Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ tối qua, nhiều người gửi tôi bài viết này của giáo Giáo sư Sử học Olga Dror. Rất cám ơn các nhà Việt Nam học vẫn tiếp tục nói về cuốn sách của tôi, sau 10 năm. Nhưng, Bên Thắng Cuộc được viết cho người Việt. Điều tôi quan tâm nhất là người Việt vẫn tiếp tục tìm đọc nó.

benthangcuoc1

Lịch sử thế kỷ 20 của Việt Nam là lịch sử của một đất nước bị chia cắt với tư cách là một thực thể địa lý

Khi viết cuốn sách này, tôi không tìm sự tán đồng từ một phía. Ngay trong những tuần đầu tiên, một nhóm người Việt ở California đã biểu tình để chống tờ báo xuất bản nó. Trong nước, báo chí cũng có rất nhiều bài phê bình.

Lịch sử thế kỷ 20 của Việt Nam là lịch sử của một đất nước bị chia cắt với tư cách là một thực thể địa lý ; bị chia rẽ sâu sắc trong tâm thức từng người và trong từng cộng đồng. Không có cuốn sách nào nói về giai đoạn này có thể làm hài lòng trăm triệu đồng bào.

Người Việt rất cần sự hòa giải nhưng hòa giải không thể được kiến tạo dựa trên sự giả dối.

May mắn của tác giả là vẫn nhận được phản hồi từ người đọc, đặc biệt là những phát hiện để bổ sung, để sửa chữa những sai sót. Tác giả cũng dành chỗ cho những người không đọc vào đây để trút nỗi hận lịch sử của mình.

Do nhiều bạn không thể vượt tường lửa nên tôi xin copy nội dung bài viết đưa vào đây. Xin cám ơn BBC và đặc biệt cám ơn Giáo sư Olga Dror :

'Bên thắng cuộc' của Huy Đức : Đi tìm lại sự đa dạng của lịch sử Việt Nam

Olga Dror, BBC, 13/10/2022

Năm 2012, bộ sách hai tập Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức được in ở nước ngoài, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả khi đó. 10 năm đi qua, hai học giả nước ngoài có bài viết nhận định về ý nghĩa và ảnh hưởng của Bên thắng cuộc.

benthangcuoc2

Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh từ 02/7/1976

Bài đầu tiên là của Giáo sư Lịch sử Olga Dror.

Năm 2012, Huy Đức đã dành tặng một món quà cho tất cả những ai quan tâm đến Việt Nam và lịch sử của Việt Nam với việc xuất bản cuốn sách Bên thắng cuộc.

Ban đầu là tập "Giải phóng", không lâu sau đó là tập thứ hai "Quyền bính". Trọng tâm chính của Bên thắng cuộc là đường lối chính trị của đảng và chính phủ từ thời chiến tranh đến năm 2011.

Chủ đề của cuốn sách vô cùng phức tạp và Huy Đức cung cấp cho chúng ta một kim chỉ nam để định hướng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Là người miền Bắc sinh năm 1962, Huy Đức còn quá trẻ để tham gia vào cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Nhưng ông được nuôi dưỡng trong guồng máy giáo dục và xã hội nhằm hình thành tâm trí con người theo hai màu đen trắng của Chính nghĩa Cộng sản chống lại những kẻ ác ở miền Nam Việt Nam, những người Mỹ và những người Việt chống cộng.

Sau thời gian phục vụ trong quân ngũ Việt Nam tại Campuchia, Huy Đức trở thành nhà báo, tìm hiểu lịch sử và tình hình đương đại ở đất nước mình.

Sự quen biết của Huy Đức với miền Nam Việt Nam nói riêng và cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung đã giúp ông nhận ra rằng lịch sử chiến tranh và xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất sau chiến tranh còn đa sắc hơn những gì ông đã được dạy.

Ông quyết định khám phá những điều phức tạp này. Huy Đức đã từng đăng nhiều suy tư của mình trên nhiều trang báo tiến bộ Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp thị cũng như trên blog OSIN, và bị chính phủ chỉ trích. Nhưng sách Bên thắng cuộc mới là đỉnh cao thực sự trong sự nghiệp nghiên cứu và biểu đạt của ông.

Bản chất đa sắc của nền chính trị Việt Nam được mô tả trong cả hai tập hoàn toàn trái ngược với bìa sách của mỗi tập.

benthangcuoc0

Tập đầu tiên, "Giải phóng", bắt đầu từ sự kết thúc chiến tranh năm 1975, có chút nhắc lại thời kỳ chiến tranh, và mô tả giai đoạn thống nhất hai miền Nam - Bắc cho đến đầu thời kỳ "Đổi mới".

Một trong những chương mà Huy Đức gọi là "Giải phóng", đặt dòng chữ "Giải phóng" trong dấu ngoặc kép. Ở đó, ông giải quyết câu hỏi liệu việc tiếp quản miền Nam của lực lượng cộng sản có thực sự là một "cuộc giải phóng" hay không.

Tương tự, Huy Đức tập trung vào cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam vào năm 1979, xem đó là một kiểu "giải phóng" hay "xuất khẩu cách mạng".

Trên nền trắng của tập này, chúng ta thấy một cụm loa hướng về các phía khác nhau đại diện cho tuyên truyền được áp đặt trong và sau chiến tranh.

benthangcuoc03

Tập hai "Quyền bính" đưa chúng ta đi từ đầu thời kỳ "đổi mới" đến năm 2011.

Trong thời gian này, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế và một số tiến bộ trong hệ thống chính trị.

Trên bìa có hai màu trắng và đen, chúng ta thấy một chiếc ô tô Lada của Liên Xô và tín hiệu giao thông. Tuy không phải là một chiếc xe tuyệt vời, Lada vẫn là một dấu hiệu hiếm hoi về vị thế tại một Việt Nam sau chiến tranh, ít ô tô với đầy xe đạp và số lượng xe máy ngày càng tăng sau khi bắt đầu "khôi phục".

Sau này, khi ô tô có nhiều hơn tại Việt Nam, đó không còn là những chiếc Lada hay những chiếc xe Liên Xô hay Nga nữa. Trên trang bìa của Huy Đức, chiếc Lada và đèn giao thông tượng trưng cho sự trì trệ của hệ thống chính trị Việt Nam không thể tách khỏi hệ thống quản lý miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau chiến tranh.

Huy Đức cho rằng dù nền kinh tế thị trường có thay đổi đất nước thì Việt Nam vẫn tụt hậu so với kinh tế quốc tế, mặc dù vấn đề đã được chỉ ra từ năm 1994.

Ông viết rằng Đảng cầm quyền, thay vì nắm bắt được tư duy của thời đại và ý chí của con người, thì chỉ có thể quẩn quanh trong một vòng lặp tự vẽ.

benthangcuoc4

Thành phố Hố Chí Minh năm 1978

Bên thắng cuộc là một cuốn sách độc đáo

Huy Đức chắc chắn không phải là nhà phê bình đầu tiên nói về phương pháp và tuyên truyền của nhà nước Việt Nam. Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Bảo Ninh, những nhà văn lớn hơn Huy Đức cả chục năm tuổi và có những năm tháng tuổi trẻ rơi vào thời kỳ chiến tranh, đã thể hiện một cách ấn tượng sự vỡ mộng của họ qua văn học. Họ đã phản ánh sáng tạo về kinh nghiệm của chính họ.

