Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Kinh lợi dụng lỗ hổng của lịch sử và nhận vơ một thuật ngữ hiện đại để ngon ngọt rao bán Sáng kiến Vành đai và Con đường

silk1


Tranh vẽ về hành trình đến Trung Quốc của nhà thám hiểm người Venice, Marco Polo, thời Trung Cổ. Hình : Facebook

Nếu truyền thông nhà nước Trung Quốc và các cơ quan tuyên truyền khác đáng tin thì, với Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), Tập Cận Bình đang mở lại các tuyến đường thương mại chạy quanh thế giới từ thời cổ đại, được biết đến với cái tên "Con đường tơ lụa". Thật vậy, những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại trị giá 1 ngàn tỷ USD của BRI được gọi là "Silk Road Fund".

Thuật ngữ lịch sử gợi lại hình ảnh những đoàn lữ hành buôn tơ lụa trên sa mạc và các thương nhân khác đi băng qua Trung Quốc, xuyên Trung Á rồi đến các thị trường Châu Âu. Nó cũng gợi lại những chuyến du hành của Marco Polo, thương nhân mạo hiểm người Venice, vào thế kỷ 13. Ông là một trong những thương nhân đầu tiên đến Trung Quốc và báo tin về một nước Trung Quốc lạ kỳ cùng những mặt hàng tơ lụa của nó.

Các tài liệu quan hệ công chúng (public relation-PR) của BRI cũng thường giả định chỉ ra "Con đường tơ lụa phía nam" (Southern Silk Road), một tuyến đường thương mại nổi tiếng, có nguồn gốc từ phía nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, đi qua Myanmar ngày nay, đến tận vịnh Bengal và tiểu lục địa Ấn Độ.

Con đường thương mại mang tính lịch sử đáng ngờ đó được tô điểm thêm bằng một con đường giả định trải dài trên biển mang tên Maritime Silk Road và được cho là đã đi qua Ấn Độ Dương suốt một giai đoạn không xác định trong lịch sử.

Rất ít, nếu có, nhà sử học bàn thảo về sự kiện thương mại đáng kể giữa Trung Quốc và Châu Âu ở thời trung cổ.

Nhưng không có tài liệu lịch sử khả tín nào nói về một "Con đường tơ lụa phía nam" nối kết Trung Quốc với Ấn Độ, vì Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng xâm nhập Myanmar nhưng đều thất bại thảm hại. Trong lịch sử, Trung Quốc cũng không tiến hành các cuộc mạo hiểm hàng hải nhằm thúc đẩy thương mại, sau lần Trịnh Hòa, nhà thám hiểm biển cổ đại duy nhất của nước này, đi thuyền xuyên Ấn Độ Dương vào thế kỷ 15.

Thuật ngữ "Con đường tơ lụa" trong thực tế lịch sử là sự lạm dụng thuật ngữ eurocentric (*) vốn có nguồn gốc tương đối gần đây. Lars Ellstrøm, nhà Hán học nổi tiếng người Thụy Điển, đã đi dọc chiều dài Trung Quốc từ năm 2009 – 2011, và tóm gọn rất chính xác thuật ngữ này trong cuốn sách du hành Road to Kashgar của mình.

"Cái tên Con đường tơ lụa có lẽ đã dính chặt với phương Tây vì nó tạo ấn tượng – sai lầm -  việc Trung Quốc buôn bán với Châu Âu là quan trọng nhất và một phần vì kỳ lạ và thú vị". Ellstrøm cho rằng "Đó cũng là lý do tại sao thuật ngữ này được sử dụng ở Trung Quốc ngày nay : nó quảng cáo rất hiệu quả cho quốc gia và đóng góp cho ngành du lịch".

Mặt khác, nó cũng giúp Bắc Kinh ngon ngọt rao bán ý niệm BRI cho số thính giả rộng lớn hơn trên toàn cầu mặc dù ý niệm này là đối tượng gây tranh cãi, và ngày càng bị nhiều chỉ trích vì xói mòn chủ quyền của các quốc gia tiếp nhận bằng cái bẫy nợ.

