Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

CIA dự báo : Cạnh tranh Mỹ -Trung sẽ còn bao trùm hai thập kỷ tới

Le Point số ra tuần này dành trang quốc tế cho những dự báo tương lai thế giới đến năm 2040 của CIA. Cơ quan tình báo Mỹ phác họa một bức tranh tối màu về một thế giới với trật tự quốc tế hỗn loạn và quyết tâm của Trung Quốc muốn thống trị thế giới.

cia1

Sảnh chính vào trụ sở tổng hành dinh Cơ quan tình báo Mỹ CIA Langley, Virginia, Hoa Kỳ.  AP - J. Scott Applewhite

Báo cáo về hiện trạng thế giới từ nay đến 2040 được tình báo Mỹ làm 4 năm một lần vào đầu nhiệm kỳ tổng thống để lãnh đạo nước Mỹ nắm bắt tình hình. Trong báo cáo ra năm 2021 lần này, Cục tình báo quốc gia Hoa Kỳ bao gồm CIA và các sở tình báo khác của Mỹ, mô tả một thế giới trong tương lai mất cân bằng, chia rẽ, tranh chấp nhau ở mọi cấp độ. Tài liệu của tình báo Mỹ vừa được xuất bản bằng tiếng Pháp có tiêu đề : Thế giới 2040 nhìn từ CIA, vẽ ra 5 kịch bản có thể cho tương lai thế giới.

Một trong những kịch bản đó cho rằng các nền dân chủ phương Tây sẽ "không hồi phục hoàn toàn vì trận đại dịch Covid-19, nền tảng các xã hội ngày càng rạn nứt và thế giới lún dần vào tình trạng vô chính phủ". Trật tự quốc tế được mô tả như là "không có lãnh đạo, hỗn loạn, bất ổn".

Theo Le Point, trong kịch bản này Trung Quốc lợi dụng những khó khăn của phương Tây để mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Thái độ hung hăng của nước này gia tăng ở Châu Á "làm tăng nguy cơ xung đột quân sự với các cường quốc khác trong vùng, đặc biệt là vì nguồn tài nguyên thiết yếu, các tác giả của báo cáo ghi nhận. Trái lại các nước đang phát triển có dân số trẻ nhưng lại không có nhiều việc làm cảm thấy buộc phải đấu dịu trước các đòi hỏi của Trung Quốc với hy vọng có được đầu tư và viện trợ mà họ đang cần".

Bùng nổ các thách thức quốc tế

Báo cáo phác họa một bức tranh thế giới u ám, bùng nổ nhiều thách thức quốc tế. Le Point trích dẫn một số thách thức cơ bản được tài liệu của tình báo Mỹ nhấn mạnh :

Về tác động của hiện tượng khí hậu trái đất ấm lên. "Trong vòng hai thập kỷ tới, dân số tăng, đô thị hóa nhanh chóng và việc quản lý không tốt đất đai và nguồn tài nguyên sẽ làm kịch phát thêm các tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển".

Về phát triển công nghệ, từ nay đến 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được áp dụng rộng rãi và cải thiện hầu hết các khía cạnh đời sống. "Tuy nhiên nguy cơ đặt ra là trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng vào trong chiến tranh hay để phục vụ những ý đồ xấu như khủng bố hay để kiểm soát dân chúng vì mục đích chính trị".

Trong vòng hai thập kỷ tới, "cường độ cuộc cạnh tranh và tranh giành ảnh hưởng trên thế giới sẽ đạt mức cao nhất từ sau chiến tranh lạnh (…) Trong môi trường thế giới cạnh tranh dữ dội, nguy cơ xung đột giữa các quốc gia cũng có thể tăng vì nhiều lý do. Quân đội của các cường quốc có thể sẽ cố tránh các xung đột cường độ cao, thậm chí là chiến tranh tổng lực. Nhưng nguy cơ bùng nổ xung đột sau những tính toán sai lầm hay không chấp nhận thỏa hiệp về các vấn đề căn bản sẽ có thể tăng (…)"

Báo cáo của CIA nhận định, "các cuộc xung đột vùng và giữa các quốc gia, áp lực dân số, môi trường bị hủy hoại và dân chủ tụt hậu sẽ làm dấy lên căng thẳng chính trị, kinh tế, xã hội". Đó là những yếu tố thuận lợi để cho khủng bố trỗi dậy. Nguy hiểm nữa là "các tiến bộ công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và khả năng kết nối internet của các vật dụng, sẽ mang lại cho những kẻ khủng bố khả năng tiến hành các vụ tấn công quy mô lớn bằng cách triển khai các phương pháp tấn công từ xa và cộng tác với nhau xuyên biên giới".

