Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

taihoa1

Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.

Môi trường và chính trị

Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.

Thế nhưng vụ Formosa không được Bộ tài nguyên và môi trường xếp vào một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2016.

Trong 10 sự kiện nổi bật mà Bộ tài nguyên môi trường công bố, có phân nửa là các nghị quyết, hay chỉ thị của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét về danh sách 10 sự kiện này :

"Tôi chỉ nhớ lóa ng thóa ng tôi đọc cách đây vài ngày, không còn nhớ rõ, mà nó chả đáng là những sự kiện, trong đó có chuyện triển khai nghị quyết đảng chi đó, chỉ là những chuyện vớ vẩn chẳng phải là một sự kiện".

Rất nhiều người được chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng không thể chối cãi rằng thảm họa Formosa là một sự kiện cực kỳ lớn, thậm chí mang tầm vóc quốc tế, xuyên biên giới.

Tuy nhiên một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng :

"Nó (vụ Formosa) không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một câu chuyện chính trị nữa, cho nên tôi cũng không rành lắm. Đâu phải vấn đề gì dân đồng ý mà họ đồng ý đâu".

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vụ Formosa không chỉ đơn giản là một tai nạn do doanh nghiệp gây ra mà nó còn liên quan đến hàng loạt quan chức Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty này, từ ông cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng cho đến viên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vì thế theo ông Huỳnh Ngọc Chênh :

"Qua những chuyện như vậy thì thấy rằng họ không đưa sự kiện Formosa vào trong 10 sự kiện là họ có ý đồ, muốn bưng bít không cho người dân nhớ đến chuyện này".

Lên tiếng giải thích với công luận Việt Nam tại sao vụ Formosa không được đưa vào làm một trong những sự kiện quan trọng của ngành tài nguyên môi trường, một quan chức Việt Nam của Bộ Tài nguyên và môi trường nói rằng chỉ ghi nhận những sự kiện mang tính tích cực mà thôi.

Một cựu viên chức từng phụ trách ngành dân vận của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai nói với chúng tôi rằng việc đưa tin tức theo kiểu chỉ loan báo những điều tốt đẹp vẫn còn trong não trạng quan chức Việt Nam.

"Đó là cái bệnh, cái tật bệnh của chủ nghĩa Mác Lênin, phải nói thẳng như vậy. Bởi vì thực chất người ta coi dân không ra gì. Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch".

Ông Nguyễn Khắc Mai còn so sánh chế độ của đảng cộng sản ngày nay còn kém hơn các triều đại phong kiến trước kia, khi vua quan đứng ra nhận lỗi lầm hoặc tổ chức tưởng nhớ những người dân thiệt mạng khi những vụ thiên tai địch họa xảy ra.

Thông tin có lợi và thông tin có hại

VIETNAM-ENVIRONMENT-FISHING-TAIWAN

Từ trái qua : Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo

Nhận định về việc loan truyền tin tức về những vụ tiêu cực tại Việt Nam trong những năm vừa qua nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin điện tử nên những người cầm quyền tại Việt Nam cũng cho phép một sự thông tin tự do hơn :

"Càng ngày nhà nước cũng mạnh dạn công khai thông tin, kể cả những thông tin tiêu cực, không bưng bít một cách tuyệt đối như ngày xưa. Nhưng việc công khai nó ra cũng chưa đến đâu cả, vẫn tùy theo thông tin, có lợi hay không có lợi cho đảng, cho nhà cầm quyền".

Liên quan đến tại họa môi trường Formosa, ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng có lẽ chính quyền sợ rằng nếu xếp vụ này vào một trong 10 sự kiện nổi bật nhất trong ngành môi trường trong năm 2016, nhà nước sợ rằng dân chúng sẽ vin vào đó tiếp tục đòi hỏi việc đền bù cho mình, hay là sẽ tiếp tục kéo theo những cuộc phản kháng.

