Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc đổi chiến thuật ở Biển Đông : ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’ (VOA, 22/09/2017)

Chính phủ Trung Quc gn đây đã ra mt mt chiến thut pháp lý mi đ hu thun cho đòi hi ch quyn hung hăng ca h, tuyên b ch quyn trên hu hết Bin Đông, mt vùng bin có v trí chiến lược.

bd1

Bản đ khu vc Bin Đông

Chiến thut mi mà các nhà phê bình gi là "chiến tranh pháp lý" (lawfare), thay thế cho cái gi là "đường 9-đon" ca Trung Quc.

Chiến thut mi có tên gi là "T Sa" – theo tiếng Hoa có nghĩa là cát – đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tng Giám đc Cc Hip Đnh và Pháp lut B Ngoi giao Trung Quc tiết lộ trong mt cuc hp kín vi các viên chc B Ngoi giao Hoa Kỳ vào tháng trước.

Trước đây Trung Quc tuyên b ch quyn trên 3 qun đo và gn đây tuyên b ch quyn ti mt khu vc th tư trong vùng bin phía bc ca Bin Đông được gi là Qun đo Pratas, gần Hng Kông.

Các địa đim còn li là qun đo Hoàng Sa đang trong vòng tranh chp phía tây bc, và qun đo Trường Sa phía nam. Qun đo th tư này nm khu vc trung tâm và bao gm bãi Macclesfield, mt lot rn san hô ngm và bãi cát.

Trung Quốc gi các qun đo này ln lượt là Đông Sa (Dongsha), Tây Sa (Xisha), Nam Sa (Nansha) và Trung Sa (Zhongsha).

Ông Mã loan báo trong các buổi hp thành ph Boston hôm 28 và 29/8 rng Trung Quc khng đnh ch quyn đi vi "T Sa" thông qua mt s tuyên bố pháp lý. Ông nói khu vc này là ‘lãnh hi mang tính lch s’ ca Trung Quc và còn là mt phn thuc vùng đc quyn kinh tế 200 hi lý, xác đnh các khu vc lin k mt lãnh th là thuc ch quyn ca Trung Quc. Bc Kinh còn tuyên b ch quyn bng cách khẳng đnh T Sa là mt phn thuc thm lc đa m rng ca Trung Quc.

Các quan chức M tham d cuc hp bày t ngc nhiên trước mưu kế mi ca Trung Quc đ đòi quyn kim soát bin, vì đây là điu chưa tng được tho lun trước đó.

Người phát ngôn B Ngoi giao M Justin Higgins nói rng B Ngoi giao M không bình lun v các cuc tho lun ngoi giao.

Ông Higgins chỉ nói Hoa Kỳ có chính sách toàn cu t xưa đến nay v vic không áp dng các lp lun tranh chp ch quyn đi vi khu vc Bin Đông.

Ngoài Trung Quốc, mt s quc gia trong khu vc cũng tuyên b ch quyn trên các qun đo này, trong đó có Vit Nam và Philippines.

Hoa Kỳ không thừa nhn quyn kim soát ca Trung Quc đi vi các qun đo va nêu, và nhn mnh vùng bin nơi qua li ca lượng hàng hóa tr giá ước lượng khong 3,37 nghìn t đôla hàng năm, là bin quc tế.

Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoi giao M khng đnh Bin Đông là lãnh hi quc tế và tàu bè cũng như máy bay M s qua li trong khu vc, bt chp các tuyên b ca Trung Quc rng vùng biển này là thuc quyn kim soát ca Trung Quc.

Chiến thut pháp lý T Sa hình thành sau phán quyết ca Tòa án Trng tài Quc tế hi tháng 7/2016, bác b tuyên b ‘ch quyn lch s’ ca Trung Quc đi vi các vùng bin trong phm vi đường 9 đon do chính họ v ra.

Vào năm 2012, Trung Quốc đã lp mt đơn v hành chánh mi gi là thành ph Tam Sa đ qun lý các qun đo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, vi dân s khong 2.500 người.

