Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 19 mai 2018 22:14

Bức cung tư tưởng ?

dạng và mức độ khác nhau,...

Là Thủ Thiêm với khu nhà tạm cư, nơi mà người dân mất đất dưới mác 'vì sự phát triển' của thành phố phải ở đó 10 năm, mỗi căn phòng 'bé như lỗ mũi hơn chục mét vuông, phủ tôn thiếc giống cái phòng xông hơi khổng lồ' mà nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã phẫn nộ gọi khu đó là giống 'Trại súc vật'.

Cũng theo nhà báo này, mục đích nhốt dân vào đây là 'làm người dân mất luôn ý chí phản kháng bởi sự kiệt quệ về tinh thần, sức khỏe lẫn kinh tế.

Những khu tạm cư kiểu này diễn ra trong bối cảnh, vào năm 2017, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết mục tiêu chính của thành phố tại Hội nghị 'Tổng kết 15 năm thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa' là thành phố có chất lượng sống tốt - văn minh - hiện đại - nghĩa tình.

buccung1

Ảnh minh họa

Rời Thủ Thiêm, chúng ta tìm đến lại Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Cảnh sát, người nổi tiếng từng chỉ đạo phá nhiều chuyên án lớn như : Thảm án tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) ; Thảm sát 6 người ở Bình Dương ; Bắt băng cướp chuyên sử dụng súng,... Và quan trọng hơn, cách ông phá án từng được coi là giáo trình nghiệp vụ sống trong đào tạo công an trẻ.

Báo VTCnews đã đăng tải bài viết mang tính 'giai thoại phá án cực kỳ thông minh' của ông Trung tướng, bao gồm cả đốt rơm nhà nghi phạm ; bỏ nghi phạm vào túi vải và vắt ngang đường ray tàu, hay nhét đá vào túi giả làm lựu đạn.

Và ngay khi những biện pháp nghiệp vụ ngành này được tiết lộ, nhiều người đã phản ứng và coi đó là bức cung về tư tưởng, đi ngược các giá trị nhân quyền, đến mức blogger Nguyễn Tường Thụy phải đặt câu hỏi : ông Phan Văn Vĩnh, tướng công an hay đại ca giang hồ ?

Cũng cách đây không lâu, người viết từng tiếp xúc với một giáo viên dạy cho một lớp công an, cô từng bày tỏ sự thích thú và tò mò về 'biện pháp nghiệp vụ' mà phía lực lượng công an sử dụng để phá án nhanh, nhưng có lẽ, nếu giả như cô biết các biện pháp 'bức cung tư tưởng', khiến một người đang là nghi phạm phải buộc khai báo thì cô sẽ không hân hoan đến mức thế.

Bức cung tư tưởng cũng gặp nhiều ở những nhà đấu tranh nhân quyền, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người vào năm 2017 đã bị bắt cóc rồi bị đánh vô cùng dã man, lột hết quần áo và đồ đạc ông mang theo rồi vứt ở một khu rừng hẻo lánh.

Hiện tượng giám sát bằng cách cho an ninh ngồi trước nhà, giám sát qua điện thoại, internet,... cũng là một cách bức cung về mặt tư tưởng ở mức độ nhẹ,

Thậm chí ở trong tù, theo Blogger Nguyễn Ngọc Già (người từng vào tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận) cũng đã cho biết, nhà tù có từ Pháp, chỉ khoảng 4m2/2 người, trong 7 tuần lễ thì không nắng, không gió và nước rất ít xài. Còn khi lao động khổ sai, thì 'người tù phải khiêng cây nước đá mỗi ngày lên 4 tầng lầu ; bị đánh đập ở góc khuất ;... Tất cả những điều này đã biến những người tù thành 'những xác sống biết đi' (không đòi hỏi, không mong muốn, không xin xỏ, không thắc mắc) hay 'những phế nhân tinh thần' như cách gọi của blogger Nguyễn Ngọc Già.

Câu chuyện của blogger Nguyễn Ngọc Già cũng ứng với câu chuyện của TNLT Đặng Xuân Diệu, người từng 'không được nằm quạt, không được uống nước, bị bắt làm mẫu họa,...'

Những câu chuyện nêu trên cho thấy tình trạng 'bức cung tư tưởng' hiện diện khắp ở mọi nơi, và tại Việt nam, nó xuất hiện tại nơi và thời điểm mà quyền lực không bị kiểm soát. Chính sự thiếu kiểm soát này khiến cho nhân phẩm, danh dự con người bị chà đạp, nó tấn công thẳng vào nhu cầu được sống của mỗi một cá thể và hướng tới một xu hướng là 'không còn suy nghĩ', hay 'thả trôi sông'. Bức cung tư tưởng ở Việt Nam hiện diện ở cả mối quan hệ dân sự, lẫn hình sự ; và tất nhiên không dừng ở tội trạng 'khủng bố' như bên Mỹ.

Cả xã hội sống thoi thóp, chờ đợi trong guồng quay bức cung tư tưởng.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 19/05/2018

Published in Diễn đàn