Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Carlyle Thayer đưa ra những nhận định về chiến lược ngoại giao trong năm 2018 cũng như các đề nghị về ngoại giao cho Việt nam cho năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng về kinh tế và an ninh giữa các cường quốc. 

ngoaigiao1

Dàn lãnh đạo các nước cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Canada,... tham gia Hội nghị Apec tại Hà Nội vào năm 2018.

Hỏi : Các khía cạnh tốt và không tốt về chiến lược của Việt Nam đối với các cường quốc trong năm 2018 là gì ? Chiến lược đa phương của Việt Nam đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự cạnh tranh giữa các cường quốc, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân túy ?

Trả lời : Chính sách "đa dạng hóa và đa phương hóa" của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc được thiết kế nhằm cân bằng vai trò độc lập của Việt Nam trong các vấn đề khu vực đồi với mỗi cường quốc. Mỗi cường quốc có một mối quan tâm khi Việt Nam không trở nên quá thân thiết hoặc là đồng minh với bất kỳ một cường quốc nào. Vì vậy, cường quốc nào cũng muốn cân bằng với đối thủ.

Cường quốc nào cũng được hưởng lợi về ngoại giao, chính trị, kinh tế từ mối quan hệ song phương với Việt Nam. Quan hệ song phương có thể là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ đối tác chiến lược hoặc quan hệ đối tác toàn diện.

Chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc và chủ động tích cực hội nhập quốc tế khi mối quan hệ giữa các cường quốc có được ổn định.

Năm 2018, chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam đã bị căng thẳng do sự khó lường của Chính quyền Trump, cuộc chiến thuế quan Hoa Kỳ - Trung Quốc và mối quan hệ Nga-Hoa Kỳ xấu đi. Việt Nam đã bị đặt vào thế phòng thủ.



Có hai ví dụ minh họa những khó khăn của Việt Nam. Ví dụ đầu tiên là cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ – Trung Quốc. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc chiến thuế quan. Các công ty ở Trung Quốc, gồm cả công ty Trung Quốc và Hàn Quốc, đã chuyển sản xuất sang Việt Nam. Việt Nam có thể thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu.

Nhưng, thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên 35 tỷ đô la. Chính quyền Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu thép và nhôm của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại Hoa Kỳ -Trung Quốc tiếp diễn, Việt Nam sẽ liên quan nhiều hơn đến sự trả đũa của Hoa Kỳ Ngoài ra, một số quan chức của Chính quyền Trump tuyên bố rằng Việt Nam đã để tiền đồng mất giá khiến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn. Có những báo cáo cho rằng cái gọi là mất giá này có thể là một hình thức thao túng tiền tệ và có thể thu hút các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Chính quyền Trump cũng đang theo đuổi chính sách trong đó có một điều khoản của hiệp định thương mại mới cho phép rút bất kỳ hiệp định đã ký kết nào nếu có dấu hiệu thể hiện thoả thuận thương mại song phương được ký kết với nền kinh tế phi thị trường. Điều này nhằm vào Trung Quốc nhưng Hoa Kỳ cũng chỉ định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Điều khoản này được gọi là một viên thuốc độc.

Năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huế đã đến Washington để hội đàm với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin nhưng không có tiến triển gì. 

Ví dụ thứ hai về những khó khăn Việt Nam phải đối mặt liên quan đến mối quan hệ an ninh quốc phòng với Liên bang Nga. Vào cuối năm, mối quan hệ với Nga được đón mời ở mức cao nhất lâu nay và rằng Nga là một đối tác đáng tin cậy.

Những điều này có thể đúng, nhưng Việt Nam hiện đang gặp khó khăn vì mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga xấu đi. Vào tháng 8, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật chống kẻ thù của nước Mỹ bằng trừng phạt– Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA). Luật này áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với bất kỳ thực thể hoặc quốc gia nào ký hợp đồng vũ khí với các công ty Nga. Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn của Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã tìm cách miễn trừ cho Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Nhưng CAATSA có một điều khoản ngăn chặn miễn trừ khi các quốc này gia hợp tác với các cơ quan tình báo và tin tặc Nga để tham gia vào các cuộc tấn công mạng.