Cách nhìn nhận vấn đề như vậy của nhà nước Việt Nam bị ông Nguyễn Khắc Mai cho là rất kém, lợi bất cập hại :

"Ngu xuẩn thì mới làm như vậy, chứ nếu mà khôn ra thì biết an ủi dân, để từ đó người ta có thể quên đi, người ta tha thứ cho. Còn làm như thế này tưởng để người ta quên đi, nhưng thật ra lại nhấn vào, khoét sâu vào nổi đau của dân tộc".

Một nửa sự thật

Theo kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng phản kháng thành công việc xây dựng hai nhà máy thủy điện có nguy cơ gây hại môi trường trên sông Đồng Nai, thì cái cách nhìn nhận vấn đề hiện nay của chính quyền là cái cách chỉ đưa ra được phân nửa sự thật. Ông nói tiếp :

"Vấn đề là sự thật cần được nhìn nhận, nhìn nhận được rồi thì mình sẽ có cách để chuyển hóa, để cho nó tốt hơn. Không dám nhìn nhận sự thật thì nó rất là khó. Mà trong bối cảnh này thì sự thật chưa được nhìn nhận, cũng như nhiều sự thật trước kia không được nhìn nhận".

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường sau vụ Formosa, một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc thảm họa Vũng Áng Formosa :

"Đó là một sự kiện vô cùng lớn, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, làm cho bao nhiêu ngư dân điêu đứng, làm cho cả một nền kinh tế biển và du lịch ở cả dãy đất miền Trung bị thiệt hại nặng nề. Mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa tìm ra lối ra để sinh sống. Cho nên đó là một sự kiện rất lớn".

Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ông lo rằng những diễn biến sau khi xảy ra thảm họa, cái cách nhà cầm quyền giải quyết sự việc là một điều nguy hiểm rất nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay :

"Tôi sợ đây là một vấn đề mà tôi cho là sự suy đồi văn hóa, một văn hóa chính trị đang suy đồi, và đấy là nỗi bất hạnh của dân thôi".

Ông Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang thực hiện thành công khu du lịch sinh thái Rừng Gọi tại vùng Nam Cát Tiên, lại có cái nhìn lạc quan hơn, mặc dù ông vẫn cho rằng có nhiều câu chuyện về môi trường tại Việt Nam không kết thúc có hậu như chuyện ông và đồng nghiệp phản đối các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai. Theo ông thì để giải quyết những vấn đề đó cần một sự can đảm của tập thể những nhà cầm quyền, dám nhìn thẳng vào sự thật.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA tiếng Việt, 09/01/2017

**********************

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát Formosa trước khi cho hoạt động (RFA TIẾNG VIỆT, 09/01/2017)

VIETNAM-CHINA-POLITICS-ECONOMY-RIOT

Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh chụp vào ngày 03 tháng mười hai năm 2015. AFP photo

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, chỉ khi đáp ứng các điều kiện mới cho phép hoạt động.

Ông Trịnh Đình Dũng đã khẳng định như vừa nêu khi tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 9/1 của ngành tài nguyên môi trường, để tổng kết năm 2016 và triển khai hoạt động năm 2017.

Theo đó, đối với nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phải kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư về công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường, công tác quản lý môi trường.

Được biết Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hồi tháng 4 năm ngoái đã xả thải không qua xử lý ra môi trường biển, gây ra thảm họa môi trường 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị tới Thừa Thiên Huế và bồi thường cho chính phủ Việt Nam 500 triệu USD.

Thảm họa môi trường đã làm hàng trăm ngàn ngư dân và gia đình 4 tỉnh miền Trung mất việc làm, mất sinh kế và cho đến nay hoạt động nghề biển vẫn chưa thể hồi phục.

Tuy nhiên, trong 10 sự kiện môi trường hàng đầu của năm 2016 mà Bộ Tài Nguyên- Môi trường công bố vào đầu tháng 1 vừa qua, không có thảm họa môi trường do Formosa gây nên như vừa nêu.

