Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Rừng khuya rồi sẽ sáng. Không hôm nay thì ngày mai. Bởi vì, ‘bao giờ mai cũng sẽ là một ngày mới’ (After all, tomorrow is another day). Xã hội dân sự là quá trình tiệm tiến và phi bạo lực. Sứ mệnh cao cả của ‘Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng’ chính là thắp sáng niềm tin từ đêm dài toàn trị…

Đinh Hoàng Thắng

lhd01

Trong đêm trường của thể chế công an trị, đốm lửa của tổ chức dân sự có tên ‘Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng’ vẫn không tắt. Thư tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản của ông Lê Hiếu Đằng. Ảnh minh họa

Ngày 24/2/2024, ‘Bố cáo nhân mười năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng’ xuất hiện như một đốm lửa, như một ngọn nến giữa rừng khuya của chế độ.

Chế độ ấy giờ đây chỉ còn cộng sản ở cái tên, chỉ cộng sản trên danh xưng nên lại càng sắt máu. Trong lịch sử, khi người Pháp thốt lên ‘cách mạng ăn thịt chính những đứa con của mình’ (la révolution mange ses enfants), tức là họ đã cảnh báo trước nguy cơ ‘quyền lực bị tha hóa’, có nghĩa là cuộc đổi đời nào cũng dễ bị phản bội.

Đó chính là lý do vào phút cuối trên giường bệnh, trước khi nhắm mắt lìa đời, Lê Hiếu Đằng đã nhận thức ra, và dám kêu gọi hành động để chứng tỏ sự ‘phản tỉnh hoàn toàn’ của mình. Ngọn cờ thiêng ngày nào nhưng tay những người phất cờ giờ đã bị hoen ố.

Trong đêm trường của thể chế công an trị, đốm lửa của tổ chức dân sự có tên ‘Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng’ vẫn không tắt. Những tia lửa ấy lấp lánh xuyên màn đêm.

Bằng chứng là Câu lạc bộ đã ra đời từ mười năm trước nhưng cam kết trong ‘Bố cáo’ mới đây vẫn khẳng định: ‘Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng) tiếp tục kiên trì, bền bỉ thực hiện sứ mệnh của mình’, cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác như Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Diễn đàn Xã hội Dân sự..". (1).

‘Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ’ (Tố Hữu), vừa ra đời, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng bị mắc kẹt ngay giữa hai làn đạn. Một số anh chị em từ hải ngoại đã công kích, coi những người khởi xướng Câu lạc bộ muốn noi gương Lê Hiếu Đằng, nhưng lại không vượt qua nỗi sợ hãi, thay vì thành lập ngay một chính đảng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam giống với Đảng Dân chủ Xã hội, như ước muốn chưa đạt của người đã khuất, các anh chỉ thành lập ‘Câu lạc bộ mang tên Lê Hiếu Đằng’.

‘Phản pháo’ từ đảng cộng sản và chính quyền trong nước cũng kịch liệt không kém, đã quy kết cho các tổ chức xã hội dân sự nói chung và bản thân Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng nói riêng ‘được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam’. Vẫn theo lập luận của Tuyên giáo, sau thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các giai đoạn trước, hiện nay, các thế lực thù địch xem việc củng cố và thúc đẩy ‘xã hội dân sự’ theo mô hình phương Tây là một hướng đi mới, là một trong những phương thức tác động cơ bản của chiến lược ‘diễn biến hòa bình’, với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Mục đích bị tố giác ở đây là ‘lợi dụng vấn đề xã hội dân sự để tìm cách thúc đẩy sự xuất hiện các lực lượng, tổ chức chính trị đối lập, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam’ (2).

Án tại hồ sơ ! Nếu chiểu theo các điều 117 và 331 của Bộ Luật hình sự thì tất cả những ai đến với Câu lạc bộ đều có thể vào "nhà đá".

Nhưng rồi Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng vẫn cứ ra đời, vẫn cứ an nhiên tồn tại và phát triển liên tục suốt hơn mười năm qua ! Đơn giản là bởi vì, sứ mệnh của Câu lạc bộ không phải như anh em bên ngoài tưởng tượng, mà cũng chẳng giống với các điều tra bên an ninh Bộ Công an quy kết. Như ‘Bố cáo’ đã chỉ rõ, mục đích và sứ mệnh của Câu lạc bộ là ‘truyền bá và thực hành tư tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh : Góp phần ‘KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH’ một cách ôn hòa, bất bạo động. Từ đó mong muốn hình thành nên xã hội dân sự, góp phần thúc đẩy dân chủ hóa, tiến bộ xã hội. 

Bởi lẽ, đấy là chiều hướng phát triển tất yếu của thực tiễn và lịch sử Việt Nam, đồng thời hoàn toàn phù hợp với các xu thế thời đại : toàn cầu hóa chính trị (dân chủ hóa), toàn cầu hóa kinh tế (tự do hóa thị trường) và kiến tạo một chế độ do dân, vì dân (nhà nước pháp quyền). Sự hình thành ‘tam vị nhất thể’ này là xu hướng không thể đảo ngược. Để thực hiện tôn chỉ mục đích của mình, Câu lạc bộ chủ trương đấu tranh cải thiện tình hình từng bước một, dù kết quả ban đầu còn khiêm tốn thì vẫn hơn các hoạt động lật đổ. Đối lập chưa bao giờ đồng nghĩa với lật đổ !

