Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Miến Điện : Binh lính, cảnh sát sẽ bị trừng phạt vì giết người Rohingya (RFI, 11/02/2018)

Một phát ngôn viên của chính phủ Miến Điện hôm nay 11/02/2018 tuyên bố chính quyền sẽ trừng phạt 10 thành viên của lực lượng an ninh liên quan tới việc sát hại người Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine, nhưng cho biết việc này không liên quan tới tiết lộ điều tra của Reuters ngày 09/02.

MYANMAR-BANGLADESH-KILLINGS-UNREST

Ảnh minh họa : Một trại ở vùng Maungdaw, bang Rakhine, để đón người Rohingya hồi hương. Ảnh ngày 24/01/2018. Reuters/Stringer

Reuters hôm thứ Sáu tuần trước đã công bố các chi tiết cuộc điều tra, cho thấy các sự kiện dẫn đến vụ thảm sát và chôn vùi trong một hố chôn tập thể 10 người Rohingya ở làng Inn Din, thuộc bang Rakhine.

Theo Reuters, phát ngôn viên Zaw Htay của chính phủ Miến Điện khẳng định cuộc điều tra của nước này đã được tiến hành trước khi tin tức của Reuters được công bố ; 7 binh sĩ, 3 cảnh sát và 6 thường dân tham gia vụ thảm sát trên sẽ bị xử lý theo pháp luật, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tới thăm Miến Điện vì hồ sơ Rohingya

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson hôm nay 11/02 đã có buổi làm việc với đồng nhiệm Miến Điện tại Naypyidaw về hồ sơ cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya.

Trong một thông cáo được đăng tải trên Facebook, bộ Ngoại Giao Miến Điện cho biết hai vị ngoại trưởng đã trao đổi thẳng thắn và trên tinh thần hữu nghị về các sự kiện tại bang Rakhine và cả về việc hồi hương người Rohingya.

Hôm qua 10/02, ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã sang Bangladesh. Tại đó, ông đã gặp gỡ người tị nạn Rohingya và thăm khu trại tị nạn, nơi đón tiếp khoảng 500.000 người Rohingya Miến Điện, để hiểu thêm về tình cảnh khốn khổ của họ.

Thùy Dương

*****************

Reuters công bố cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya (BBC, 10/02/2018)

Reuters vừa tiết lộ chi tiết cuộc điều tra vụ thảm sát người Rohingya, được thực hiện bởi quân đội và dân làng - sự thật phía sau vụ bắt giữ hai nhà báo của Reuters ở Myanmar.

rohingya1

Đây là những người đàn ông mà phóng viên Reuters đang tiến hành điều tra về cái chết của họ

Wa Lone và Kyaw Seo Oo hiện đang chờ xét xử với cáo buộc vi phạm Luật Bí mật của Myanmar.

Reuters khẳng định họ phát hiện bằng chứng cho thấy 10 người Rohingya đã bị giết bất hợp pháp ở bang Rakhine năm 2017.

Reuters hi vọng điều này sẽ chỉ ra rằng hai nhà báo hành động vì mối quan tâm công chúng.

Tổng biên tập của Reuters, Stephen J Adler, nói : "Khi Wa Lone và Kyaw Soe Oo mới bị bắt, mối quan tâm chính của chúng tôi là sự an toàn của họ. Khi nắm được tình trạng pháp lý của họ, chúng tôi, cùng với việc tham khảo ý kiến của Wa Lone và Kyaw Soe Oo và họ hàng của họ, quyết định rằng trách nhiệm của chúng tôi là công bố sự việc đã xảy ra trong làng Inn Din.

rohingya2

Kyaw Soe Oo (ở giữa bên trái) and Wa Lone (giữa, phải) bị bắt tháng 12/2017

"Chúng tôi tiết lộ cuộc điều tra mang tính đột phá này bởi vì nó nằm trong mối quan tâm của công chúng toàn cầu".

BBC không có nguồn tin độc lập để xác minh tất cả các chi tiết về những cáo buộc giết người do việc tiếp cận với khu vực này bị hạn chế - nhưng nó được đưa ra sau một loạt các cáo buộc về các vụ thảm sát tại Rakhine hồi năm ngoái dựa trên lời khai của nhân chứng.