Là một đứa trẻ trong chiến tranh, Huy Đức, một nhà báo tài năng và một nhà nghiên cứu đam mê, đã dành nhiều năm để tìm ra sự đa sắc mà ông đã bị tước đoạt. Ông không chỉ đọc nhiều sách mà - và có lẽ điều này quan trọng và hấp dẫn hơn nhiều - ông có cơ hội đáng kinh ngạc để trò chuyện với hàng trăm người đã tham gia hoặc chỉ đạo các sự kiện được mô tả trong sách, bao gồm cả các nhà lãnh đạo của đất nước.

Ông đã hình thành ý kiến ​​ca mình, mà cui cùng li khác xa vi nhng gì được truyn đi qua "loa đài" ca Đảng và chính ph.

Tuy nhiên, như nhiều người làm việc trong lĩnh vực lịch sử truyền miệng đều biết, để viết dựa trên các cuộc phỏng vấn và hội thoại luôn có những khiếm khuyết của nó.

Ký ức của mọi người không hoàn hảo và mang tính chủ quan. Nó được kết hợp bởi thiên vị của riêng mọi người, khi trình bày các sự kiện nhất định theo một khía cạnh nhất định.

benthangcuoc5

Thành phố Hố Chí Minh năm 1978

Huy Đức bổ sung nhiều tài liệu đã xuất bản, nhưng chủ yếu là nhật ký hoặc hồi ký có thể gặp những vấn đề tương tự như phỏng vấn và trò chuyện.

Ông cũng sử dụng một số tác phẩm học thuật, phần lớn bằng tiếng Việt, do đó, thiếu những gì mà học thuật bên ngoài Việt Nam đã có thể khám phá.

Nhưng Huy Đức không bao giờ tự nhận mình là nhà sử học. Tác phẩm của ông là một tác phẩm báo chí chuyên nghiệp xuất sắc, chứng minh rằng ngay cả trong điều kiện đen-trắng hạn chế, vẫn có những người sẵn sàng dành nhiều năm cuộc đời để chứng minh tính đa sắc của lịch sử đất nước họ.

Tôi thực sự hy vọng rằng cuốn sách này sẽ xuất hiện qua các ngôn ngữ khác. Đây là một trong những cuốn sách hay nhất về chính trị Việt Nam và là nguồn tài liệu không thể thiếu cho các học giả.

Olga Dror

Nguồn : BBC, 13/10/2022

Tiến sĩ Olga Dror là Giáo sư Lịch sử ở Đại học Texas A&M, Hoa Kỳ, và hiện có một năm nghiên cứu tại Collegium de Lyon – Insitut d’études avancées de Nantes, Pháp (2022-2023). Bà là tác giả, dịch giả của năm cuốn sách. Tác phẩm mới nhất, Making Two Vietnams : Youth Identities during the War, 1965. 1975 được Nhà xuất bản Đại học Cambridge ấn hành năm 2019. Hiện bà đang dự định viết một cuốn sách về ký ức và sự tôn sùng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

**************************

'Bên Thắng Cuộc' chỉ ra hạn chế của Đổi mới

Peter Zinoman, BBC, 28/03/2018

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi mới (Renovation trong tiếng Anh).

bbc1

Nhà nghiên cứu Peter Zinoman phát biểu về sách Bên Thắng Cuộc ở hội thảo vừa qua tại Mỹ

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ Đảng-Nhà nước khởi xướng ở Đại hội đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng.

Khi các sinh viên hỏi tôi tư liệu về Đổi mới, tôi thường giới thiệu tác phẩm của Adam Fforde về kinh tế, Carlyle Thayer chính trị, Tường Vũ ý thức hệ, Ben Kerkvliet nông nghiệp, Hy Văn Lương văn hóa làng xã, Pam McElwee chính trị môi trường, Nguyễn Võ Thu Hương quan hệ giới, John Schafer văn học…

Nhưng thật khó tìm ra một bài báo, sách, hay một học giả nào cung cấp tổng quan về Đổi mới - bao gồm lịch sử về nguồn gốc của nó, diễn trình thay đổi theo thời gian, và ảnh hưởng khác nhau lên các lĩnh vực đời sống người Việt.

Cái nhìn toàn cảnh

Một trong những thành tựu của sách Bên Thắng Cuộc (tác giả Huy Đức) là đem lại ghi chép tốt nhất, ở bất kỳ ngôn ngữ nào, về lịch sử và tầm quan trọng của Đổi mới. Cuốn sách xem xét kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng trong nước đã thúc đẩy đòi hỏi xã hội muốn có những cải tổ sâu rộng trong thập niên sau kết thúc Chiến tranh Đông dương lần hai.

Sách kể lại quá trình tiến hành cải tổ theo kiểu "tiến một bước, lùi hai bước". Sách cũng mô tả các lý do cắt bỏ đột ngột nghị trình cải cách, đặc biệt về văn hóa và chính trị.

Tóm lại, Bên Thắng Cuộc cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về Đổi mới - giúp khám phá và giải thích những thành công và thất bại của nó.

Bên Thắng Cuộc xác định nguồn gốc Đổi mới là trong khủng hoảng tự tạo ra khiến Việt Nam khó khăn trong giai đoạn hậu chiến 1975-1986. Khủng hoảng này gồm bảy thành tố chủ chốt, được Huy Đức viết trong bảy chương :

- Giam cầm không qua xử án hàng trăm ngàn người miền Nam trong các trại cải tạo khắc nghiệt sau chiến tranh

- Đảng-Nhà nước đàn áp thành phần tư sản miền Nam, đóng cửa, hoặc quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ, tịch thu của cải

- Trừng phạt dân số gốc Hoa. Ban đầu chính sách này chỉ là một phần của cuộc tấn công tư sản miền Nam, nhưng sau nó phát động lên thành một phần chiến dịch riêng loại bỏ "gián điệp" ở Việt Nam trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc

- Quân đội Việt Nam tiến vào và chiếm đóng Campuchia từ 1978

- Hàng trăm ngàn người chạy trốn qua đường biển, trên bộ vào cuối 1970, đầu 1980, hy vọng thoát khỏi sự cai trị của người cộng sản và định cư ở nước ngoài

- Nỗ lực chính thức của chính phủ nhằm chuyển hóa miền Nam thông qua xóa bỏ văn hóa "suy đồi". Các biện pháp gồm đốt sách, cấm "tác giả phản động", kiểm soát việc mặc gì, thời trang, kiểu tóc, kiểm duyệt khắt khe về nghệ thuật, ưu tiên cho con em người lao động và cách mạng, phân biệt các gia đình từng làm cho chính thể cũ

- Miền Bắc chiến thắng áp đặt hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa kém cỏi lên miền Nam bị đánh bại

bbc2

Tác giả Huy Đức phát biểu tại buổi thảo luận về sách của ông hôm 24/3

Thẳng thắn

Một trong những điều phi thường về Bên Thắng Cuộc là sự thẳng thắn đáng ngạc nhiên trong các phần này của sách, nhất là khi ta biết sách là của một nhà báo sống trong nước. Huy Đức mô tả các viên chức cộng sản nói dối thản nhiên và liên tục về thời hạn cải tạo. Ông mô tả các thành viên gia đình được khuyến khích khai báo về người thân. Ông liệt kê điều kiện khổ sở trong các trại, và sự đối xử tệ bạc với gia đình người bị giữ. Ông mô tả làn sóng chống tư sản, chống người Hoa là chiến dịch tham lam của ăn cướp, bóp nặn, cưỡng ép ra đi.

