Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 25 juillet 2019 16:40

Khôn nhà dại chợ

Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam từng quay lưng đàn áp dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì nay dân cũng ngoảnh mặt với Đảng trong vụ Trung Quốc đem tầu thăm dò dầu khí vào hoạt động công khai sâu bên trong vùng "đặc quyền kinh tế", cách Vũng Tầu dưới 370 cây số về hướng đông nam.

khonnha1

Tàu Hải Dương 8 (bên phải) và tàu hộ tống của Trung Quốc đã có hoạt động xâm phạm vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông - Ảnh ANTĐ 25/07/2019

Sự kiện này xẩy ra từ ngày 03/07/2019 khi hình ảnh tầu thăm dò có tên là Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) của Trung Quốc bị nhận diện ở vùng biển bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank).

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam thì ngoài Tư Chính, khu vực tầu Trung Quốc xâm nhập còn có các bãi Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam (Vietnam Express, 23/07/2019).

Một công bố hôm 16/07/2019 của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative-AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và những vấn đề quốc tế (Center for Strategic and International Studies-CSIS) ở Washington DC thì ít nhất 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi theo bảo vệ tàu Haiyang Dizhi 8.

Vài ngày sau có tin số tầu của Trung Quốc tăng lên 9 và một số tầu đánh cá ngụy trang của lực lượng gọi là "dân quân biển" có võ trang cũng hiện diện để chứng minh "quyền chủ quyền" của Bắc Kinh.

Để phản ứng lại , theo AMTI, Việt Nam đã gửi tốc hành hai tàu, KN 468 và KN 472, từ Vịnh Cam Ranh, đi theo phía Trung Quốc từ ngày 4/7. Sau đó có tin 4 tầu Cảnh sát biển của Việt Nam đã có mặt đối đấu với các tầu Trung Quốc, nhưng xung đột chưa xẩy ra.

Tàu Hải Dương 8 đang thực hiện hoạt động thăm dò ở hai lô Riji 03 và Riji 27.

Tin dầu khí cho hay hồi năm 2012, Trung Quốc tuyên bố mời thầu với hai lô này cùng 7 lô nữa ngoài khơi Việt Nam, nhưng không công ty nào tham gia.

Asia Maritime Transparency Initiative đánh giá hai lô Riji 03 và Riji 27 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Trong khi đó một trong các tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc, chiếc Haijing 35111 đã đi tuần ở khu vực từ ngày 16/06/2019, nhằm đe dọa lô dầu khí 06-01 (DK-1) của Việt Nam, ở phía tây bắc Bãi Tư Chính.

Theo tài liệu của AMTI thì lô dầu khí 06-01 thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu năm 2000 giữa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), Tập đoàn BP và Tập đoàn Statoil.

Năm 2012, TNK thay thế BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của hợp doanh.

Năm 2013, Rosneft của Nga thay thế TNK.

Hiện nay, dự án là hợp doanh giữa Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.

Tại lô 06-01, hiện có giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty Khoan Nhật Bản (JDC) được công ty Nga thuê đang tiến hành công tác khoan.

Theo thông tin trước đây của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, lô 06-01, bao gồm mỏ khí Lan Tây và Lan Đỏ, nằm ngoài khơi phía Đông Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cách bờ khoảng dưới 370 km.

Im lặng vì "đại cục" ?

Tình hình khẩn trương như thế nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã im hơi lặng tiếng suốt 13 ngày. Cho đến ngày 16/07/2019 mới cho bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói "lửng lơ" với báo chí tại Hà Nội :

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".

Đưa ra tuyên bố như vậy rõ ràng phía Việt Nam đã không dám chỉ đích danh Trung Quốc là nước đã xâm nhập tìm dầu bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 cây số) của Việt Nam.

Chuyện né tránh vô duyên này cũng giống như khi tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tầu hải quân Trung Quốc đâm chìm, tấn công, giết người, cướp đoạt tài sản thì báo chí chỉ dám nói "tầu lạ" hay "tầu nước ngoài". Các viên chức biên phòng và cảnh sát biển cũng ăn nói như những người không biết chữ, cứ như sợ nói đến Trung Quốc là phạm húy.