RFA tiếng Việt 

Published in Diễn đàn
dimanche, 08 janvier 2017 23:06

Formosa sự kiện năm 2017

formosa1

Quy mô dự án Formosa Hà Tĩnh lớn đến đâu?

Khởi đi từ tháng 4/2016, khi nhà máy liên hợp thép Formosa, ở khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả chất độc gây ô nhiểm biển bốn tỉnh miền trung Việt Nam. Mới đầu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với sự chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cứ nghĩ rằng việc cá chết hàng loạt trên biển do Formosa xả thải, chỉ là chuyện vặt nằm trong sự kiểm soát. Bằng chứng là phát hiện cá chết ngày 20, thì ngay sau đó :

Sáng nay (22/4), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương gồm các đồng chí Nguyễn Văn Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Văn Nên – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ươngđã đi kiểm tra tiến độ dự án Formosa và mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới. Cùng tham dự có nhiều vị lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể địa phương (nguyenphutrong.org).

Tuyệt không có lời nào nói đến thảm họa biển vừa xảy ra không biết ông Trọng vô tâm hay há miệng mắc quai. Việc này chưa được kiểm chứng, nhưng nghe đồn Võ Kim Cự, nguyên bí thư Hà tĩnh tham mưu cho Formosa tặng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bức tượng Hồ Chí Minh bán thân bằng vàng, nặng tới 50kg. Từ trước tới nay Nguyễn Phú Trọng vẫn được tiếng là thanh liêm, không nhận hối lộ.

Khi bức xúc của dân chúng lên cao do những khó khăn của thảm họa gây ra, cùng với sự lan truyền chóng mặt của mạng truyền thông xã hội. Chính phủ khi ấy mới vội vàng vào cuộc, nhưng với bản chất của chính phủ do đảng mượn tiếng nhân dân lập ra. Không có đủ bản lĩnh, tầm nhìn và trách nhiệm để giải quyết vấn đề. Vậy nên mới có chuyện chính phủ chối quanh.

Thứ trưởng bộ tài nguyên môi trường Võ Tuấn Nhân, trong buổi họp báo trả lời vòng vo rằng tại thủy triều đỏ, tại tảo nở hoa v.v. Rồi nói trượt rằng :

Đến thời điểm tối qua (27/4), các bộ, ban ngành, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam có kết luận ban đầu và chưa có bằng chứng, căn cứ nào để kết luận cá chết có liên quan đến Formosa và các nhà máy trên địa bàn. Có vẻ như chính phủ cố tình thử phản ứng của dân chúng đến đâu thì xử lý đến đó, xem dân chúng như mớ bung xung. Cốt sao giữ cho họ không nổi loạn, rồi biến thành khởi nghĩa, mà phế truất quyền lãnh đạo của đảng.

Biểu tình đòi minh bạch thông tin, đòi bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường biển, xảy ra thường xuyên, khiến chính phủ không thể bưng bít được nữa, buộc phải thương thảo với Formosa để đưa ra giải pháp. Đây có lẽ là một thỏa thuận khó khăn cho đảng và nhà nước Việt Nam. Thỏa thuận khó khăn vì nó không đơn giản là một hợp đồng kinh tài của tập đoàn Formosa với Việt Nam, mà nó đan xen bởi hối mãi quyền lực và lợi ích nhóm.

Ngày 4/3/2008, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, một đàn em của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó, ký công văn hỏa tốc số 323/TTg-QHQT đồng ý chủ trương cho tập đoàn công nghiệp nặng Formosa Đài loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn dương, tại khu kinh tế Vũng áng, tỉnh Hà Tỉnh. Thời kỳ này thủ tương Nguyễn Tấn Dũng vừa mới nhận bàn giao từ chính phủ Phan Văn Khải đươc hơn một năm. Đang muốn thể hiện uy quyền của mình với quốc dân đồng bào. Có được tập đoàn lớn như Formosa, đầu tư với số vốn khủng lên đến 27 tỷ USD vào Việt Nam, đã làm ông Dũng và bộ chính trị say mê. Nhận được sự đồng tình ở cấp trên như thế, đàn em như Hoàng Trung Hải, Võ Kim Cự, hăng hái tạo mọi thuận lợi để đón Formosa vào Hà Tĩnh.