Phần viết về cuộc xâm phạm Campuchia nhấn mạnh sự trớ trêu trong quan hệ lịch sử gần gũi giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Pol Pot. Mô tả về làn sóng ra đi sau 1975 bộc lộ vai trò của giới an ninh địa phương thoái hóa khi họ tạo điều kiện và kiếm lời từ đợt chạy trốn. Ông cũng không ngần ngại mô tả việc "Bắc hóa" tai hại trong kinh tế miền Nam, là một chiến dịch xuất phát từ kiêu ngạo, ngu dốt và bám vào ý thức hệ.

Huy Đức trách Lê Duẩn về việc "Bắc hóa" nhưng ông cũng ngụ ý về vai trò Hồ Chí Minh khi đặt cạnh nhau phần nói về chính sách (chương 8) với đoạn về "Con đường của Bác".

Trong "Con đường của Bác", Huy Đức mô tả Hồ Chí Minh ủng hộ tập thể hóa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1950 - trong đó có cuộc Cải cách Ruộng đất 1953-56 tai tiếng, tấn công tư sản miền Bắc là tiền đề cho tấn công tư sản miền Nam sau 1975.

Ở đây, Huy Đức vượt khỏi cách giải thích ngày càng phổ biến về chính trị cộng sản Việt Nam giai đoạn 1950, 60 xem Lê Duẩn quá khích khác Hồ Chí Minh trung dung (một cách nghĩ được phim tài liệu mới đây của Ken Burns áp dụng).

Huy Đức không phải là cây bút đầu tiên trong nước nhắc đến những phần tiêu cực này trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhưng đáng kinh ngạc là cách ông từ bỏ bút pháp quen thuộc của giới cầm bút trong nước (dùng uyển ngữ, nói tránh nói giảm).

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ghi chép của Huy Đức về khủng hoảng hậu chiến thật quan trọng không chỉ vì sự bộc trực, không úp mở mà còn vì cách nó giúp giải thích sự xuất hiện của chính sách Đổi mới giữa thập niên 1980.

bbc3

Bên Thắng Cuộc cung cấp chi tiết tiểu sử các lãnh đạo Việt Nam

Giống như phần mô tả về khủng hoảng dẫn tới Đổi mới, phần viết về quá trình cải cách của Huy Đức cũng bao gồm nhiều yếu tố phức tạp.

- Tường thuật các thử nghiệm về làm ăn tư nhân không được trên cho phép - thường gọi là phá rào - ở nhiều địa phương cuối 1970, tạo ra tăng trưởng và năng động trái ngược với trì trệ và thiếu hiệu quả của kinh tế xã hội chủ nghĩa

- Mô tả các lãnh đạo đảng bắt đầu ủng hộ các thử nghiệm tại Đại hội đảng lần 6

- Tường thuật Việt Nam rút quân khỏi Campuchia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn giúp Việt Nam mở rộng và củng cố cải tổ kinh tế

- Mô tả nỗ lực thành công phần nào trong cuối thập niên 1980 mở rộng tinh thần cải cách kinh tế sang lĩnh vực trí thức và văn hóa, thông qua giải phóng cho truyền thông và giảm kiểm duyệt nghệ thuật

- Mô tả thất bại của cố gắng mở rộng tinh thần cải tổ sang chính trị thông qua cổ vũ các hình thức đa nguyên và dân chủ đa đảng

Khủng hoảng 1975-1986 cung cấp bối cảnh rộng lớn cho Đổi mới được mô tả trong sách, ngoài ra, Huy Đức cũng chỉ rõ những yếu tố khác tác động việc áp dụng nghị trình cải cách. Một trong đó là môi trường toàn cầu mới có lợi bất ngờ cho cải cách ở Việt Nam. Môi trường này bao gồm giới lãnh đạo đổi mới ở Trung Quốc và Liên Xô, Bức tường Berlin sụp đổ, các đồng minh xã hội chủ nghĩa ngừng viện trợ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ sẵn sàng giúp đỡ, và môi trường ngoại giao thay đổi trong Asean, EU và Mỹ.

Truyền thống đổi mới

Một yếu tố nữa là lịch sử lâu dài từ trước của cải cách kinh tế, hoạt động kinh doanh trong dân, đã đem lại truyền thống để từ đó Đổi mới phát triển.

Huy Đức mô tả các thử nghiệm quan trọng của Kim Ngọc với chủ trương "khoán hộ" ở Vĩnh Phú thập niên 1960, việc phá rào ở Long An của Bùi Văn Giao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính những năm 1970. Ở chương 16, ông kể thêm về sự nghiệp các doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi giai đoạn thực dân, sự bền gan của thương nhân tơ lụa Trịnh Văn Bô trong Chiến tranh Đông dương lần một và những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Những ví dụ này báo trước sự lớn dậy tự phát của doanh nghiệp nhỏ thành công ở miền Nam trước thời Đổi mới, như vá ép áo mưa rách, bơm mực ruột bút bi, tái chế dép nhựa cũ, nấu xà bông. Số liệu ở đây cân đối thú vị với phần về bối cảnh toàn cầu để chứng tỏ năng lượng đổi mới cũng được dựng xây từ nền tảng trong nước trước đó. Nó cũng gợi ý rằng phát triển kinh tế thị trường giai đoạn 1980 có cả việc học lại tư duy đã lãng quên chứ không phải là phát triển những thói quen này từ điểm số không.

Theo Huy Đức, một yếu tố nữa định hình và khuyến khích cải tổ là việc giới trí thức Việt Nam tiếp xúc với các phiên bản quá khích của xã hội cộng sản Châu Á từ giữa tới cuối 1970.

Ví dụ, ông cho rằng sau khi Nguyên Ngọc quan sát Campuchia thời hậu Khmer Đỏ bị tàn phá, ông đã đặt câu hỏi căn bản về tính chất của các hệ thống cộng sản : "Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới có cách mạng văn hóa và những cánh đồng chết ?".

Hay cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản của nhà báo đổi mới Kim Hạnh là do sau khi dự "Liên hoan Thanh niên, Sinh viên" tại Bình Nhưỡng trở về năm 1989, bà thấy Bắc Hàn "như một thứ trại tập trung có quy mô toàn quốc".

Huy Đức cũng viết những người miền Bắc chứng kiến sự phồn thịnh vật chất của các đô thị miền Nam sau 1975 đã đặt câu hỏi về tuyên truyền nhà nước xoay quanh đời sống miền Nam. Sự say mê của người Bắc về tủ lạnh, xe máy khiến họ quan tâm đến cách làm của kinh tế tư bản miền Nam. Sự tiếp xúc với miền Nam đã "đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc".

bbc4

Khán giả đặt câu hỏi về cuốn sách Bên Thắng Cuộc

Mới lạ

Với tôi, một phần bất ngờ khi đọc Huy Đức kể về sự trổi dậy của cải cách là vai trò của sinh viên đại học. Trong chương về Đa nguyên, ông kể lại lịch sử hoạt động sinh viên mà ít người biết trong thập niên 1980, khá giống với phong trào sinh viên chống độc đoán lúc đó ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuối cùng, cách Huy Đức giải thích về sự xuất hiện của Đổi mới tỏ ra chú ý khác lạ về các vai trò phức tạp của nhóm chóp bu trong Đảng. Điều này trái ngược với hầu hết ghi chép về Đổi mới ở phương Tây. Do thiếu dữ liệu về nguồn gốc gia đình, lịch sử nghề nghiệp, tính cách, xu hướng chính trị, triết lý, kết nối xã hội của các thành viên Bộ chính trị, các nghiên cứu cũ thường đặt các lãnh đạo cộng sản vào các nhóm thô sơ mang tính chất cố định, nhị nguyên.