Cuối cùng, CAATSA có một điều khoản về việc quyền được miễn trừ không thể duy trì lâu dài. Việt Nam bị yêu cầu chứng minh rằng họ đang thực hiện các bước giảm mua vũ khí từ Nga. Vì vậy, Việt Nam phải chịu áp lực để mua vũ khí của Mỹ và giảm mua từ Nga.

Năm 2018 Việt Nam đã phản ứng đối với những áp lực này bằng cách hủy bỏ mười lăm hoạt động quân sự chung với Hoa Kỳ dự kiến diễn ra trong năm nay. Việt Nam phải hòa giải hành động này bằng sự hỗ trợ các cuộc tuần tra hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông miễn là chúng góp phần ổn định khu vực.

Tóm lại, năm 2018 chính sách của Việt Nam về đa phương hóa quan hệ đối ngoại đã bị căng thẳng do căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và giữa Hoa Kỳ-Nga. Trong năm qua, Việt Nam duy trì mối quan hệ bình thường với Ấn Độ và Nhật Bản và quan hệ với Trung Quốc đã được cải thiện.

Năm 2019 khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và Hoa Kỳ-Nga gia tăng, Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Quan hệ kinh tế ngày càng tăng của Việt Nam với Trung Quốc và quan hệ quân sự với Nga sẽ trở nên khó chịu. Ngoài ra, Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát có thể sẽ ưu tiên nhiều hơn cho tình hình nhân quyền trong nước của Việt Nam hơn so với Chính quyền Trump.

Hỏi : Việt Nam dường như tiếp cận cả Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc (BRI) và chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ một cách thận trọng, Ông đánh giá điều này ra sao ?

Trả lời : Việt Nam đã thận trọng chào đón Sáng kiến "Nhất Đới Nhất Lộ" (BRI ) của Trung Quốc vì cả lý do chính trị và kinh tế. Một mặt, Việt Nam công khai ủng hộ "Nhất Đới Nhất Lộ" vì đây là sáng kiến mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình. Mặt khác, Việt Nam cảnh giác ký hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng với Trung Quốc , với lý do cả chi phí và chất lượng. Việt Nam muốn Trung Quốc sắp xếp nguồn tài trợ "Nhất Đới Nhất Lộ" để hỗ trợ các ưu tiên kết nối ASEAN, như đường cao tốc Đông-Tây.

Mặt khác, Chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Hoa Kỳ mở ra các nguồn đầu tư thay thế chất lượng cao cho cơ sở hạ tầng thông qua Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân Hoa Kỳ. Mặt khác, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhằm hình thành một mạng lưới an ninh khu vực chống Trung Quốc do Washington đứng đầu. Việt Nam đã được Hoa Kỳ chọn là đối tác tiềm năng.

Việt Nam theo đuổi đa dạng hóa và đa phương hóa trong mối quan hệ với cường quốc hơn là đứng về bất kỳ phía nào. Ưu tiên quan trọng nhất của Việt Nam là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gần 7% GDP vào năm 2019. Cả BRI và FOIP đều có các mục tiêu chiến lược bên cạnh việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cường quốc nào cũng tìm cách kéo các quốc gia như Việt Nam vào quỹ đạo của họ.

Mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế cao có thể bị suy yếu do những căng thẳng giữa các cường quốc đã thể hiện qua sự suy giảm tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu. Trong những trường hợp này, Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước để tận dụng tối đa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 11 hiện có hiệu lực và ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu.

Carlyle Thayer

Nguyên tác : Vietnam's Defence Policy and its Impact on Foreign Relations, Scribd

Diên Vỹ dịch

Nguồn : VNTB, 08/01/2019

Published in Diễn đàn

Trong khuôn khổ "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", Trung Quốc và Cam Bốt sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự "Rồng Vàng" lần thứ hai vào tháng 03/2018. Trong khi đó, Cam Bốt đã hủy bỏ cuộc tập trận "Angkor Sentinel" hàng năm với Hoa Kỳ, và nêu lý do là cần huy động quân đội để bảo đảm sự ổn định trong việc tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2017 và 2018.

thamvong1

Bộ trưởng quốc phòng Cam Bốt Tea Banh tiếp một chỉ huy hải quân Trung Quốc tại Phnom Penh, ngày 17/10/2016. Reuters/Samrang Pring

Ngày 08/02/2018, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, trả lời các câu hỏi của báo giới về quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Cam Bốt. RFI tiếng Việt xin giới thiệu.

