Tăng trưởng không bền vững về môi trường sẽ khiến người Việt chết sớm vì ô nhiễm.
Giao thông : một trong các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ảnh : Internet
Tăng trưởng GDP dự kiến năm 2019 là 6,8%, Việt Nam hiện đang đấu tranh để giảm thiểu một trong những nhược điểm lớn của sự phát triển nhanh chóng : ô nhiễm môi trường. Cùng với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á, theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới mới nhất của AirVisual. Mặc dù không có câu trả lời dễ dàng, làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm theo hướng tăng trưởng này là một trong những chủ đề được thảo luận tại một diễn đàn về môi trường được tổ chức vào thứ Tư tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong một loạt các cuộc thảo luận nhằm giúp nuôi dưỡng nhận thức về môi trường của người Việt Nam - nỗ lực của Trung tâm Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một nền kinh tế mới nổi, việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường đắt đỏ ở Việt Nam thường bị bỏ qua và người dân thường không nhận thức được toàn bộ các mối nguy môi trường mà họ gặp phải. Quá nhiều người Việt tiếp tục xả rác công cộng và lãng phí điện, mặc dù hầu hết họ đều đeo khẩu trang khi đi xe máy và một số công ty bắt đầu sản xuất ống hút từ các vật liệu hữu cơ như tre.
Tác hại của bụi mịn 2.5 (PM2.5), một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất được đề cập. Bụi mịn xuất phát từ xe cơ giới và hoạt động công nghiệp, kích thước nhỏ của bụi mịn PM2,5 (nhỏ hơn đường kính của tóc người) có thể bị mắc kẹt trong phổi và gây ra một số bệnh về đường hô hấp, kể cả ung thư phổi. Theo báo cáo chất lượng không khí thế giới 2018 của Thụy Sĩ - IQAir AirVisual năm 2018 thì mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái là 135,8 microgam/m3 không khí).
Số ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí ở Việt Nam, theo chuyên gia chất lượng không khí Michael Shell, là hơn 60.000 vào năm 2016, chủ yếu là do đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi. Ông khuyên những người tham gia hội thảo nên giám sát chất lượng không khí trong thành phố và thực hiện các biện pháp giảm thiểu phơi nhiễm trong giờ cao điểm, bằng cách tránh hoạt động ngoài trời hoặc chỉ ở trong nhà.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, 99% tổng lượng khí thải carbon dioxide ở thành phố Hồ Chí Minh đến từ hoạt động giao thông. Một trong những biện pháp đang được chính quyền Việt Nam xem xét là cấm giao thông xe máy tại hai đầu thành phố lớn.
Các tuyến tàu điện ngầm lớn cũng đang dần được xây dựng để chống lại tình trạng tắc nghẽn giao thông đang gia tăng, nhưng ô nhiễm có thể trầm trọng hơn bởi số lượng ô tô đăng ký mới, dự kiến tăng trung bình 22,6% mỗi năm từ nay đến năm 2025. Và có thể hình dung, trong khi có 1.000 xe ô tô/ 1.000 người ở Mỹ, thì tại Việt Nam chỉ có 23 xe/1.000 người.
Nhiều con đường phố hẹp ở Việt Nam không phù hợp cho ô tô, vỉa hè đổ nát với các quầy hàng thực phẩm, ô tô và xe máy đỗ tràn lan, nhưng người Việt vẫn thèm khát biểu tượng của tầng lớp trung lưu : ô tô.
Một chỉ dấu đầy hy vọng cho cải thiện môi trường là sự chuyển đổi sang xe điện. Nhưng dù xe điện có thể giúp giảm lượng khí thải xe máy, nhưng lý tưởng nhất là điện để chạy các phương tiện này phải đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, như gió và mặt trời.