Với những chủ trương như thế, thiết nghĩ tất cả anh chị em cả trong nước lẫn hải ngoại, đều đồng lòng nhất trí. Với quá trình chắt lọc, chuyển hóa chế độ độc tài, tích lũy cho đủ ‘lượng dân chủ’ để chuyến hóa ách ‘độc tài’ thông qua tiến trình ‘dân chủ hóa’. Giống như hiện tượng nước sôi ngưỡng 100 độ thì mới bốc hơi ; hay giống như thời gian cần và đủ cho con ngài ‘lột xác’ thành bướm. Đấy là qui luật khách quan mà ý chí chủ quan của con người không ai có thể cưỡng lại được, không một thế lực nào dù chuyên chế đến mấy cũng không thể ngăn chặn nổi.

Chính những người ban đầu phê phán Câu lạc bộ về sau hẳn cũng sẽ đồng ý như thế (3) ! Sự nghiệp đổi mới càng diễn tiến, Việt Nam ngày càng đi vào giai đoạn của sự cởi mở tương đối, bao gồm cả xã hội dân sự. Một trong những đỉnh cao đáng ghi nhớ là năm 1995, sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định khung với EU và gia nhập ASEAN. Từ đấy, các nguồn đầu tư nước ngoài bắt đầu gia tăng, số lượng đáng kể các tổ chức phi chính phủ (NGO) bắt đầu hoạt động trong nước. Cục diện địa-chính trị và địa-kinh tế của Việt Nam từ 2023 càng mở ra một số hứa hẹn…

Mười năm chỉ là một chặng. So với toàn bộ cuộc tiến hóa, con đường phía trước không kém phần chông gai và thách thức. Nhưng sự vật rồi sẽ không phải phát triển theo cấp số cộng, chúng sẽ tiến hóa theo ‘phép lũy thừa’ một khi bắt đầu có sự chuyển động. Cho nên hãy tạo các cơ sở nền tảng để sự vật tự nó vận động và phát triển. Cộng đồng người Việt trong và ngoài nước có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá tình hình là chuyện bình thường.

Câu lạc bộ lắng nghe tất cả, vì quan điểm thì không thể nói đúng hay sai, đó chỉ là quan điểm. Đúng hay sai phải có thời gian kiểm nghiệm. Nhưng những người trên thực địa, thông qua trải nghiệm đấu tranh từ chính cuộc đời của họ, bao giờ cũng có cách nhìn gần sát với thực tế. Bàn về quá trình tiến hóa để đi đến dân chủ, ở Việt Nam hiện đang sôi động một cuộc thảo luận về ‘con đường Phan Châu Trinh’. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A có một tiểu luận đi tìm trả lời cho câu hỏi : ‘Vì sao Phan Châu Trinh chưa thành công ?’

Sau khi nêu sáu tư tưởng của Phan Châu Trinh, Nguyễn Quang A cho rằng, công cuộc hiện đại hóa không nhất thiết dẫn đến dân chủ, nó tạo ra một số điều kiện cần nhưng chưa đủ cho quá trình dân chủ hóa (chẳng hạn các nước rất giàu ở Vùng Vịnh, hay sự phát triển về kinh tế, khoa học công nghệ, hiện đại hóa của Trung Quốc đã không trực tiếp dẫn đến dân chủ).

Nhưng điều tuyệt vời là, theo nghiên cứu của Nguyễn Quang A, lý thuyết dân chủ hóa toàn diện nhất hiện nay – được công bố năm 2013 – lại minh chứng rất rõ ràng cho các tư tưởng chủ đạo mà Phan Châu Trinh đã đưa ra hơn một trăm năm trước đây (4). Tiếc thay Phan Châu Trinh mất quá sớm, tư tưởng của Cụ chưa thâm nhập sâu vào các tầng lớp nhân sĩ trí thức và quần chúng nhân dân, trong khi tình hình thế giới thì chuyển biến quá mau lẹ. Vì thế, quan điểm bạo lực cướp chính quyền áp đảo quan điểm cải tạo ôn hòa. Việc cải tạo ôn hòa đòi hỏi phải có thời gian dài đấu tranh chuyển hóa sự vật từng bước một.

Ngày nay chúng ta tiếp tục thực hành tư tưởng của chí sĩ Phan Châu Trinh như thế nào có thể tìm thấy tại các kết luận của tiểu luận. Nội dung các kết luận ấy ‘update’ kiến thức mới của thời đại, xứng đáng được bàn luận rộng rãi trong nhiều giới, nhằm đạt tới những suy nghiệm nghiêm túc để hành động trong tình hình hiện nay. 

