Đã hai lần thi sĩ Amanda Gorman từng được gặp cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama trước đây. Lần đầu tại một buổi lễ vinh danh những nhà thơ sinh viên học sinh vào năm 2016 ngay tại Bạch Ốc và tại sự kiện quy tụ những khuôn mặt nữ da đen trội bật trong năm 2018. Phu nhân Obama lại gặp Amanda một lần nữa sau khi cô diễn đọc bài thơ gây chú ý của mình tại lễ nhậm chức tổng thống Joe Biden. Cuộc gặp gỡ được tờ Time đăng tải dưới hình thức một cuộc phỏng vấn mà chính phu nhân Obama là người thực hiện.
Cuộc trao đổi xoay quanh nghệ thuật, bản thể và niềm hy vọng, lạc quan thông qua câu chuyện của Amanda, cũng như những ảnh hưởng sự phục hưng nghệ thuật của người da đen, một dự án mà tạp chí Time cùng giáo sư sử học người Mỹ gốc Châu Phi Ibram X. Hendi thực hiện. Có lẽ dự án và số báo đặc biệt này nhằm chào đón tháng Hai, là Tháng lịch sử người da dden (Black History Month) tại Hoa Kỳ.
Số báo đặc biệt này đăng trang bìa là tấm ảnh toàn thân của thi sĩ trẻ Amanda Gorman, do một nghệ sĩ trẻ cũng tài ba không kém của cộng đồng người Mỹ gốc Phi thực hiện là họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Awol Erizku.
Là một nghệ sĩ đa tài trong hội họa, điêu khắc và nhiếp ảnh, Awol Erizku đã tham gia thiện nguyện vào dự án này để chụp chân dung cho Amanda Gorman. Awol bảo rằng anh muốn giải thoát Amanda ra khỏi chiều kích, tranh cãi chính trị để thể hiện cô trong không gian thi ca của chính cô, qua những tấm chân dung đầy ý nghĩa mà chỉ có chiều sâu của thi ca mới có thể giải thích. Tấm ảnh anh chụp Amanda cầm cái lồng chim gợi cho độc giả về tác phẩm "I know why the caged birds sings" của nữ thi sĩ da đen Maya Angelou, người cũng từng đọc thơ tại lễ nhậm chức của tổng thống Bill Clinton.
Bất kể những thử thách thế nào, cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã đạt đến những tột đỉnh vinh quang và các đóng góp to lớn trong bất cứ lãnh vực nào có thể kể tên, từ quân sự, chính trị, học thuật, khoa học, xã hội, thể thao. Và đầy độc đáo và riêng biệt trong lãnh vực nghệ thuật, như theo số báo đặc biệt của Time thực hiện. Từ trong thi ca, văn chương, hội họa cho đến âm nhạc, điện ảnh.
Tựa như lời giải thích về những tấm ảnh chân dung của họa sĩ Awol Erizku, những nghệ sĩ Mỹ gốc Phi đã diễn đạt các tác phẩm của mình đầy tinh tế và sâu sắc với các ẩn dụ ý nghĩa, những thông điệp vượt thoát và xa hơn những nhìn nhận của đời thường. Hãy nghe nữ thi sĩ trẻ Amanda Gorman giải bày đôi điều về thi phẩm "The hill we climb" của cô trong cuộc phỏng vấn.
Amanda kể rằng khi làm bài thơ này, cô đã đọc lại Frederick Douglass, Winston Churchill, Abraham Lincoln rất nhiều. Cô cũng đã bỏ thời gian nghe những nhà soạn nhạc mà cô cho rằng là những nhà kể chuyện tuyệt vời nhất bằng âm nhạc để hình dung, mường tượng ra câu chuyện và cách mà cô sẽ kể.
Amanda cho biết cô cũng chọn lọc ngôn từ rất cẩn trọng, đọc lại lịch sử của những chữ sử dụng vì theo lời cô nói, "chúng ta từng thấy những cách mà ngôn ngữ bị xúc phạm và để hạ nhân tính. Làm sao có thể phục hồi Anh ngữ để chúng ta có thể thấy nó là một nguồn hy vọng, sự tinh tuyền và ý thức".
Điều Amanda Gorman nói hoàn toàn chính xác. Ngôn ngữ có thể tạo ra niềm hy vọng hay hận thù, những khát vọng hay đắng cay. Nó không chỉ trong Anh ngữ mà cho bất cứ ngôn ngữ nào.