"Con đường tơ lụa" không phải là thuật ngữ gốc của Trung Quốc. Thật vậy, nó được sử dụng chính thức lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1989, khi Foreign Languages Press ở Bắc Kinh xuất bản một cuốn sách có nhan đề "Con đường tơ lụa : Quá khứ và Hiện tại" của tác giả Trung Quốc Che Muqi.

Che không cho biết thuật ngữ "Con đường tơ lụa", Seidenstrasse, hay đúng hơn, Seidenstrassen ở số nhiều trong tiếng Đức, là do Ferdinand von Richthofen, nhà địa lý học người Đức đặt ra từ thế kỷ 19.  Von Richthofen sử dụng thuật ngữ này trong các báo cáo học thuật của mình từ Trung Á, được xuất bản lần đầu tiên tại Berlin năm 1877.

Tuy nhiên, thuật ngữ này không thường được dùng trước khi Sven Hedin, nhà thám hiểm người Thụy Điển và cũng là một trong những học trò của von Richthofen tại đại học Berlin Lumboldt, bắt đầu sử dụng nó trong các bài nghiên cứu của mình vào những năm 1930.

Hedin rập khuôn theo bước chân của Von Richthofen với những chuyến đi ở Trung Á, và vào năm 1936, đã xuất bản một cuốn sách tiếng Đức có nhan đề Die Seidenstrasse và Sidenvågen tiếng Thụy Điển. Sau đó nó được dịch sang một số ngôn ngữ khác, gồm cả tiếng Anh vào năm 1938 và được biết đến với cái tên "Con đường tơ lụa".  

Không rõ lý do chính xác tại sao Von Richthofen và Hedin lại chọn thuật ngữ "Con đường tơ lụa" bởi lẽ vào thời điểm đó, có nhiều loại hàng hóa được giao dịch giữa Trung Quốc và Châu Âu. Thật vậy, trong đế chế La Mã cổ đại, lụa thường bị coi khinh vì nó là mặt hàng xa xỉ không phù hợp do bề mặt mịn màng và quyến rũ gợi dục.

Warwich Ball, nhà khảo cổ học người Úc, trong các bài viết của mình đã đánh giá thuật ngữ "Con đường tơ lụa" như huyền thoại của giới khoa bảng hiện đại, vì đối với nền kinh tế của cả đế chế La Mã và các nước Châu Âu thời Trung Cổ, buôn bán gia vị với Ấn Độ và các nước Ả Rập quan trọng hơn buôn bán tơ lụa với Trung Quốc rất nhiều.

Hơn nữa, nếu từng có thứ gì giống như một "Con đường tơ lụa phía nam" nối kết miền nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương thông qua Myanmar, thì nó cũng chỉ để Trung Quốc dùng vào việc nhập khẩu ngọc bích, vì khi ấy cũng như bây giờ, người Trung Quốc xem đó là đá quý, đến từ các mỏ ngày nay ở bang Kachin.

Rất ít thương nhân Trung Quốc dám mạo hiểm vượt ra ngoài phía bắc các mỏ ngọc bích và xuống vùng đồng bằng trung tâm Myanmar, nơi giao dịch thương mại không đem lại nhiều lợi ích vào thời kỳ đó.

Sự thật lịch sử có thể kiểm chứng không phải lúc nào cũng được Bắc Kinh dùng trong việc tuyên truyền cho BRI, vì các cán bộ tuyên truyền của nhà nước hiện đang bận sáng chế ra nhiều "Con đường tơ lụa mới", dựa vào những con đường trong quá khứ. Ngoài những "Con đường tơ lụa phía nam" và đường hàng hải, họ còn đang lên kế hoạch tạo ra một "Con đường băng tơ lụa" (Ice Silk Road) nối kết Trung Quốc với các cảng phía bắc của Nga ở Bắc Băng Dương, đến tận Châu Âu.