Thế nên mới có chuyện Formosa đòi gì được nấy, được thuê đất với giá rẻ bèo, được miễn thuế thu nhập 4 năm, được đưa công nhân Trung quốc vào Việt Nam dễ dãi. Tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.

Họ còn đòi lập khu tự trị trên đất Hà tĩnh, nếu không xảy ra thảm họa môi trường này, chắc yêu cầu của họ cũng được đáp ứng. Họ xây tường cao, tách biệt khu liên hợp thành như khu nhượng địa. Khiến cho trong buổi họp báo ngày 24/3/2016, một số quan chức chính phủ nói rằng không thể vào bên trong để kiểm tra.

Quả là chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải quá mờ nhạt, không tạo ra một đấu ấn nào đáng kể. Bản thân ông Khải lại quá chất phác, nhún nhường đến sợ sệt. Hình ảnh Thủ tướng Phan Văn Khải cầm mảnh giấy ghi sẵn lời đối đáp với tổng thống Mỹ Bush, cho thấy sự yếm thế của ông...

Nói vậy để thấy rằng từ khi Nguyễn Tấn Dũng lên thay, một không khí ồn ào trong đầu tư, và kêu gọi đầu tư đã được phát động. Để chứng tỏ là đảng và nhà nước độc quyền cũng biết làm kinh tế giỏi, và được tư bản nước ngoài ủng hộ. Ông Dũng cho thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Bao nhiêu vốn liếng của chính phủ ông Khải để lại, cả với tiền đứng tên nhân dân Việt Nam đi vay nước ngoài, đem ném hết vào canh bạc tập đoàn mà không biết thắng hay thua. Không phải riêng ông Dũng, mà cả tập đoàn cầm quyền Việt Nam, lúc đó đều đồng tình và hy vọng Việt Nam khởi sắc đi lên. Điều này phản ánh tầm nhìn hạn hẹp và tính hiếu thắng của đảng và nhà nước Việt Nam.

Chẳng biết tập đoàn Formosa quan hệ tốt cỡ nào, mà các thủ tục cấp phép của chính phủ và Hà tĩnh, nhanh một cách bất thường, đơn giản dễ dãi và ưu tiên vô bờ bến. Ai cũng đoán được là có gì khuất tất trong đó, nhưng quyền lực của đảng và nhà nước Việt Nam quy định ở hiến pháp của đảng, dân làm sao hiểu được ?

Theo đó thế và lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và êkip ngày một lên cao. Võ Kim Cự, phó chủ tịch tỉnh Hà tĩnh, trưởng ban dự án khu kinh tế Vũng áng, nhờ bóng của dự án Formosa mà tả xung hữu đột ở Hà tĩnh, tiếng tăm lẫy lừng. Đưa được dự án về tỉnh nhà, ông Cự có công lớn lắm, nên khi chưa có  thảm họa, ông lên như diều, từ phó chủ tịch, chủ tịch rồi lên bí thư tỉnh Hà Tĩnh trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2015. Không bị thảm họa đè, chắc ông còn lên cao nữa chứ không dừng ở chân chủ nhiệm Liên minh hợp tác xã Việt Nam của quốc hội bây giờ.

Thỏa thuận khó khăn, vì dân chúng muốn Formosa bồi thường thiệt hại, khôi phục lại biển, rồi cút khỏi Việt Nam. Còn đảng và nhà nước thì bảo vệ cho Formosa ở lại, các điều khoản của hợp đồng giữa Formosa và Việt Nam nhiều ràng buộc mà phía Việt Nam không thể đơn phương hủy bỏ, kể cả khi đã gây thảm họa như vừa rồi, khiến họ phải bảo vệ nhau.