Họ mô tả quan hệ chính trị ở Việt Nam cộng sản là cuộc đấu tranh nhị nguyên giữa các đại biểu của phe "bắc và nam", "quốc gia, quốc tế", "thân Trung, thân Liên Xô", "ủng hộ cải cách, chống cải cách". Sự trái ngược của Bên Thắng Cuộc thật kinh ngạc.

Cuốn sách mô tả thật chi tiết về tính cách, tiểu sử nhiều lãnh đạo cộng sản như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng.

Một chương 15 hấp dẫn chỉ nói về các cuộc đấu tranh liên quan đời tư, sự nghiệp và chính trị của Võ Nguyên Giáp.

Chương 14 thì so sánh hệ thống về sự nghiệp, gia đình, phong thái của Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Chương 18 lại tìm hiểu quan hệ và cạnh tranh giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Dữ liệu tiểu sử tập thể này cung cấp một phần quan trọng giúp ta hiểu về tiến trình cải tổ vì tính cách và quan hệ đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị khép kín.

Anh hùng rõ rệt trong Bên Thắng Cuộc là nhà cải cách Võ Văn Kiệt, nhưng người ủng hộ bất ngờ Đổi mới lại là Trường Chinh. Ông thay đổi suy nghĩ từ một nhà bảo thủ Marxist-Leninist thành người ủng hộ đổi mới vững chắc là chủ đề chương 10.

Dù đã 80, nhân vật linh động này thành thật nghiên cứu các vấn đề miền Nam và rồi ủng hộ, đề xuất giải pháp đổi mới. Nghiên cứu trước đây xem cải tổ bắt đầu khi Trường Chinh qua đời và Nguyễn Văn Linh lên làm lãnh đạo đảng năm 1986, nhưng Huy Đức ghi nhận đóng góp quyết định của Trường Chinh cho cải tổ.

Mặt khác, một số học giả phương Tây từng xem Nguyễn Văn Linh là thủ lĩnh đổi mới, nhưng ông này, trong sách Huy Đức, là nhân vật dao động và rốt cuộc thành người bảo thủ, đã bỏ lỡ cơ hội thúc đổi mới tiến lên sau tiến bộ ban đầu. Xu hướng hiện nay của Việt Nam - kinh tế thị trường gắn với hệ thống độc đảng không nhân nhượng, lạc hậu - đã củng cố từ thời Nguyễn Văn Linh.

Hạn chế của Đổi mới

Hạn chế của đổi mới được xem xét trong các chương 12, 13 đánh giá số phận phức tạp của cải cách về tự do trí thức và thúc đẩy dân chủ. Sau khi mô tả sự cởi trói báo chí ngắn ngủi của Nguyễn Văn Linh cuối 1980, chương 12 kể nhiều về sự đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm thập niên 1950.

Sự bịt miệng phong trào này dường như tương tự câu chuyện Huy Đức kể về việc Nguyên Ngọc mất chức lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ cuối thập niên 1980.

bbc5

Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989 làm Việt Nam bị sốc

Chương 13 bắt đầu với câu chuyện tích cực về giới thiệu bầu cử dân chủ trong trường đại học, nhưng giọng văn tối dần khi Đảng đối diện sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, và sau đó là sự biến mất đột ngột của chính thể cộng sản Đông Âu. Sau khi ghi lại phản ứng lúng túng, lạc lõng của ban lãnh đạo trước tiến trình dân chủ hóa ở Đông Âu, chương này mô tả thăng trầm của những người cổ vũ dân chủ như chính khách Trần Xuân Bách, nhà báo Bùi Tín, và tướng quân đội Trần Độ.

Trong các chương sau đó, những người cải cách rơi vào thế thủ, dính vào bê bối, mâu thuẫn nội bộ, không thể thúc đẩy nghị trình bên ngoài kinh tế. Đánh giá thấp của Huy Đức dành cho những lãnh đạo sau này như Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng mang lại không khí bi quan trong các chương cuối. Sau hứa hẹn của cuối thập niên 1980, cải cách tại Việt Nam đã kẹt trong sa lầy của chính trị độc đoán trong nhà nước độc đảng.

Kiến thức từ bên trong ít người sánh bằng của Huy Đức về chính trị cấp cao cho phép ông mô tả các cuộc phiêu lưu cải tổ thời hậu chiến. Cuốn sách nổi trội nhờ chi tiết và sự sâu sắc hơn mọi ghi chép đã có.

Thật đáng tiếc các nhà xuất bản ngoại quốc lại thấy sách quá dài, quá chi tiết nên không muốn cho dịch. Nhưng tôi tin rằng một khi được ra mắt bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, Bên Thắng Cuộc sẽ thay đổi căn bản cách những nhà quan sát Việt Nam ở Tây phương suy nghĩ về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Peter Zinoman

Giáo sư Đại học California, Berkeley

Nguồn : BBC, 28/03/2018

Đây là bài phát biểu trong buổi thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc hôm 24/03/2018, tại Hội thảo hàng năm của Hội nghiên cứu châu Á (Association for Asian Studies) ở Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về châu Á ở Bắc Mỹ, với hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.

Additional Info

  • Author Huy Đức, Olga Dror, Peter Zinoman
Published in Diễn đàn

Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4, ngày chấm dt chiến tranh Vit Nam, nhà đương quyn Vit Nam t nhn là "Bên thng cuc" thường t chc ăn mng như mt ngày "Đi thng Mùa Xuân". Trong khi nhng t chc chính tr, xã hi và người Vit quc gia hay là người Vit Nam không cng sản hi ngoài thì thường t chc tưởng nim như mt "Ngày Quc Hn".

ben1

Một bui tưởng nim 30 tháng Tư ti Little Saigon, California.

Bài viết này nhm xác đnh rõ thc cht cũng như thc tế v ngày 30/4/1975 : Ai thng ai ?

Theo ý nghĩa từ ng thông thường, trong mt cuc chiến tranh "Bên thắng cuc" là bên đã đánh bại hoàn toàn đi phương, sau khi đi phương đu hàng hay b tiêu dit, đưa cuc chiến tranh đến kết thúc. Chng hn Thế Chiến II (1939-1945) đã kết thúc sau khi Phe Trc thua cuc (Đức-Ý-Nht) phải đu hàng phe thng cuc Đng Minh (Mỹ-Anh-Pháp-Nga-Trung). Vậy thì ngày 30/4/1975 kết thúc chiến tranh Vit Nam, ai thng ai ?

Như chúng tôi đã trình bày trong nhiu bài viết và c mt cun sách viết v chiến tranh Vit Nam, rằng đó là cuc chiến tranh gia hai phe, bn bên. Hai phe đó là (1) phe xã hội ch nghĩa và (2) phe tư bn ch nghĩa (Chiến tranh ý thc h toàn cu) ; với bn bên (1) Liên Xô và Trung quc, (2) bên Hoa Kỳ và đng minh (Ngoại chiến), (3) bên Việt cng và (4) bên Vit quc (nội chiến quc-cng). Cả hai cuc chiến này cùng din ra trên chiến trường Việt Nam, trùng lắp không gian và thi gian, nên thường gi chung là cu"Chiến tranh Vit Nam". Cuộc chiến này đã chm dt vào ngày 30/4/1975, sau khi bên cng sn Bc Vit đánh bi hoàn toàn bên quc gia Nam Vit, thôn tính được Min Nam, thng nht đất nước dưới chế đ xã hi ch nghĩa.

