Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu Đảng Cộng sản, đồng thời là người đứng đầu nhà nước Việt Nam với chức danh Chủ tịch nước - điều này có quen thuộc ? Đã có sự gia tăng những điểm tương đồng giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam, kể cả trong chiến dịch chống tham nhũng của họ. 

copy1

Có sự tương đồng rõ ràng giữa hai nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt - Trung. Ảnh : AFP

Kể từ sau khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã trở nên quyền lực hơn rất nhiều.

‘Công bằng mà nói, ông Trọng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Việt Nam kể từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh’, ông Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế cao cấp của chính phủ bày tỏ, ông còn nhấn mạnh, ông Trọng còn quyền lực hơn nhà lãnh đạo Lê Duẩn.

Với 74 tuổi đời, một độ tuổi vượt quá quy tắc về độ tuổi nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư, nhưng một ngoại lệ được đặt ra. Và khi nhậm chức, ông Trọng tỏ ra miễn cưỡng, thậm chí còn khiêm tốn khi nhấn mạnh, ông nắm giữ chức vụ vì lợi ích quốc gia.

Trước khi ông nắm chức vụ Chủ tịch nước, ông đứng đầu Ủy ban quân sự trung ương Đảng, và lần đầu tiên trong lịch sử, ông nắm giữ 3 vị trí quyền lực nhất, như cách mà Bắc Kinh đã từng áp dụng cho người đứng đầu Đảng cộng sản vào năm 1993.

Đại hội Đảng năm 2016 đã chứng kiến ông Dũng, đối thủ của ông rời nhiệm sở, và sự bắt đầu một cuộc chiến dịch chống tham nhũng với quy mô Bộ Chính trị. 

‘Có vẻ như Việt Nam đang trở nên giống Trung Quốc hơn,’ theo lời ông Nguyễn Quang A, một nhà kinh tế về hưu và cựu đảng viên, nay là nhà hoạt động dân chủ.

‘Thời Chủ tịch nước trước đó, không ai có tham vọng lớn như vậy,’ ông nói về chức vụ vốn chỉ mang tính nghi lễ.

Nhưng cựu cố vấn kinh tế Lê Đăng Doanh đã phản ứng với sự so sánh tương đồng đó.

‘Mọi người có thể thấy một số điểm tương đồng với trong phong cách quản trị giữa hai nhà lãnh đạo’, ông nói. ‘Nhưng cách thức và biện pháp của họ... phụ thuộc vào bối cảnh chính trị của mỗi quốc gia’.

Hai nhà lãnh đạo đi theo những quỹ đạo rất khác nhau, theo Carl Thayer, một giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và là một chuyên gia về Việt Nam.

Ông Trọng, gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1968 và đã dành nhiều thập kỷ làm khâu biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Theo ông Thayer, ông Trọng không tham gia bất kỳ chính sách lớn nào trước khi ông được bầu làm Tổng bí thư. Ngược lại, ông Tập lại có bề dày hơn, ông kinh qua các chức vụ từ thư ký văn phòng Quốc vụ viện, thư ký văn phòng quân ủy Trung ương cho đến khi trở thành Bí thư thành ủy Thượng Hải (2007), và gia nhập Bộ Chính trị cùng năm đó.

‘Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo hoạt động với nhiều kinh nghiệm trong chính quyền tỉnh và thành phố, với các vấn đề quân sự và nhà nước ở cấp quốc gia’, Thayer nói. ‘Còn ông Trọng thì hồ sơ kinh nghiệm ít hơn, trong bối cảnh thụ hưởng nguyên tắc tập thể lãnh đạo (cá nhân phụ trách - người chuyển ngữ ghi chú thêm). Ông Tập là một người hướng ngoại, người tích lũy quyền lực và có một tầm nhìn rộng lớn’.

Ông Doanh thừa nhận sự tương đồng giữa chiến dịch chống tham nhũng do Tập và Trọng khởi xướng. 

Ông Đinh La Thăng, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - một ngôi sao triển vọng trong Bộ Chính trị dưới quyền thủ tướng Dũng đã bị kỷ luật, cách các chức vụ năm 2017, và bị kết án 31 năm tù vì tội tham nhũng.

copy2

Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều giữ ba mấu chốt quan trọng của một quốc gia cộng sản. Ảnh : Reuters

Chiến dịch chống tham nhũng tiến hành sâu rộng hơn về sau, nhắm vào nhân sự công an và quân đội. Cộng hòa Liên bang Đức thậm chí còn cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thành, một người từng làm việc dưới quyền Thăng tại một doanh nghiệp dầu khí để đưa về Việt Nam xét xử.

Nhưng trong khi ông Thayer gọi ảnh hưởng của Tập Cận Bình đối với ông Trọng là ‘một câu hỏi mở’, thì ông Doanh vẫn cương quyết không tin.

‘Đừng nghĩ ông Trọng học điều này từ ông Tập hay ngược lại... bối cảnh chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau, vì vậy bất kỳ sự sao chép nào cũng không hợp lý’, ông nói.

Mối quan hệ với Trung Quốc sẽ ở ‘thế ổn định’ (steady keel) dưới thời Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thayer nói, ám chỉ rằng, ông Trọng giờ đây có thể đứng 'ngang hàng' với ông Tập về mặt ngoại giao.

‘Quan hệ song phương rộng rãi và Trọng sẽ thúc đẩy quan hệ giữa hai đảng, tổ chức hội thảo lý luận thường xuyên và trao đổi cán bộ chính trị quân sự trẻ,’ ông nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm, sẽ có mối quan tâm đặc biệt trong việc chống gián điệp Trung Quốc và tránh khiến người dân tức giận xuất phát từ tranh chấp chủ quyền biển của Việt Nam ở Biển Đông .

‘Không có nhà lãnh đạo ở Việt Nam ủng hộ Trung Quốc,’ Thayer nói.

Ông Doanh thì nhận định thận trọng hơn, khi cho rằng quyền lực của ông Trọng sẽ tăng cường uy tín của lãnh đạo và chính sách của chính ông. Tuy nhiên, ông lo lắng rằng mặc dù kiêm nhiệm theo hiến pháp, nhưng không có luật nào quy định chính xác mối quan hệ giữa nhà nước và đảng sẽ hoạt động như thế nào.

Cần làm rõ vụ kiêm nhiệm này.

Ngoài ra, ‘có một câu hỏi là làm thế nào để giám sát quyền lực nằm trong tay của một người’, ông nói, thêm vào đó phải là cần ‘một đạo luật để điều chỉnh cách lãnh đạo đảng’ tại Việt Nam.

Bennett Muray & Bac Pham

Nguyên tác : Is Vietnam's new leader taking cues from China's Xi Jinping, South Chian Morning Post, 27/10/2018

Ánh Liên chuyển ngữ

Nguồn : VNTB, 29/10/2018

Published in Diễn đàn