Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 29 août 2017 13:43

Hiệu ứng Harvey và dầu khí

Trận bão Harvey từ Vịnh Mexico giập vào tiểu bang Texas, nơi có thành phố Houston và vùng phụ cận là một trung tâm dầu khí lớn nhất của Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài các tổn thất về nhân mạng và kinh tế do một vụ thiên tai kinh hoàng đang giáng xuống nước Mỹ, người ta có thể tự hỏi về hiệu ứng hay hậu quả cho lĩnh vực năng lượng, gồm có dầu thô và xăng dầu. Mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này - và còn nhìn xa hơn vậy, tới tận Trung Quốc….

hieu1

Các nhân viên cứu hộ tình nguyện di tản người dân tại một khu dân cư bị ngập lụt sau cơn bão Harvey vào ngày 29 tháng 8 năm 2017 tại Houston, Texas. AFP

Nguyễn Tuấn : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông Nghĩa, khi trận bão Harvey bùng lên với cường độ dữ dội bất ngờ thì Nguyên Lam nhớ tới một sự so sánh giữa việc tiên đoán khí tượng hay thủy văn với tiên đoán kinh tế. Khoa học dự đoán về hiện tượng khí hậu của thiên nhiên mà còn gặp bất ngờ và dự báo sai, huống hồ là dự đoán kinh tế, vốn dĩ còn bị ảnh hưởng khó lường do tâm lý của cả triệu người ở khắp nơi. Dầu như vậy, tiết mục chuyên đề của chúng ta vẫn cố dự báo một số hậu quả kinh tế của trận bão Harvey trong lĩnh vực năng lượng. Ông nghĩ sao về việc đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thật ra, tôi nghĩ chức năng chính của kinh tế gia là phân tích hơn dự báo nên họ thường châm biếm nhau, đại để rằng các nhà kinh tế dự báo lầm chín vụ suy trầm kinh tế trong sáu vụ đã xảy ra tron thực tế ! Với tôn chỉ ấy, chúng ta có thể phân tích tình hình sau khi cầu mong là thiệt hại nhân mạng của trận Harvey không quá thảm khốc, chứ về kinh tế thì tổn thất nói chung có thể là trăm tỷ đô la chứ không ít. Thứ hai, khi phân tích thì ta cần mở giác độ để nhìn sự thể trên toàn cảnh, ngày nay đã là toàn cầu, hầu có thể thấy được hậu quả gần xa. Thứ ba, nếu ra khỏi không gian mà nhìn vào thời gian thì mình còn rút tỉa được nhiều kết luận khác trong trường kỳ, là chủ đề của tiết mục kỳ này.

Trong lĩnh vực năng lượng như Nguyên Lam hỏi, trước hết tôi xin đề nghị là ta cần phân biệt dầu và xăng, từ dầu đến xăng phải có nhà máy lọc dầu thành xăng. Trung tâm Houston và vùng phụ cận có nhiều nhà máy lọc dầu bị tê liệt cả tháng trời cho nên sản lượng là xăng sẽ giảm và khi số cung giảm thì giá xăng sẽ tăng, là điều thị trường đã dự báo. Thứ nữa, nói đến cái gốc ở đầu vào là dầu thô, ta cần phân biệt hai loại, dầu thô đào lên từ ngoài khơi của Vịnh Mexico có thể giảm vì các giàn khoan phải ngưng hoạt động từ một tuần nay, nhưng sản lượng dầu thô trong lục địa thì chưa và sản lượng chung sẽ không sụt như nhiều người nghĩ. Khi số cung về dầu không giảm mà số cầu lại sụt vì các nhà máy lọc dầu bị tê liệt, ta sẽ thấy hiện tượng gọi là "thừa dầu thiếu xăng". Hậu quả trước mắt là xăng tăng giá nhưng dầu sụt giá !