Có lẽ hơn lúc nào, điều này cũng rất cần thiết cho tiếng Việt từng được ca tụng là "giàu và đẹp". Bởi không phải đã có không ít người Việt, kể cả những người được xem trong giới trí thức, đang muốn giết chết một loại ngôn ngữ thanh tao, từng làm rung động lòng người và đưa chúng ta đến những giá trị của chân thiện mỹ hay sao ?
Nhã Duy
(05/02/2021)
Lời nhắn của cô gái Mỹ tới Đại hội 13
Nguyễn Hùng, VOA, 22/01/2021
Như một truyện cổ tích đang còn tiếp diễn tại Hoa Kỳ, cựu tổng thống bị luận tội, tân tổng thống dọn vào Tòa Bạch Ốc với người phó là phụ nữ da màu. Nó cho thấy khi đa số người dân trong một xã hội nói không với cái xấu, xã hội sẽ đẹp hơn.
Nhà thơ trẻ Amanda Gorman tại lễ nhậm chức của tổng thống Biden.
Một nhân vật được chọn tham gia lễ đăng quang của tân tổng thống hôm 20/1 đã có lời nhắn gửi tới hàng triệu người Mỹ và hàng tỷ người trên thế giới khicô đọc những dòng thơ lúc bi tráng, lúc hào hùng và mãnh liệt.
Cô gái da đen 22 tuổiAmanda Gordon, nhà thơ trẻ nhất từng thể hiện tại lễ nhậm chức tổng thống, nhắn cho tất cả, không loại trừ những tâm hồn già cỗi chuẩn bị bước vào Đại hội 13 :
"Rời màn đêm vào một sớm mai
Thân rực lửa và chẳng hề sợ hãi
Ta trả tự do cho tân bình minh thêm chói lọi.
Vì ánh sáng luôn mãi lung linh
Nếu ta đủ dũng cảm để thấy bóng hình
Của ánh sáng và ta sẵn sàng là ánh sáng".
Nhiều người sống như bóng đêm trong cuộc đời nhiều, thậm chí cả triệu, người khác cho dù họ có đủ thông minh để nhận ra điều đó hay không. Có lẽ họ hiểu nhưng ma lực của quyền hành đã làm họ nhắm mắt.
Chỉ một ngày sau khi đọcbài thơNgọn đồi chúng ta leo, cô Amanda đã có thêm một triệu người theo dõi trên Twitter và thêm hai triệu trên Instagram. Những lời có cánh, chân thực và kêu gọi đoàn kết của cô khác hẳn với những lời lố lăng, vô căn cứ và gây chia rẽ khác.
Amanda cũng cảnh báo mọi người đừng nhầm tưởng về hòa bình và công lý trong những lời thơ cô đọc hôm 20/1 :
"Chúng ta hiểu sự yên tĩnh chẳng phải hòa bình
Những tập tục và cách hiểu [linh tinh]
Về thực tại chẳng phải là công lý.
Mặc dù vậy ta lại có bình minh
Còn sớm hơn lòng chúng ta mong đợi".
Đó là điều thực tế đã diễn ra ở Hoa Kỳ khi tân tổng thống thề trung thành với Hiến pháp chứ chẳng phải đảng phái nào. Quân đội cũng thề sẽ bảo vệ Hiến pháp chứ không phải tổng thống hay đảng phái.
Có một đoạn trong bài Ngọn đồi chúng ta leo, Amanda nói về điều đã qua ở Hoa Kỳ nhưng dường như vẫn tiếp diễn ở Việt Nam :
"Chúng ta thấy thế lực sẵn sàng phá đất nước tan hoang
Chứ không hề cùng nhau chia sẻ.
Thế lực sẵn sàng hủy hoại quốc gia
Bằng cái giá trì hoãn nền dân chủ".
Amanda nói cô mong sẽ trở thành tổng thống vào năm 2036 khi cô chưa tới tuổi 40. Trong bài thơ của mình cô cũng nói về thân phận cô gái da đen có xuất thân từ gia đình có thời là nô lệ và bản thân cô được mẹ đơn thân nuôi dạy ở Santa Monica, Los Angeles. Cô nói trong bài thơ đọc tại lễ đăng quang rằng cô mong trở thành tổng thống nhưng cuối cùng lại đọc thơ trong lễ của một người như vậy.
Amanda mới 22 tuổi và trong các trả lời phỏng vấn cô thừa nhận rất thích khi sẽ được gọi là ‘Bà Tổng thống Gordon’. Hoa Kỳ từng có chín tổng thống tuổi ngoài 40 trong đó có Theodore Roosevelt (42), John F. Kennedy (43), Bill Clinton (46) và Barack Obama (47), nhưng chưa có tổng thống nào nhậm chức khi chưa tới 40.
