Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày, kết thúc vào ngày 27/12, do Tập Cận Bình chủ trì, Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 25 thành viên đã hoan nghênh các chính sách của Tập. Họ đánh giá đây là các chính sách có tầm nhìn và gọi ông ta là người lãnh đạo của nhân dân, gợi tưởng đến người sáng lập Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông.
Bất chấp những thách thức trong và ngoài nước, Tập Cận Bình tiếp tục được Bộ Chính trị Trung Quốc vinh danh là ‘nhà lãnh đạo nhân dân’, theo WSJ ngày 30/12. Cho thấy Tập sẽ tiếp tục củng cố quyền lực của mình trong chính trường nước này.
Năm qua, Bắc Kinh vật lộn trong cuộc thương chiến với Mỹ, kéo theo nền kinh tế trong nước bị suy giảm. Bắc Kinh cũng đối diện với phản ứng quốc tế ngày càng tăng vì cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương), cũng như các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông.
Một số tiếng nói trong nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc và các chuyên gia chính sách (ngoài Đảng) đã đổ lỗi những vấn đề này một phần là do sự độc đoán của Tập. Cụ thể, sự tập trung quyền lực và độc quyền quyết định của Tập đã cản trở thảo luận chính sách và những chỉ đạo của Tập đôi khi mâu thuẫn khiến lẫn nhau các quan chức (cấp dưới) nhầm lẫn.
Trên phương tiện truyền thông gần đây rò rỉ các tài liệu nội bộ Đảng cộng sản liên quan đến chính sách của Bắc Kinh ở vùng tây bắc Tân Cương, nơi các chuyên gia quốc tế tin rằng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị ép buộc phải cải huấn tư tưởng. Thông tin này đã làm dấy lên suy đoán về những bất hòa trong nội bộ chính quyền – giữa đảng và cá nhân Tập.
Và Tập đang mạo hiểm thể hiện quyền lực tuyệt đối trong hoạch định chính sách. Dù rằng, các quan chức đảng Trung Quốc tuyên bố đoàn kết với Chủ tịch Tập.
Trong cuộc họp Bộ Chính trị vừa qua, mỗi thành viên Bộ Chính trị đã gửi một bản đánh giá về hiệu suất của bản thân cho Tập Cận Bình. Thể hiện quyết tâm duy trì mức độ nhất quán cao với sự lãnh đạo của Tập và tuân theo chương trình nghị sự của Tập, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Bộ Chính trị cũng ca tụng sự lãnh đạo của Tập đã giúp Trung Quốc đạt được những thành tựu quan trọng mới, tầm nhìn rộng của Tập, kỹ năng – nghệ thuật lãnh đạo chính trị, ‘lòng nhiệt thành đối với người dân từ nhà lãnh đạo của nhân dân’, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Nhà lãnh đạo của nhân dân là danh hiệu mới nhất mà Tập được nhận, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, thể hiện quyền lực tuyệt đối, vô song.
Tập Cận Bình hiện tại vừa là Tổng bí thư, vừa là Chủ tịch nước. Cạnh đó, Tập là Chủ tịch quân ủy Trung ương Đảng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Trung Quốc và là người đứng đầu các ủy ban Đảng về giám sát kinh tế, tài chính và các vấn đề khác.
Vào năm 2017, Bộ Chính trị Trung Quốc đã gọi ông Tập là nhà lãnh đạo nhân dân. Và Tập đã sửa lại điều lệ đảng và đặt theo tên mình. Trước đó chỉ có Mao và Đặng Tiểu Bình làm như vậy.
Từ lúc nắm quyền, Tập thường trích dẫn những ý tưởng và chiến thuật của Mao, trong khi bãi bỏ các quy định của Đảng cộng sản về việc ngăn chặn sự hồi sinh chế độ độc tài kiểu Mao.
Vào mùa xuân năm 2018, Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước khi sửa lại Hiến pháp, cho phép Tập nắm quyền vô thời hạn.
Quyền lực của Tập co hẹp lại khi xuất hiện mối lo ngại tăng trưởng của Trung Quốc bị chậm lại và cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, cũng như sự bùng nổ tình trạng chống chính phủ liên tục ở Trung Quốc. Bất chấp điều đó, Tập vẫn nhận được một phiếu tín nhiệm của Uỷ ban Trung ương đảng vào cuối tháng 10, khi gần 380 ủy viên trung ương đảng ca ngợi ông ta đã đưa ra tiến bộ quan trọng vì sự phát triển của Trung Quốc và tiếp tục kêu gọi chính quyền kiên trì với chính sách của Tập.
Tập là nhà lãnh đạo của nhân dân là một thông điệp cho thấy sự ủng hộ ông ta vượt qua sự bất hoà trong nhóm lãnh đạo cấp cao, Wu Qiang, một nhà nghiên cứu, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Thanh Hoa nói.
Bằng cách nào đó, Tập đang dùng cái tên gọi nhân dân để trấn áp bất mãn trong đảng, ông Wu nói.
Chun Han Wong
Diễm Thi dịch
Nguồn : VNTB, 31/12/2019