Dự án Bắc Cực dự kiến các công ty Trung Quốc và Nga sẽ tìm cách hợp tác khai thác dầu khí trong khu vực hàng hải mở cửa. Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố cơ sở lịch sử nào dành cho con đường băng tơ lụa của họ vì một yêu sách như vậy sẽ ít hợp lý so với những con đường tơ lụa trong tưởng tượng khác.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ là chủ nghĩa xét lại "Con đường tơ lụa" của Bắc Kinh sẽ mở đường cho BRI có cái nhìn về một trật tự thương mại toàn cầu mới, với Trung Quốc là trung tâm và hiện đại. Thật vậy, sự đối kháng đang gia tăng trên nhiều tuyến đường của "Con đường tơ lụa mới".

Một phần quan trọng trong "Con đường tơ lụa phía nam" của BRI là Hành lang Kinh tế Bangladesh - Ấn Độ - Myanmar. Myanmar nằm giữa tầm nhìn "Con đường tơ lụa mới" của Bắc Kinh, với các kế hoạch mở đường sắt cao tốc, xa lộ và hải cảng. Nhưng những mối lo ngại về bẫy nợ có thể xảy ra khiến các dự tính to lớn trước kia bị rút lại.

Hành lang kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan dọc theo các tuyến đường tơ lụa cổ xưa, nối liền vùng tây bắc tỉnh Tân Cương Trung Quốc với cảng Gwadar của Pakistan trên biển Ả Rập, không phù hợp với tầm nhìn lịch sử đối với sự di chuyển tự do của con người và hàng hóa.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan thường xuyên né tránh các câu hỏi về cách đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nơi có hơn một triệu người đang bị giam giữ trong các trại giam sát biên giới nước ông. Khi tờ Financial Times đặt câu hỏi về lập trường của ông về vấn đề này, Khan trả lời "Tôi không biết nhiều về chuyện đó".

Để "Con đường tơ lụa mới" được chắc chắn, tầm nhìn thời hiện đại của Trung Quốc là viết lại lịch sử. Bắc Kinh vươn ra ngoài biên giới theo những cách chưa từng có trước kia: xây dựng đường xá, hỏa xa và bến cảng nhằm thúc đẩy kinh tế. Có lẽ Von Richthofen không bao giờ tưởng tượng nổi Seidenstrassen của mình sẽ được sử dụng và bị lạm dụng đến mức độ nào trong các mục đích chính trị.

Giống như bản chính con đường tơ lụa, BRI của Tập đang cạnh tranh kiểm soát các tuyến đường thương mại có giá trị, đẩy Trung Quốc chống Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và những quốc gia tìm cách chống lại quyền bá chủ của Bắc Kinh.

Nhưng không giống như thời cổ đại, khi lạc đà mang tơ lụa và những sản phẩm khác từ Trung Quốc băng qua các sa mạc ở Trung Á, tính chiến lược địa lý trong cuộc tranh đua ngày nay cũng nhiều như thương mại.

Bertil Lintne (Chiang Mai)

Ngun tác Busting the myth of China’s New Silk Roads, Asia Times, 27/11/2019

Hoàng Thủy Ngữ chuyển ngữ

(04/12/2019)

Ghi chú :

(*) Eurocentric (adj) : Euro là Châu Âu, Centric là trung tâm. Eurocentric là lấy các nước Châu Âu làm trung tâm.  

Published in Diễn đàn

Trong khi Hà Nội đe dọa kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài tại The Hague, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển của họ bắt nguồn từ "sự kiện lịch sử".

chinavietnam1

Vừa ăn cướp vừa la làng 

Trung Quốc đang tăng áp lực cho Việt Nam ở Biển Đông, kêu gọi Hà Nội tránh kiện ra tòa trọng tài quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Cảnh Sảng, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 8/11 cho biết, Việt Nam cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ song phương.

Cảnh Sảng cũng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thật lịch sử, mà theo ông ta có lẽ có nghĩa là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và nơi tranh chấp ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước.

