Nợ nần, thu thuế kém, chi tiêu phung phí,... Tất cả đã buộc Hà nội phải cắt giảm chi tiêu công vào thời điểm mà xu hướng bất bình đẳng xã hội đang gia tăng.
Học sinh vẫy cờ trong lễ khai giảng năm học mới tại một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh : AFP / Hoàng Đình Nam
Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Chính trị gia hàng đầu của Việt Nam - ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến viếng thăm người anh em Cuba đã đưa ra một số lời khuyên. Theo đó, La Habana nên hướng tới sự cải cách theo định hướng thị trường, bởi tự do hóa kinh tế không nhất thiết sẽ nhất thiết dẫn đến tự do hóa chính trị.
"Tự thân kinh tế thị trường không đưa đến chủ nghĩa xã hội", Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói. "Nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công cần phải phát triển kinh tế thị trường".
Có thể nhìn nhận rằng, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn chưa chết - nhưng thật khó để bỏ qua một khu vực nhà nước đang tụt dốc, nằm giữa trạng thái vô sản lưu manh với yếu tố thị trường, hay sự thiếu hụt về tài chính và trình độ quản lý kinh tế.
Năm ngoái, doanh nghiệp đạt được doanh số lớn nhất ở Việt Nam không phải đến từ cái tên Petrovietnam (Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam), mà ngược lại là một công ty con của Tập đoàn Samsung, với doanh số thu được lên đến 58 tỷ USD.
Samsung - một tập đoàn Hàn Quốc, đã đầu tư 17 tỷ USD vào Việt Nam trong nhiều năm, biến nước này trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thể giới (sau Trung Quốc). Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt được 214 tỷ USD, và Samsung đóng góp 1/4 trong giá trị đấy.
Ước tính 20% GDP của Việt Nam hiện nay do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tạo ra, và có sự tăng nhanh gấp đôi so với các doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2013, các doanh nghiệp nhà nước nhận được gần 45% tổng đầu tư của nhà nước và 60% hệ số cho vay của nhóm ngân hàng thương mại, nhưng chỉ đóng góp 30% GDP quốc gia, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả là, Hà nội tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thậm chí là những công ty sinh lợi nhất. Năm 1990, tất cả các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước. Đến năm 2002, có khoảng 15.000 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Trong tháng 12 vừa qua, một đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của Bia Sài Gòn (Sabeco), kết quả con số cổ phần được bán ra lên đến 4,8 tỷ USD. Vinamilk, cũng đã giảm quyền sở hữu nhà nước từ 100% (năm 2003) xuống còn 36% hiện nay.
Việc bán cổ phần trong các công ty nhà nước sinh lợi là một cách huy động vốn cho chi tiêu cho chính phủ và đáp ứng khoảng trống ngân sách. Và các nhà phân tích cho rằng số lượng các công ty nhà nước có thể giảm xuống 100 trong thập kỷ tới.
Thắt lưng buộc bụng, tham nhũng và đói nghèo
Nếu các doanh nghiệp trong khu vực nhà nước có vẻ đi xuống thì dịch vụ của khu vực công cũng đang được thắt chặt. Vào đầu tháng này, Bộ Công an cho biết sẽ thực hiện tinh giảm biên chế, bản thân ngành này cũng đã ngừng tuyển sinh mới từ năm 2016.
Bộ Công an cũng cho thấy sẽ cắt giảm số đơn vị hành chính xuống gần một nửa, từ 130 xuống còn 60, mà không có quá nhiều tác động bất lợi. Và động thái này cũng nhằm múc đích xây dựng một lực lượng "hiệu quả hơn".
Ở mảng giáo dục, trong năm nay, có hàng trăm giáo viên đã bị sa thải tại tỉnh Gia Lai, nơi chính quyền địa phương cho rằng có sự dư thừa giáo viên. Các tỉnh khác cũng đã buộc phải sa thải các giáo viên, và đây được xem như là một phần của thắt chặt chi tiêu đến từ chính phủ. Một ĐBQH gần đây đã đề cập đến vấn đề này như là "vết thương sâu trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân".
Một người Việt Nam đang thực hiện giao dịch ngân hàng bằng đồng Việt Nam. Ảnh : AFP / Liu Jin
Nợ nần, thu thuế kém, chi tiêu phung phí... Tất cả đã đưa đến chế độ thắt lưng buộc bụng, trong bối cảnh xu hướng bất bình đẳng trong xã hội đang gia tăng - và đây là đáng lo ngại trong một thể chế xã hội chủ nghĩa (về mặt danh nghĩa).