Đảng cộng sản Trung Quốc 100 tuổi

Trong một bài xã luận mang tiêu đề : "Trung Quốc, 100 năm của chủ nghĩa cộng sản", Le Point chú ý đến sự kiện chế độ Bắc Kinh chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc.  Bài báo của tác giả Nicolas Baverez đưa ra quan điểm cho rằng Trung Quốc giờ đây đối với thế giới không chỉ là thách thức về hệ tư tưởng mà còn về kinh tế, công nghệ. Các nền dân chủ phải liên minh với nhau để ngăn chặn.

Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập tại Thượng Hải, ngày 23/07/1921, đến năm 1949 giành được chính quyền với việc thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đến giờ, Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, Đảng cộng sản Trung Quốc với vị thế độc tôn ở trong nước đang nhắm tới đích 2049 Trung Quốc trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới. 

Tác giả bài xã luận quan sát thấy, "kỷ niệm 100 năm ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc là dịp để phong thánh cho Tập Cận Bình như là người kế tục của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình". Dịp kỷ niệm một quá khứ được huyền thoại hóa này sẽ gắn với những hào quang hiện tại cùng sự tán dương tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Bài xã luận nhấn mạnh, Trung Quốc giờ đây là "thách thức toàn diện đối với Hoa Kỳ. Khác với Liên Xô, thách thức không chỉ là ý thức hệ mà còn là kinh tế, công nghệ. Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng lại là đối tác công nghiệp, thương mại và tài chính. Là một nhà nước toàn trị, nhưng Trung Quốc cũng là tác nhân lớn của quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập và kết nối với tất cả các châu lục".

Tuy nhiên dưới bóng hào quang được tuyên truyền, người khổng lồ cộng sản Trung Quốc còn bộc có không ít những điểm yếu.

Quyết tâm trở thành cường quốc kinh tế công nghệ của Trung Quốc đang vấp phải nhiều vấn đề nội tại của mô hình kinh tế xã hội và chính trị. Việc tái khẳng định tư tưởng cộng sản mâu thuẫn với việc bùng nổ bất bình đẳng cũng như với tệ tham nhũng của các quan chức đảng. Rồi chính sách đối ngoại hung hăng càng làm xuất hiện liên minh các nước quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc, đặc biệt là ở Châu Á.

Cuối cùng tác giả kết luận : Với các nền dân chủ, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc phải là dịp để soạn thảo một chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, xoay quanh ba ý chính sau :

Thứ nhất : "Trái với những ảo tưởng mà Phương Tây vẫn bám giữ lâu nay, Trung Quốc không phải là một chế độ độc đoán mà là một nhà nước toàn trị theo đuổi mục đích loại trừ tự do ở trong nước cũng như ngoài biên giới của mình".

Thứ 2 : "Các phương tiện sức mạnh mà Trung Quốc tích lũy được chỉ có thể bị kiềm chế bởi một liên minh các nền dân chủ, không giới hạn trong Phương Tây".

Thứ 3 : "Trước các mối đe dọa Trung Quốc, các nền dân chủ, như đã từng làm trong thời chiến tranh lạnh để chống lại Liên Xô, phải áp dụng binh pháp Tôn Tử, tức không cần dùng đến chiến tranh mà vẫn khiến kẻ địch phải quy hàng mới là chiến thắng vang dội nhất".

Ấn Độ : Thảm cảnh làn sóng dịch thứ 2, trách nhiệm của Modi

Khủng hoảng dịch Covid-19 vẫn là đề tài không thể thiếu trên các báo vào thời điểm này, các tuần báo Pháp quan tâm đặc biệt đến tâm dịch của thế giới hiện nay là Ấn Độ, nơi từ nhiều tuần qua đang bị cuốn chìm vào trong thảm họa của sóng dịch thứ 2.