RFI : Quan điểm của ông về những tham vọng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Châu Á (Indo) Thái Bình Dương là gì ? Điều gì thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc ?

Carlyle Thayer : Trung Quốc tìm cách khôi phục toàn bộ mức độ ưu tiên trong nhận thức về Châu Á, theo đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã bị lật đổ. Động lực thúc đẩy Trung Quốc đưa ra ưu tiên này bao gồm việc thống nhất đất nước bằng cách sáp nhập Đài Loan và giành lại các vùng lãnh hải bị mất, mà theo quan điểm của Bắc Kinh là đã bị Nhật chiếm cứ một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Đông, quần đảo Senkaku, và các thực thể, đảo ở Biển Đông.

Việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là nhằm đối phó với các tình huống liên quan đến Đài Loan và giành chiến thắng nếu một cuộc xung đột nổ ra và để ngăn chặn hoặc phòng ngừa quân đội Mỹ đóng vai trò quyết định trong một cuộc xung đột vũ trang có liên quan đến Đài Loan.

Trung Quốc nuôi dưỡng những tham vọng này vì phải kế thừa di sản của một "thế kỷ quốc gia bị sỉ nhục" vì quy mô dân số và trọng lượng kinh tế. Trung Quốc coi Mỹ và hệ thống liên minh của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trở ngại cho tham vọng của họ.

RFI : Cam Bốt hưởng lợi ra sao về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng viện trợ quân sự ?

Carlyle Thayer : Quyết định của Cam Bốt đồng hành với Trung Quốc là nhằm tránh áp lực của phương Tây đòi duy trì một nền dân chủ đa đảng tự do và tôn trọng nhân quyền. Cam Bốt biết là nếu tôn trọng lập trường của Trung Quốc, thì họ sẽ chịu rất ít hoặc không có việc can thiệp vào các vấn đề chính trị trong nước.

Hun Sen và Đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông muốn giữ quyền kiểm soát quân đội và nghi ngờ các sĩ quan quân đội Cam Bốt được đào tạo ở nước ngoài, một đội ngũ sĩ quan không có gì bảo đảm về sự trung thành của họ đối với chính quyền của ông.

Trung Quốc đào tạo và hỗ trợ vật chất cho Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Cam Bốt để bảo vệ biên giới và khi cần, để bảo đảm cả an ninh trong nước. Khi chấp nhận viện trợ của Trung Quốc, các lãnh đạo Cam Bốt đang cố làm hài lòng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.

RFI : Các nước láng giềng kề cận của Cam Bốt như Việt Nam và Thái Lan sẽ nhìn nhận thế nào về mối quan hệ quân sự chặt chẽ của Cam Bốt với Trung Quốc ?

Carlyle Thayer : Cả Thái Lan và Việt Nam, mỗi nước đều có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Thái Lan từ lâu đã mua vũ khí của Trung Quốc. Kể từ cuộc đảo chính năm 2014, Hoa Kỳ cho đến thời gian gần đây, đã tránh bán vũ khí quân sự cho Thái Lan. Khía cạnh tiêu cực duy nhất là Trung Quốc cũng cung cấp vũ khí cho Cam Bốt và chúng sẽ được sử dụng nếu lại xẩy ra đụng độ biên giới Thái Lan – Cam Bốt. Quân đội Thái Lan có khả năng đương đầu với một cuộc xung đột với Cam Bốt.

Tình hình Việt Nam thì khác. Đây là một cường quốc quân sự nếu so sánh với Cam Bốt. Việt Nam có một lực lượng bộ binh hùng hậu được trang bị tốt. Từ năm 2015, Việt Nam đã ưu tiên hiện đại hóa lực lượng bộ binh. Cũng trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, Việt Nam sẽ mua 64 xe tăng chiến đấu T-90 của Nga. Cần nhớ rằng viện trợ quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả cố vấn, cho Khmer Đỏ đã không ngăn cản được Việt Nam xâm lược Cam Bốt vào cuối năm 1978.