Nguyễn Tuấn : Thưa quý thính giả, ông Nghĩa vừa giải thích mấy yếu tố về cung cầu và giá cả khiến chúng ta hiểu ra sự kiện bất ngờ từ mấy ngày qua là giá xăng trên thị trường có hạn kỳ trong tương lai ngắn hạn đã tăng trong khi giá dầu thô lại giảm. Thưa ông, hậu quả sẽ là gì ?

hieu2

Một nhà máy lọc dầu sau trận bão Harvey vào ngày 29 tháng 8 năm 2017 tại Deer Park, Texas. AFP

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Việc cần phân biệt kế tiếp là lương thực và năng lượng. Lương thực là sản phẩm sinh tử, không có thì chết. Năng lượng là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho sự vận hành về sản xuất. Trận bão Harvey không thể đánh sụt số cung về nông sản và lương thực nên không gây nạn đói như ta đã thấy tại Venezuela từ vài năm nay. Vì vậy, hậu quả không là bài toán sinh tử cho nước Mỹ quá giàu mạnh rộng lớn, lại có cơ sở yểm trợ tỏa rộng với kinh nghiệm tích lũy từ nhiều vụ thiên tai trước đây.

Nhưng năng lượng lại khác. Năng lượng như xăng dầu là sản phẩm chiến lược nên dù tăng giá thì mọi người vẫn cần, kinh tế học gọi đó là sự đàn hồi co giãn rất thấp của số cầu, nôm na giá tăng mà số cầu không giảm. Tổn thất kinh tế nằm ở chuyện giá tăng mà số cầu không giảm. Tiền bạc cho việc phục hồi tái thiết có thể lên tới trăm tỷ đô la là phí tổn phải lấy từ đâu ra, trong đó có cả chi phí bảo hiểm lẫn giá xăng gia tăng mà người ta vẫn phải tiêu thụ. Những ai cho rằng trận bão Harvey khiến các nơi bị nạn sẽ phát triển mạnh sau nảy thì không hiểu ra mất mát tài sản và phí tổn tái thiết khi xăng lên giá.

Nguyễn Tuấn : Ông Nghĩa vừa gián tiếp giải thích trận bão Harvey có gây tổn thất thực tế mà ngân sách cứu trợ và tái thiết vẫn là sự mất mát không đền bù được vì là tiền lấy từ nơi khác. Thưa ông, thế còn bài toán năng lượng khi cả khu vực Houston bị chìm trong lũ lụt, thị trường dầu khí sẽ bị hiệu ứng ra sao trong thời gian tới ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa :  Thưa là nhìn vào cái trục không gian ở ngoài Texas và trục thời gian lâu dài, ta thấy thế kỷ 21 có hai hiện tượng nổi bật. Thứ nhất số cầu về dầu khí tại các nước đang phát triển, thí dụ Trung Quốc là xứ thiếu nước, đói ăn và khát dầu. Trong khi các nước công nghiệp hóa đã cải tiến hiệu năng tiêu thụ, là cần ít xăng dầu hơn để có cùng một sản lượng, thì số cầu đó của các nước đang phát triển vẫn tăng, làm giá dầu tăng vọt tới trăm đô la một thùng vào năm 2008. Hiện tượng kia là cách mạng thuật lý hay technology revolution, tạm gọi là gạn cát ra dầu, hay fracking. Cuộc cách mạng ấy khiến Hoa Kỳ tăng số cung làm giá dầu thô khí đốt đều giảm, là điều ta thấy từ năm 2014.

Dù dữ dội kinh hoàng, trận bão Harvey không làm các giếng dầu bỏ túi của kỹ thuật fracking nằm sâu trong lục địa bị sụt nên số cung về dầu khí không giảm mạnh như người ta lo sợ : Hoa Kỳ vẫn có thể cung cấp khoảng một triệu thùng một ngày nhờ công nghệ gạn đá phiến ra dầu. Thị trường năng lượng không dao động mạnh bằng vài cái hỏa tiễn đạn đạo mà Bắc Hàn vừa bắn qua lãnh thổ Nhật Bản khiến Âu Á gì đều thất kinh !