Tuy nhiên, sự phát triển của năng lượng tái tạo lại tụt hậu so với các quốc gia Đông Nam Á khác vì nhiều lý do, trong đó bao gồm, các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện (PPA) không thể thanh toán được và khung pháp lý phức tạp. Trong khi Việt Nam tiếp tục ủng hộ các nhà máy nhiệt điện than. Theo Kế hoạch phát triển năng lượng mới nhất của Việt Nam, Việt Nam sẽ tăng số lượng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động từ 20 lên đến 66 vào năm 2030.
Người Việt sẽ chẳng phải đi đâu xa để nếm mùi tác động tàn phá đối với môi trường nếu Nhà nước không ban hành các biện pháp thích hợp cần thiết để đối phó với sự tăng trưởng nhưng không gắn với phát triển bền vững về môi trường.
Gary Sands
Nguyên tác : Growing environmental awareness in Vietnam, AsiaTimes, 28/04/2019
An Viên dịch lược
Nguồn : VNTB, 29/04/2019
Việc giam giữ một công dân Mỹ tại Việt Nam, bị bắt khi tham gia một cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh, đã một lần nữa thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế đến tình trạng bất ổn xã hội ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng này với gần 100 triệu người.
Một cuộc biểu tình về vụ cá chết tại Việt Nam
Những người biểu tình tập trung vào ngày 9-11/6 tại một số thành phố, bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Thiết - nơi những người nổi loạn đốt cháy tòa nhà Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số phương tiện giao thông. Nhiều người đã phản đối dự luật Đặc khu kinh tế có điều khoản cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất trong 99 năm, báo động về khả năng người Trung Quốc kiểm soát đất đai và gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia.
Trong khi tinh thần chống Trung Quốc vẫn còn cao trong dân Việt, nhiều dự án cho thuê đất liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo tương tự ở những nơi khác, bao gồm cả Kazakhstan vào năm 2016. Lo ngại cũng đã dấy lên ở Sri Lanka, nơi Trung Quốc hiện đang duy trì quyền kiểm soát cảng phía nam Hambantota dưới thời hạn thuê 99 năm. Trong năm 2014, nhiều tàu ngầm Trung Quốc cập cảng tại Colombo, nơi một công ty Trung Quốc đang xây dựng một thành phố cảng trị giá 1,4 tỷ đô la trên vùng đất khai hoang.
Số người tham dự các cuộc biểu tình vào giữa tháng 6 đã vượt qua số người biểu tình chống Formosa năm 2016 và một số cuộc bạo loạn nhằm vào các công ty Trung Quốc năm 2014 sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam.
Tại thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến một số cuộc biểu tình lớn, khi hàng ngàn người biểu tình tuần hành trên đường phố, và William Nguyễn, 32 tuổi, một công dân Mỹ gốc Việt từ Houston, Texas, người từng tốt nghiệp Yale và đang theo học chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng tham gia sự kiện trên. William đã yêu cầu nhà chức trách di chuyển xe cảnh sát để lấy đường cho đoàn biểu tình, và sau đó leo lên trên một chiếc xe cảnh sát khi công an từ chối đưa xe đi. Sau đó, William bị lôi kéo bởi một nhóm đàn ông trong khi đầu anh ta có nhiều máu, theo đoạn phim được quay tại hiện trường. Rất nhiều người biểu tình khác đã bị cảnh sát đánh đập.
William đã bị buộc tội gây mất trật tự công cộng, và hàng trăm người khác đã bị giam giữ và sau đó được trả tự do như là một phần của cuộc điều tra do Bộ Công an tiến hành. Một số nhà hoạt động nổi tiếng bị theo dõi sát sao khi nhiều nhân viên an ninh canh gác gần riêng nhà của họ, trong khi những người khác đang bị thẩm vấn liên tục và nhiều người khác vẫn còn bị giam giữ, kể cả William, người đã xin lỗi trên truyền hình quốc gia.