Ở đây, chỉ nhấn mạnh một trong những kết luận quan trọng nhất, Phan Châu Trinh chưa thành công, bởi vì người Việt thời bấy giờ chưa hiểu hết các ý tưởng của Cụ. Thậm chí, các nhà cầm quyền ở Việt Nam từ bấy đến nay hầu như đều làm ngược lại tư tưởng của Cụ, đặt nặng duy nhất vào phương pháp bạo động, vọng ngoại, không chú ý đến việc xây dựng các nguồn lực hành động của nhân dân, thậm chí có những lúc còn hủy hoại chúng (cải tạo công thương, tiêu diệt khu vực kinh tế tư nhân, ngăn sông cấm chợ gây khó khăn cho phát triển kinh tế, cho các nguồn lực vật chất ; ngăn cản sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự gây hại cho nguồn lực kết nối ; đàn áp khốc liệt các phong trào xã hội) (5). Muốn phát triển đất nước, chúng ta cần tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm các tư tưởng của Cụ Phan và thực hiện chúng ngay trong hiện tại và tương lai để tiếp tục ‘con đường của Phan Châu Trinh’.

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 01/03/2024

Tham khảo :

(1) https://baotiengdan.com/2024/02/25/bo-cao-nhan-10-nam-ra-doi-cua-cau-lac-bo-le-hieu-dang/

(2) https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem-10-06/-/2018/499787/nhan-dien-va-dau-tranh-voi-am-muu%2C-hoat-dong-loi-dung-van-de-%E2%80%9Cxa-hoi-dan-su%E2%80%9D-de-chong-pha-dang%2C-nha-nuoc%2C-hong-chuyen-hoa-che-do-chinh-tri-o-viet-nam.aspx

(3) https://www.voatiengviet.com/a/viet-ve-va-viet-cho-nhung-nguoi-sang-lap-cau-lac-bo-mang-ten-le-hieu-dang/3026372.html

(4 và 5) https://www.luatkhoa.com/2024/02/vi-sao-phan-chau-trinh-chua-thanh-cong/

**************************

Bố cáo nhân 10 năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Lê Thân, Nhật Ký Yêu Nước, 27/02/2024

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng được thành lập tính đến nay đã tròn 10 năm (10/2/2014 – 10/2/2024).

lhd0

Lê Hiếu Đằng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, đấu tranh ôn hòa, chống độc tài, đòi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam. Ảnh minh họa ông Lê Hiếu Đằng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn năm 2013. Nguồn : RFA

1. Bối cảnh ra đời

Lê Hiếu Đằng là thủ lĩnh phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn và các đô thị miền Nam trước năm 1975 ; ông từng bị nhà chức trách Việt Nam Cộng Hòa kết án tử hình. Sau năm 1975 ông là luật sư, chức vụ trong chính quyền là Phó Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hiếu Đằng mất ngày 22/1/2014 (nhằm 22 tháng Chạp, Quý Tỵ). Trong thời gian trọng bệnh, ông đã chia sẻ những nỗi niềm trăn trở, những lời tâm huyết với các bạn bè về thực trạng đất nước và những sai lầm của đảng cầm quyền đi ngược lại ý nguyện và những đóng góp của những người đã xây dựng nên chế độ, trong đó có ông.

Lê Hiếu Đằng là một trong 72 người đầu tiên đã kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 2013. Ông cũng là người đi đầu trong các cuộc biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam. Ông lớn tiếng phê phán chính quyền đã vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền khi trấn áp những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo. Lê Hiếu Đằng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, đấu tranh ôn hòa, chống độc tài, đòi dân chủ và đa nguyên cho Việt Nam.

Trung thành với những di sản, tâm nguyện của Lê Hiếu Đằng, sau khi ông mất, ngày 10/2/2014, các đồng đội cũ của ông đã họp mặt tại công viên Văn Thánh, thành phố Hồ Chí Minh, chính thức thành lập Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và bầu bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm làm Chủ nhiệm câu lạc bộ. Ba năm sau, Hội nghị ngày 19/2/2017 bầu ông Lê Thân, bạn chiến đấu của ông Lê Hiếu Đằng làm Chủ nhiệm.

2. Mục đích / Sứ mệnh của Câu lạc bộ

Truyền bá và thực hành tư tưởng của chí sĩ Phan Chu Trinh : Góp phần "KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH" một cách ôn hòa, bất bạo động ; từ đó mong muốn hình thành nên xã hội dân sự, góp phần thúc đẩy dân chủ hóa, tiến bộ xã hội.

3. Một số hoạt động của Câu lạc bộ 10 năm qua

Trong 10 năm qua, Câu lạc bộ Lê Hiếu đằng đã theo sát tình hình chính trị xã hội, kinh tế của đất nước và thời sự thế giới, để có những phản ứng phù hợp.

3.1. Các hoạt động thực tế :

- Các thành viên Câu lạc bộ đã tham gia một số cuộc biểu tình phản đối Trung quốc gây hấn ở Biển Đông, cướp phá tàu thuyền của ngư dân đánh bắt trên vùng biển Việt Nam, đưa giàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, phản đối Luật Đặc khu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm ở những vị trí trọng yếu bảo vệ đất nước là Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc.

- Tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc : Thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1974, các đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 17/2/1979, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh trên đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa 14/2/1988.

- Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ bà con dân oan ở một số nơi ; thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình tù nhân lương tâm trong điều kiện cho phép.

3.2. Ra những tuyên bố, kiến nghị :

Trước những sự kiện, những vấn đề cấp thiết của đất nước, Câu lạc bộ luôn lên tiếng có tính phản biện, góp ý, kiến nghị :

- Tuyên bố Biển Đông số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

- Tuyên bố về Thủ Thiêm 1, 2, 3.