Đuổi Formosa đi không những bị tố cáo ngược lại, bung bét cả ra. Rồi còn phải lấy tiền ngân sách mà đền bù, điều này càng gây phẫn nộ trong dân chúng, khác nào đào mồ tự chôn. Đành phải năn nỉ Formosa bỏ ra 500 triệu USD, rồi dàn cảnh xin lỗi nhân dân Việt Nam. Đảng và nhà nước đứng ra nhận bồi thường cho những người bị nạn từ Formosa mà không hề tham khảo ý kiến của họ. Kẻ nào không nghe theo thì thẳng tay đàn áp.

Chỉ sau thời gian ngắn Formosa chịu bỏ tiền bồi thường thì Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế GTGT cho Formosa Hà Tĩnh 13.483,4 tỷ đồng (trong đó có 1.459,4 tỷ đồng ghi thu ngân sách, ghi chi hoàn thuế). Bên cạnh đó, công ty này cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày 13/5/2014 (báo Đất Việt).

Số tiền hoàn thuế 13.483,4 tỷ tiền Hồ này lớn hơn 500 triệu tiền Obama, xem ra Formosa vẫn lời trong thương vụ này.

Bao nhiêu giấy mực, báo chí, truyền hình đã đưa tin về sự kiện Formosa xả chất độc ra biển miền Trung, mổ xẻ, phân tích nguyên nhân, phán quyết đúng sai đủ cả. Nguyên nhân được nhiều người đồng ý nhất vẫn là do yếu kém, và độc đoán của chế độ.

Đảng đã có ý định lôi ông Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh ra làm con dê tế thần, hòng dập tắt sự phẫn nộ của nhân dân, nhưng đâu có dễ.

Báo Dân Trí đưa tin ông Đinh Thế Huynh, thường trực ban bí thư, trong lần tiếp xúc với cử tri Đà Nẵng trả lời : hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đang kiểm tra trách nhiệm, dấu hiệu vi phạm của ông Cự và sẽ có thông báo khi có kết quả.

Mới có dạo đầu thế, Võ Kim Cự đã làm ầm lên, rằng ông làm đúng trách nhiệm, đúng quy trình, có đủ các loại bằng chứng giấy tờ. Việc ký quyết định cho Formosa thuê đất đến 70 năm, không thuộc thẩm quyền của ông nhưng ông đã trình thủ tướng, khi tham dự lễ khởi công khu liên hợp thép Formosa Vũng Áng, ngày 2/12/2012, và được thủ tướng bảo lưu. Thịt ông Cự sẽ không giữ được sự lây lan tội phạm tới những sếp sòng của đảng và nhà nước. Thôi đành lôi mấy tên tép  riu như cỡ chủ tịch huyện Kỳ Anh, Nguyễn Văn Bổng ra xử phạt thị uy.

Nguyễn Văn Bồng cũng nổi lên như một anh hùng thời kỳ đổi mới, anh ta có công xông xáo trong vụ giải phóng mặt bằng cho dự án Formosa. Nghe đâu anh ta tự khấn vái vài câu rồi ôm cả bát hương của người ta lên máy xúc, để tiến hành san ủi. Chẳng biết kiếm được nhiều hay ít, nhưng giờ được đảng, nhà nước cho đi bóc lịch, kể cũng hận. Trong phiên tòa, Nguyễn Văn Bổng còn đề nghị tòa tha bổng để được tiếp tục cống hiến cho quê hương.

Bây giờ dẫu có kỷ luật được ông Cự, để bảo vệ sự trong sáng của đảng. Chờ cho số chất độc Formosa thải ra biển, lắng đọng và hòa tan hết, cơn giận của dân miền Trung dịu xuống thì Formosa vẫn còn đó như một ổ ghẻ lở trên thân thể Việt Nam, được bôi một lớp kem theo chỉ định của đảng và nhà nước, khi nào đó sẽ bùng phát trở lại. Không ai tin được tập đoàn Formosa đã gây bao xấu xa trên quê hương Đài Loan của họ, lại lương thiện hơn ở Việt Nam, khi phần lớn vốn đầu tư của họ đến từ Trung Hoa lục địa.