Quân đội Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ tương đối ổn định. Trong bốn năm qua, hai bên đã lần lượt thay nhau tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, bao gồm cả các cuộc gặp thường niên giữa các bộ trưởng Quốc Phòng. Các sĩ quan Việt Nam theo học ở các trường chính trị tại Trung Quốc và giữa hai nước có chương trình trao đổi đào tạo thường xuyên ở cấp hạ sĩ quan.

Việt Nam không mua vũ khí của Trung Quốc. Nga là nhà cung cấp chính. Cả Trung Quốc và Nga sẽ phải quyết định nên phản ứng thế nào nếu xẩy ra đụng độ giữa Cam Bốt và Thái Lan, giữa Trung Quốc và Việt Nam.

RFI : Quan hệ quân sự giữa Cam Bốt và Trung Quốc tác động ra sao đối với trật tự an ninh khu vực ? (trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến trình quân sự hóa ở Biển Đông).

Carlyle Thayer : Quan hệ quân sự Cam Bốt - Trung Quốc không phải là duy nhất ở Đông Nam Á. Mặc dù Trung Quốc có quan hệ quân sự với tất cả các nước thành viên ASEAN, nhưng phạm vi và mức độ quan hệ với từng quốc gia có khác nhau. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc có mối quan hệ ổn định với các định chế đa phương của ASEAN và với ASEAN như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus (ADMM + Plus).

Trung Quốc đang sử dụng ngoại giao quân sự để tranh giành ảnh hưởng với các đối tác đối thoại khác của ASEAN như Hoa Kỳ. Trung Quốc trực tiếp chủ trì các cuộc họp quân sự giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời Bắc Kinh tham gia vào các cuộc tập trận quân sự cấp thấp trong khuôn khổ ADMM Plus. Việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc chỉ liên quan trực tiếp đến bốn quốc gia khu vực là Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Việc quân sự hóa của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến Indonesia. Lập trường chính thức của Jakarta là bác bỏ việc coi Indonesia là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rồi kể từ cuộc bầu cử đưa ông Rodrigo Duterte, người chủ trương thân thiện với Bắc Kinh, lên làm tổng thống, quan hệ quân sự giữa Manila và Washington đã bị thu hẹp. Duterte đã ra lệnh cho quân đội Philippines xem xét việc mua vũ khí của Trung Quốc (và Nga).

Tuy vậy, chưa thấy có tiến triển rõ nét nào trong lúc Hoa Kỳ vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chính và ngày càng quan trọng cho Philippines (và cả Hàn Quốc nữa). Malaysia "quản lý" được về mặt chính trị hồ sơ tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục hiện đại hóa quân đội và hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Brunei là một bên trong tranh chấp biển với Trung Quốc nếu như trong khu vực đường chín đoạn – theo như bản đồ mà Bắc Kinh đưa ra – có chỗ nối hai đoạn, cắt ngang qua vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Cho đến nay, Brunei thường xuyên giữ khoảng cách với tranh chấp ở Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông là động lực chính thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa bộ máy quân sự.

Trong 5 năm qua, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ 10 trên thế giới. Việt Nam đã phát triển "lực lượng răn đe" chống máy bay đa năng hiện đại, đặt các dàn tên lửa chống hạm ở vùng duyên hải, phát triển lực lượng hải quân, với quy mô khiêm tốn, qua việc mua các loại tầu tấn công nhanh có trang bị tên lửa, các khu trục hạm và sáu tàu ngầm lớp Kilo. Cả ba binh chủng đều được trang bị tên lửa.

Indonesia quan ngại về cái mà Trung Quốc gọi là những đòi hỏi lịch sử liên quan đến vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Chính quyền Jakarta rất chủ động trong việc bắt giữ tàu đánh cá nước ngoài, bao gồm cả tàu đánh cá của Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này cũng bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự để có thể đối phó nhanh chóng với các sự cố và tàu bè nước ngoài (hàm ý là Trung Quốc) xâm nhập vào vùng biển của nước này.