L’Express ghi nhận qua hàng tựa bài "Từ chỗ đang ra khỏi khủng hoảng đến cơn ác mộng y tế". Tuần báo nhắc lại, hồi đầu tháng Hai năm nay, ở Ấn Độ số lượng ca nhiễm virus corona đã xuống đến mức thấp nhất. Trong bang Uttar Pradesh có vùng đồng bằng sông Hằng, cuộc sống đã trở lại như bình thường. Lại thấy cảnh giao thông chen chúc hỗn loạn, chợ đông kín, mọi người đã bỏ đeo khẩu trang.

Chỉ ba tháng sau, không khí sảng khoái đó đã nhường chỗ cho hoảng loạn : Mỗi ngày hơn 400 nghìn ca nhiễm. Theo L’Express, đó chỉ là con số chính thức, nhiều tổ chức của Mỹ hay Anh ước tính con số còn phải cao gấp 5 đến vài chục lần như vậy. Tương tự với số người chết, chính quyền đưa con số trên 3.600 người mỗi ngày, nhưng trang thông tin rất nghiêm túc ở Ấn Độ IndiaSpend cho rằng số ca tử vong hàng ngày phải là trên dưới 50 nghìn.

L’Express mô tả các cảnh tượng xác người chết chất đống trong các phố có thể thấy ở Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh cũng như ở thủ đô New Delhi. "Những hình ảnh kinh hoàng như trong chiến tranh. Xác người chết không kịp thiêu vì thiếu củi…". 

Tuần báo Pháp cho rằng có thể lý giải cho thảm họa này là do sự xuất hiện biến thể virus mới, nhưng còn vì hành vi vô trách nhiệm từ chính phủ của thủ tướng Narendra Modi, khi cho duy trì các cuộc bầu cử địa phương cùng các cuộc vận động tranh cử tập hợp hàng trăm nghìn người. Trong khi siết chặt hạn chế đi lại với người Hồi giáo nhân mùa chay ramadan thì chính quyền để hàng triệu người theo đạo Hindu được tự do hành hương đến sông Hằng tắm trong lễ hội Kumbh Mela.

Cùng cái nhìn với L’Express, tuần báo Courrier International có bài : "Covid 19 : Modi đã làm Ấn Độ quỵ ngã". Bài báo nhận xét, "làn sóng ồ ạt lây nhiễm Covid-19 đổ vào đất nước này cho thấy những yếu kém của hệ thống y tế Ấn Độ. Nó càng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và căng thẳng tôn giáo". Trách nhiệm thuộc hoàn toàn vào thủ tướng Narendra Modi và chính phủ của ông bởi thái độ chủ quan ngạo mạn.

Đầu năm nay, trên diễn đàn Davos, ông Modi còn khẳng định đang cứu cả hành tính nhờ vac-xin được sản xuất tại Ấn Độ. Ông huênh hoang khoe đất nước mình là "nhà thuốc của thế giới" và rằng mô hình y tế của Ấn Độ rất thích hợp cho chống dịch Covid-19… Vậy mà giờ đây hệ thống y tế của Ấn Độ bị gục ngã vì không có thuốc, thiếu oxy cho chính dân mình, đẩy đất nước vào thảm cảnh nhân đạo.

Hồi tháng 3 vừa qua, khi làn sóng dịch đầu tiên chưa qua hẳn, chính phủ đã hô hào chiến thắng dịch và cho các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thường. Đây là cái giá mà người Ấn Độ phải trả cho sự chủ quan và ngạo mạn của chính phủ dân tộc chủ nghĩa của thủ tướng Narendra Modi.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

hatang1

Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) ca Trung Quc l ra là mt ngun vn hp dn đối vi Vit Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất.

Quyết định của Việt Nam trong việc sử dụng vốn Mỹ thay vì vốn Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt – Mỹ mà còn cho thấy Mỹ đang phản ứng trước việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng thông qua sáng kiến BRI. Nếu những dự án này thành công, chúng sẽ mang lại uy tín cho cách tiếp cận của Mỹ và cung cấp cho các nước khu vực một lựa chọn khả dĩ thay thế cho BRI.