Về phần mình, Việt Nam gần đây đã phát đi tín hiệu có thể tìm kiếm trọng tài và thậm chí là kiện tụng nếu các cuộc đàm phán song phương không sớm đưa ra một giải pháp được hai bên thống nhất.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung mới đây cho biết các tranh chấp của họ, bao gồm cả Bãi Tư Chính nơi hai bên đã đối đầu kéo dài nhiều tháng, nên được giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tất nhiên, vấn đề là Trung Quốc sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết trọng tài quốc tế nào được coi là không tương đồng với lợi ích của họ. Bắc Kinh đã đưa ra lập trường rõ ràng vào tháng 7 năm 2016 khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở Hague phán quyết có lợi cho Philippines hơn là cho Trung Quốc.

Theo phán quyết mang tính bước ngoặt đó, bản đồ Trung Quốc, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, bao gồm gần 90% Biển Đông, không có giá trị theo luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS. Trung Quốc bỏ qua thực tế là họ đã ký và phê chuẩn UNCLOS, và thẳng thừng từ chối phán quyết.

Phản ứng đánh giá lại của Trung Quốc đối với các động thái của Philippines và Việt Nam đã đặt ra câu hỏi về vấn đề lớn hơn đối với Bắc Kinh trong việc tuân thủ các quy ước quốc tế, cũng như các cam kết đã nêu.

chinavietnam2

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu chiến ở Biển Đông. Ảnh : Twitter

Tiền hậu bất nhất

Vào tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đứng bên cạnh Tổng Thống Mỹ lúc đó là Barack Obama tại Vườn hồng bên ngoài Nhà Trắng ở Washington và tuyên bố long trọng rằng Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.

Ngày nay, Trung Quốc đã biến một số bãi cạn và rạn san hô thành những hòn đảo có trang bị radar, đường băng cho máy bay quân sự, nơi trú ẩn cho tàu chiến và cơ sở hạ tầng cho tên lửa nhằm đã mở rộng tầm với của quân đội Bắc Kinh. trong chiến lược hàng hải.

Các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực cũng nhắc lại rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào tháng 6 năm 2017 đã bác bỏ các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về tương lai của Hồng Kông, theo đó thuộc địa của Anh sẽ trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Theo thỏa thuận, được ký kết tại Bắc Kinh bởi thủ tướng Triệu Tử Dương và thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Hồng Kông sẽ vẫn tự trị và không có gì thay đổi trong 50 năm sau khi bàn giao.

Nhưng, vào năm 2017, Lục Khảng đã tuyên bố rằng "bây giờ Hồng Kông đã trở về hai mươi năm nay thì Tuyên bố chung Trung-Anh không còn có ý nghĩa thực tế nào nữa vì đó là một tài liệu lịch sử . Tôi hy vọng các bên liên quan sẽ lưu ý đến thực tế này".

chinavietnam3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bữa tiệc chiêu đãi tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, ngày 20 tháng 11 năm 2018. Ảnh : AFP / Pool / Mark R Cristino

Bằng chứng lịch sử ?

Đối với các sự kiện lịch sử của Trung Quốc ở các đảo mà họ tuyên bố ở Biển Đông, các sự kiện đã từng bị tòa PCA The Hague từ chối, những người vẽ bản đồ Trung Quốc cổ đại không nghi ngờ gì về sự tồn tại của chúng.

Nhưng nhà thám hiểm và thương nhân thế kỷ 15 Trương Cáp ( Zhang He) đã được Trung Quốc đã đề cập đến để chứng thực tính hợp pháp lịch sử đối với các yêu sách của Bắc Kinh, đã không đến thăm, hoặc thậm chí không đề cập đến những hòn đảo này.

Các tài khoản và bản đồ chi tiết được biên soạn bởi Trịnh Ông phụ tá Ma Huân liệt kê hơn 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong số đó có các đảo và cảng xa xôi ở Andamans, Nicobars, Maldives và Lakshadweep, nhưng không phải là một vùng đất ở Biển Đông.