Nguyễn Tuấn : Vì thời lượng của chúng ta có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu kết luận về hiệu ứng của trận bão Harvey cho thị trường năng lượng. Thưa ông, người ta có thể rút tỉa được bài học gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thế giới cứ vội nói đến sự suy tàn của Hoa Kỳ, sau một thiên tai như Katrina năm 2005 hay Harvey năm nay, hoặc như ông Donald Trump đắc cử Tổng thống. Chúng ta nên quen dần với sự hàm hồ đó. Vụ Harvey sẽ cho thấy Hoa Kỳ có một thị trường năng lượng rộng lớn, sâu xa và ổn định do khả năng tự cung cấp bên trong lục địa Bắc Mỹ mà thiên tai hay bão tố không thể đánh xập được. Trong khi đó, thế giới bên ngoài có quá nhiều bất ổn, từ Trung Đông, Trung Á tới Đông Âu hay Đông Bắc Á và cả Trung Nam Mỹ với xứ Venezuela có thể vỡ nợ trên giếng dầu. Ngần ấy bất ổn đều chi phối số cung cầu và giá cả của dầu khí là sản phẩm mà các nước không có không được. Các nước có thể bị khủng hoảng năng lượng chứ nước Mỹ thì không.

Khi ấy ta mới thấy Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí chủ chốt của toàn cầu từ an ninh đến kinh tế. Thí dụ như quyết định cấm xuất khẩu dầu thô của Hành pháp Donald Trump hay của Quốc hội sẽ làm sụt số cung và đưa giá dầu lên trời làm Trung Quốc vất vả vì vẫn thiếu dầu. Hoặc ngược lại, việc cải thiện hiệu năng sản xuất sau vụ Harvey sẽ nâng số cung trên toàn cầu làm giá dầu vẫn nằm ở khoảng năm sáu chục đồng một thùng trong nhiều năm tới, khiến các nước bán dầu như Liên bang Nga hay khối Á Rập Trung Đông càng thêm khốn đốn. Trận bão Harvey cho thấy một bất ngờ khác là tiềm lực nội tại của nước Mỹ, trong khi các quyết định của chính trường Hoa Kỳ lại làm nhiều quốc gia khác bị điêu đứng !

Nguyễn Tuấn : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyễn Tuấn thực hiện

Nguồn : RFA, 29/08/2017

Published in Diễn đàn

Người Việt ở Houston 'tương thân tương trợ' vượt bão (BBC, 31/05/2017)

Tại Houston, mưa tiếp tục rơi, và tình trạng ngập lụt ở một số khu vực có thể kéo dài sang tuần tới. Nhưng nhiều người Việt tại đây vẫn đồng lòng cùng nhau vượt qua cơn bão lịch sử này.

houston1

Các tình nguyện viên đang phân loại đồ quyên góp tại Chùa Liên Hoa, Houston

Houston là thành phố lớn nhất Texas, với khoảng 80.000 người gốc Việt đang sinh sống, chiếm hơn 1/4 dân số thành phố này.

Điều này cũng có nghĩa nhiều người Việt cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ sau cơn bão.

Nhà báo Phạm Phú Thiện Giao cho BBC biết ông đến Houston tầm trưa thứ Tư.

Ông nói là đã đến thăm Nhà thờ La Vang và Chùa Liên Hoa nơi có một số người Việt đang tạm trú ẩn.

"Không có nhiều người Việt ở đây vì đến giờ phút này nước đã rút rồi, nên một số người ta về nhà xem nhà của họ có hư hại gì không. Một số người khác thì khi bạn bè biết tin đã đến đón họ về.

"Phía Nhà thờ La Vang có khoảng 5-7 người gồm hai vợ chồng người Mỹ, Chùa Liên Hoa có khoảng 4-5 gia đình, một cặp vợ chồng người Cuba".

