Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.

cao1

Cao Shunli, nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc được trang The Guardian vinh danh, đã qua đời ở bệnh viện năm 2014.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhận lời mời thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump, thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.

Tin tức này nhanh chóng trở thành luận điểm vững chắc của những người ghét "dân chủ, nhân quyền" vịn vào để tấn công.

"Vậy đấy, bọn phá rối kia với giọng nói yếu ớt, bọn chúng tiếp tục phải trả giá cho hành động chống phá nhà nước của chúng, bêu rếu đảng. Mỹ, quốc gia dựa dẫm của chúng tiếp tục có mối quan hệ ấm nóng với Việt Nam chúng ta", Facebooker Ngọc Khánh phản hồi về sự kiện này.

"Bọn chúng" mà Ngọc Khánh đề cập chính là những nhà hoạt động nhân quyền và vận động dân chủ cho Việt Nam. Mới đây, trong một bài viết trên trang web HRW cho biết, trong phiên tòa sắp tới đây (18/03/2019), 6 nhà hoạt động và blogger người Việt đang phải đối mặt với án tù dài vì sự chống đối ôn hòa của họ (từu 8 - 15 năm tù). 

Hai năm trở lại đây, số người hoạt động nhân quyền, dân chủ hoặc đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình đối với các sự kiện chính trị - kinh tế quốc gia (như dự luật đặc khu vào mùa hè 2018) đã lần lượt đối diện với sự sách nhiễu và án tù dài hạn.

Cộng đồng những người đấu tranh mặc dù có sự tăng lên, và nhận được sự ủng hộ dần từ phía người dân, tuy nhiên đến nay tiếng nói vẫn còn nhỏ lẻ. Một sự kiện được cho là làm nổi bật giá trị của cộng đồng đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam là thư hồi đáp của EU về EVFTA cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập người Việt trong và ngoài nước. Nhưng sự kiện này, nhìn chung cũng chỉ là một tia sáng nhỏ trong một không gian mù mịt và đặc sánh vì áp bức và mật vụ.

Câu hỏi về việc, đến bao giờ, giới đấu tranh cho quyền dân sự, chính trị Việt Nam sẽ có một tác động lớn. Câu trả lời này tùy thuộc vào cách thức trưởng thành về mặt tổ chức và con người cũng từng nhóm hội dân sự trong nước, cũng như tùy thuộc vào ý thức trưởng thành của các cá nhân tham gia đấu tranh về nhân quyền, dân sự. Tuy nhiên, niềm tin luôn là điều quan trọng.

"Rất khó để nói trước một điều gì đó về tương lai, liệu có sự lớn mạnh hay không. Nhưng cuộc đấu tranh chống lại sự kiểm soát quyền lực nhằm tước đoạt lợi ích của người dân thì cần sự bền bĩ", B. Vân – một người từng tham gia phong trào cây xanh Hà Nội (2015) cho biết.

Sự bền bĩ đó là điều có thể tiếp tục gia cố khi thành quả của sự đấu tranh được nhìn thấy. Thực tế, câu chuyện đấu tranh dân chủ, nhân quyền có thể nhìn thấy qua khía cạnh chống BOT bẩn. 

Một nhóm nhà báo dấn thân, mà đứng đầu là nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã tạo nên phong trào rộng lớn từ bắc đến nam, đó là phong trào giám sát những BOT đặt sai trái địa điểm hoặc có báo cáo lưu lượng xe không chính xác (dẫn đến thất thu thuế của nhà nước cũng như bóc lột tiền thuế của người dân). Phong trào này đã gặp sự ủng hộ từ người dân, nhưng đồng thời những người trong cuộc đang bị "sách nhiễu" từ các cơ quan công quyền, từ việc bắt Hà Văn Nam (một người phản đối BOT bẩn ở miền Bắc) với tội danh "gây rối trật tự công cộng" đến nhũng nhiễu kinh tế nhóm Trương Châu Hữu Danh.

Sự "nhũng nhiễu, sách nhiễu" bằng những phương pháp, thủ thuật đầy chất… nghiệp vụ từ các nhân viên nhà nước đã cho thấy, tính lợi ích về vật chất và quyền lực đang chống đỡ một cách quyết liệt, ngoan cố trước sự trỗi dậy của phong trào đòi quyền lực lại về tay nhân dân, và nó cũng gây ra sự mệt mỏi của không ít người (hoạt động dân chủ, nhân quyền).

Không ít nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam đã rời bỏ cuộc đấu tranh… Một trong số đó là trở về làm kinh tế. Câu nói về tiếng nói đơn lẻ, sự mỏi mệt, quyền lực tập trung với công cụ và phương pháp, lực lượng đánh phá, bao vây… trở thành một mệnh đề ám ảnh.

Nhưng, những người hoạt động Việt Nam có thể nhìn qua Trung Quốc, nơi những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền đối diện với mức độ khó khăn hàng trăm lần.

Cao Shunli, một người mới đây được trang The Guardian vinh danh, nhưng cô đã chết cách đây 5 năm.

Trong tiêu đề bài viết, The Guardian đã phản ảnh đúng tính chất của những nhà đấu tranh nhân quyền, đó là "Cô ấy đã đứng lên vì nhân quyền, và chúng ta cũng phải như vậy".