Việt Nam hướng tới điện sạch

Tính đến đầu năm 2020, tổng công suất lắp đặt của các dự án điện tại Việt Nam là 54,88 gigawatt (GW), trong đó các nhà máy thủy điện và nhiệt điện than chiếm 71,46%. Tuy nhiên, các nguồn điện truyền thống này có những hạn chế.

Ngoài việc thiếu các vị trí thích hợp để xây dựng các nhà máy thủy điện mới, chỉ trích đối với các dự án thủy điện ngày càng tăng sau những trận lũ và thảm họa lở đất gần đây liên quan đến một dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm không khí và cam kết tăng cường phát triển xanh của Việt Nam đã khiến công chúng ngày càng phản đối nhiệt điện, khiến các nhà máy nhiệt điện than mới bị từ chối. Các tỉnh như Bạc Liêu, Bình Thuận, Long An, Nghệ An, Hà Tĩnh… đều đã hủy bỏ các dự án nhiệt điện than được quy hoạch tại địa phương mình.

Các nhà tài trợ quốc tế cũng gây sức ép buộc các nhà đầu tư rút khỏi các dự án nhiệt điện than ở Việt Nam. Một nhóm nhà đầu tư gần đây đã thúc giục Mitsubishi và bảy công ty Nhật khác rút khỏi dự án nhiệt điện than Vũng Áng 2 ở tỉnh Hà Tĩnh. Do ngày càng có nhiều ngân hàng quốc tế từ chối tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than, việc cấp vốn trở nên ngày càng khó khăn. Nguồn tài trợ khả thi nhất cho các nhà máy nhiệt điện than mới hiện nay là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, bên đi vay sẽ phải sử dụng công nghệ Trung Quốc, thường được coi là kém tiên tiến hơn và gây ô nhiễm nhiều hơn. Tình cảm chống Trung Quốc gia tăng ở Việt Nam cũng sẽ là một thách thức lớn.

Để giảm phụ thuộc vào thủy điện và điện than, Việt Nam đã đưa ra các khuyến khích nhằm thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo. Tính đến năm 2020, điện mặt trời và điện gió chiếm 11,05% công suất phát điện của Việt Nam. Đến tháng 8 năm 2020, 23GW năng lượng tái tạo đã được bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia, bao gồm 11,2GW điện mặt trời và 11,8GW điện gió. Trong vài năm tới, khi các dự án năng lượng tái tạo này hoàn thành, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, do năng lượng tái tạo phụ thuộc vào thời tiết nên Việt Nam cần các nguồn điện ổn định hơn. Các nhà máy điện LNG là lựa chọn hứa hẹn nhất vì chúng sạch hơn điện than trong khi an toàn hơn và dễ xây dựng hơn các nhà máy điện hạt nhân. Việt Nam đang có kế hoạch phát triển 10,4GW điện khí mới cho tới năm 2028, chủ yếu sử dụng LNG nhập khẩu. Thách thức chính là làm sao có được nguồn vốn cho các dự án này.

Tiền Mỹ

Việt Nam đã phát triển hơn 10 nhà máy điện khí, nhưng hầu hết trong số đó (trừ dự án Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đều do các nhà đầu tư trong nước phát triển. Các nhà máy này sử dụng khí từ các mỏ khí của Việt Nam ở Biển Đông. Vì nguồn cung khí trong nước bị hạn chế do các dự án phát triển khí mới bị trì hoãn, Việt Nam nhận thấy việc thu hút các nhà đầu tư Mỹ xây dựng các nhà máy điện sử dụng LNG nhập khẩu từ Hoa Kỳ là một lựa chọn thuận tiện vì nhiều lý do.

Thứ nhất, biện pháp này sẽ giúp củng cố quan hệ Việt – Mỹ. Đây là một mục tiêu quan trọng vì Việt Nam mong muốn duy trì quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ vì các lợi ích kinh tế và chiến lược. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi hợp tác chiến lược với Washington có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của Việt Nam nhằm cân bằng lại Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ hai, nhập khẩu LNG từ Mỹ sẽ giúp làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, vốn lên tới 55,8 tỷ đô la vào năm 2019. Thâm hụt thương mại ngày càng tăng là một nguyên nhân chính gây bất bình cho chính quyền Donald Trump. Vào tháng 12 năm 2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam và cáo buộc Việt Nam thao túng đồng nội tệ để đạt được các "lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế". Nhập khẩu LNG từ Mỹ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép là giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ và cải thiện an ninh năng lượng quốc gia.