"Sức khỏe họ tốt. Tinh thần ổn định. Đồ ăn thức uống thì không thiếu. Cộng đồng đem đến rất nhiều đồ ăn, nhiều đến mức không thể tưởng tượng được. Họ phải đem hiến tặng cho các nơi tạm trú khác. Còn về vệ sinh, các nhà thờ và chùa cũng tổ chức rất tốt, nên những người cư trú tại đây rất thoải mái.

houston2

Lương thực do các nhà hảo tâm quyên góp cho Chùa Liên Hoa để hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ bão Harvey

Khi được hỏi về những lo ngại về nhà cửa, tài sản, ông Giao chia sẻ :

"Họ không có lo ngại gì. Có thể họ có bảo hiểm, và cũng có thể họ tin vào FEMA (Cơ Quan Liên Bang Quản Lý Tình Trạng Khẩn Cấp). Họ có niềm tin là chính phủ Mỹ sẽ không để người Việt thiệt thòi bất cứ điều gì.

"Có một điều khiến tôi rất là ngạc nhiên và tôi sẽ nhớ mãi. Đó chính là tinh thần tương thân tương trợ của người Việt Nam rất là cao", ông Giao chia sẻ.

"Hầu như tất cả những người tôi gặp đều trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các công tác cứu trợ.

"Số lượng người tham gia thiện nguyện còn đông hơn số nạn nhân. Như lời ông Trần Quốc Anh, Chủ tịch cộng đồng người Việt ở Houston nói : 'Nạn nhân chưa tới mà tình nguyện viên đã đến trước rồi".

"Khi chúng tôi đến thì nước đã rút gần hết, Houston lại hiện ra là một phố giàu có, sung túc. Một số nơi còn nhiều nước thì cảnh sát vẫn chặn lại, để đợi xả hết nước".

houston3

Nhiều nơi tại Texas vẫn ngập sâu trong nước, xe cộ bị bỏ hoang

Một số cư dân khác thì may mắn hơn như ông Cường, sống phía Tây Nam Houston cho BBC biết khu vực ông ở chỉ bị ngập nước một chút.

"Mấy hôm trước không ra ngoài được, nhưng hôm nay thì đi lại được rồi", ông Cường nói. Ông nói nhiều người Việt trong khu của ông cũng không bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng".

Cơn bão nhiệt đớit Harvey đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 người, và Texas cũng đã tiến hành hơn 8,500 cuộc giải cứu với hơn 32.000 vẫn còn đang ở trong cái trạm tạm trú trên toàn tiểu bang.

Thống đốc bang Texas Greg Abbott nói "điều tệ nhất vẫn chưa qua" cho khu phía đông nam của tiểu bang này. Khoảng 10.000 thành viên khác của Vệ binh Quốc gia được biết sẽ tham gia đội vệ binh 14.000 người vốn đã đang hỗ trợ giải cứu. Giới chức và tình nguyện viên vẫn đang nỗ lực giải cứu những cư dân bị mắc kẹt.

*********************

Người Việt ở Houston gắng gượng trong bão lũ (VOA, 29/08/2017)

Người Vit ti nhiu vùng ca tiu bang Texas đi mt vi tình trng nhà ca b ngp lt, gia lúc có tin nhiu người không dám ra đường vì rn và cá su.

texas1

Một người M gc Vit, cô Catherine Phm và con trai Aiden, 13 tháng tui, được đưa khi ngôi nhà b ngp Houston hôm 27/8 sau khi bão Harvey tràn qua.

Anh Antin Huỳnh, sống mt vùng thôn quê ngoi ô thành ph Houston, nơi hng chu thit hi do cơn bão Harvey gây ra mấy ngày qua, nói rng đường xá, nhà ca xung quanh khu vc ca anh b ngp nng và có xut hin c rn và cá su phía nam thành ph.