Cùng một cung cách cúi mặt sợ Bắc Kinh, Ban Tuyên giáo đảng đã cấm báo chí đưa tin hành động xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc. Nhưng rất may, người dân Việt Nam đã được các báo đài phát thanh quốc tế như VOA, BBC, RFI, Úc, Nhật, mạng xã hội và bloggers (nhà báo "lề dân" tự do) giúp biết tin nhanh chóng và toàn diện các diễn biến ở vùng biển Tư Chính.

Nhưng khi một Đảng cộng sản cầm quyền có trên 4 triệu đảng viên, trên 5 triệu người của lực lượng võ trang gồm quân đội, cảnh sát và dân quân (bán quân sự), 11 triệu cán bộ-công chức ăn lương, kể cả Bộ Chính trị 16 người do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, có quyền tuyệt đối và toàn diện, mà không một ai dám lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thế là cái gì, họ đại diện cho ai để lãnh đạo đất nước này ?

Hèn chi khi Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói ở Singapore ngày 07/11/2015 rằng "những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại" thì lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam không dám ra mặt phản bác mà chỉ để cho Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên tiếng.

Ngày ấy (12/11/2015), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã đọc tuyên bố của Chính phủ :

"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và cơ sở về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ; không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông ; đồng thời đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới".

Nhưng không phải chỉ tứ bề yên ắng lạnh lẽo như thế. Ngay cả ở Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước ; các tổ chức ngoại vi của đảng như : Mặt trận Tổ quốc, Tổng công đoàn Việt Nam ; Hội Nhà văn ; Hội Nhà báo ; Liên hiệp các Hội văn học-nghệ thuật ; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v… cũng không có mống nào dám há mồm bảo vệ biên cương, biển đảo nhưng lại rất mau miệng vòi vĩnh bổng lộc và nhanh tay nhận tiền nuôi ăn hàng tháng từ tiền đóng thuế của dân.

Từ Ngân đến Thưởng

Ngay đến Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, khi được Tập Cận Bình tiếp tại Bắc Kinh ngày 12/07/019, đã năn nỉ, ỷ oi rằng :

"Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông để tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định, bền vững của quan hệ hai nước. Hai bên cần tuân thủ nghiêm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được ; kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ; xử lý tốt vấn đề nghề cá và hoạt động của ngư dân ; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông ; thúc đẩy phân định và hợp tác cùng phát triển theo lộ trình đã thống nhất, cố gắng tạo đột phá trong đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2020" (TTXVN, 12/07/2019).

Bà Ngân đã cầm đầu đoàn Quốc hội thăm Bắc Kinh vào đúng lúc tình hình ở bãi Tư Chính sôi sục trước hành động lấn biển để cướp tài nguyên Việt Nam của Trung Quốc, nhưng bà Ngân không dám nói đích danh vụ Hải Dương 8 hay đòi Tập Cận Bình ngưng hành động trái phép này.

Vì vậy, đáp lại xin xỏ của bà Ngân, TTXVN tường thuật :

"Về vấn đề này, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hai nước là láng giềng, cùng có ý thức hệ nên cùng nhau phối hợp trên tinh thần xây dựng. Ông Tập Cận Bình bày tỏ quan điểm, nếu cùng hợp tác thì ra sức thúc đẩy, còn bất đồng thì hai bên cần ra sức kiềm chế, kiểm soát, nếu làm được như vậy sẽ giảm bớt va chạm vì đại cục lớn của hai nước ("đại cục" là công cuộc to lớn).

Nhưng "đại cục" là cái quái gì mà lãnh đạo Việt Nam, từ bao lâu nay, chỉ biết cúi đầu để cho Trung Quốc mặc sức nắm tóc quay như con dế từ đất liền ra biển cả ?

Chẳng nhẽ vì miếng mồi "4 tốt", láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" của Trung Quốc mà bà Ngân đã mềm nhũn người ra trước họ Tập, hay vì Việt Nam đã bị nhốt vào bẫy "16 vàng" : "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" của Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân trao cho ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 nên lãnh đạo cộng sản Việt Nam, trong mọi trường hợp, phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh ?

Nhưng ngoài bà Ngân, khi hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc ở vùng Tư Chính lên đỉnh điểm thì Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng cũng có mặt ở thành phố Quý Dương (Guiyang), thủ phủ tỉnh Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc) để dự Hội thảo lý luận lần thứ XV giữa 2 đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trong hai ngày 21-22/07 (2019).

