Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có phải chính quyền cộng sản Việt Nam tránh nói từ "giải phóng" trong dịp kỷ niệm 30/4 năm nay ?

Dịp lễ 30 tháng 4, ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến Việt Nam mà Hà Nội gọi là ngày giải phóng Miền Nam, thường được chính quyền Việt Nam tổ chức rầm rộ với các hoạt động tuyên truyền nhiều mặt trong cả nước. Riêng năm nay thì hoạt động này có phần im ắng hơn hẳn, theo nhận xét của một số nhà quan sát.

giaiphong1

Hình minh họa. Lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam ở Sài Gòn hôm 30/4/2015 - AFP

Thay biểu ngữ, ít cờ quạt

Theo Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng - người hiện đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4 của Nhà nước năm nay là một hiện tượng đặc biệt và bất thường khi liều lượng và mật độ tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 giảm hẳn, chỉ bằng từ một phần tư đến một phần ba so với những năm trước.

"Đặc biệt là khẩu hiệu "Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước" không còn nhiều trên mặt báo mà chủ yếu chỉ còn "Thống nhất đất nước" và bỏ đi cụm từ "Giải phóng miền Nam". Các lễ hội cấp trung ương, địa phương không thấy tổ chức rình rang ở Sài Gòn, không duyệt binh, không bắn pháo hoa…liên quan đến ngày 30 tháng 4".

Theo nhận định của một số người dân trong nước thì năm nay Nhà nước không có những hoạt động mà mấy chục năm qua họ vẫn thấy như bắt treo cờ, tổ chức những chương trình tuyên truyền ca ngợi ‘lịch sử hào hùng’. Anh Hùng từ Hà Nội cho biết :

"Không biểu ngữ, không băng rôn, không loa phường tuyên truyền như mọi năm. Mọi năm rầm rộ với các khẩu hiệu treo trên cột điện dọc khu phố, chăng ngang qua các tuyến đường. Tổ dân phố họp tại các khu chung cư để ăn mừng và ôn lại "lịch sử hào hùng".

Anh cho biết, trước đây tất cả các hộ dân đều phải treo cờ tổ quốc ; loa phường hoạt động tối đa để tuyên truyền, thậm chí trong các cuộc nhậu "người ta" cũng hô khẩu hiệu ‘mừng giải phóng’... năm nay khẩu hiệu đó ít xuất hiện hẳn trong các cuộc nhậu. Ai muốn treo cờ thì treo, phía chính quyền họ chỉ đi nhắc nhở.

Anh Linh từ Sài Gòn cho biết mọi năm nhà nào cũng bị bắt phải treo cờ, thậm chí người trên phường xuống nhà dân treo rồi bắt dân phải trả tiền. Năm nay tình trạng đó không còn nữa.

"Sài Gòn chỉ khác hơn ngày thường một chút vì có vài nhà treo cờ chứ không như mọi năm. Những chương trình ăn theo lễ lạc do Nhà nước tổ chức gần như không có. TV cũng im ắng, không như mọi năm là chiếu phim lịch sử. Treo cờ cũng rất hời hợt, lác đác. Họ chỉ nhắc nhở chứ không bắt buộc phải treo".

Giáo sư Hoàng Dũng từ Huế nêu ý kiến rằng ở Việt Nam, mọi tuyên truyền đều có chỉ thị từ Ban tuyên giáo, vì vậy chuyện truyền thông mạnh hay yếu đều do một ‘đạo diễn’. Việt Nam không có báo chí tư nhân mà chỉ là tiếng nói của Nhà nước, của đảng. Ông nói :

"Năm nay có một yếu tố khách quan là không phải năm chẵn nên họ không tổ chức lễ rầm rộ, nhưng yếu tố đó cũng không đến nỗi phải tổ chức một cách lặng lẽ như năm nay".

Ảnh hưởng bởi quan hệ Việt - Mỹ

Là một người dân sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975, chứng kiến việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày "giải phóng đất nước" mấy chục năm qua, anh Linh cho rằng năm nay Nhà nước không tổ chức rình rang như mọi năm vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ ; thứ hai là chính quyền đã có một cách tiếp cận xã hội khác, có nghĩa là chính quyền hiểu tâm lý người dân nên đã hạn chế tuyên truyền.

giaiphong2

Hình minh họa. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang (trái) ở Nhà Trắng hôm 25/7/2013 AFP

Đánh giá về các nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam hạn chế tuyên truyền cho ngày 30/4 năm nay, nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng, đó là do quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã thay đổi, và điều đặc biệt quan trọng là chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ trong thời gian tới :

"Càng về sau này tư tưởng và quan điểm ngả về Mỹ trong giới quan chức ở Việt Nam ngày càng lộ rõ, đặc biệt là dàn quan chức cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và cấp Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thành. Họ có thân nhân và tài sản ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ cho nên họ cần bảo đảm sinh mạng chính trị, sinh mạng sinh học cũng như tài sản của họ. Nhưng họ cũng rất e sợ Trung Quốc cho nên họ dựa vào quan điểm gần đây của Nguyễn Phú Trọng là giãn và ngả dần về Mỹ, do đó họ không còn hào hứng với việc tuyên tuyền cho ngày 30 tháng 4".