Anh kể li :

"Khu vực này mưa nhiu. Mưa kéo dài 3-4 ngày nay gây ngp lt. Tt c các cơ s công ăn việc làm, trường hc đã đóng ca mt tun nay. Có mt vài cá su bơi qua khi nước ngp đường, tràn vào khu vc có dân cư".

Tại khu phía bc ca thành ph, nhà ca anh Khoa Ngô rt may mn không b lt, nhưng nhà ca bn anh, cũng gn đó, thì b ngp rt sâu.

Anh cho biết :

"Nhà mình không bị gì hết, nhưng cô bn ca mình cũng gn đây thôi b ngp vì khu vc thp hơn – nước dâng lên trên mc cnh báo ngp lt – 12 feet (3,6 mét). Đây là mt v ngp k lc".

houston5

Người dân Houston đi qua vùng nước ngp hôm 27/8.

Anh Khoa cho biết thêm v hoàn cnh ca người dân vùng ngp lt : "Nếu đi vào nước thì có th gp rn và kiến la. Cá su thì hiếm hơn nhưng cũng có th xy ra. Nếu ra vùng ngoi ô thì thy nhiu đàn bò lên trên đường đ trn nước, do đó lúc lái xe thì phi cn thn".

Anh Khoa còn cho hay rằng bn bè ca anh phi di chuyn vào khách sn tm, ch nước rút xung, sa cha nhà ca ri mi dọn vào li.

Là chủ mt doanh nghip Houston, anh Khoa hôm 28/8 nói rng khách hàng ca anh không ai ra đường cho nên văn phòng ca anh phi đóng ca.

"Mình xem tình hình và hỏi tt c nhân viên, biết rng nhiu người còn b kt, không vào văn phòng được. Khách hàng không ti nên mình đóng ca luôn hôm nay".

Ông Đặng Quc Vit, mt thành viên cng đng người Vit ti thành ph Houston nói rng dù cơn bão gây ngp lt nghiêm trng khp c thành ph. Tuy nhiên, theo ông, đến sáng ngày 28/8, cũng rt may mắn là chưa có tin v thương vong trong cng đng người Vit.

Ông nói :

"Cho đến thi đim này thì mi s điu tt đp, mc dù cơn bão gây tác hi rt ln, lt li ngp nhà ca rt nhiu. Mt điu may mn cho tt c mi người là chính quyn đa phương ca Hoa Kỳ luôn luôn chuẩn b sn sàng và h tr tích cc".

Ông Việt chia s thêm :

"Hầu hết người Vit trong cng đng không b nh hưởng nng lm. S người di tn hu hết là dân đa phương. Hin ti các trung tâm cu nn, tri lánh nn rt đông người. Tôi chưa có thông tin nào về trường hp người Vit b bt buc phi di tn".

Theo nhận đnh ca anh Antin Huỳnh, cơn bão Harvey dù gây mưa kéo dài nhưng không nguy him bng bão Katrina năm 2005.

"Cơn bão này không mnh như cơn bão Katrina, nhưng cơn bão này gây ngập nước trên din rng".

Bão Harvey di chuyển vào bang Texas ti 25/8 vi sc gió lên ti 210 km/h. Đây là cơn bão mnh nht M phi hng chu trong 12 năm và là cơn bão mnh nht đ b vào bang Texas trong hơn 50 năm qua.

Tính đến ti 27/8, cơn bão làm ít nhất 5 người thit mng, 14 người b thương, và khong 240.000 người phi sng trong tình trng không có đin.

quan Thi tiết Quc gia M ngày 27/8 cho biết lượng mưa ti nhiu khu vc thành ph Houston trong 48 gi trước đó là 76 cm. D báo, mưa lớn sẽ còn tiếp din.

Tổng thng M Donald Trump đã ký ban hành tuyên b thm ha cho bang Texas và d kiến s ti bang này vào ngày 29/8 đ kim tra thit hi do bão Harvey gây ra.

Published in Quốc tế