Mong sao điều ước của Amanda Gordon thành hiện thực và cũng mong khi đó nếu còn có Đại hội 16 của người cộng sản thì đó sẽ chỉ là Đại hội của họ thôi chứ không phải của mọi người, kể cả những người chẳng ưa gì cộng sản.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 22/01/2021
********************
'Tình yêu sẽ trở thành di sản của chúng ta'
Phạm Phú Khải, VOA, 21/01/2021
Nếu kết hợp lòng thương xót với sức mạnh,
và sức mạnh với lẽ phải
Thì tình thương trở thành di sản
Và thay đổi quyền bẩm sinh
Trích từ bài thơ "Ngọn đồi chúng ta leo lên" (The hill we climb) do nhà thơ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm tại lễ nhậm chức 20 tháng Giêng 2021 của tổng thống Joe Biden.
Thi sĩ Amanda Gorman ngâm thơ tại lễ nhậm chức của ông Biden.
Lễ nhậm chức tân Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kalama Harris là một biến cố lịch sử về nhiều phương diện. Thay vì hàng trăm ngàn đến cả triệu người tham dự trực tiếp, thì kỳ này con số thật là khiêm nhường. Nó trở thành một sự kiện của truyền hình và truyền thông mạng hơn là trực tiếp. Mối lo ngại an ninh và dịch bệnh Covid-19 là nguyên nhân chính đáng để lễ nhậm chức cho tổng thống thứ 46 của Mỹ không diễn ra như thông lệ trước nay.
Thử thách đối diện của tân chính phủ là vô số, nhưng lớn nhất là : một, đại dịch Covid-19 ; hai, suy thoái kinh tế ; ba, dân tình Mỹ phân hóa ; bốn, những thách thức đối diện với dân chủ từ các chế độ chuyên chế bên ngoài Mỹ, và từ các phần tử cực đoan và nổi loạn bên trong Mỹ.
Bài diễn văn của Tân Thổng thống Biden có vài thông điệp quan trọng : dân chủ ; thử thách và đoàn kết ; niềm tin và hy vọng. Tất cả các thông điệp nàyliền mạch với nhau.
Đầu tiên là thông điệp về dân chủ. Dân chủ là cả một quá trình, một quá khứ, và luôn đi kèm với phấn đấu và hy vọng. Dân chủ là hiến pháp và pháp luật, mà mọi người, nhất là lãnh đạo hàng đầu của quốc gia, không chỉ đọc lời thề thiêng liêng khi tuyên thệ, mà cần phải cam kết và quyết tâm tuân thủ hiến pháp đến cùng. Dân chủ không phụ thuộc vào một cá nhân, dù cá nhân đó có tài đức vẹn toàn đi nữa. Nó phải là công sức và nỗ lực của mọi người, nhất là những người lãnh đạo phải làm gương và đi đầu.
Thông điệp tiếp theo là thử thách và đoàn kết. Thử thách của nước Mỹ hiện nay được so sánh với thập niên 1930s khi cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt đối diện. Công ăn việc làm, doanh nghiệp, đại dịch, chủ nghĩa cực đoan, v.v… là những thử thách lớn lao. Muốn vượt qua những thử thách này đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm cao độ. Biden cam kết dốc "toàn bộ tâm hồn", như Abraham Lincoln từng làm trong nội chiến, để giúp cho nước Mỹ đoàn kết. Biden ghi nhận thực tế phân hóa của nước Mỹ, các thế lực gây chia rẽ, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc, v.v… Tất cả đều không có gì mới. Nó kéo dài từ 400 năm qua trước khi hình thành Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Biden ghi nhận "Chưa bao giờ có thể bảo đảm được chiến thắng". Nhưng Biden tin rằng, khi nước Mỹ cùng dân Mỹ đoàn kết, thì chưa bao giờ và sẽ không bao giờ thất bại.
Thông điệp sau cùng là niềm tin và hy vọng. Biden cảm tạ những người đã bầu chọn ông, và kêu gọi những người không bầu chọn cho ông cơ hội, bằng cách lắng nghe, đánh giá ông và tấm lòng của ông. Ông vẫn chấp nhận nếu họ không tán đồng ông. Bởi vì nói cho cùng, đó là thực tế của dân chủ : bất đồng chính kiến trong hòa bình. Bất đồng nhưng không dẫn đễn bất hòa, đến mất đoàn kết. Bởi vì, theo Biden, người Mỹ có nhiều điểm chung : cơ hội ; an ninh ; tự do ; nhân phẩm ; tôn trọng ; danh dự. Biden đề cao hy vọng thay vì nỗi sợ ; đoàn kết thay vì chia rẽ ; ánh sáng không phải bóng tối. Biden nhấn mạnh đến sự tử tế và phẩm giá ; tình yêu và chữa lành ; sự vĩ đại và lòng tốt. Biden cũng hy vọng rằng "nền dân chủ và hy vọng, sự thật và công lý, đã không chết trong thời gian chúng ta nắm trách nhiệm, mà trái lại, còn phát triển mạnh mẽ". Biden đặt kỳ vọng vào phần thiện trong con người, nó sẽ thắng thế phần ác.