Ông Michael Pillsbury, thành viên cao cấp ca Vin Hudson, và là giám đốc ca Trung tâm Chiến lược Trung Quc, cho biết ý đ mi nht ca Trung Quc, chiến tranh pháp lý, là mt trong ba công c trong chiến tranh thông tin ca Trung Quc. Hai công c kia là chiến tranh truyn thông và chiến tranh tâm lý.

Ông Pillsbury lưu ý rng chính ph Hoa Kỳ không có kh năng v chiến tranh pháp lý mà kh năng chng li chiến tranh pháp lý cũng không có.

Ông nói :

"Chính phủ Trung Quc hình như được t chc tt hơn đ thiết kế và thc hin các chiến thut pháp lý khôn khéo đ thách thức các quy tc được quc tế chp nhn, mà không b chế tài hay trng pht".

Trong quyển sách có tChiến Tranh Pháp lý : Lut là vũ khí chiến tranh, tác giả Orde F. Kittrie nói rng chiến tranh pháp lý trong bi cnh lch s và ý thc h ca Trung Quốc, bao gồm c câu châm ngôn ca Tôn T "đánh bi k thù mà không cn chiến đu là đnh cao ca s xut sc", cũng chính là vai trò ca lut pháp trong triết lý Mao Trch Đông và vai trò ca lut pháp trong xã hi Trung Quc hin nay.

Nguồn : Washington Free Beacon.

**********************

Trung Quốc dùng ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’ (VOA, 21/09/2017)

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã ra mắt một chiến thuật pháp lý mới để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền hung hăng của họ, tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, một vùng biển có vị trí chiến lược. Chiến thuật mới mà các nhà phê bình gọi là "chiến tranh pháp lý" (lawfare), thay thế cho cái gọi là "đường 9-đoạn" của Trung Quốc. Chiến thuật mới có tên gọi là "Tứ Sa" – theo tiếng Hoa có nghĩa là cát – đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ trong một cuộc họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng trước.

*******************

Với Tứ Sa, Trung Quốc đang tiến tới đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông (RFA, 22/09/2017)

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã đưa ra một chiến thuật mới về pháp lý để đẩy mạnh đòi hỏi chủ quyền của mình ở khu vực biển Đông.

bd2

Bản đồ cho thấy những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông - AFP

Theo trang tin Washington Free Beacon của Mỹ, chiến thuật này được ông Mã Tân Dân, Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp định và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đưa ra trong một cuộc họp kín với các giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28 và 29 tháng 8 ở Boston, Mỹ.

Chiến thuật được nói đến gọi là ‘chiến tranh pháp lý’ bao gồm một sự dịch chuyển từ cái goi là đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra ở biển Đông, vốn chiếm đến 90% diện tích vùng biển này.

Chiến tranh pháp lý sẽ áp dụng đối với 4 vùng đảo và thực thể trên biển Đông hiện đang có tranh chấp giữa các nước bao gồm Nam Sa (Trung Quốc gọi là Nansha) tức Trường Sa, Tây Sa (Xisha) là Hoàng Sa, Đông Sa (Dongsha) và Trung Sa (Zhongsha). Trung Quốc gọi các khu vực này chung là Tứ Sa.

Ông Mã nói rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Tứ Sa qua nhiều các đòi hỏi về pháp lý. Ông cũng tuyên bố đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc và là một phần trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đối với Tứ Sa như một phần của thềm lục địa mở rộng của mình.

Giải thích về đòi hỏi chủ quyền đối với Tứ Sa của Trung Quốc, Đại tá về hưu thuộc Hải Quân Mỹ Jim Fanell, người đã từng đứng đầu đơn vị tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng đây là một bước tiếp theo trong chiến lược ‘lát cắt salami’ được Trung Quốc áp dụng từ trước đến nay ở biển Đông, dần dần lấn tới và cuối cùng là đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông.

Theo Washington Free Beacon, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ ra ngạc nhiên về kế hoạch mới của Trung Quốc. Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin Higgins sau đó đã không đưa ra một bình luận nào với báo chí về cuộc họp này. Ông chỉ khẳng định lập trường của Mỹ từ trước đến này là không đứng về bất cứ bên nào trong đòi hỏi về chủ quyền ở khu vực biển Đông.

Chính sách ba chiến tranh là gì ?