Tóm lại, theo quan điểm của Cam Bốt, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông cho thấy nước này sẽ sớm trở thành cường quốc quân sự thống trị trong khu vực và tất cả các nước khác sẽ phải điều chỉnh để thích ứng với thực tế này.

Theo tính toán của Campuchia, họ có được các ưu ái của Bắc Kinh nếu ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Và một ngày nào đó, Cam Bốt có thể phải kêu gọi Trung Quốc ủng hộ trong trường hợp có xung đột với một quốc gia khác, trong hoặc ngoài khu vực.

Giới lãnh đạo ở Phnom Penh cảm thấy yên tâm trước những căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì trong một chừng mực nào đó, những căng thẳng này làm giảm bớt sự "chú ý" của Việt Nam tới Cam Bốt.

RFI tiếng Việt

******************

Pháp muốn ‘quan hệ vững mạnh’ với Việt Nam (VOA, 18/02/2018)

Tổng thng Pháp Emmanuel Macron tuyên b rng nước mình mun "quan h vng mnh" vi nhiu quc gia Châu Á, trong đó có Vit Nam.

thamvong2

Tổng thng Pháp Emmanuel Macron chúc mng người gc Á nhân dp Tết Nguyên đán hôm 16/2.

Ngoài các cường quc khu vc, ông Macron còn cho rng nước mình cn phi m rng quan h vi nhiu nước hơn na khu vc Châu Á – Thái Bình Dương.

"Chúng ta cần phi đa dng hóa mi quan h đi tác chúng ta có. Chúng ta lâu nay quá chú trng vào các nước ln khu vc Châu Á – Thái Bình Dương là Trung Quc, n Đ và Nht Bn", ông Macron nói hôm 16/2 trong bui l mng Tết Nguyên Đán ở Đin Elysée, theo Reuters.

"Nhưng chúng ta cũng cn phi có mi quan h vng mnh vi các nước như Indonesia, Australia, Hàn Quc, Vit Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác".

Nguyên thủ Pháp cũng nói thêm rng chính quyn đã cng c các bin pháp an ninh đ bo v người dân " nhng khu dân cư nơi bo lc xy ra đi vi người Pháp gc Châu Á".

Ông còn tuyên bố s "bo đm an toàn tt nht cho tt c các du khách, đc bit khách du lịch Trung Quc, vn cũng phi hng chu các cuc tn công".

"Năm nay là năm Tuất. Vì thế, tôi được cho biết rng đó s là năm ca s khôn ngoan và lý tưởng, nhưng cũng là năm ca hành đng khi đi mt vi các tr ngi", ông Macron nói.

"Với tt c tm lòng của mình, tôi chúc qúy v mt năm ni hnh phúc và mun nói v tm quan trng ca s hin din ca qúy v đi vi nước Pháp".

Ông Macron thăm Trung Quốc tháng trước và d kiến s ti n Đ trong nhng tun ti và s đón Th tướng Nht Bn Shinzo Abe vào cuối năm nay.

Published in Diễn đàn

Bắt đầu từ ngày 03/11/2017, ông Donald Trump lên đường khởi sự vòng công du Châu Á đầu tiên trong cương vị tổng thống Mỹ. Theo chương trình dự kiến, ông sẽ bắt đầu bằng khu vực Đông Bắc Á, thăm ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc rồi Trung Quốc. Sau đó, ông sẽ ngược xuống vùng Đông Nam Á, ghé Việt Nam tham dự Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng rồi ra Hà Nội tiếp xúc với giới lãnh đạo Việt Nam, trước khi qua Philippines dự Thượng Đỉnh của hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.

trump1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ngoại trưởng Rex Tillerson (T). Ảnh tại Nhà Trắng, ngày 01/11/2017.  Reuters/Kevin Lamarq

Với một loạt vấn đề chồng chất, từ tên lửa, hạt nhân Bắc Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cho đến thâm hụt thương mại với Trung Quốc, khủng bố hoành hành ở Philippines, biết bao vấn đề đang là những thách thức đặt ra cho người đứng đầu nước tự nhận mình là cường quốc Thái Bình Dương, mà nhất cử nhất động trong vòng công du sẽ được theo dõi, mổ xẻ.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc đã vui lòng chia sẻ các nhận định của ông về một số thách thức đặt ra cho tổng thống Mỹ, phải lao vào một môi trường đa phương trong lúc bản thân lại chủ trương song phương và Nước Mỹ Trên Hết-America First.

Carlyle Thayer : Thách thức chính mà ông Donald Trump phải đối mặt trong chuyến đi Châu Á là thuyết phục các quốc gia trong khu vực rằng Hoa Kỳ vẫn tích cưc dấn thân một cách xây dựng vào khu vực, và chứng tỏ tư thế lãnh đạo trong nhiều lãnh vực - từ kinh tế, chính trị, đến ngoại giao và quân sự - các lãnh vực mà các quốc gia khu vực sẽ theo đuổi.

Liên quan đến các vấn đề kể trên, thách thức đối với tổng thống Trump là làm sao xử lý một cách đa phương các vấn đề đó, và tôn trọng thay vì phá hoại các định chế đa phương sẵn có như APEC, ASEAN và quan trọng hơn hết là Thượng Đỉnh Đông Á EAS.

RFI : Còn đối với khu vực, họ chờ đợi gì nơi ông Trump và chính quyền Mỹ ?

Carlyle Thayer : Ở Đông Bắc Á thì rõ ràng là Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ hoan nghênh lời tái khẳng định của tổng thống Trump chống phổ biến hạt nhân ở Bắc Triều Tiên nhưng không đến mức tán đồng việc Mỹ đơn phương sử dụng sức mạnh quân sự.

Ở Trung Quốc thì Tập Cận Bình sẽ muốn ông Trump nói ra là ông sẽ đối đãi với Trung Quốc như một cường quốc ngang hàng và hai bên cùng làm việc với nhau, thứ nhất là để giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên một cách hòa bình và thứ hai là cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế chứ không phải là một cách đơn phương.

Ở Đông Nam Á, các nước trong khu vực muốn thấy tổng thống Mỹ hỗ trợ một cách mạnh mẽ quyền tự chủ của ASEAN trong khu vực và vị trí trung tâm của hiệp hội Đông Nam Á trên các vấn đề an ninh khu vực. Họ cũng muốn thấy tổng thống Mỹ cam kết là sẽ để cho nước Mỹ hỗ trợ một cách cụ thể công cuộc xây dựng cộng đồng ASEAN và sự hội nhập kinh tế.

RFI : Sự kiện tổng thống Trump vắng bóng tại Thượng Đỉnh Đông Á phải chăng là một tín hiệu xấu đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á ?

Carlyle Thayer : Quyết định vào giờ chót của ông Trump là rời Manila trở về Mỹ sớm và bỏ qua Thượng Đỉnh Đông Á là một sai lầm lớn của chính quyền của ông. EAS tập hợp không chỉ 10 thành viên của ASEAN mà còn có các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các đối tác như Ấn Độ, New Zealand, cũng như Trung Quốc và Nga.

Từ lâu các đồng minh và đối tác của Mỹ hy vọng EAS sẽ trở thành một diễn đàn thực thụ của các lãnh đạo, bàn thảo, xử lý các vấn đề, các thách thức về an ninh qua sự liên kết giữa các định chế đa phương của ASEAN, như Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng và Thượng Đỉnh EAS.

Hoa Kỳ luôn tuyên bố mình là một cường quốc Thái Bình Dương, còn Trung Quốc thì khẳng định rằng Mỹ là nước ở bên ngoài. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giờ đây có thể phát biểu tại Thượng Đỉnh với một chiếc ghế bỏ trống. Hành động của ông Trump sẽ có tiếng vang lớn hơn là lời lẽ của ông.

RFI : Tổng thống Trump sẽ viếng thăm Việt Nam, ông ấy có thể ‘mang’ cái gì đến cho Hà Nội ?