Vừa đến Nhà Trắng, tân Tổng thống Biden đã ký 17 Sắc lệnh Tổng thống (Executive Order) khác nhau trong cùng ngày, một kỷ lục chưa từng có, từ biến đổi khí hậu đến Covid-19, bình đẳng chủng tộc, di dân v.v… Những điều mà ông đã hứa hẹn sẽ tiến hành trước đây.
Trong buổi lễ nhậm chức này, ấn tượng nhất là bài thơ "Ngọn đồi chúng ta leo lên" do thi sĩ trẻ Amanda Gorman sáng tác và ngâm vang. Thật hay. Thật ý nghĩa. Toàn bài thơ nói lên được sự xung khắc trong con người, trong lịch sử, trongxã hội Mỹ, và sự chiến đấu không ngừng nghỉ vì không lúc nào con người hay quốc gia vẹn toàn.
Chúng ta đã thấy một thế lực có thể làm tan vỡ đất nước của chúng ta thay vì chia sẻ nó,
Có thể hủy diệt đất nước của chúng ta nếu nó có nghĩa là trì hoãn nền dân chủ.
Và nỗ lực này gần như đã thành công.
Nhưng mặc dù dân chủ có thể bị trì hoãn theo định kỳ,
Nó không bao giờ có thể bị đánh bại vĩnh viễn (1).
**************
Chúng ta sẽ không quay lưng hoặc bị gián đoạn bởi sự đe dọa
Bởi vì chúng ta biết việc không hành động và sức ù lì của chúng ta sẽ là di sản của thế hệ sau.
Sự trộn lẫn của chúng ta trở thành gánh nặng của họ.
Nhưng có một điều chắc chắn :
Nếu chúng ta kết hợp lòng thương xót với sức mạnh, và sức mạnh với lẽ phải,
Thì tình yêu sẽ trở thành di sản của chúng ta
Và thay đổi quyền bẩm sinh của con cái chúng ta (2).
Bài thơ kết thúc đầy ý nghĩa :
Khi ngày đến, chúng ta bước ra khỏi bóng tối
Ngọn lửa và không sợ hãi.
Bình minh mới nở như chúng ta giải phóng nó.
Bởi luôn có ánh sáng nếu chúng ta đủ dũng cảm để nhìn thấy nó.
Nếu chúng ta đủ dũng cảm để là nó (3).
Nhìn nước Mỹ ngẫm nghĩ về đất nước Việt Nam. Nước Mỹ có nền dân chủ lâu đời nhất, và có lãnh đạo và tự do ngôn luận tối đa có thể, nên dù sao vẫn có khả năng hàn gắn với nhau một khi tìm cách đối phó với nạn tin giả, thuyết âm mưu, sự bất bình đẳng trong xã hội v.v…
Còn Việt Nam ? Quả thật là bi quan hơn nhiều. Đất nước và con người Việt Nam bị phân hóa tột cùng trong suốt 400 năm qua. Những nguyên tắc và giá trị của con người và xã hội bị phá sản toàn diện. Không có lãnh đạo tài đức, Việt Nam lại bị chi phối bởi ý thức hệ lỗi thời và độc hại. Chế độ cộng sản hiện nay phải chịu trách nhiệm phần lớn các thảm họa của Việt Nam dưới bàn tay cai trị hà khắc và thô bạo của họ trong nhiều thập niên qua.
Việt Nam vừa thiếu lòng thương xót, vừa thiếu sức mạnh và lắm khi không phân biệt đâu là lẽ phải. Nên hành trình sẽ còn dài và lắm cam go.
Would destroy our country if it meant delaying democracy.
And this effort very nearly succeeded.
But while democracy can be periodically delayed,
It can never be permanently defeated.
Because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation.
Our blenders become their burdens.
But one thing is certain :
If we merge mercy with might, and might with right,
Then love becomes our legacy
And change our children's birthright.
Aflame and unafraid.
The new dawn blooms as we free it
For there is always light if only we're brave enough to see it.
If only we're brave enough to be it.