Cuộc khủng hoảng chủ yếu ở bang Rakhine miền tây bắc Myanmar của người Phật giáo đã gây ra những phản ứng toàn cầu vào cuối năm ngoái khi hàng trăm nghìn người Hồi giáo chạy khỏi một cuộc đàn áp quân sự chết chóc.

Quân đội nói rằng họ giao chiến với binh lính Rohingya ở Rakhine, nhưng các nhóm nhân quyền nói rằng hàng ngàn thường dân đã bị giết.

Điều gì đã xảy ra với các nhà báo ?

Wa Lone và Kyaw Soe Oo là hai nhà báo Myanmar với những bài báo gây tiếng vang. Họ bị bắt ngày 12/12 sau khi gặp gỡ và nhận tài liệu từ cảnh sát.

Các nhà chức trách nói rằng họ bị "bắt vì sở hữu các tài liệu quan trọng và bí mật của chính phủ liên quan đến bang Rakhine và các lực lượng an ninh" và rằng họ có được thông tin này "một cách bất hợp pháp với ý định chia sẻ nó với truyền thông nước ngoài".

Nhưng kể từ cuộc bắt giữ, có những ý kiến cho rằng hai nhà báo đang tiến hành một cuộc điều tra rất nhạy cảm.

Reuters quyết định công bố chi tiết cuộc điều tra nhằm ủng hộ khẳng định của mình rằng hai nhà báo đang thực hiện một phóng sự được công chúng toàn cầu quan tâm.

Chúng ta biết gì về cuộc điều tra ?

rohingya3

Cảnh báo : Bài báo này bao gồm một bức ảnh chụp những người bị giết. Bức ảnh có thể khiến một số độc giả cảm thấy đau lòng. HANDOUT

Cuộc điều tra tập trung vào hiện trạng ngôi làng Inn Din ở phía bắc Rakhine ngày 2/9/2017.

Reuters cho biết hai nhà báo đang thu thập bằng chứng về cuộc hành quyết 10 người đàn ông dựa trên các cuộc phỏng vấn dân làng là người Phật giáo, nhân viên an ninh và các bức ảnh. Cơ quan này nói đã xâu chuỗi những gì xảy ra với những người đàn ông này.

Theo Reuters, nhóm nam giới người Rohingya bị biệt riêng ra sau khi ngôi làng của họ bị tấn công.

Những người đàn ông là Phật tử trong làng được lệnh đào một ngôi mộ và 10 người đàn ông bị giết, ít nhất hai người bị đánh tới chết, số còn lại bị quân lính bắn chết.

Reuters tuyên bố đây là lần đầu tiên quân lính dính líu tới các chứng cứ bằng hình ảnh và chứng cứ do nhân viên an ninh cung cấp. Họ cũng tuyên bố có lời chứng từ dân làng.

Sau khi hai nhà báo bị bắt giữ, quân đội Myanmar đã tiến hành điều tra riêng về vụ việc. Cuộc điều tra khẳng định điều mà hai nhà báo đã phát hiện - rằng đã có một cuộc hành quyết.

rohingya4

Làng Inn Dinn qua ống kính của phóng viên BBC, chỉ còn những thanh gỗ trơ trụi và tro tàn

Tuy nhiên, quân đội mô tả 10 người này như "những kẻ khủng bố người Bangladesh" và nói rằng họ bị hành quyết vì họ không thể được đưa đi khi binh lính người Rohingya tấn công vào các đồn cảnh sát.

Reuters tuyên bố hai nhà báo không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy có 10 người này liên quan đến chủ nghĩa khủng bố - với một số nhân chứng nói rằng những người này đã được biệt riêng ra khỏi đám đông.

Reuters cho biết hai nhà báo đã nói chuyện với một số nhân chứng trong làng Inn Din, cảnh sát và người thân của những người đàn ông bị giết - hiện đang sống trong các trại tị nạn ở Bangladesh. Một người đàn ông thừa nhận đã giết chết một người Hồi giáo Rohingya, hãng thông tấn này nói.

Published in Châu Á