- Thổi bùng Ngọn lửa Phan Chu Trinh.

- Tuyên bố về Quyền tự do lập hội và quyền biểu tình.

- Thư gởi ông Nguyễn Phú Trọng về thay đổi nội dung điều 4 Hiến Pháp.

- Hãy cứu lấy Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thư ủng hộ Nhân dân Ukraine.

- Chống Tham nhũng và sửa đổi Luật Đất đai.

- Tuyên bố đã đến lúc thực hiện điều 25 Hiến pháp.

- Tuyên bố Phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi.

- Tuyên bố yêu cầu nhà nước Việt Nam nâng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

- Thư ủng hộ Nhân dân Ukraine.

- Thư gởi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tuyên bố về 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm.

- Tuyên bố 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc (17/2/1979).

- và nhiều tuyên bố khác…

3.3. Tác dụng của những tuyên bố, kiến nghị nói trên :

Mỗi tuyên bố, kiến nghị của Câu lạc bộ trước khi công bố đều được gửi đến các thành viên để lấy ý kiến, được gửi đến các Tổ chức xã hội dân sự trong nước để góp ý và cùng lên tiếng. Nhờ vậy, các tuyên bố, kiến nghị đã được một số tổ chức, đông đảo nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp xã hội trong và ngoài nước đồng ký tên.

Các tổ chức xã hội dân sự đồng hành :

- Lập Quyền dân, do Nhà Nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Khắc Mai đại diện ;

- Diễn Đàn xã hội dân sự, do Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A đại diện ;

- Bauxite Việt Nam, do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đại diện ;

- Câu Lạc Bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, do Giáo sư Nguyễn Đình Cống đại diện ;

- Câu Lạc Bộ Phan Tây Hồ, do Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đại diện ;

- Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện.

Kết luận :

Tình hình đất nước và thế giới ngày càng thay đổi. Sự ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và các tổ chức xã hội dân sự là xu hướng tất yếu của các xã hội tiến bộ, văn minh. Những việc làm của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng chỉ là bước đầu vô cùng khiêm tốn, nhưng nó gợi ra phương hướng hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong bất kỳ một quốc gia nào muốn tiến tới dân chủ, văn minh và phồn thịnh trong hoà bình, ổn định, tránh được những bất ổn xáo trộn, đổ máu không đáng có.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng sẽ tiếp tục kiên trì, bền bỉ thực hiện sứ mệnh của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng hai năm 2024

TM Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Chủ nhiệm Lê Thân

Nguồn : fb.NhatKyYeuNuoc, 27/02/2024

Published in Diễn đàn

Sau một đêm mùa thu dịu dàng, trong sự thanh thản, phấn chấn muốn được làm việc, hoạt động cho một ngày mới được thể hiện mình, được xác nhận sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi xuống tầng hầm lấy xe máy đi sinh hoạt định kì Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

lhd0

Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ

Vừa đụng đến chiếc xe máy, hai người trẻ quen mặt là an ninh nhà nước cộng sản xuất hiện, ngăn không cho tôi lấy xe đi. Đã nhiều năm nay nhà nước vẫn xưng xưng là nhà nước pháp quyền thường xuyên hành xử phi pháp, cho công cụ bạo lực nhà nước ngang ngược tước đoạt quyền tự do đi lại là quyền con người cơ bản của tôi. Hai khuôn mặt trẻ, ngoài hai mươi tuổi, tuổi của cái đẹp, tuổi làm chủ kỉ nguyên văn minh tin học nhưng hai an ninh trẻ vẻ mặt cơng cơng thách thức, nói năng xấc xược của một tâm hồn không được đánh thức để hướng tới những giá trị thẩm mĩ. Ở hai an ninh trẻ chỉ thấy sự u mê, tăm tối, không thấy bóng dáng của giáo dục văn hóa, không thấy dấu ấn của sự hiểu biết mà văn minh tin học mang lại.

Anh sinh viên trẻ Lê Hiếu Đằng đã một thời lầm tưởng rằng những người cộng sản là yêu nước, lầm tưởng rằng cuộc nội chiến người Việt giết người Việt do những người cộng sản phát động là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Sinh viên yêu nước Lê Hiếu Đằng đã tổ chức những cuộc xuống đường của tuổi trẻ Sài Gòn chống nhà nước hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa. Tuổi trẻ Lê Hiếu Đằng đã rời bỏ học đường, rời bỏ trường đại học Luật Sài Gòn, vào rừng tham gia tổ chức cộng sản có tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Lê Hiếu Đằng đã phải nhận bản án tử hình vắng mặt của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa.

Chiến thắng trong cuộc nội chiến người Việt giết người Việt, những người cộng sản nắm quyền thống trị cả nước bằng một nhà nước độc tài, tước đoạt quyền con người, quyền làm chủ đất nước của người dân. Nhà nước cộng sản độc tài mặc sức tham nhũng quyền lực của dân cũng là nhà nước mặc sức tham nhũng của cải, tài sản của nước, đẩy đất nước vào trì trệ, lụn bại và yếu hèn, dìm người dân vào nghèo khổ vật chất và ngục tù tinh thần.