Cái ung nhọt Formosa bỏ đi thì không được, giữ lại thì không bao giờ là an toàn, tại sao vậy ?

Nhiều người đã kết tội đảng và nhà nước Việt Nam, vì quyền lực lợi ích phe nhóm và cá nhân, mà rước Formosa vào Việt Nam, gây ra thảm họa. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nguyên nhân sâu xa và đầy đủ thuộc về tất cả người Việt Nam chúng ta. Ở thời điểm mà Formosa chuẩn bị vào Việt Nam, năm 2008, có ai đã làm gì để cản lại bước đi của họ. Có chăng chỉ vài lời cảnh tỉnh chung chung, trước chủ trương kêu gọi đầu tư của quốc gia. Đảng và nhà nước thì kể lể đấy là thành tích, tự hào rằng nhà nước độc quyền cộng sản cũng làm kinh tế giỏi như ai. Còn dân chúng thì hồ hởi, phấn khởi thấy rõ, ở đâu cũng thấy bàn tán dự án này, dự án nọ, tiền đền bù, và công việc làm trong tương lai do các dự án đưa lại. Tôi dám chắc rằng nếu ai cả gan chống lại tập đoàn Forma vào Việt Nam lúc này, sẽ được ghép tội âm mưu chống phá nhà nước.

Có người nói nếu Việt Nam là một nhà nước dân chủ, một thể chế chính trị không độc quyền thì chắc chắn Formosa không thể vào Việt Nam, hoặc có vào cũng không có cơ gây thảm họa như bây giờ. Điều đó cũng đúng. Nhưng tại sao người Việt Nam ta không loại bỏ chế độ tồi tệ đó đi, thiết lập một chế độ mới dân chủ thật sự , trước khi rước Formosa đến đầu tư ? Lỗi của tất cả người Việt Nam chúng ta là ở chỗ đó.

Nguyên nhân chúng ta không kiến tạo  được nhà nước dân chủ, để ngăn ngừa hữu hiệu thảm họa Formosa và các thảm họa như lũ lụt miền trung gần đây. Là do lịch sử và văn hóa người Việt chúng ta trải dài trong nghèo nàn và phụ thuộc quá lâu. Tầng lớp trí thức Việt Nam, tinh hoa dân tộc của mọi thời đại chưa bao giờ ngang tầm với thế giới, lại nặng tự ti nên rất hiếm người có tri thức vượt trội và chính kiến độc lập. Ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh, khiến chúng ta chỉ quanh quẩn với những giá trị có sẵn lỗi thời, đầy bất trắc, mà không dám sáng tạo để vượt lên, dễ dàng chấp nhận thua thiệt và phụ thuộc. Việt Nam tiếp xúc với văn minh phương Tây chưa nhiều, nhưng lại sùng bái và thực hành chủ nghĩa Mác Lê hoàn toàn xa lạ, đầy bạo lực, trên đất nước của mình.

Cũng nhiều người nói rằng, cái gì xấu xa, kém cỏi ở Việt Nam cũng đổ lỗi cho độc quyền cộng sản là không công bằng. Trong lịch sử, đã bao giờ Việt Nam là nước tiến bộ, giầu có hơn các nước trên thế giới chưa ? Quả là chưa. Nhưng ít ra so với các quốc gia châu Á có cùng xuất phát điểm hoặc kém hơn nước ta trong thập niên 1960, như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan v.v. Bây giờ chúng ta đang ở đâu ? Đừng đổ tại chiến tranh, đừng viện cớ tình hình thế giới phức tạp. Phải thành thật nhìn nhận rằng, chúng ta tiến quá chậm, bởi chúng ta có một đảng lãnh đạo tuyệt đối quá tồi dở.

Thảm họa Formosa là minh chứng cho lối cai trị độc đoán, thiếu tri thức, duy ý chí, cố tình phát triển bằng mọi giá, của đảng và nhà nước Việt Nam.

Có một số người và một bộ phận giáo dân đã nhìn rõ nguyên nhân, muốn đẩy sự kiện Formosa thành phong trào quần chúng rộng lớn, nhằm những mục đích lớn hơn đòi bồi thường hay đòi minh bạch việc xả chất độc, là loại bỏ những nguyên nhân gây ra thảm họa hiện tại và trong tương lai. Nhưng lực lượng chưa đủ, phương tiện chưa nhiều, lại thiếu hẳn một sách lược và phương án khả thi.

Một biến cố lớn như thảm họa Formosa mà chỉ dừng lại ở các cuộc biểu tình của đồng bào Nghệ An, Hà Tĩnh. Còn các vùng miền khác vẫn bình chân như không phải việc của mình. Chứng tỏ lượng và chất của Việt Nam cho sự ra đời một thể chế mới là chưa chín mùi. Người Việt Nam là vậy, tìm giải pháp cá nhân cho những lợi ích cá nhân, thì sẵn sàng luồn lách để đạt được. Nhưng không thật lòng và nhiệt tình với những giải pháp tập thể, thờ ơ với lợi ích chung.

Muốn thay đổi tình trạng trên trước hết phải xây dựng được một lực lượng chính trị đủ sức lãnh đạo và hướng dẫn quần chúng. Trí thức Việt Nam hơn lúc nào hết, không dừng ở những phản biện, không dừng ở những giải pháp riêng lẻ. Mà phải dấn thân xây dựng một lực lượng nòng cốt, có kiến thức chính trị, có viễn kiến và lương thiện. Để khi có những biến cố xảy ra có đủ khả năng và uy tín dẫn dắc quần chúng đấu tranh xây dựng một xã hội mới yêu thương, pháp trị.

Tất cả chúng ta hãy bắt tay vào, ngay bây giờ, cùng nhau xây dựng lực lượng chuẩn bị cho tương lai. Đừng nghĩ rằng công việc trên là xa vời, là của những nhà chính trị, mà là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Nó nằm ngay trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày, chỉ cần chúng ta đồng thuận với nhau rằng CHẾ ĐỘ HIỆN TẠI LÀ TỒI TỆ, CẦN THAY ĐỔI.

Đây có lẽ là cách tốt nhất để dẹp bỏ và phòng ngừa những tai họa trong tương lai trên đất nước Việt Nam.

Việt Nguyễn

Đông Âu, 04/01/2017

Published in Quan điểm

Ba trang tin điện tử bị phạt do đưa tin không phù hợp vụ Minh béo (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet1

Minh béo người vừa trở về Việt Nam sau khi mãn hạn tù ở Mỹ với án phạt tội ấu dâm. Photo : facebook Thông tin Chính phủ

Ba trang báo điện tử tại Việt Nam vừa bị phạt với cáo buộc tuyên truyền, cổ xúy, đưa tin không phù hợp về diễn viên hài Minh béo người vừa trở về Việt Nam sau khi mãn hạn tù ở Mỹ với án phạt tội ấu dâm. Trang facebook của Chính phủ Hà Nội loan tin này hôm nay.

Ba trang bị phạt là Soha.vn, kênh14.vn và baomoi.com.

Quyết định vừa nêu do Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình ký nêu rõ ba trang tin bị phạt với số tiền cao nhất 30 triệu đồng vì thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng và cung cấp nội dung thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.

*********************

Bộ trưởng Trần Hồng Hà hối thúc kỷ luật cán bộ vụ Formosa (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Courtesy of nguoilaodong.com.vn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà hôm nay ký công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay và nghiêm túc nhiệm vụ được chính phủ giao liên quan công tác kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân dính líu đến thảm họa môi trường biển miền trung hồi tháng 4 năm ngoái.

Ngoài ra ông bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh đề án thiết kế, lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tạị bốn tỉnh chịu tác động gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế. Ông cũng thúc giục việc cập nhật thông tin công khai để người dân biết và giám sát những nhà máy, và khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Vụ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp của nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh gây ra hồi đầu tháng 4 năm ngoái đã khiến cho hàng tấn cá chết dạt vào bờ. Báo cáo của chính phủ cho thấy vụ ô nhiễm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người dân. Công ty Formosa sau đó đã nhận lỗi và đồng ý chi trả 500 triệu đô la tiền bồi thường. Bộ trưởng T

********************

Công an Bình Thuận truy tìm người giết hải cẩu (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet3

Con hải cẩu bị chết với nhiều vết thương trên đầu. Courtesy of baotuoitre

Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành điều tra vụ việc một con hải cẩu được phát hiện đã chết và nằm trên bãi cát thuộc trấn Phan Rí với nhiều vết thương trên đầu. Giới chức Ủy ban Nhân dân huyện Tuy Phong cho biết tin này hôm nay.

Nghi ngờ ban đầu là con hải cẩu bị người đánh chết do cắn phá lưới giăng đánh bắt hải sản của ngư dân.

Con hải cẩu này đã xuất huyện tại khu vực biển Phan Rí từ tháng 12 năm 2016. Đây là sự xuất hiện hiếm hoi của một loài động vật quý khiến người dân địa phương quan tâm.

Ngày 1 tháng 1 vừa qua, một người dân địa phương cho biết đã phát hiện thấy con hải cẩu trên bãi biển và chơi đùa với hải cẩu. Tuy nhiên đến 9 giờ tối cùng ngày, ông nhận được tin báo con hải cẩu đã chết. Ông chứng kiến con hải cẩu nằm trên bãi cát với vết thương trên đầu. Người dân địa phương sau đó đã chôn xác con hải cẩu.

Hiện vẫn chưa biết hình phạt sẽ áp dụng thế nào nếu công an tìm ra được thủ phạm sát hại hải cẩu.

***********************

Hơn 8000 người chết do tai nạn giao thông năm 2016 (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet4

Một poster nhắc nhở người dân về an toàn giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/1/2008. AFP photo

Trong năm 2016, tại Việt Nam đã xảy ra tổng cộng hơn 21 ngàn vụ tai nạn giao thông khiến hơn 8,600 người chết và khoảng 19,200 người bị thương. Đó là thông tin được ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch ủy ban An toàn Giao thông quốc gia đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2016 của ủy ban vừa diễn ra vào ngày hôm nay.

Theo ông Khuất Việt Hùng, số người chết vì tai nạn giao thông trong năm qua chỉ giảm gần 1/10 so với chỉ tiêu quốc hội đặt ra là giảm 5%.

Báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cũng chỉ ra tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến xe hơi có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ lỗi do lái xe gây nên chiếm đến hơn 27% số vụ.

Chỉ trong ba ngày tết dương lịch vừa qua, tại Việt Nam có gần 80 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông.

***********************

Việt Nam quyết thực hiện mục tiêu an toàn giao thông (RFA, 04/01/2017)

kiemduyet5

Giao thông trên cầu Phú Xuân, Thừa Thiên-Huế hôm 23/1/2016. AFP photo

Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam, ông Trương Hòa Bình hôm nay lên tiếng nhấn mạnh Việt Nam phải thực hiện được mục tiêu nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 15 tháng 4 năm 2016 là giảm số người thương vong do tai nạn giao thông đường bộ xuống còn 50% so với năm 2010 tính đến năm 2020.

Việt Nam nêu chủ đề an toàn giao thông trong năm 2017 là xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu nhi với tinh thần tính mạng con người là trên hết. Mục tiêu đưa ra là giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10% so với năm 2016, giảm số người chết do tai nạn giao thông xuống dưới 8,500 người.

Việt Nam cũng đề ra mục tiêu giảm ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để không xảy ra ùn tắc kéo dài trên 30 phút.

Ngoài ra ông phó Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nghiêm người vi phạm giao thông và người thực hiện nhiệm vụ để không xảy ra tình trạng gọi điện cho người thân quen xin xỏ hay dấm dúi chia đôi.

Published in Việt Nam
Trang 2 đến 2