Vào tháng 9. 2013, khi Cao Shunli cố bay đến Geneva để tham dự phiên họp của hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC). Cô hy vọng sẽ gửi thông tin về việc giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc tới Liên Hợp Quốc. Nhưng cô chẳng thể nào thực hiện được điều đó, bởi cô đã bị giữ lại tại sân bay, cô bị bắt giam trong 6 tháng và giới cầm quyền Bắc Kinh đã từ chối điều trị y tế cho cô, mặc dù các luật sư của cô nhiều lần lên tiếng rằng sức khỏe của Cao Shunli đang xấu đi.

Cao Shunli đã chết trong khi giam. Nhiều người hiện cũng bị đối xử như Cao Shunli, trong đó có Liu Xiaobo, Muhammad Salih Hajim, Tenzin Delek Rinpoche, Huang Qi,…

Nhà nước Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là nhà nước mà theo The Guardian mô tả, các đặc vụ nhà nước được hưởng hoàn toàn sự miễn trừ khi các thành viên gia đình, luật sư, bạn bè và những người ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, biến mất, bị giam giữ hoặc bị tra tấn.

Những gì đã và đang diễn ra ở Trung Quốc có vẻ đã và đang diễn ra tại Việt Nam thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng đúng như Cao Shunli nói trước khi chết, cô thừa nhận rằng, ảnh hướng của cô và những người như cô có thể lớn, có thể nhỏ, và có thể không là gì. Nhưng tất cả phải cố gắng, bởi đó không chỉ là nghĩa vụ của họ, mà đó là quyền của xã hội dân sự.

Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.

An Viên

Nguồn : VNTB, 17/03/2019

Published in Diễn đàn

Rohingya : Liên Hiệp Châu Âu dự tính trừng phạt kinh tế Miến Điện (RFI, 04/10/2018)

Kỹ nghệ dệt may của Miến Điện nằm trong tầm ngắm của Bruxelles với nguy cơ phải sa thải hàng ngàn công nhân. Theo Reuters ngày 03/10/2018, Liên Hiệp Châu Âu dự kiến dùng biện pháp trừng phạt kinh tế Miến Điện làm đòn bẩy giải quyết khủng hoảng Rohingya.

lenan1

Một phụ nữ Rohingya tham gia kỉ niệm một năm sống tị nạn trong trại Kutupalong, Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 25/08/2018. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Các biện pháp trừng phạt đang được Ủy Ban Châu Âu thảo luận tại Bruxelles. Trong danh sách có ngành kỹ nghệ dệt may của Miến Điện, một trong những nguồn thu nhập chính của quốc gia Đông Nam Á này.

Theo giải thích của một viên chức được Reuters trích dẫn, Bruxelles ý thức là các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ tác hại đến hàng ngàn công ăn việc làm ở Miến Điện. Tuy nhiên, Châu Âu không thể nào thụ động trước báo cáo của Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Miến Điện truy đuổi người Rohingya với "ý đồ diệt chủng" và "thanh lọc chủng tộc".

Cho đến bây giờ, Liên Hiệp Châu Âu chỉ mới phong tỏa tài sản và không cấp visa cho một số sĩ quan, tướng lĩnh Miến Điện, nhưng chưa đụng đến tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Theo Reuters, cho dù Bruxelles thực thi đe dọa thì cũng phải mất đến 6 tháng mới hoàn tất thủ tục xem xét và có thể đảo ngược. Dụng ý của Liên Hiệp Châu Âu là sử dụng viễn ảnh Miến Điện bị mất thị trường lớn nhất thế giới, để thuyết phục Naypyidaw cải cách dân chủ và thay đổi chính sách khắc nghiệt đối với sắc dân thiểu số theo đạo Hồi, theo giải thích của một số quan chức với hãng tin Anh.

Tú Anh

*****************

HRW kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp giới đấu tranh nhân quyền (RFI, 04/10/2018)

Theo dự kiến, vào ngày 05/10/2018, Tòa Án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở phiên xử năm người thuộc nhóm Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết. Trong bản thông cáo báo chí công bố hôm 03/10, tổ chức bảo vệ nhân quyền Mỹ Human Rights Watch, trụ sở tại New York, kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc nhắm vào những người này.

lenan2

Hai nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ. Hoi cuu tu nhan luong tam Viet Nam

Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, việc truy tố năm người nói trên chỉ nhằm "đàn áp các tiếng nói kêu gọi đa nguyên chính trị, dân chủ hay tôn trọng nhân quyền" và năm bị cáo "có nguy cơ ngồi tù với mức án nhiều năm chỉ vì dám phê phán Đảng cộng sản".

Human Rights Watch cho biết là các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Từ Công Nghĩa và Nguyễn Quốc Hoàn đã bị bắt từ tháng 11/2016, vì bị cho là đã tham gia Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, một nhóm hoạt động chính trị độc lập. Họ bị buộc vào tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Tuy nhiên, theo Human Rights Watch, các bị cáo chỉ tham gia các hoạt động như biểu tình chống Trung Quốc, bảo vệ môi trường, hoặc là hội họp với các nhà hoạt động để thảo luận về những vấn đề nhân quyền…

Trên cơ sở đó, Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho 5 người ngay lập tức và vô điều kiện.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á