Thực tế đó đã thức tỉnh nhiều người lầm lạc trước đây. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, năm 1960 là thành viên sáng lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tổ chức cách mạng của những người cộng sản ở miền Nam và năm 1969 là bộ trưởng bộ y tế của Chính phủ cách mạng đó. Sau 30/4/1975, bà là Thứ trưởng bộ Y tế trong Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là đảng viên cộng sản nhưng thực tế xã hội cộng sản đã thức tỉnh bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Bà cay đắng nói với Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nguyễn Hữu Thọ rằng : "Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ cộng sản. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong Chính phủ cả".

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa rời bỏ đảng cộng sản.  Luật gia Lê Hiếu Đằng trả lại thẻ đảng viên cộng sản và một lần nữa Lê Hiếu Đằng ở tuổi gần 70 lại phải xuống đường về tư tưởng, đòi lại quyền làm chủ đất nước, quyền con người của người dân. Nhưng bệnh hiểm đã chặn đứng cuộc xuống đường về tư tưởng của Lê Hiếu Đằng.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng chỉ là nhóm bầu bạn ở Sài Gòn tiếp nối cuộc xuống đường về tư tưởng của Lê Hiếu Đằng. Chỉ bộc lộ nhận thức về tư tưởng, nói tiếng nói của những trái tim đau đáu với vận nước, câu lạc bộ Lê Hếu Đằng chỉ là một nhóm dân sự nhỏ bé vài chục người già đã tồn tại lặng lẽ hơn 5 năm để ôn hòa nói tiếng nói trách nhiệm công dân nay bỗng bị công cụ bạo lực nhà nước cộng sản ngăn chặn sinh hoạt.

Tôi trở lại phòng làm việc riêng tư của mình. Không còn nữa sự thanh thản, hào hứng của một ngày mới làm việc, đóng góp cho cuộc đời. Không còn nữa cả sự rực rỡ, lấp lánh của vạt nắng mới ngoài khung kính. Chỉ thấy bóng tối của nhà tù lớn, xã hội cộng sản, bao phủ bên ngoài khung cửa nhà tôi. Chỉ thấy cảm giác nặng nề của kiếp người mất tự do đè nặng trên ngực tôi.

Phạm Đình Trọng

(25/10/2019)

Published in Diễn đàn

Ngày 12/09/2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ VViệt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do các Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hồ Thành ký, trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND), hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung.

tuyenbo1

Điều 8 quy định thanh toán bằng đồng Việt Nam (VND), hay Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt-Trung. Ảnh minh họa

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa Điều 8 của Hiệp định trên bằng Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 19), theo đó kể từ ngày Thông tư 19 có hiệu lực thi hành (tức ngày 12/10/2018), thương nhân và cư dân Việt Nam có hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt Nam-Trung Quốc (kéo dài trên 1450 km) được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam (VND) hoặc Nhân dân tệ (CNY), trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng.

Khái niệm thương nhân không được định nghĩa trong Thông tư này. Thương nhân có thể là các pháp nhân (công ty, tổ chức thương mại có đăng ký) nhưng cũng có thể là dân cư thường đi chợ biên giới mua sắm đồ. Khái niệm khá tù mù về "thương nhân" và cư dân Việt Nam "có hoạt động thương mại" cũng như việc cho phép dùng tiền mặt sẽ có những hệ quả nhãn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam. Trong những trường hợp cần thiết nhất thì cùng lắm chỉ có thể cho phép thanh toán qua ngân hàng bằng VND, CNY và ngoại tệ chuyển đổi cho các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung, nhưng hành văn mập mờ của Thông tư cho phép việc thanh toán bằng CNY cho hàng hóa và dịch vụ (có thể không phải hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu) trên lãnh thổ Việt Nam có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam một thời đã bị đô-la hoá, vàng hóa và chúng ta đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để xóa bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà nước đã mở đường cho việc Nhân dân tệ hóa nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải CHỐNG như đã chống đô-la hóa và vàng hóa. Đấy là một hệ quả dễ thấy của Thông tư này. Nói cách khác sẽ đến ngày dân Việt ở các tỉnh biên giới, thí dụ Quảng Ninh, hoặc thậm chí khách du lịch từ mọi miền đất nước tới Quảng Ninh hay Điện Biên sẽ mua hàng và dịch vụ và thanh toán bằng Nhân dân tệ nếu không cấm nghiêm ngặt việc sử dụng ngoại tệ (CNY hay ngoại tệ khác) trong thanh toán bằng tiền mặt (và kể cả qua ngân hàng) cho các hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung, không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ (các giao dịch thương mại trên một lãnh thổ có chủ quyền chỉ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia, còn các giao dịch xuất nhập khẩu qua biên giới có thể được thanh toán bằng đồng tiền thoả thuận qua hệ thống ngân hàng), mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia. Đó còn là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam do ngoại bang và những kẻ rắp tâm theo ngoại bang thực hiện từng bước, có thể dẫn đến sự Nhân dân tệ hóa cả nền kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự – đồng lòng tuyên bố như sau :

Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 28/8/2018, nhất là việc cho phép dùng đồng Nhân dân tệ trong mua bán hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dù chỉ ở các tỉnh dọc biên giới Việt-Trung.

Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 vì quyền lợi của đất nước và dân tộc.

Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Lập ngày 31 tháng 8 năm 2018

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và nhóm Lão Mà Chưa An


Xin mời các tổ chức và cá nhân tham gia ký tên, gửi về địa chỉ : 

//Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser./">Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Danh sách các hội tổ chức và cá nhân ký Tuyên Bố

I. Danh sách các tổ chức :


1. Diễn đàn xã hội dân sự, do Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A đại diện

2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, do Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh làm đại diện

3. Ban vận động Văn đoàn độc lập, do Nhà văn Nguyên Ngọc ký đại diện

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, do Giáo sư Phạm Xuân Yêm đại diện

5. Hội Bầu Bí Tương Thân, do ông Nguyễn Lê Hùng làm đại diện

II. Danh sách cá nhân

Đợt 1

1. Lê Thân – Cựu tù nhân Côn Đáo, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Nha Trang

2. Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học – Hà Nội

3. Võ Văn Thôn – nguyên Giám đốc sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

4. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh) – Nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn.

5. Lại Thị Ánh Hồng – Nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

6. Vũ Trọng Khải, Phó Giáo sư Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp 2, Sài Gòn

7. Hoàng Hưng, Nhà thơ - Dịch giả, Sài Gòn

8. Mai Thái Lĩnh – Nhà nghiên cứu, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ – Đà Lạt

9. Trần Minh Thảo – Viết văn – Bảo Lộc, Lâm Đồng

10. Hồ Ngọc Nhuận – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

11. Nguyễn Thu Giang- Cử nhân Kinh tế, Luật sư, nguyên Phó Giám đốc sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

12. Đào Công Tiến – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

13. Kha Lương Ngãi – Nguyên Phó Tổng biên tập báo SGGP, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

14. Tô Lê Sơn- Kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

15. Phan Lữ – Nhà thơ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

16. Nguyễn Thị Kim Chi – Nghệ sĩ ưu tú, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

17. Trần Minh Quốc – Giáo chức, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

18. Đinh Đức Long – Tiến sĩ Bác sĩ – Sài Gòn

19. Lê Phú Khải – Nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

20. Lê Công Định - Luật sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng- Sài Gòn

21. Huỳnh Ngoc Chênh – Nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Hà Nội

22. Nguyễn Thúy Hạnh – thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Hà Nội

23. Đặng Bích Phượng – Hưu trí – Hà Nội

24. Nguyễn Huệ Chi – Giáo sư Ngữ văn – Hà Nội

25. Đặng Thị Hảo – Tiến sĩ Văn học – Hà Nội

26. Nguyễn Đình Nguyên – Tiến sĩ Y khoa – Austalia

27. Hoàng Dũng – Giáo sư Tiến sĩ – Sài Gòn

Đợt 2 :

28. Nguyễn Đăng Hưng – Giáo sư đại học Liège vương quốc Bỉ – Sài Gòn

29. Nguyễn Thị Khánh Trâm – Hưu trí – sài Gòn

30. Giáng Vân – Nhà thơ – Hà Nội

31. Như Quỳnh de Prelle – Vương Quốc Bỉ

32. Trịnh Đình Hòa – Hưu trí – Đống Đa, Hà Nội

33. Nguyễn Thị Từ Huy- Tiến sĩ Văn học Pháp và triết học chính trị – Sài Gòn

34. Phan Quốc Tuyên – Kỹ sư – Thụy Sĩ

35. Nguyễn Ngọc Sơn- Bác sĩ nghỉ việc – Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.

36. Nguyễn Thị Bích Hoa - Nội trợ – Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.

37. Võ Xuân Tòng – Nhà văn, hội viên Hội Nhà Văn – Hà Nội

38. Phạm Toàn – Nhà nghiên cứu giáo dục – Hà Nội

39. Trần Bang – Kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

40. Đỗ Như Ly – Kỹ sư, hưu trí – Sài Gòn

41. Dương Thị Tân – Công dân – Sài Gòn

42. Ngô Thanh Ngân – Kinh doanh – Hà Nội

43. Nguyễn Lân Thắng – Nhà hoạt động xã hội – Hà Nội

44. Lại Nguyên Ân – Nghiên cứu văn học – Hà Nội

45. Trần Tiến Đức – Nhà báo đọc lập, đạo diễn phim truyền hình và tài liệu – Hà Nội

46. Tuấn Khanh – Nhạc sĩ – Sài Gòn

47. Hà Quang Vinh – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

48. Hoàng Thị Hà – Hưu trí – Hà Nội

49. Trần Hữu Quang – Phó Giáo sư Tiến sĩ xã hội học – Sài Gòn

50. Trần Thế Việt – Nguyên bí thư thành ủy Thành phố Đà Lạt

51. Nguyễn Xuân Thọ - Kỹ sư truyền thông – Cộng hòa liên bang Đức

52. Nguyễn Tường Thụy – Nhà báo độc lập – Hà Nội

53. Hoàng Cường – Kỹ sư giao thông – Hà Nội

54. Phan Thị Hồng – Giáo viên hưu trí- Đà Nẵng

55. Đoàn Khắc Xuyên- Nhà báo – Sài Gòn

56. Đỗ Thành Nhân – MBA, tư vấn đầu tư – Quảng Ngãi

57. Nguyễn Trung Dân – Nhà báo, nguyên trưởng chi nhánh xuất bản Hội Nhà Văn phía Nam.

58. Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu –

59. Nguyễn Thành Nga – Bác sĩ, Bà Rịa - Vũng Tàu

60. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng - Nhà văn, nguyên Giáo sư Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Laval – Québec, Canada.