Lý do khá đơn giản : các tính năng hiện đang được đề cập không thực sự là các hòn đảo, mà là các bãi cạn tồi tàn và các rạn san hô dưới nước mà hải quân cổ đại, bao gồm cả hạm đội gỗ của Trịnh Hòa, đi vòng qua để tránh bị đắm tàu.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản Bắc Kinh đưa ra những khẳng định xét lại và gần đây nhất là củng cố những tuyên bố đó bằng cách biến những bãi cát và đá ngầm thành những hòn đảo nhân tạo. Trong khi đó Bất kỳ quan điểm đối lập nào đều được Bắc Kinh coi là sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Coi thường nước nhỏ

Sự coi thường vượt bậc của Trung Quốc đối với các điều ước quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế gồm các nước nhỏ hơn, ít mạnh hơn chấp nhận. Nhưng các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc - một cường quốc mới nổi có thể và thường xuyên phô trương sức mạnh, cho đến nay vẫn có thể thoát ra được.

Derek Grossman, một nhà phân tích cao cấp của Rand Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với các nhà báo Philippines ở Washington vào ngày 9 tháng 11 rằng quyết định gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể tham gia thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được hiểu là một phần thưởng cho việc bỏ qua phán quyết của năm 2016 của PCA.

Cuộc thăm dò chung sẽ diễn theo "điều khoản" của Bắc Kinh, và trên thế giới "dưới sự bảo trợ của Trung Quốc", ông Gross Grossman tuyên bố trong cuộc phỏng vấn báo chí. Đặc biệt là Duterte đã có năm chuyến công du Trung Quốc kể từ khi đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống vào giữa năm 2016, và không có chuyến nào tơi quốc gia đồng minh truyền thống của Philippines là Hoa Kỳ.

Hải quân Trung Quốc và Philippines đã đối đầu với nhau gần các hòn đảo đang tranh chấp vào năm 2012, dẫn đến việc Manila đã đệ trình vụ án với PCA vào năm sau và phán quyết ba năm sau đó (2016).

Nhưng, vào đầu tháng 11 năm nay, Manila đã nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc bằng cách đồng ý một lần nữa đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc với bản đồ đường chín đoạn, công nhận bản đồ chính thức của khu vực Trung Quốc.

Trong số tất cả các quốc gia có yêu sách chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, chỉ có Việt Nam đứng lên để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

chinavietnam4

Một binh sĩ hải quân Việt Nam quan sát một vụ thử tên lửa ở Biển Đông năm 2016. Ảnh: Facebook

Vào tháng 10, một tàu khảo sát dầu của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển do Việt Nam kiểm soát sau khi hải quân kéo dài ba tháng đối với Bãi Tư Chính đang tranh chấp. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cáo buộc tàu Trung Quốc và tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Hà Nội không quên rằng quân đội Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ gần các đảo Biển Đông vào năm 1988. Bị hải quân Trung Quốc tấn công, Việt Nam buộc phải rút lui và sự cố chết chóc kết thúc với việc Trung Quốc chiếm giữ sáu rạn san hô mà trước đây không kiểm soát được.

Người Việt Nam tiếp tục nói rằng họ thích giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương, mặc dù đã có lựa chọn kiện ra tòa án trọng tài quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng gần đây đã khẳng định rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là Việt Nam và các nước yêu sách khác đã xâm chiếm và chiếm giữ các đảo Trung Quốc.

Với thái độ đó, sự coi thường trắng trợn đối với các cơ quan quốc tế như PCA, và cách giải thích dùng dân tộc tính đối với các hiệp ước dựa trên luật pháp, phiên bản Trung Quốc của lịch sử khu vực hàng hải chắc chắn sẽ tạo nhiều sóng gió tới đây.

Bertil Lintner

Nguyên tác : China, Vietnam will never agree on South China Sea, AsiaTimes, 15/11/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Published in Diễn đàn