Theo tin từ phía Việt Nam, ông Thưởng đã "hội kiến với Triệu Lạc Tế, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc" và "hội đàm với Hoàng Khôn Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc".

Chi tiết thảo luận không được công khai, nhưng Cổng thông tin của Đảng cộng sản Việt Nam đã viết :

"Về vấn đề trên biển, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã thẳng thắn đề nghị hai bên cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, trong đó có Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ; giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước".

Tuy nhiên, ông Thưởng cũng tránh nói đền vụ Tư Chính mà chỉ nói chung chung, và không thấy có đáp từ của các viên chức Trung Quốc sau yêu cầu của ông Thưởng như Tập Cận Bình đã trả lới bà Ngân. Nhưng ai cũng biết ông Thưởng đã chọn sai đối tượng để đặt vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai nước, vì Triệu Lạc Tế và Hoàng Khôn Minh không có thẩm quyền về Biển Đông.

Quyền dân ở mô ?

Cũng trong vụ Tư Chính, dù tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 và các tầu võ trang hộ tống Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được bàn cãi khắp thế giới trong 3 tuần lễ, nhưng Chính phủ Việt Nam đã không thông tin đến nhân dân những gì đã xẩy ra, đang diễn tiến hay liệu Trung Quốc đã chấm dứt tìm kiếm dầu khí và rút tầu về nước chưa ?

Tất cả báo, đài nhà nước đều im lăng bặt tin về hoạt động của các tầu Cảnh sát biển Việt Nam đang theo dõi động tác của các tầu Trung Quốc, đồng thời bảo vệ các giàn khoan dầu trong vùng của Việt Nam.

Hành động này của Chính phủ đã vi phạm Điều 25 Hiến pháp năm 2013, theo đó "Công dân có quyền tiếp cận thông tin…". Ngặt nỗi khi báo chí của đảng, trong trường Tư Chính, đã không dám tự ý đi tìm sự thật mà phải đợi tin từ nhà nước thì dân có tin đâu mà thực hiện quyền được "Tiếp cận thông tin báo chí" , như Điều 10 của Luật Báo chí 2016 đã quy định ?

Vì vậy, từ cách hành xử giấu dân, ta đã thấy lời rêu rao "tự do báo chí chưa bao giờ được như hôm nay" của Việt Nam đã trơ trẽn vượt chỉ tiêu.

Lời khoe bốc đồng này được đoàn Việt Nam đưa ra tại phiên họp ngày 12/0325/07/2019 của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Palais Wilson ở Quai Wilson, Geneva

Cũng khôi hài là Việt Nam có tới 18.000 nhà báo được cấp thẻ, làm việc trong gần 900 cơ quan báo chí, nhưng lại ngoan ngoãn tuân lệnh đảng như đàn cừu thì cái tên "báo chí cách mạng" chỉ có nghĩa "cách miệng" mà thôi.

Chữa cháy - rửa mặt

Cuối cùng thì thái độ sợ bóng sợ gió của Chính phủ Việt Nam đã chấm dứt vào chiều ngày 19/07/2019, sau 16 ngày Hải Dương và các tầu hộ tống võ trang của Hải quân Trung Quốc tiến vào hoành hành sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhưng hành động của Việt Nam chỉ xẩy ra, sau cuộc họp báo ngày hôm 17/7 của phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, yêu cầu Việt Nam" "Nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình".

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói :

"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên".

Vẫn theo bà Hằng :

"Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam ; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam".

Nội dung lời tuyên bố chỉ xác nhận tin tầu Hải Dương 8 đã xâm phạm chủ quyền vùng kinh tế biển của Việt Nam nhưng đã tránh nói trực tiếp đến vùng biển Tư Chính. Ngoài ra bà Hằng không cung cấp bất cứ tin nào khác về hoạt động của các tầu Việt-Trung trong khu vực.

Như vậy rõ ràng chính phủ Việt Nam đã có những lấn cấn không minh bạch thông tin đến người dân và thế giới. Vì thế, khác với những biện pháp đối phó quyết liệt chống vụ tầu Hải Dương 981 Trung Quốc vào tìm kiếm dầu trong vùng tranh chấp gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) ngày 01/05/2014, Đảng cộng sản Việt Nam đã hành động như "cố tình" tự chế để tránh xung đột với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng bưng bít những gì đang xẩy ra ở Tư Chính.