Vậy ai đứng đằng sau các cuộc biểu tình ? Trong một xã hội thiếu tính minh bạch và có mức điểm thấp về tự do báo chí (xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia khảo sát), thì có nhiều thuyết âm mưu. Một số người tin rằng chính phủ đã đạo diễn các cuộc biểu tình để chứng minh sự cần thiết phải kiểm soát Internet chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng bất ổn của công chúng. Facebook thường là phương tiện giao tiếp được lựa chọn để tổ chức các cuộc biểu tình, và các cuộc biểu tình xảy ra trùng với việc thông qua luật An ninh mạng chỉ hai ngày sau cuộc biểu tình, một luật yêu cầu Facebook và Google mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng địa phương tại Việt Nam để cơ quan chức năng của Việt Nam có thể tiếp cận được.
Một số người khác thì đổ lỗi cho Việt Tân, một tổ chức "đăng ký ở Hoa Kỳ với các thành viên là người Việt ở khắp thế giới với mục tiêu thiết lập dân chủ và cải cách ở Việt Nam thông qua các biện pháp ôn hòa". Theo báo Tuổi Trẻ, bốn người Việt đã bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh vì đã cải trang thành cảnh sát để tấn công người biểu tình và khôi phục trật tự công cộng, và được tìm thấy mang theo dao, tua vít và bình xịt hơi cay. Cho đến nay, ba cảnh sát giả đã không bị coi là có liên quan đến Việt Tân, một tổ chức mà Việt Nam coi là "một lực lượng khủng bố". Một số người biểu tình khác đã thú nhận rằng họ đã được trả tiền để biểu tình.
Tuy nhiên, những người Việt Nam mà tôi nói chuyện ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ít quan tâm đến việc ai là những người tổ chức biểu tình hơn là những vấn đề được đưa ra. Các vấn đề đó đã được biểu hiện qua những thông điệp đơn giản như "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày" và "Luật An ninh mạng giết chết tự do", vì hầu hết người biểu tình khó có thể hiểu hết việc các đặc khu kinh tế thực sự hoạt động như thế nào, các công ty nước ngoài hiện có thể thuê đất lên đến 70 năm, hoặc biết tàu ngầm Trung Quốc đang neo đậu tại một cảng ở Sri Lanka do Trung Quốc kiểm soát. Đối với Luật An ninh mạng, nhiều người tin rằng chính phủ chỉ luật hóa những gì chính phủ đã thực hành.
Ngoài tinh thần chống Trung Quốc và mong muốn tự do Internet là sự thất vọng kinh tế và hy vọng thay đổi thông qua quyền hội họp ôn hòa và phản đối một chính quyền dung dưỡng tham nhũng và trông chờ vào nguồn tiền từ Trung Quốc. Trong khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đã khởi tố một số doanh nghiệp lớn, đảng vẫn còn một chặng đường dài để có thể thuyết phục mọi người tin rằng họ là những người tham gia tích cực vào việc góp phần làm kinh tế quốc gia tăng trưởng nhanh chóng ở mức gần 7% và đất của họ không bị tịch thu và bán cho nhà đầu tư Trung Quốc, với tất cả số tiền thu được chảy vào túi các quan chức vô đạo đức của đảng và chính phủ.
Hiện nay, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và Hà Nội đã quyết định hoãn việc bỏ phiếu về dự luật Đặc khu kinh tế đến kỳ họp sau vào tháng 10. Một cuộc khảo sát của Gallup năm 2017 cho thấy người Việt Nam có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 5 trong số các quốc gia khảo sát, với hy vọng cao về tăng trưởng kinh tế vào năm 2018. Nhưng nhiều người Việt Nam mà tôi nói chuyện sẽ không chờ đợi sự thay đổi, và nhiều trong số họ có kế hoạch di cư sang Hoa Kỳ hoặc Australia để được hưởng giáo dục đại học tiên tiến hoặc công việc trả lương cao hơn, mà không hy vọng được chia sẻ những thành tựu kinh tế nếu có.
Gary Sands