Ông Dũng dẫn ra một so sánh về việc tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 năm nay và việc tuyên truyền cho ngày Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, ngày 17 tháng 2 trong cùng năm 2019 :

"Khi mật độ và liều lượng tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 năm nay giảm hẳn thì việc tuyên truyền cho ngày Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, ngày 17 tháng 2 lại rộ lên. Báo chí Nhà nước đồng loạt lên tiếng tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam và mô tả chi tiết một số trận đánh xâm lược của Trung Quốc. Đây là điều trước đây không có.

So sánh như vậy để thấy quan điểm đối ngoại của ĐViệt Nam đang có một sự thay đổi và tôi cho rằng đây là sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt".

Từng là cựu thù trong thời gian chiến tranh Việt Nam và trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Việt Nam và Mỹ giờ đây đã trở thành các đối tác. Hai nước đã chính thức bình thường hoá quan hệ từ năm 1995 và đến năm 2013 hai nước nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện.

Những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông cũng khiến quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam thêm gần. Trong chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ công bố hồi năm 2017, Hoa Kỳ đã xác định Việt Nam là một đối tác đang lên về an ninh và kinh tế.

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước Việt Nam gọi là Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước, nhưng cũng là ngày khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Cuộc chiến cũng đã cướp đi sinh mạng của gần 3 triệu người Việt và 58.000 người Mỹ.

Cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt cũng đã từng thừa nhận việc nhắc lại cuộc chiến theo cách quen thuộc của chính quyền Việt Nam sẽ có "hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn".

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 30/04/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 04 mai 2017 10:02

Giải phóng

Nếu gii phóng là gt b nhng trói buc thì s kin 30 tháng 4 năm 1975 đã gii phóng nhiu người tham gia hoc có liên quan đến công cuc mnh danh "gii phóng".

giaiphong1

Học sinh Vit Nam din tp mng ngày "gii phóng". (Hình : REUTERS/Kham)

***

Càng ngày sự t hào ca Đảng Cộng sản Việt Nam v "công cuc gii phóng min Nam, thng nht đt nước" càng giảm.

Càng ngày càng nhiều người thuc "bên thng cuc" tri lòng – k li công khai, chính xác nhng gì mà h biết mt cách tường tn hay nhng gì mà h cm nhn v công cuc "gii phóng".

***

Dịp 30 tháng 4 năm nay, facebooker Võ Đc Danh – con của một "Bà m Vit Nam anh hùng", người có chng và hai con trai hy sinh trong công cuc "gii phóng" – k rng, s hãnh din trong ông vì nhng đóng góp ca cha anh mình cho cách mng ch kéo dài chng hai năm. S hãnh din y b bào mòn t vic m ông, sau một thi gian dài giu lúa nuôi cách mng, phi tiếp tc giu lúa đ không b cách mng tch thu. S hãnh din tiếp tc st gim khi ông chng kiến mt người bn phi b d vic hc vì gia đình b quy kết là tư sn, mt nhà và nhng căn nhà b tch thu n thế được cp li cho nhng bn bè mà cha m tham gia công cuc "gii phóng"...

Những chuyn như thế càng ngày càng nhiu và đó là lý do Võ Đc Danh liên tc t chi gia nhp Đảng Cộng sản Việt Nam đ được "qui hoch" làm lãnh đo. Trong mt status chng vài trăm chữ với ta là "Gii phóng đ làm gì" trên trang facebook ca mình, Võ Đc Danh kết lun : "Nếu như năm 1975 tôi hãnh din vì ‘lý lch đ’ thì bây gi, sau 42 năm, tôi hãnh diện vì quyết đnh t chi vào đng ca mình".