Chiến tranh pháp lý thực ra là một trong 3 chiến thuật trong chính sách ‘3 chiến tranh’ của Trung Quốc bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý đã được Quân Ủy trung ương Trung Quốc đưa ra từ hồi năm 2003.

Trên thực tế, đây là chính sách đã được Trung Quốc áp dụng rất rõ ràng để đối phó với phán quyết của Tòa Trọng tại Quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc được bắt đầu hồi năm 2013. Theo Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Trung Quốc sử dụng các chiến thuật này nhằm làm phân tán sự chú ý của quốc tế vào quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, vốn yêu cầu các bên tham gia Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) phải tuân thủ. Trung Quốc là một thành viên của Công ước này.

Hồi tháng 7 năm 2016, tòa Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông. Trung Quốc sau đó cũng đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa.

Mỹ cần phải có hành động đối phó

Tờ Washington Free Beacon trích lời của chuyên gia cao cấp Michael Pillsbury thuộc Viện Hudson ở Mỹ nhận định rằng chính phủ Mỹ hiện đang thiếu cả hai khả năng về chiến tranh pháp lý và đối phó với chiến tranh pháp lý của Trung Quốc. Ông nói "Trung Quốc dường như được tổ chức tốt hơn để thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn ngoan để thách thức các quy tắc quốc tế mà không bị chế tài trừng phạt’. Ông Pillsbury cũng nói rõ hơn là có thể việc Trung Quốc áp dụng chiến thuật chiến tranh pháp lý ở biển Đông sẽ khiến Quốc hội Hoa Kỳ cho phép chính phủ xây dựng một khả năng tốt hơn để đối phó với Trung Quốc và khi Mỹ có được một đơn vị như vậy thì sẽ dễ dàng hơn để đối phó với chiến tranh pháp lý của Trung Quốc, nhất là khi có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.

Quốc hội Mỹ hiện vẫn chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS) vì cho rằng Công ước sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ trên biển. Trung QUốc từ trước đến nay trên các diễn đàn quốc tế và kênh báo chí vẫn tuyên truyền rằng Mỹ là đạo đức giả khi không phê chuẩn Công ước.

Chuyên gia Pillsbury cũng cho rằng Mỹ nên triển khai một hàng không mẫu hạm hoặc một nhóm tàu viễn chinh vĩnh viễn ở biển Đông để cho Bắc Kinh thấy là những lời nói của Mỹ được củng cố bằng hành động chứ không chỉ là lời nói đơn thuần.

*****************

Trung Quốc phản đối phát biểu của Trump về Biển Đông (RFI, 21/09/2017)

Ngày 20/09/2017, sau phát biểu của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

bd3

Khu trục hạm US John S.McCain tuần tra Biển Đông, ảnh ngày 22/01/2017.Reuters

Trong bài phát biểu ngày 19/09, tổng thống Mỹ khẳng định có "các thách thức về chủ quyền" tại Ukraina và vùng Biển Đông giàu tài nguyên, nhưng không nhắc đến tên Nga và Trung Quốc. Trong diễn văn nói trên, tổng thống Mỹ nhấn mạnh đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng biên giới quốc gia, tôn trọng các cam kết hòa bình.

Phản ứng lại thông điệp nói trên của nguyên thủ quốc gia Mỹ, trả lời báo giới, phát ngôn viên Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang), lên án "một số quốc gia" lấy cớ bảo vệ quyền tự do hàng hải để đưa máy bay và chiến hạm đến khu vực Biển Đông. Theo người phát ngôn Trung Quốc, "hành xử này" thách thức chủ quyền của "các quốc gia Biển Đông".

Đại diện bộ Ngoại Giao Trung Quốc không nêu tên quốc gia nào, nhưng lưu ý là tình hình hiện nay đã được cải thiện do các phối hợp giữa Trung Quốc và ASEAN.

Việc Hoa Kỳ gia tăng tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông trong những tháng gần đây, tại các địa điểm nằm trong khu vực 12 hải lý một số đảo nhân tạo do Trung Quốc quản lý, khiến Bắc Kinh phản đối mạnh, nhưng được một số nước láng giềng hoan nghênh.

Trọng Thành

Published in Châu Á