Như vy theo ý nghĩa t ng thông thường, phe xã hi ch nghĩa đã thng phe tư bn ch nghĩa trong cuc chiến tranh cc b ti Vit nam, vì đã giành thêm lãnh đa toàn cõi Vit Nam cho phe xã hội chủ nghĩa đ thc hin tham vng cộng sn hóa toàn cu. Hay nói cách khác mt cách c th là các bên ngoi chiến Liên Xô và Trung quc đã thng bên Hoa Kỳ và đng minh trong cuc chiến tranh cc b Vit Nam. Đng thi, bên ni chiến Vit cng cũng đã thng bên ni chiến Vit quc trong "cuộc chiến tranh quc-cng" tại Vit Nam (một giai đon ca cuc "Ni chiến ý thc h Quc-Cng", hai giai đon kia là "Tin chiến tranh Quc-Cng" (1930-1954) và "hu chiến tranh Quc-Cng" t 1975 đến nay vn chưa kết thúc).

Thế nhưng theo nhn đnh ca chúng tôi, đó ch là "chiến thng biểu kiến"(coi vậy ch không phi vy). Vì chiến tranh Vit Nam kéo dài 21 năm (1954-1975) nhưng đã kết thúc nhanh gn, b đng và bt ng cho c hai bên ni chiến Quc-Cng (nhưng không bt ng vi các bên ngoi chiến) ; cùng với din biến các s kin vào nhng ngày tháng cui cùng trước và sau khi kết thúc cuc chiến mt cách không bình thường, ta h như mt kch bn tin đnh… Vì nếu vic kết thúc chiến tranh Vit Nam qu là m"thắng li tht" của phe xã hội chủ nghĩa trong đó có "bên thắng cuc" Việt cng, thì tình hình Việt Nam và thế gii phi biến chuyn theo chiu hướng khác vi thc tế k t sau khi chiến tranh Vit Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975. Tỷ như phe xã hội chủ nghĩa phi khai thác trit đ "Chiến thng ca cách mng Vit Nam" đ đy mnh các cuc "chiến tranh cách mng, chiến ntranh gii phóng" để cng sn hóa các nước trong vùng và các vùng nghèo đói khác trên thế gii. Thế nhưng thc tế hoàn toàn trái ngược, chng cn nói ra thì ai cũng đã biết (1).

Vì vậy, chúng tôi cho rng s kết thúc chiến tranh Vit Nam vào ngày 30/4/1975 như thế không phi là thng li thc s và chung cuc ca phe này(phe xã hội ch nghĩa và Vit cng) với phe kia (phe tư bn ch nghĩa và Vit quc) mà chỉ là vì nhu cu thay đổi thế "chiến lược toàn cu mi" (The New Globle Trategy) của các cường quc cc nói chung, Hoa Kỳ nói riêng, sau khi các mc tiêu và li ích chiến lược trong vùng các bên ngoi chiến đã thành đt thông qua cuc chiến Vit Nam. Do đó, Hoa Kỳ đã ch đng đưa cuc chiến tranh Vit Nam đến kết thúc, đ khi đng cho mt tiến trình đư"các bên thắng cuc" (phe xã hội chủ nghĩa và Việt cng ) đế"thua cuộc hoàn toàn" để đi vào "Chiến lược toàn cu mi" (2).

Thực tế qu đã din biến đúng như vy. Vì ch 15 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Liên Xô "Tổ quc Xã Hi Ch Nghĩa" và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trên thế gii đã sp đ tan tành (1990-1991). Tt c đã chuyn đi qua "chế đ dân ch vi nn kinh tế th trường t do" (vốn là ni dung ch yếu ca thế chiến lược toàn cầu mi). Như vy là phe xã hội chủ nghĩa đã "thua cuộc hoàn toàn" trong cuộc chiến tranh ý thc h toàn cu hình thành sau Thế Chiến II,din ra dưới hai hình thái "Chiến Tranh Lnh " (The Cold War) giữa các nước giu và "Chiến tranh Nóng" (The Hot War) nơi mt sc nghèo, trong đó có Việt Nam.. Nghĩa là cuc chiến tranh ý thc h toàn cu coi như chm dt sau 16 năm chm dt chiến tranh Vit Nam (1975-1991), là thua cuộc hoàn toàn và vĩnh vin.

Bên thắng cuc Vit cng, nằm trong phe xã hội chủ nghĩa, trong cuc chiến tranh Vit Nam hôm qua, tt nhiên cũng không tránh khi s phn là "bên thua cuộc hoàn toàn" trong cuộ"nội chiến ý thc h Quc-Cng" tại Vit Nam, khi quá trình tiêu vong đã, đang din ra và sp đi đến kết thúc. Nghĩa là chế đ đc tài đng tr hay toàn tr cng sn dưới bng hiu "Cộng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit nam" (ngụy danh, ngy nghĩa) cũng đã và đang trên quá trình tiêu vong để hình thành mt chế đ dân ch pháp tr, đa đng v"nền kinh tế th trường theo đnh hướng tư bn ch nghĩa" ; dù thực tế đng và nhà cm quyn cộng sản Việt Nam (đỏ v xanh lòng) hiện nay vn c ngy bin đ kéo dài tui th, rng Vit Nam đang đi theo con đường "kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa" ; nhưng không th cưỡng li chiu hướng mi không th đo ngược ca "chiến lược toàn cu mi" của các cường quc cc (dân chủ hóa v chính tr, th trường t do hóa v kinh tế…), cũng như chiu hướng phát trin tt yếu ca thc tin và lch s Vit Nam.(tất yếu Vit Nam phi đi đến dân ch vi nn kinh tế th trường t do phát trin…).

Tựu chung, căn c vào din biến các s kin không bình thường trước và sau khi chiến tranh Vit Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975, chúng tôi cho rng Liên Xô, Trung quc và phe xã hội ch nghĩa trong đó có "bên thắng cuc" Việt cng, ch đt đượ"Chiến thng biu kiến" (giả to),có tính giai đoạn ; do nhu cu thay đi thế chiến lược toàn cu mi ca các cường quc cc, mà Hoa Kỳ đã ch đng thc hin kch bn đưa cuc chiến tranh Vit nam đi đến kết thúc. Chính xác hơn có th nói : Chiến tranh Vit Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 như thế, đã ch là thng li ca các bên ngoi chiến trong hai phe xã hi ch nghĩa (đứng đu là Liên Xô…) và tư bn ch nghĩa (đứng đu là Hoa Kỳ…)vì các lợi ich chiến lược quân s và kinh tế h đã thành đt thông qua cuc chiếnChính các bên nội chiến (Việt cng và Vit quc) trong hai phe mới là các bên thua cuc hoàn toàn. Vì đã tri tình (Việt cng) hay ngay tình (Việt quc) làm công cụ chiến lược mt thời cho các bên ngoại chiến trong cuc chiến tranh Vit Nam, sát hi ln nhau và tàn phá tan hoang đt nước, dn đến tt hâu sau chiên tranh.