Trong một báo cáo Kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI-Public Administration Perfomance Index) vừa công bố gần đây cho thấy, người dân Việt Nam tin rằng đói nghèo là mối quan tâm chính của họ.
Năm 2016, chỉ có 13% người được hỏi cho biết, tình hình tài chính của họ đang xấu đi. Báo cáo mới nhất cho thấy con số này tăng lên 21%. Có 52% người được hỏi cho rằng họ sẽ giàu hơn trong 5 năm tới ; phần còn lại cho rằng họ sẽ nghèo hơn.
Trong khi đó, mức lương cơ bản của đội ngũ công chức - viên chức Việt Nam là 1,3 triệu đồng/tháng. Trong tháng 7, số tiền ít ỏi này sẽ tăng thêm khoảng 90 ngàn đồng/ tháng, nhưng chừng đó cũng không đủ để theo kịp tốc độ giá cả.
Các nhà phân tích cho rằng, mức lương thấp này làm trầm trọng thêm vấn đề tiếp cận dịch vụ công của người dân Việt Nam. Trong khi đó, Báo cáo gần đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), một cơ quan giám sát tham nhũng toàn cầu cho biết, 65% số người dân Việt Nam trả lời là đã trả tiền hối lộ để tiếp cận các dịch vụ công.
Gia tăng chi phí dịch vụ công
Các dịch vụ công cộng như trường học và bệnh viện ít khi được tiếp cận với giá trị "Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Nhiều trường thuộc sở hữu của nhà nước thu học phí cao - làm mờ đi giá trị chi phí công và tư. Năm ngoái, các trường thuộc sở hữu nhà nước ở Hà Nội được phép tăng học phí lên 120.000 đồng/tháng, cho phép một số nơi thu phí 2,5 triệu đồng / tháng trở lên.
Hiện có khoảng 2,8 triệu người làm khu vực công, chiếm khoảng 4% dân số ở độ tuổi lao động.
Viện Nghiên cứu Lowy, một tổ chức tư vấn quốc tế, trong báo cáo năm ngoái đã cho hay, 10% công việc ở Việt Nam nằm trong khu vực nhà nước. Theo báo cáo, con số này bao gồm công nhân ở các doanh nghiệp nhà nước, chiếm dưới 5% tổng số việc làm.
Tuy nhiên, những con số đó đều có phần mơ hồ. Vào tháng Giêng, một cuộc kiểm toán nhà nước của Việt Nam đã khẳng định có 57.000 vị trí "ma" của khu vực công.
Trước đó, vào năm 2016, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ tịch Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho biết có 700.000 nhân viên khu vực công, nhưng 1/3 trong số đó "thiếu năng lực làm việc". Điều này dẫn đến câu chuyện cần phải "cắt giảm nhân sự" khu vực công.
Việt Nam đang tiến hành gia tăng phí dịch vụ công
Tuy nhiên, nhiều lo ngại đặt ra khi việc cắt giảm nhân sự có thể diễn ra trong bối cảnh gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Và việc cắt giảm công ăn việc làm trong khu vực công có thể làm cho mối quan hệ với Đảng với nhóm người này trở thành một vấn đề nóng. Do vậy, chính phủ đã lên kế hoạch mới.
Trong khi đó, phúc lợi xã hội đang bị bóp lại. Bộ Y tế dự kiến sẽ tăng giá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (lên đến 7%) từ tháng 7. Bộ cho rằng việc tăng giá sẽ cải thiện tài chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (VSS), một chương trình bảo hiểm công cộng, lên đến 174 triệu USD/năm.
VSS, cung cấp ngân quỹ cho chi phí y tế, nghỉ hưu, thai sản và thất nghiệp, đã ở trong tình trạng tài chính bấp bênh trong nhiều năm qua. Một số nhà quan sát kinh tế cho rằng, trừ khi tổ chức này tìm kiếm thêm thu nhập, nếu không, VSS có thể bắt đầu rơi vào tình trạng thâm hụt vào năm 2020 và cuối cùng sẽ bị phá sản.
Sự khủng hoảng của VSS là một vấn đề tài chính lớn của chính phủ. Hà Nội rất cần nhiều vốn hơn nếu muốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển và giảm nghèo đói.Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề này, Hà nội cần phải giảm nhân sự trong khu vực công trong khi phải tiến hành tăng chi phí dịch vụ công.
Ngày càng gia tăng số người Việt Nam bi quan về tương lai kinh tế và tài chính của chính họ.
David Hutt
Nguyên tác : Vietnam’s socialist dream hits on hard times, AsiaTimes, 19/04/2018
Ánh Liên dịch
Nguồn : VNTB, 20/04/2018