61. Phan Thị Hoàng Oanh- Tiến sĩ Hóa học – Sài Gòn.

62. Thùy Linh – Nhà văn – Hà Nội.

63. Vũ Ngọc Tiến – Nhà văn – Hà Nội

64. Mai Văn Tuất – Định cư tại California, Mỹ

65.Lê Thị Thanh Bình- Doanh nhân – Cộng hòa liên bang Đức

66. Lâm Quang Mỹ – Tiến sĩ, nhà thơ, dịch giả

67. Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam

68. Trần Thanh Vân – Kiến trúc sư – Hà Nội

69. Lê Văn Tâm – nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản

70. Nguyễn Xuân Diện – Tiến sĩ – Hà Nội

71.Vũ Hồng Ánh – Nghệ sĩ Violoncelle – Sài Gòn

72. Hà Dương Tường – Nhà giáo về hưu – Pháp

73. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường) – Dịch giả – Vũng Tàu

74. Cao Lập – Hưu trí – Hoa Kỳ

75. Nguyễn Văn Đức – Lao động tự do – Sài Gòn

76. Nguyễn Đào Trường – Hưu trí – Hải Dương

77. Huỳnh Sơn Phước – Nhà báo, nguyên Phõ Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ – Hội An

78. Hà Trọng Tấn – Thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

79. Đặng Quốc Tuấn – Kỹ thuật viên – Hà Nội

80. Phạm Văn Hiền- Chuyên viên trường chính trị Tô Hiệu Hải Phòng đã nghỉ hưu – Hải Phòng

81. Mai vệ – Nguyên Giám Đốc quản lý đường bộ Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

82. Nguyễn Đức – Giảng viên Đại học Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột.

83. Nguyễn Hồng – Giáo viên cao đẳng sư phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột.

84. Nguyễn Thị Kim Ngân – Giáo viên trung học Sư Phạm Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

85. Nguyễn Trí – Nhà văn, cựu chiến binh – Đăk Lăk, Buôn Ma Thuột.

86. Trần Hằng – Nhà báo Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột

87. Uông Đinh Đức – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

88. Bùi Minh Quốc – Nhà báo – Đà Lạt.

89. Vũ Ngọc Lân – Kỹ sư luyện kim – Hà Nội

90. Vũ Thư Hiên – Nhà văn – Pháp

91. Hoàng Lê Thanh – Hưu trí – Đà Nẵng

92. Hà sĩ Phu – Tiến sĩ sinh học, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ – Đà Lạt

93. Trần Thị Kim Phụng – Nội trợ – Sài Gòn

94. Lê Văn Oanh – Kỹ sư xây dựng – Hà Nội

95. Mã Lam – Nhà thơ – Sài Gòn

96. Lê khánh Luận- Tiến sĩ, nguyên Giảng viên Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn

97. Võ Văn Tạo – Nhà báo – Nha Trang

98. Nguyễn Văn Kết – Cán bộ hưu trí, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

99. Nguyễn sĩ Kiệt – Tiến sĩ khoa học kỹ thuật, hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

100. Nguyễn Nguyên Bình – Nhà văn – Hà Nội

101 – Trần Đức Quế – Chuyên viên hưu trí – Hà Nội.

102 – Trần Đình Sử – Giáo sư Ngữ văn – Hà Nội

103. Đào Văn Tùng – Cán bộ nghỉ hưu – Tiền Giang, Mỹ Tho

104. Nguyễn Văn Nghi – Tiến sĩ – Hà Nội

105. Tiêu Dao bảo Cự – Nhà văn tự do – Đà Lạt

106. Võ Thị Hảo – Nhà văn tự do – Cộng hòa liên bang Đức

107. Phùng Thị Ly – Thanh Hóa, Long An

108. Lư Văn Bảy – cựu tù nhân lương tâm – Kiên Giang

109 – Trần Thị Ngọc Anh – cựu tù nhân lương tâm – Bà Rịa, Vũng Tàu

110. Ca Dao – Nhà báo – Pháp

111. Vũ Phương Chiến – Lao động – Cộng hòa liên bang Đức

112. Hà Dương Tuấn – Việt kiều – Pháp

113. Phạm Hồng Hà – Cán bộ nghỉ hưu – Nghệ An

114. Chu Anh Tuấn – Công dân Việt Nam – Vũng Tàu

115. Đinh Nguyện Yến – Công dân Việt Nam

116. Dương Quang Trung – Công dân Việt Nam – Phan Thiết

117. Tôn Quang Trí – Nguyên phó giám đốc sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

118. Đào Tiến Thi- Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hôi ngôn ngữ học Việt Nam – Hà Nội

119. Vũ Công Minh – Cử nhân tài chính – Hải Dương

120. Nguyễn Khắc Mai – Hưu trí – Hà Nội

121. Trần Hoàng Minh – Công dân Việt Nam – Thanh Xuân, Hà Nội

122. Vũ Thái Ngọc Đinh – Tư vấn tài chính – Thanh Xuân, Hà Nội.

123. Thiều Thị Tân Daniele – cựu tù Côn Đảo , thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

124. Tống Văn Công – Nguyên Tổng biên tập báo Lao Đông – Hoa Kỳ.

Đợt 3 :

125. Nguyễn Đăng Quang – Đại tá, nguyên cán bộ công an – Hà Nội

126. JB Nguyễn Hữu Vinh – Nhà báo tự do – Hà Nội

127. Lê Mai Đậu – Hưu trí – Hà Nội

128. Ngô Văn Hiền – Kỹ sư xây dựng – Sài Gòn

129. Nguyễn Ngọc Thạch – Hưu trí – Sài Gòn

130. André Menras Hồ Cương Quyết – Nhà giáo Pháp – Việt

131. Triệu Sang – Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa – Sóc Trăng

132. Đỗ Thái Bình – Kỹ sư đóng tàu – Thành phố Hồ Chí Minh

133. Nguyễn Quý Thắng – Bác sĩ – Hà Nội

134. Đào Minh Châu – Tư vấn độc lập – Hà Nội

135. Ngô Thị Kim Cúc – Nhà văn, nhà báo – Sài Gòn

136. Nguyễn Thị Hạnh – Hưu trí – Thành phố Hồ Chí Minh

137. Nguyễn Ngọc Sơn – Kỹ sư – Pháp

138. Nguyễn Thanh Hằng – Dược sĩ Pháp

139. Chu Văn Keng – Berlin, Cộng hòa liên bang Đức

140. Vũ Thế Cường – Tiến sĩ cơ khí – Cộng hòa liên bang Đức

141. Nguyễn Thị Hiền – Cộng hòa liên bang Đức

142. Linh Hoàng – Hưu trí – Canada

143. Huỳnh Nhật Hải – Hưu trí – Đà Lạt

144. Huỳnh Nhật Tấn – Hưu trí – Đà Lạt

145. Vũ Thành Sơn – Nhà văn – Sài Gòn

146. Đoàn Công Nghị – Công dân Việt Nam – Nha Trang

147. Thiếu Khanh – Nhà thơ, dịch giả – Sài Gòn

148. Phạm Đình Trọng – Nhà văn, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng – Sài Gòn

149. Trần Xuân Hoài – Công dân Việt Nam – Hà Nội

150. Trương Minh Sâm – Nội trợ – Đồng Nai

151. Nguyễn Đình Cống – Giáo sư – Hà Nội

152. Trần Kế Dũng – Austalia

153. Hà Văn Thùy – Nhà văn – Sài Gòn

154. Nguyễn Hồng Khoái – Giám Đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp – Hà Nội

155. Khổng Hy Thêm – Kỹ sư điện – Khánh Hòa

156. Nguyễn Thiết Thạch – Lao động tự do – Sài Gòn

157. Ngô Thị Thứ – Nhà giáo về hưu – Sài Gòn

158. Nguyễn Minh Toàn – Giáo viên – Hà Nội

159. Chu Sơn – Nhà thơ tự do – Thủ Đức , Thành phố Hồ Chí Minh

160. Nguyễn Thị Kim Thoa – Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

161. Lê Phước Dạ Đăng – Làm thơ – Sài Gòn

162. Uông- Nguyễn Thị Xuân Hương – Thụy Sĩ

163. Phạm Hải – Biên kịch , đạo diễn, nhà sản xuất phim – Thành phố Hồ Chí Minh

164. Nguyễn Việt – Công dân Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

165. Phan Loan – Công dân Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh

166. Nguyễn Vinh – Công dân Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh

167. Nguyễn Ly – Công dân Việt Nam –Thành phố Hồ Chí Minh

168. Nguyễn Tấn Lộc – Làm tự do- Khánh Hòa

169. Nguyễn Tâm- Kỹ sư cơ điện –Thành phố Hồ Chí Minh

170. Hoàng Minh Tường – Nhà văn – Hà Nôi

171. Huỳnh Thu Nguyên – Kỹ sư, hưu trí – Austalia

172. Hồ Quang Huy – Kỹ sư đường sắt – Nha Trang

173. Nguyễn Trọng Hoàng – Bác sĩ – Paris, Pháp

174. Nguyễn Văn Tạc- Giáo học hưu trí – Hà Nội

175. Cao Thị Vũ Hương- Nguyên giáo viên trường Đại học Tài chính, nguyên cán bộ nghỉ hưu – Hà Nội

176. Phan Hồng Hiên- chưa chấp nhận huy hiệu 50 tuổi đảng – Sài Gòn

177. Tô Oanh – Giáo viên Trung học phổ thông nghỉ hưu – Bắc Giang

178. Nguyễn Đắc Thắng – Kỹ sư hóa học – Genève, Thụy Sĩ

179. Chí Thảo – Nhà báo – Sài Gòn

180. Trương Minh Nghiêm – Hưu trí – Sài Gòn

181. Đoàn Huy Chương – cựu tù nhân lương tâm

182. Nguyễn Quang Minh – Kinh doanh – Sài Gòn

183. Trần Văn Tòa – Công nhân

184. Nguyễn Hữu Đổng – Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư chính trị học, giáo viên – Hà Nội

185. Võ Văn Quyết – làm tại Ngân hàng Vietinbank – Nghệ An

Published in Diễn đàn