Vậy xin hi bên Vit cng t nhn là "Bên thng cuc" hàng năm có nên tiếp tc ăn mng ngày 30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến tranh "cốt nhc tương tàn" như mt chiến thng na hay thôi ?- Đồng thi, khi chúng tôi viết bài này, thì hi ngh Thượng Đnh Liên Triu va din ra và kết thúc tt đp (27/4/2018). Qua các tường thut và hình nh được truyn đi khp thế gii đã gây xúc động lòng người. Cá nhân người viết không khi rưng rưng nước mt khi liên tưởng đến tình cnh Quê Hương Đt Nước mình. Qua Thông cáo chung ca Thượng đnh Liên Triu đã th hin tình t dân tc cao đ, khi s cho mt tiến trình hòa gii hòa hp dân tộc đy trin vng tt đp cho nhân dân và đt nước Triu Tiên.

Nhân dân Việt Nam t hi : Không biết nhng người lãnh đo đng và nhà đương quyn Vit Nam có suy nghĩ, so sánh gì vi Triu Tiên, một nước có s phn không may như Vit Nam cùng rơi vào thế gng kìm ca cuc chiến tranh ý thc h toàn cu, hình thành sau Thế Chiến II. Thế nhưng đng Lao Đng Triu Tiên (tên gọi khác ca đng cng sn bn x) đã khôn ngoan hơn Đảng cộng sản Việt Nam, là sau cuc chiến tranh 3 năm (1950-1953) xâm chiếm min Nam b liên quân Nam Hàn và Hoa Kỳ dưới ngn c Liên Hip quc đánh bi, đã ngưng chiến, to thế lc quân s (chế to ht nhân, ha tin đn đo…) đ 65 năm sau cuc chiến (1953-2018) đã to được thế lc mnh, ch đng đi bước trước thc hin hòa gii dân tc qua hi nghị thượng đnh vi chế đ cng hòa Nam Hàn ; và ch đng thương lượng tay đôi vi đi cường quc Hoa Kỳ qua hi ngh thượng đnh gia Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh t Bc Triu tiên Kim Jong-un d trù din ra vào cui tháng 5 hay đu tháng 6 ti đây. Trong khi, Đảng cộng sản Việt Nam(trong chiến tranh ly tên là đng Lao đng Vit Nam) thì hiếu chiến và thiếu khôn ngoan hơn, trong quá kh đã dùng bo lc chiến tranh đ thng nht đt nước, vi cái giá núi xương sông máu dân Vit, làm tan hoang đt nước, đ lại hậu qu nghiêm trng, toàn din và di hi lâu dài cho dân tc.

Vậy người dân xin hi nhng người lãnh đo đng cộng sản và nhà nước "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam" (ngụy danh, ngy nghĩa) hôm nay có dám noi gương các lãnh đo đng Lao Đng Triu Tiên và nhà cầm quyn chế đ Cng hòa Dân ch Nhân dân Triu Tiên, chủ đng và thc tâm khi đng tiến trình hòa gii và hòa hp dân tc theo đúng ý nghĩa chân chính ca cm t này, chứ không phi ch là th đon chính tr và chiêu bài la m như bao lu nay ?

Câu trả li xin dành cho Tổng bí thư Nguyn Phú Trng và các đng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã nm đc quyn quyn thng tr toàn cõi đt nước 43 năm sau cuc chiến. (1975-2018) và công cuộc xây dng ch nghĩa xã hi ti Vit Nam coi như đã tht bi hoàn toàn và vĩnh viễn, như ông Tng Trng đã thú nhn bng s hoài nghi rng : không biết đến cui thế k này đã có được xã hi "xã hi ch nghĩa" hay không.

Houston, ngày 28 tháng 4 năm 2018.

Thiện Ý

Nguồn : VOA, 30/04/2018

Ghi chú : (1), (2) :

Trong tài liệu viết cho "Mt Trn Nhân Quyn Vit Nam"năm 1976, người viết đã đưa ra nhn đnh, rng "Cuộc chiến tranh Vit Nam kết thúc như thế, chng phi là thng li ca phe này đi vi phe kia, mà ch là v s thay đi thế chiến lược quc tế ca các cường quc cc mà thôi…" ; để sau đó đưa ra li kêu gi những người cộng sản Việt Nam, rng "chúng tôi khẩn thiết kêu gi nhng người đang mit mài xây mt "Thiên đường cng sn" trên đt nước này cn xét li. Bi vì biên gii quc gia muôn đi vn là cái gii hn mà các dân tc sng chung phi bo v trên hết và trước hết…" ; và rằng "Chỉ có đng trên lp trường dân tc, dưới ánh sáng ch nghĩa yêu nước,chúng ta mi có th tìm ra được con đường đúng nht, có li nht cho dân tc Vit Nam, phù hp vi ý nguyn ca tuyt đi đa s nhân dân Vit Nam, ch không phi là tham vng của nhng k cm quyn…".

Tài liệu quay roneo dày khong 30 trang này người viết đã nh mt người (Bs. N.T.T hin sng ti Canada) là bn thiếu thi và cũng là đng hương Qung Tr vi Ks. Lê Hãn, Trưởng nam ca c Tổng bí thư Lê Dun, chuyn tài liu này đến thân phụ Ông. Chúng tôi không rõ tài liu này có đến tay ông Lê Dun hay không.

Tất c nhng nhn đnh và li kêu gi trên, chúng tôi có in li trong cun "Vit Nam Trong Thế Chiến Lược Quc Tế Mi" ca Thin Ý, n hành tháng 4-1995, tái bn năm 2005-

Xin vào đọc thêm chi tiết ti : luatkhoavietnam.com, Mc "Din Đàn", Tiu mc "Tác gi-Tác phm" đ đc tác phm- Xin vào Tiu mc "Hi lun-Phng vn" đ nghe Đài VOA phng vn tác gi v tác phm này (Tháng 5/1995), có nhc li li kêu gi trên.

Published in Diễn đàn

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation, trong tiếng Anh).

doimoi0

Nhà nghiên cứu Peter Zinoman

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng.

Khi các sinh viên hỏi tôi tư liệu về Đổi Mới, tôi thường giới thiệu tác phẩm của Adam Fforde về kinh tế, Carlyle Thayer chính trị, Tường Vũ ý thức hệ, Ben Kerkvliet nông nghiệp, Hy Văn Lương văn hóa làng xã, Pam McElwee chính trị môi trường, Nguyễn Võ Thu Hương quan hệ giới, John Schafer văn học…

Nhưng thật khó tìm ra một bài báo, sách, hay một học giả nào cung cấp tổng quan về Đổi Mới - bao gồm lịch sử về nguồn gốc của nó, diễn trình thay đổi theo thời gian, và ảnh hưởng khác nhau lên các lĩnh vực đời sống người Việt.

doimoi1

Giáo sư Peter Zinoman phát biểu của trong buổi thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc hôm 24/3, tại Hội thảo hàng năm của Hội nghiên cứu Châu Á (Association for Asian Studies) ở Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về Châu Á ở Bắc Mỹ, với hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.

Cái nhìn toàn cảnh

Một trong những thành tựu của sách Bên Thắng Cuộc (tác giả Huy Đức) là đem lại ghi chép tốt nhất, ở bất kỳ ngôn ngữ nào, về lịch sử và tầm quan trọng của Đổi Mới. Cuốn sách xem xét kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng trong nước đã thúc đẩy đòi hỏi xã hội muốn có những cải tổ sâu rộng trong thập niên sau kết thúc Chiến tranh Đông dương lần hai.

Sách kể lại quá trình tiến hành cải tổ theo kiểu "tiến một bước, lùi hai bước". Sách cũng mô tả các lý do cắt bỏ đột ngột nghị trình cải cách, đặc biệt về văn hóa và chính trị.