Thứ ba, hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân Hoa Kỳ sẽ làm giảm rủi ro tài chính và chính trị cho Việt Nam. Không giống như các khoản vay của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI thường được thu xếp thông qua các thỏa thuận cấp chính phủ và yêu cầu được chính phủ sở tại bảo lãnh, hầu hết các dự án điện LNG ở Việt Nam đều do các nhà đầu tư tư nhân đề xuất theo mô hình nhà sản xuất điện độc lập.

Theo mô hình này, Chính phủ Việt Nam chỉ cần cam kết mua điện từ các dự án đó với mức giá thỏa thuận trước. Các nhà đầu tư sẽ tự thu xếp tài chính để xây dựng dự án, qua đó giúp giảm gánh nặng tài chính cho chính phủ Việt Nam.

Thứ tư, do Washington đang hỗ trợ ngành công nghiệp LNG để biến Mỹ thành nhà sản xuất và xuất khẩu LNG dẫn đầu thế giới, nhập khẩu LNG của Mỹ có thể là một lựa chọn bền vững cho Việt Nam về cả giá cả lẫn khả năng cung ứng. Hơn nữa, với năng lực tài chính và kỹ thuật đã được chứng minh, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể đảm bảo thực hiện tốt các dự án của họ mà không vấp phải các vấn đề thường gắn với các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ, đặc biệt là vấn đề đội vốn và chậm tiến độ.

Tính đến tháng 12 năm 2020, hơn 20 dự án điện LNG đã được đề xuất tại Việt Nam. Trong số này, có hai dự án của các nhà đầu tư Mỹ đã được cấp phép. Trong vài năm tới, dự kiến ​​s có thêm nhiu d án do M hu thun được thông qua.

Lựa chọn thay thế cho BRI ?

Những dự án này được hậu thuẫn không chỉ bởi Việt Nam mà cả Mỹ. Một ví dụ là dự án nhà máy điện LNG Bạc Liêu. Dự án này được phát triển bởi Delta Offshore Energy, một công ty được thành lập tại Singapore nhưng thuộc sở hữu của ba cổ đông người Mỹ. Vào tháng 9 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa dự án vào Chương trình Vận động Thương mại Hoa Kỳ, cho phép dự án được hưởng một số lợi ích nhất định, bao gồm cả các nỗ lực vận động hành lang do các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tiến hành. Ngay sau đó, dự án đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch điện 7 vào tháng 12 năm 2019. Kể từ đó, đây được coi là một dự án hợp tác năng lượng Việt – Mỹ tiêu biểu. Tại Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2020, dưới sự chứng kiến ​​ca Phó Th tướng Vit Nam Phm Bình Minh và Đại s Hoa K ti Vit Nam Daniel J. Kritenbrink, Delta Offshore Energy đã ký tha thun hp tác tổng thể với ba công ty khác của Mỹ (Bechtel , General Electric và McDermott) để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án.

Bình luận về sự kiện này, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết "Hoa Kỳ cam kết giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của mình".

Sự hậu thuẫn của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các dự án điện LNG do các nhà đầu tư Hoa Kỳ dẫn dắt ở Việt Nam là một ví dụ điển hình về cách Hoa Kỳ đang phản ứng lại với BRI. Kể từ khi khởi động BRI vào năm 2013, Trung Quốc đã có thể sử dụng sáng kiến ​​này nhm thúc đẩy chương trình ngh s kinh tế và chiến lược ca mình trên toàn khu vc, gây sc ép lên M và các đồng minh. Mt yếu t quan trng khiến nhiu quc gia trong khu vc hưởng ng BRI là bi đây gn như là la chn duy nht trong khu vc. Các dự án điện LNG mà Mỹ đang hỗ trợ cho thấy Washington đang muốn mang đến cho các nước trong khu vực một lựa chọn thay thế.

Vào tháng 11 năm 2019, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Khung Hợp tác Tăng cường Tài chính cho Cơ sở hạ tầng. Sáng kiến ​​này được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu chung của hai bên là hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư của khu vực tư nhân theo định hướng thị trường. Washington đã ký các thỏa thuận tương tự với Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Singapore và Thái Lan.

Sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân khiến cách tiếp cận của Mỹ đối với việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực khác với cách tiếp cận của Trung Quốc vì các dự án BRI chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chi phối. Hơn nữa, trong khi hầu hết các dự án BRI sử dụng các khoản vay được thu xếp thông qua các thỏa thuận cấp chính phủ hoặc do các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc tài trợ vốn, các dự án do Mỹ hậu thuẫn sử dụng các thỏa thuận thu xếp vốn theo cơ chế thị trường được thương lượng giữa các nhà đầu tư và các chủ nợ quốc tế. Việc Mỹ thúc đẩy các dự án LNG cũng trái ngược với BRI vốn tập trung vào các nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện than. Tại Việt Nam, các nhà đầu tư và nhà thầu Trung Quốc đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than và cho đến nay dự án duy nhất tại Việt Nam được Trung Quốc xếp vào khuôn khổ BRI là nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 1 (1,2GW) ở tỉnh Bình Thuận.

Mỹ cũng đang hợp tác với Nhật Bản để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Năng lượng Chiến lược Nhật Bản – Hoa Kỳ. Tháng 12/2020, hai nước cam kết hỗ trợ tài chính để Việt Nam xây dựng các nhà máy điện và các cơ sở lưu trữ LNG.

Sự hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh làm nổi bật một sự khác biệt nữa trong cách tiếp cận của Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc tài trợ cho các dự án BRI chủ yếu bằng tiền của mình, Mỹ đã cố gắng thu xếp các nguồn lực chung với các đối tác. Về lâu dài, cách tiếp cận này sẽ làm cho chiến lược của Mỹ trở nên bền vững hơn.

Lợi thế của Mỹ ?

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung đã gia tăng đáng kể từ năm 2013 khi Trung Quốc bắt đầu triển khai BRI. Cho đến gần đây, Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy BRI một phần là do Mỹ thiếu một chiến lược phù hợp để cạnh tranh với sáng kiến này. Tuy nhiên, các dự án điện LNG do Mỹ hậu thuẫn ở Việt Nam cho thấy Washington đang thực hiện các bước đi cụ thể để chống lại BRI. Một chiến lược giúp các nước trong khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao phù hợp với tầm nhìn chiến lược của Mỹ cũng đang dần hình thành. Đây sẽ một thách thức đối với BRI ngay tại thời điểm sáng kiến này ​​ca Trung Quc đang vp phi nhng khó khăn trong nước và quc tế, dn đến vic Bc Kinh quyết định gim quy mô ca BRI.

Một lựa chọn thay thế cho BRI sẽ là tin vui cho các nước trong khu vực vì họ có thể tránh được sự phụ thuộc vào một nguồn vốn duy nhất. Cạnh tranh cũng sẽ buộc Trung Quốc phải có trách nhiệm hơn và đưa các hoạt động cho vay của mình trở nên minh bạch hơn, bền vững hơn và phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Nếu Mỹ và các đồng minh có thể triển khai thành công mô hình tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và nhân rộng mô hình này sang các nước khác, Washington có thể củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và chống lại ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư Hoa Kỳ mang lại nguồn vốn quan trọng vào thời điểm Việt Nam đang rất cần thêm các nhà máy điện. Nếu các dự án điện LNG này thành công, Việt Nam cũng có thể xem xét thu hút các nhà đầu tư Mỹ vào các dự án cơ sở hạ tầng khác. Trong khi đó, ưu tiên trước mắt của Việt Nam và Hoa Kỳ là đảm bảo các dự án này sẽ được thực hiện thành công. Một thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải là làm thế nào để quản lý giá điện bán lẻ do điện LNG nhìn chung đắt hơn điện than hoặc thủy điện. Nếu thách thức này được giải quyết, có lý do để tin rằng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ về phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ tiếp tục được tăng cường trong thập niên tới.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 01/03/2021

Phiên bản tiếng Anh đã được xuất bản bởi South China Morning Post. Phiên bản đầy đủ đã được xuất bản trên ISEAS Perspective, số 2021/2.

Published in Diễn đàn