Do đó, nếu năm 2014 đã có một làn sóng phẫn nộ rất cao của người dân Việt Nam từ trong nước ra hải ngoại chống Trung Quốc, đồng thời lên án Đảng cộng sản Việt Nam đã nhu nhược để cho Bắc Kinh ăn hiếp thì người dân và giới trí thức đã mặc kệ để cho nhà nước tự lo trong vụ Tư Chính.

Lý do vì lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không những coi thường mà còn khinh miệt và đặt điều vu cáo dân trong các vụ biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh đã thải chất độc làm chết cá và ô nhiễm nghiêm trọng môi trường năm 2016 ; chống Luật an ninh mạng vì Luật này chỉ nhằm kiểm soát và hạn chế tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của dân. Người dân khắp vùng đất nước cũng đã biểu tình hàng loạt từ ngày 08 đến 10/06/2018 chống Dự luật 3 Đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) năm 2018, vì có âm mưu cho Trung Quốc thuê đất dài hạn đến 99 năm.

Một trong những câu nói của ông Trọng :

"Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta".

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai ? Toàn là bất hảo cả"
(TCNews và Zing.vn, 17/06/2018)

Trong khi đó bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhắm mắt nói bừa với cử tri Cần Thơ ngày 19/06/2018 rằng :

"Quốc hội biểu dương và hoan nghênh tinh thần yêu nước, nhưng đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối ; từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Những đối tượng phá hoại, gây rối vừa qua là những đối tượng không yêu nước, nhưng lại vỗ ngực tự xưng là mình yêu nước" (Nhân Dân, 19/06/2018).

Nhưng tại sao lần này, trong vụ Hải Dương 8, cả ông Trọng đến bà Ngân và ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không dám hé răng nói gì về vụ Tư Chính ở Biển Đông ?

Có lẽ họ sợ nói ra sẽ bị ngọng, nhưng nếu lãnh đạo cao cấp nhất chưa dám hành động mà còn có tâm địa khinh dân thì dân quay lưng lại cứ "để cho nhà nước lo" cũng phải.

Như vậy có phải là khôn nhà dại chợ không ? Riêng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Trưởng ban Tuyên giáo Võ văn Thưởng hãy tự kiểm điểm xem có gì để khoe, sau chuyến "đem chuông đi đánh" vừa qua ở Trung Quốc ?

Phạm Trần

(25/07/2019)

Published in Diễn đàn

Mãi cho đến tối 16/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam mới nói gần nói xa (vì chẳng qua không dám nói thật !) về sự kiện nóng bỏng suốt mấy tuần qua ngoài bãi Tư Chính. Nhưng tuyên bố của bà Hằng không động chạm gì đến tàu thăm dò địa chấn Hải Dương-8 (Haiyang Dizhi-8), thậm chí hai tiếng “Trung Quốc” cũng không hề được bà nhắc tới.

haigiang1

Tàu thăm dò địa chấn của Trung Quốc ở ngoài khơi Việt Nam - Courtesy of Twitter Ryan Martinson/ RFA Edited

Tệ hơn kịch bản HD-981

Trong khi đó, từ 3/7/2019, theo các hãng tin quốc tế, do tàu Hải Dương-8 tiến hành cái gọi là “thăm dò địa chấn” trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nên các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc trên “bồn trũng” Tư Chính – Vũng Mây.

Trong thời gian tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam vờn nhau, báo chí chính thống của cả hai nước đều im hơi lặng tiếng. Đây là hiện tượng bất thường, vì bối cảnh bang giao Việt – Trung cũng như quan hệ Việt – Mỹ hiện nay có nhiều biến số khác các giai đoạn lịch sử trước đây.

Sự khác biệt quan trọng nhất, quan hệ Việt – Mỹ hiện được giới quan sát đánh giá là đang đứng trước khúc quanh mới. Nếu sức khoẻ cho phép, Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm Washington vào mùa Thu này. Mùa thu 1945, Hồ Chí Minh đã đầu tư rất nhiều công sức để trở thành đồng minh của Hoa Kỳ, nhằm đẩy lùi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nhưng định mệnh đã không chiều lòng Cụ.