Tóm lại, Bên Thắng Cuộc cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về Đổi mới - giúp khám phá và giải thích những thành công và thất bại của nó.

doimoi2

Tác giả Huy Đức phát biểu tại buổi thảo luận về sách của ông hôm 24/3

Bên Thắng Cuộc xác định nguồn gốc Đổi mới là trong khủng hoảng tự tạo ra khiến Việt Nam khó khăn trong giai đoạn hậu chiến 1975-1986. Khủng hoảng này gồm bảy thành tố chủ chốt, được Huy Đức viết trong bảy chương:

1. Giam cầm không qua xử án hàng trăm ngàn người miền Nam trong các trại cải tạo khắc nghiệt sau chiến tranh

2. Đảng-Nhà nước đàn áp thành phần tư sản miền Nam, đóng cửa, hoặc quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ, tịch thu của cải

3. Trừng phạt dân số gốc Hoa. Ban đầu chính sách này chỉ là một phần của cuộc tấn công tư sản miền Nam, nhưng sau nó phát động lên thành một phần chiến dịch riêng loại bỏ "gián điệp" ở Việt Nam trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc

4. Quân đội Việt Nam tiến vào và chiếm đóng Campuchia từ 1978

5. Hàng trăm ngàn người chạy trốn qua đường biển, trên bộ vào cuối 1970, đầu 1980, hy vọng thoát khỏi sự cai trị của người cộng sản và định cư ở nước ngoài

6. Nỗ lực chính thức của chính phủ nhằm chuyển hóa miền Nam thông qua xóa bỏ văn hóa "suy đồi". Các biện pháp gồm đốt sách, cấm "tác giả phản động", kiểm soát việc mặc gì, thời trang, kiểu tóc, kiểm duyệt khắt khe về nghệ thuật, ưu tiên cho con em người lao động và cách mạng, phân biệt các gia đình từng làm cho chính thể cũ

7. Miền Bắc chiến thắng áp đặt hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa kém cỏi lên miền Nam bị đánh bại.

Thẳng thắn

Một trong những điều phi thường về Bên Thắng Cuộc là sự thẳng thắn đáng ngạc nhiên trong các phần này của sách, nhất là khi ta biết sách là của một nhà báo sống trong nước. Huy Đức mô tả các viên chức cộng sản nói dối thản nhiên và liên tục về thời hạn cải tạo. Ông mô tả các thành viên gia đình được khuyến khích khai báo về người thân. Ông liệt kê điều kiện khổ sở trong các trại, và sự đối xử tệ bạc với gia đình người bị giữ. Ông mô tả làn sóng chống tư sản, chống người Hoa là chiến dịch tham lam của ăn cướp, bóp nặn, cưỡng ép ra đi.

Phần viết về cuộc xâm phạm Campuchia nhấn mạnh sự trớ trêu trong quan hệ lịch sử gần gũi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pol Pot. Mô tả về làn sóng ra đi sau 1975 bộc lộ vai trò của giới an ninh địa phương thoái hóa khi họ tạo điều kiện và kiếm lời từ đợt chạy trốn. Ông cũng không ngần ngại mô tả việc "Bắc hóa" tai hại trong kinh tế miền Nam, là một chiến dịch xuất phát từ kiêu ngạo, ngu dốt và bám vào ý thức hệ.

Huy Đức trách Lê Duẩn về việc "Bắc hóa" nhưng ông cũng ngụ ý về vai trò Hồ Chí Minh khi đặt cạnh nhau phần nói về chính sách (chương 8) với đoạn về "Con đường của Bác".

Trong "Con đường của Bác", Huy Đức mô tả Hồ Chí Minh ủng hộ tập thể hóa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1950 - trong đó có cuộc Cải cách Ruộng đất 1953-56 tai tiếng, tấn công tư sản miền Bắc là tiền đề cho tấn công tư sản miền Nam sau 1975.

Ở đây, Huy Đức vượt khỏi cách giải thích ngày càng phổ biến về chính trị cộng sản Việt Nam giai đoạn 1950, 60 xem Lê Duẩn quá khích khác Hồ Chí Minh trung dung (một cách nghĩ được phim tài liệu mới đây của Ken Burns áp dụng).

Huy Đức không phải là cây bút đầu tiên trong nước nhắc đến những phần tiêu cực này trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhưng đáng kinh ngạc là cách ông từ bỏ bút pháp quen thuộc của giới cầm bút trong nước (dùng uyển ngữ, nói tránh nói giảm).

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ghi chép của Huy Đức về khủng hoảng hậu chiến thật quan trọng không chỉ vì sự bộc trực, không úp mở mà còn vì cách nó giúp giải thích sự xuất hiện của chính sách Đổi mới giữa thập niên 1980.

Giống như phần mô tả về khủng hoảng dẫn tới Đổi mới, phần viết về quá trình cải cách của Huy Đức cũng bao gồm nhiều yếu tố phức tạp.

1. Tường thuật các thử nghiệm về làm ăn tư nhân không được trên cho phép - thường gọi là phá rào - ở nhiều địa phương cuối 1970, tạo ra tăng trưởng và năng động trái ngược với trì trệ và thiếu hiệu quả của kinh tế xã hội chủ nghĩa

2. Mô tả các lãnh đạo đảng bắt đầu ủng hộ các thử nghiệm tại Đại hội Đảng lần 6

3. Tường thuật Việt Nam rút quân khỏi Campuchia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn giúp Việt Nam mở rộng và củng cố cải tổ kinh tế

4. Mô tả nỗ lực thành công phần nào trong cuối thập niên 1980 mở rộng tinh thần cải cách kinh tế sang lĩnh vực trí thức và văn hóa, thông qua giải phóng cho truyền thông và giảm kiểm duyệt nghệ thuật

Mô tả thất bại của cố gắng mở rộng tinh thần cải tổ sang chính trị thông qua cổ vũ các hình thức đa nguyên và dân chủ đa đảng

Khủng hoảng 1975-1986 cung cấp bối cảnh rộng lớn cho Đổi mới được mô tả trong sách, ngoài ra, Huy Đức cũng chỉ rõ những yếu tố khác tác động việc áp dụng nghị trình cải cách. Một trong đó là môi trường toàn cầu mới có lợi bất ngờ cho cải cách ở Việt Nam. Môi trường này bao gồm giới lãnh đạo đổi mới ở Trung Quốc và Liên Xô, Bức tường Berlin sụp đổ, các đồng minh xã hội chủ nghĩa ngừng viện trợ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ sẵn sàng giúp đỡ, và môi trường ngoại giao thay đổi trong ASEAN, EU và Mỹ.

Truyền thống đổi mới

Một yếu tố nữa là lịch sử lâu dài từ trước của cải cách kinh tế, hoạt động kinh doanh trong dân, đã đem lại truyền thống để từ đó Đổi mới phát triển.

Huy Đức mô tả các thử nghiệm quan trọng của Kim Ngọc với chủ trương "khoán hộ" ở Vĩnh Phú thập niên 1960, việc phá rào ở Long An của Bùi Văn Giao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính những năm 1970. Ở chương 16, ông kể thêm về sự nghiệp các doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi giai đoạn thực dân, sự bền gan của thương nhân tơ lụa Trịnh Văn Bô trong Chiến tranh Đông dương lần một và những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Những ví dụ này báo trước sự lớn dậy tự phát của doanh nghiệp nhỏ thành công ở miền Nam trước thời Đổi mới, như vá ép áo mưa rách, bơm mực ruột bút bi, tái chế dép nhựa cũ, nấu xà bông. Số liệu ở đây cân đối thú vị với phần về bối cảnh toàn cầu để chứng tỏ năng lượng đổi mới cũng được dựng xây từ nền tảng trong nước trước đó. Nó cũng gợi ý rằng phát triển kinh tế thị trường giai đoạn 1980 có cả việc học lại tư duy đã lãng quên chứ không phải là phát triển những thói quen này từ điểm số không.

