướng đến Hoa Kỳ, đồng minh lâu đời của Philippines. Ông Duterte đã làm mọi cách để hâm nóng quan hệ với Bắc Kinh cũng như thúc đẩy thương mại, đầu tư và các quỹ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đã ra một phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc chống lại những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Tổng thống Duterte không buộc Trung Quốc phải tuân thủ ngay phán quyết của Tòa mà luôn lặp đi, lặp lại sẽ đưa phán quyết PCA ra để nói chuyện với Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cũng cho rằng quan hệ nồng ấm giữa tổng thống Duterte với Trung Quốc đã giúp giảm bớt căng thẳng ở vùng biển tranh chấp và Trung Quốc đồng ý cho ngư dân Philippines được đánh bắt hải sản lại tại bãi cạn Scarborough. Đây là nơi mà Bắc Kinh chiếm của Philippines vào năm 2012.

Published in Châu Á