Carlyle Thayer : Ông Trump sẽ dừng chân 2 lần ở Việt Nam. Lần đầu là ở Đà Nẵng để dự Thượng Đỉnh APEC. Ông Trump sẽ phát biểu tại Diễn Đàn APEC-CEO, và sẽ cổ vũ cho những thỏa thuận tự do mậu dịch tiêu chuẩn cao được xem như nền tảng cho quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Lần thứ nhì là chuyến viếng thăm chính thức Hà Nội.

Chuyến công du Việt Nam của ông Trump tiếp nối ngay theo chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo chính phủ Đông Nam Á đầu tiên chính thức thăm Washington sau ngày ông Trump nhậm chức.

Tổng thống Trump sẽ mang thêm cho Việt Nam sự đảm bảo là Hoa Kỳ vẫn tôn trọng cam kết phát triển công cuộc đối tác toàn diện mà chính quyền trước của ông Obama đã đồng ý. Ông Trump sẽ nhấn mạnh trên sự tương đồng quan điểm chiến lược giữa hai quốc gia, và những cơ hội trước mắt đối với cả hai bên, kể cả trong việc tăng cường sự tương tác giữa hai chính phủ ở mọi cấp, tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng, trao đổi khoa học, công nghệ và giáo dục, và cả về di sản chiến tranh (chất độc da cam, bom mìn chưa nổ).

Ông cũng sẽ nói là Hoa Kỳ hậu thuẫn cho một trật tự dựa trên cơ sở luật pháp và một giải pháp hòa bình ở Biển Đông. Và cuối cùng thì tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cho các công ty Mỹ vào Việt Nam đầu tư, trao đổi thương mại, để hai bên cùng hưởng lợi.

RFI : Đâu là những lãnh vực mà Việt Nam có thể tranh thủ nhân chuyến thăm của ông Trump ?

Carlyle Thayer : Trên bình diện chung, Việt Nam sẽ tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trên Bắc Triều Tiên để nước này ngưng việc phổ biến hạt nhân ; ủng hộ việc chống khủng bố, chống tin tặc và ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không của Mỹ trên Biển Đông.

Riêng về Việt Nam, Hà Nội sẽ tái khẳng định cam kết cải tổ kinh tế để các tập đoàn Mỹ có thể hoạt động tốt hơn ở Việt Nam. Nhất là các lãnh đạo Việt Nam rất có thể sẽ cho thấy thiện chí sẵn sàng giải quyết những vấn đề ưu tiên kinh tế mà các nhà đàm phán thương mại Mỹ nêu lên, như bảo vệ quyền sở hữu tri thức, du nhập thuốc thú y và dịch vụ Mỹ (như tài chính, quảng cáo, và chuyển vùng điện thoại di động roaming).

Lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ nhấn mạnh đến hợp tác trong công nghệ quốc phòng.

RFI : Nhiều nhà phân tích cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ là thứ yếu trong các ưu tiên của Mỹ ? Ông nghĩ thế nào ?

Carlyle Thayer : Cả ông Trump lẫn các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng đều chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Nhưng họ không đưa ra được một chiến lược nhất quán để ngăn chận các hành động quyết đoán của Trung Quốc.

Mỹ đã phản ứng trước việc Bắc Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân bằng cách thông qua chính sách Northeast Asia First-Đông Á trước đã-qua đó hạ thấp vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong danh sách các ưu tiên. Câu hỏi khó giải đáp đối với ông Trump là ông có thể thành công trong việc gây sức ép trên Trung Quốc hay không, cả về hồ sơ Bắc Triều Tiên lẫn Biển Đông, mà không gây ra phản ứng kháng cự của Trung Quốc hay yêu cầu là phải có đi có lại ?

Tổng thống Trump đã đi theo chính sách chung của Mỹ về Biển Đông khi ông tiếp hai thủ tướng Việt Nam và Singapore. Đó là chủ trương ủng hộ giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở luật quốc tế, gồm luật biển UNCLOS, tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao, đúc kết sớm bộ Quy Tắc Ứng Xử, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.

Vào tháng 5, tổng thống Trump đã thông qua một kế hoạch thường niên mới về các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nhắm thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc và những quốc gia khác.

Trọng Nghĩa thực hiện

Nguồn : RFI, 02/11/2017

Published in Diễn đàn