Theo Huy Đức, một yếu tố nữa định hình và khuyến khích cải tổ là việc giới trí thức Việt Nam tiếp xúc với các phiên bản quá khích của xã hội cộng sản Châu Á từ giữa tới cuối 1970.

Ví dụ, ông cho rằng sau khi Nguyên Ngọc quan sát Campuchia thời hậu Khmer Đỏ bị tàn phá, ông đã đặt câu hỏi căn bản về tính chất của các hệ thống cộng sản: "Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới có cách mạng văn hóa và những cánh đồng chết?"

Hay cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản của nhà báo đổi mới Kim Hạnh là do sau khi dự "Liên hoan Thanh niên, Sinh viên" tại Bình Nhưỡng trở về năm 1989, bà thấy Bắc Hàn "như một thứ trại tập trung có quy mô toàn quốc".

Huy Đức cũng viết những người miền Bắc chứng kiến sự phồn thịnh vật chất của các đô thị miền Nam sau 1975 đã đặt câu hỏi về tuyên truyền nhà nước xoay quanh đời sống miền Nam. Sự say mê của người Bắc về tủ lạnh, xe máy khiến họ quan tâm đến cách làm của kinh tế tư bản miền Nam. Sự tiếp xúc với miền Nam đã "đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc".

Mới lạ

Với tôi, một phần bất ngờ khi đọc Huy Đức kể về sự trổi dậy của cải cách là vai trò của sinh viên đại học. Trong chương về Đa nguyên, ông kể lại lịch sử hoạt động sinh viên mà ít người biết trong thập niên 1980, khá giống với phong trào sinh viên chống độc đoán lúc đó ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuối cùng, cách Huy Đức giải thích về sự xuất hiện của Đổi mới tỏ ra chú ý khác lạ về các vai trò phức tạp của nhóm chóp bu trong Đảng. Điều này trái ngược với hầu hết ghi chép về Đổi mới ở phương Tây. Do thiếu dữ liệu về nguồn gốc gia đình, lịch sử nghề nghiệp, tính cách, xu hướng chính trị, triết lý, kết nối xã hội của các thành viên Bộ chính trị, các nghiên cứu cũ thường đặt các lãnh đạo cộng sản vào các nhóm thô sơ mang tính chất cố định, nhị nguyên.

Họ mô tả quan hệ chính trị ở Việt Nam cộng sản là cuộc đấu tranh nhị nguyên giữa các đại biểu của phe "bắc và nam", "quốc gia, quốc tế", "thân Trung, thân Liên Xô", "ủng hộ cải cách, chống cải cách". Sự trái ngược của Bên Thắng Cuộc thật kinh ngạc.

Cuốn sách mô tả thật chi tiết về tính cách, tiểu sử nhiều lãnh đạo cộng sản như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng.

Một chương 15 hấp dẫn chỉ nói về các cuộc đấu tranh liên quan đời tư, sự nghiệp và chính trị của Võ Nguyên Giáp.

Chương 14 thì so sánh hệ thống về sự nghiệp, gia đình, phong thái của Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Chương 18 lại tìm hiểu quan hệ và cạnh tranh giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Dữ liệu tiểu sử tập thể này cung cấp một phần quan trọng giúp ta hiểu về tiến trình cải tổ vì tính cách và quan hệ đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị khép kín.

Anh hùng rõ rệt trong Bên Thắng Cuộc là nhà cải cách Võ Văn Kiệt, nhưng người ủng hộ bất ngờ Đổi mới lại là Trường Chinh. Ông thay đổi suy nghĩ từ một nhà bảo thủ Marxist-Leninist thành người ủng hộ đổi mới vững chắc là chủ đề chương 10.

Dù đã 80, nhân vật linh động này thành thật nghiên cứu các vấn đề miền Nam và rồi ủng hộ, đề xuất giải pháp đổi mới. Nghiên cứu trước đây xem cải tổ bắt đầu khi Trường Chinh qua đời và Nguyễn Văn Linh lên làm lãnh đạo đảng năm 1986, nhưng Huy Đức ghi nhận đóng góp quyết định của Trường Chinh cho cải tổ.

Mặt khác, một số học giả phương Tây từng xem Nguyễn Văn Linh là thủ lĩnh đổi mới, nhưng ông này, trong sách Huy Đức, là nhân vật dao động và rốt cuộc thành người bảo thủ, đã bỏ lỡ cơ hội thúc đổi mới tiến lên sau tiến bộ ban đầu. Xu hướng hiện nay của Việt Nam - kinh tế thị trường gắn với hệ thống độc đảng không nhân nhượng, lạc hậu - đã củng cố từ thời Nguyễn Văn Linh.

Hạn chế của Đổi Mới

Hạn chế của đổi mới được xem xét trong các chương 12, 13 đánh giá số phận phức tạp của cải cách về tự do trí thức và thúc đẩy dân chủ. Sau khi mô tả sự cởi trói báo chí ngắn ngủi của Nguyễn Văn Linh cuối 1980, chương 12 kể nhiều về sự đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm thập niên 1950.

Sự bịt miệng phong trào này dường như tương tự câu chuyện Huy Đức kể về việc Nguyên Ngọc mất chức lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ cuối thập niên 1980.

Chương 13 bắt đầu với câu chuyện tích cực về giới thiệu bầu cử dân chủ trong trường đại học, nhưng giọng văn tối dần khi Đảng đối diện sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, và sau đó là sự biến mất đột ngột của chính thể cộng sản Đông Âu. Sau khi ghi lại phản ứng lúng túng, lạc lõng của ban lãnh đạo trước tiến trình dân chủ hóa ở Đông Âu, chương này mô tả thăng trầm của những người cổ vũ dân chủ như chính khách Trần Xuân Bách, nhà báo Bùi Tín, và tướng quân đội Trần Độ.

Trong các chương sau đó, những người cải cách rơi vào thế thủ, dính vào bê bối, mâu thuẫn nội bộ, không thể thúc đẩy nghị trình bên ngoài kinh tế. Đánh giá thấp của Huy Đức dành cho những lãnh đạo sau này như Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng mang lại không khí bi quan trong các chương cuối. Sau hứa hẹn của cuối thập niên 1980, cải cách tại Việt Nam đã kẹt trong sa lầy của chính trị độc đoán trong nhà nước độc đảng.

Kiến thức từ bên trong ít người sánh bằng của Huy Đức về chính trị cấp cao cho phép ông mô tả các cuộc phiêu lưu cải tổ thời hậu chiến. Cuốn sách nổi trội nhờ chi tiết và sự sâu sắc hơn mọi ghi chép đã có.

Thật đáng tiếc các nhà xuất bản ngoại quốc lại thấy sách quá dài, quá chi tiết nên không muốn cho dịch. Nhưng tôi tin rằng một khi được ra mắt bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, Bên Thắng Cuộc sẽ thay đổi căn bản cách những nhà quan sát Việt Nam ở Tây phương suy nghĩ về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Peter Zinoman

(Đại học California, Berkeley)

Nguồn : BBC, 28/03/2018

Published in Diễn đàn