Facebooker Nguyễn Quang Lp – mt nhà văn ni tiếng - đăng li status "Sài Gòn gii phóng tôi" mà ông tng viết hi năm ngoái. Nguyn Quang Lp tròn 19 tui đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhờ s thông thương gia Nam vi Bc, cu sinh viên min Bc – nơi khi xướng và kết thúc thành công "công cuc gii phóng min Nam, thng nht đt nước" – cùng bn bè đng la mi biết đến bút bi, mì gói và máy cassette.

Cũng kể t đó thành viên ca "gia đình bảy đng viên cng sn" mơ được đến Sài Gòn. Tháng 8 năm 1976, khi vào Sài Gòn thăm người bác rut, bui sáng đu tiên tiếp xúc vi dân chúng Sài Gòn, Nguyn Quang Lp sng st khi thy bà ch tim tp hóa thưa, gi vi khách, b hàng hóa vào bc nylon, cột li cn thn… Nguyn Quang Lp tiếp tc sng s khi thy trong đng sách cũ bày bán trên va hè có c "Tư bn lun", "Hành trình trí thc" ca Karl Mark do các nhà xut bn Sài Gòn in và phát hành t thp niên 1960.

Facebooker Nguyễn Quang Lp k rng ông ch có 30 bui sáng như thế Sài Gòn, nhiu chuyn tưởng như rt nh nhưng li to nơi ông nhng cm nhn ln lao, khác thường. Vào thi đim đó, ông không ct nghĩa được đó là gì song khi quay ra Hà Ni, ông bng sng khác đi, nghĩ khác đi, nói khác đi. Tuy bạn bè ngày đó gi ông là thng hâm, thng lp d nhưng ông "rất vui vì biết mình đã được gii phóng".

Nguyễn Quang Lập viết "Sài Gòn gii phóng tôi" sau khi b tm giam gn ba tháng vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam" ri được phóng thích vì đã "cam kết t b hot đng vi phm pháp lut đ tp trung vào lĩnh vc văn hc ngh thuật, phục v xã hi".

Khác với Võ Đc Danh và Nguyn Quang Lp – ch có "quan h liên đi", facebooker Đinh Hu Hanh là người trc tiếp cm súng, tham gia "công cuc gii phóng min Nam, thng nht đt nước".

Đinh Hữu Hanh ch có chng 700 người bn trên facebook. Đa số bn bè ca Đinh Hu Hanh hoc là cu chiến binh như ông, hoc là thân nhân ca các cu chiến binh.

Trang facebook của Đinh Hu Hanh đáng chú ý vì nó là nơi đăng "Ký ức mt thi bi tráng" – thời người Vit được Đảng Cộng sản Việt Nam điu đng t Bc vào Nam thc hin công cuc "gii phóng".

"Ký ức mt thi bi tráng" do Đinh Hu Hanh viết có nhiu kỳ - hin đang ngng kỳ th 29.

"Ký ức mt thi bi tráng" có nhiều đim đc bit. Nó được nhng đc gi vn là đng đi cũ ca Đinh Hu Hanh "giám sát", góp ý trc tiếp đ tác gi sa cha, b sung. T câu chuyn ca nhng ging viên, sinh viên Đi hc Sư phm Vinh b biến thành lính, ti hot đng ca Trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên t 1972 đến 30 tháng 4 năm 1975,… làm người ta va ngm ngùi, va ng ngàng, song đáng chú ý nht vn là nhng bình lun. Mc đ ca s cay đng nơi nhng người lính "gii phóng" tăng dn, không có đim dng t lúc b buc cm súng cho tới nay.

Đọc "Ký c mt thi bi tráng", H Thái Hà – mt facebooker tng là đng đi ca Đinh Hu Hanh, ging như Đinh Hu Hanh, tng b gi nhp ngũ và điu vào Nam, cm thán bng thơ như thế này :

Chín người chết sáu còn ba.

Thế là ta ‘thng’ đch ‘thua’ rõ ràng.

Ba mươi năm cuc đao binh.

Ni da nu tht đ giành ‘t do’.

T do b xác nơi mô.

T do bnh tt t do đói nghèo.

Chưa biết đến lúc nào thì "Ký ức mt thi bi tráng" hoàn tt nhưng facebooker Nguyn Kỳ Nam – mt hu sinh – đã gom các kỳ của hi ký này vào mt ch và giải thích lý do là vì : Những ngày này ký c ca nhng người lính năm xưa li ùa v. Có nim vui và c nhng ni bun. Có n cười, có nước mt cùng c s hi tiếc. Nhiu người lính c hai phía đã nhn ra k thù ca h là ai và cui cùng ch có nhân dân chúng tôi là người thua cuộc.

Trân Văn

Nguồn : VOA, Thiên Hạ Luận, 04/05/2017

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn