Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến hạm Mỹ lại thách thức Trung Quốc ở Trường Sa

Một chiến hạm Mỹ ngày 28/08/2019 đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở Trường Sa, trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang xung đột gay gắt về thương mại.

bien1

Khu trục hạm USS Wayne E.Meyer của Mỹ trên Thái Bình Dương. Wikipedia

Trung tá Reann Mommsen, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters, khu trục hạm USS Wayne E.Meyer đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc cụm Nam Yết, và Đá Vành Khăn (Mischief Reefs) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa.

Bà Mommsen cho biết hoạt động này nhằm "thách thức các yêu sách quá đáng trên biển, và bảo vệ tuyến đường hàng hải theo luật lệ quốc tế".

Hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) lần này diễn ra một hôm sau khi Trung Quốc từ chối cho một chiến hạm Mỹ thăm Thanh Đảo (Qingdao), và năm ngày sau khi tổng thống Donald Trump tăng thuế hải quan lên toàn bộ 550 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Trước đó vào ngày 06/05, hai khu trục hạm tên lửa dẫn đường của Mỹ, Preble và Chung Hoon, đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Gaven (Gaven Reefs) thuộc cụm Nam Yết, và Đá Gạc Ma (Johnson Reefs) thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá ngầm bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988.

Quân đội Mỹ xưa nay vẫn chủ trương có quyền hoạt động trên toàn thế giới, kể cả những khu vực do các đồng minh yêu sách, tách biệt khỏi các quan điểm chính trị.

Biển Đông hiện là một trong những điểm nóng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, bên cạnh chiến tranh thương mại và vấn đề Đài Loan. Washington tố cáo Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển chiến lược này qua việc xây dựng các cơ sở phục vụ quân đội trên các đảo nhân tạo và rạn san hô.

Thụy My

*******************

Chiến hạm Mỹ áp sát đá Chữ Thập và Vành Khăn (RFA, 28/08/2019)

Khu trục hạm Wayne E. Meyer của Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 8 đi vào vùng 12 hải lý của đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

bien2

Không ảnh chụp Đá Vành Khăn vào ngày 11/5/2015 cho thấy hoạt động bồi lấp của Trung Quốc - AFP

Reuters loan tin dẫn lời người phát ngôn Reann Mommsen của Hạm Đội Bảy như vừa nêu. Theo đó khu trục hạm Wayne E. Meyer có tên lửa dẫn đường thuộc lớp Arleigh Burke, tiến hành hoạt động đi vào vùng 12 hải lý của hai đảo đá Chữ Thập và Vành Khăn nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá mức và bảo đảm quyền tiếp cận vùng biển này theo luật quốc tế.

Hoạt động quân sự vừa nêu diễn ra khi cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng sau khi vào ngày thứ sáu tuần trước hai phía đều tuyên bố cho tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của nước kia.

Ngoài căng thẳng thương chiến leo thang, hai phía vừa qua cũng lời qua tiếng lại về việc Washington cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông khi cho thiết lập những căn cứ quân sự trên những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp lên tại khu vực biển có tranh chấp này.

Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải với lượng hàng hóa lưu thông qua lại hằng năm lên đến 5 ngàn tỷ đô la.

Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Published in Châu Á

Mỹ điều tàu khu trục tên lửa đến Biển Đông (Tin Tức, 15/06/2017)

Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Stethem đang tiến hành các hoạt động tại Biển Đông.

bd1

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Stethem.

Trong một thông cáo báo chí ngày 14/4, Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trực tên lửa dẫn đường USS Stethem (DDG 63) lớp Arleigh Burke đang "tiến hàng các hoạt động thường lệ" tại Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến các tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc đối với vùng biển này. 

Bên cạnh đó, thông cáo cũng lưu ý tàu USS Stethem đã được tàu HMNZS Endeavour (A 11) của New Zealand tiếp nhiên liệu trên biển. Chỉ huy cấp cao William Palmer IV cho hay : "Việc tiến hành những hoạt động như vậy với các đồng minh của chúng tôi đã góp phần nâng cao năng lực và duy trì khả năng của chúng tôi trong việc đảm bảo sự hiện diện liên tục trong khu vực hoạt động của Hạm đội 7".

Thông cáo của Hải quân Mỹ cũng cho biết tàu USS Stethem đã thường xuyên liên lạc với các tàu Hải quân Trung Quốc trong quá trình hoạt động, đồng thời khẳng định các nước đã sử dụng Bộ quy tắc về đối đầu bất ngờ trên biển (CUES) để "thông báo về các ý định hàng hải nhằm đảm bảo sự di chuyển an toàn".

Tàu Stethem đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Ngoài hoạt động ở Biển Đông, tàu đã hoạt động ở vùng biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên cùng nhóm tàu tấn công Carl Vinson và với Hải quân Hàn Quốc trong cuộc tập trận Đại bàng Non năm 2017. Tàu này cũng tiến hành các hoạt động thăm viếng thường kỳ tới Hàn Quốc.

TTXVN/Tin Tức

*********************

Hải Quân Mỹ xác nhận đã cho một khu trục hạm tuần tra Biển Đông (RFI, 15/04/2017)

Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang sôi động, Hải Quân Mỹ ngày 14/04/2017 xác nhận là một tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường của họ đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.

bd2

Chiến hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) làm nhiệm vụ tuần tra tại Biển Đông - Ảnh : Wikipedia

Đó là khu trục hạm lớp Arleigh-Burke USS Stethem (DDG 63), đặt căn cứ tại cảng Yokosuka ở Nhật Bản, đã bắt đầu triển khai hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương từ đầu năm.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, chiến hạm này từng được cử đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên phối hợp với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Carl Vinson và Hải Quân Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung Đại Bàng Non/Foal Eagle 2017.

Trong một bản thông báo, Hải Quân Mỹ còn xác nhận rằng khi hoạt động trên Biển Đông, chiếc USS Stethem thường xuyên liên lạc với các phương tiện hải quân Trung Quốc, và đã áp dụng Bộ Quy Tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) nhằm "đảm bảo an toàn cho hai bên".

Khu trục hạm Stethem, dưới quyền điều động của Hạm Đội 7, sắp tới đây sẽ được thêm hỗ trợ từ hai chiến hạm USS Dewey and USS Sterett thuộc Hạm Đội 3, cũng đang trên đường đến vùng Biển Đông.

Khởi hành từ bản doanh Hạm Đội 3 ở San Diego (California, Hoa Kỳ) vào cuối tháng Ba, hai khu trục hạm cũng thuộc lớp có trang bị tên lửa dẫn đường đã ghé cảng Hawaii hôm 12/04, trên đường sang Tây Thái Bình Dương.

Tàu khu trục USS Stethem tuần tra vùng Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy tiến trình quân sự hóa các đảo đá mà họ chiếm giữ.

Trọng Nghĩa

********************

Trung Quốc lại tập trận chiếm đảo ở Biển Đông (RFA, 14/04/2017)

Trung Quốc gần đây đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông trong mấy ngày liền.

bd3

Các cơ sở Trung Quốc xây trên bãi Chữ Thập do Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Hoa Kỳ chụp qua vệ tinh hôm 9/3/2017.Photo courtesy of csis.org

Hai chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn chở theo nhiều trực thăng và tàu đổ bộ đệm khí ra Biển Đông tập trận bắn đạn thật để kiểm tra khả năng tác chiến thực tế.

Tin được loan đi trong ngày 14 tháng tư dẫn nguồn từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV cho biết cuộc tập trận hoàn toàn sử dụng đạn thật, tập trung vào tấn công lẫn phòng thủ 3 chiều, đổ bộ chiếm đảo bằng tàu đệm khí, cất hạ cánh đồng loạt trực thăng vũ trang, đổ bộ đường không và thử nghiệm tàu đệm khí tự đóng của Trung Quốc.

Thời gian qua Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận tại vùng tranh chấp Biển Đông bất chấp pháp luật quốc tế và các chỉ trích về việc quân sự hóa biển Đông.

Điển hình như cuộc tập trận kéo dài một tuần trên Biển Đông bắt đầu từ hôm 10/2 vừa qua.

Hồi tháng giêng, tàu sân bay Liêu Ninh cũng dẫn đầu một đội tàu hải quân tiến hành một cuộc tập trận khác.

Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc diễn ra giữa những căng thẳng đang leo thang tại bán đảo Triều Tiên với các sự kiện lớn mà Triều Tiên thông báo sẽ tiến hành.

******************

Tổng thống Philippines lại nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông (VOA, 14/04/2017)

bd4

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte, khét tiếng v nhng bài phát biu có tính cách khoa trương và nhng kế hoch thay đi như chong chóng.

Mối quan h gia Trung Quc và Philippines dường như đang n đnh tr li sau khi chính quyn Manila lùi bước trong kế hoch quân s hóa mt phn qun đo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp Bin Đông.

Tổng thng Philippine Rodrigo Duterte, khét tiếng v nhng bài phát biu có tính cách khoa trương và nhng kế hoch thay đi như chong chóng, hôm 6/4 tuyên b ông s h lnh điu quân ra qun đo Trường Sa. Tuyên b đó được đưa ra sau khi ông Duterte b ch trích sau khi tin tc tường thut rng ông có biết v vic tàu Trung Quc thăm dò ngòa i khơi b bin Thái Bình Dương ca Philippines hi năm ngoái.

Bây giờ thì ông Duterte nói Philippines ch mun ci thin các cu trúc trên 9 đá/đo nh ti qun đo Trường Sa hin do Philippines kim soát, và ông s không đích thân đến thăm đo Pag-asa, tc đo Th T, đ cm lá c quc gia. Trước đó, ông Duterte đã tuyên bố ông s đi thăm đo Th T vào ngày 12/6, nhân l đc lp ca Philippines.

Những s thay đi ca ông Duterte liên quan ti qun đo Trường Sa dường như nêu bt s kin Manila vn tp trung vào n lc tìm cách thay thế s l thuc truyn thng ca Philippines vào Hoa Kỳ, bằng mt chính sách đi ngoi đa dng hơn trong khi theo đui các ngun đu tư t Trung Quc.

Các nhà phân tích lưu ý rng Trung Quc mi hi tun trước bày t "quan ngi", nay đã b qua nhng li phát biu v qun đo Trường Sa mà ông Duterte đưa ra trước đó.

Hôm 7/4, người phát ngôn ca B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói : "Trung Quc hy vng phía Philippines s tiếp tc làm vic vi phía Trung Quc đ kim soát các v tranh chp lãnh hi mt cách hp lý và tìm cách duy trì sự phát trin lành mnh mi quan h Trung-Phi".

Hôm thứ Năm, mt phát ngôn viên khác ca B Ngoi giao Trung Quc bày t hài lòng v vic "Philippines và Trung Quc có th tương nhượng" đ duy trì hòa khí.

Ông Duterte đã đi thăm Trung Quốc hi tháng 10 đ hàn gắn mi quan h đã tr nên căng thng vì v tranh chp ch quyn trên bin Đông, sau khi Philippines kin Trung Quc ra tòa án trng tài quc tế. Năm ngoái, ông Duterte hy b các cuc tun tra hi quân chung vi Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã cam kết mt khon viện tr và đu tư tr giá 24 t đô la cho Philippines.

Ông Eduardo Araral, giáo sư môn chính sách công ca Đi hc Quc gia Singapore nhn đnh :

"Tôi nghĩ ông Duterte không cần phi làm gì thêm đ ly lòng Trung Quc. Nhng gì mà ông ta đã làm ri, cũng đủ đ người Trung Quc ghi tên ông vào s vàng ri".

Trung Quốc đã c tìm cách ve vãn bn nước Đông Nam Á cũng tranh chp ch quyn bin đo vi Trung Quc sau phán quyết ca tòa án trng tài quc tế vào tháng By năm ngoái. Tòa quc tế phán rng nhng tuyên bố ch quyn ca Bc Kinh trên 90% din tích Bin Đông, là không có cơ sở.

Published in Châu Á