Mùa Thu này, liệu “hậu duệ” của Hồ Chí Minh có tạo dựng được một tư thế để “bẻ ghi chiến lược” khi mà Trung Quốc vốn đang tìm mọi cách hãm phanh Việt Nam trên vòng đua nước rút trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ ? Để trả lời câu hỏi này nên mổ sẻ sâu hơn về động cơ “quấy rối” vừa rồi của Trung Quốc.

Mùa Thu này, liệu “hậu duệ” của Hồ Chí Minh có tạo dựng được một tư thế để “bẻ ghi chiến lược” khi mà Trung Quốc vốn đang tìm mọi cách hãm phanh Việt Nam trên vòng đua nước rút trở thành “đối tác chiến lược” của Mỹ ? Để trả lời câu hỏi này nên mổ sẻ sâu hơn về động cơ “quấy rối” vừa rồi của Trung Quốc.

Vào lúc này, do mọi chuyện đang bị che đậy một cách đáng ngờ, nên chưa thể xác định là phản ứng của ban lãnh đạo Việt Nam đã đủ mạnh hay chưa, có tương tự như hồi năm 2014 hay không. Bởi theo đánh giá chung, Việt Nam dường như phản ứng dưới mức cần thiết, vì tự nhận thấy lần này không hẳn là bản dạo đầu của một vụ giàn khoan mới theo kiểu HD-981.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia quốc tế, nếu vị trí của HD-8 lần này thực sự được xác nhận ở phía tây đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa, thì đợt“quấy nhiễu” vừa rồi là hết sức nhậy cảm đối với Hà Nội. Trường Sa Lớn là đảo lớn nhất mà Việt Nam kiểm soát và cũng là đảo đông dân nhất trong các đảo của Việt Nam tại đây. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam vi phạm tinh thần hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước.

Một đợt “lấn sân” mới

Những gì diễn ra xung quanh bãi Tư Chính trong những tuần đầu tháng 7 nếu được xác nhận, thì rõ ràng Trung Quốc đang chuẩn bị một đợt “lấn sân” mới, đòi hỏi chủ quyền nhiều hơn trên Biển Đông và buộc Việt Nam phải tiếp tục lùi bước. Trên thực tế, Việt Nam đã lùi trong hai năm 2017 và 2018 khi công ty Repsol (Tây Ban Nha) bị ép phải ngưng khoan thăm dò dầu khí ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Những gì diễn ra xung quanh bãi Tư Chính trong những tuần đầu tháng 7 nếu được xác nhận, thì rõ ràng Trung Quốc đang chuẩn bị một đợt “lấn sân” mới, đòi hỏi chủ quyền nhiều hơn trên Biển Đông và buộc Việt Nam phải tiếp tục lùi bước.

Và bây giờ là mùa Thu 2019, thời điểm quan hệ Việt – Mỹ đang đứng trước thử thách. Trong khi hai bên đang rục rịch chuẩn bị nâng cấp quan hệ thì vừa qua tổng thống Trump, không phải ngẫu nhiên, đã nổi đoá một cách bất ngờ về vụ các công ty Việt Nam tiếp tay cho công ty Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung vào hồi cao trào.

Chưa hết ! Nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao cũng vào thời điểm này, các công ty Mỹ làm ăn ở Việt Nam lại đua nhau phàn nàn về những thách thức họ gặp phải trong các hoạt động kinh doanh ở đây. Những thách thức ấy đâu có gì mới nhưng tại sao được trưng ra lúc này, bao gồm nạn tham nhũng, cơ sở luật pháp yếu kém, cũng như việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ không nghiêm túc…

“Trăm dâu đổ đầu tằm”. Nếu bang giao Mỹ – Việt rồi đây có những bước thụt lùi đáng tiếc, thì trách nhiệm lịch sử thuộc về ai ? Muốn làm rõ vấn đề này, ban lãnh đạo Đảng cộng sảnVN nên cùng nhau làm một cuộc bứt phá về tư duy. Nếu vẫn mắc kẹt trong tư duy coi Mỹ là đối tượng tác chiến thì thật khó có thể thoát khỏi tình trạng “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” về chiến lược.

Đúng là Mỹ đang cần Việt Nam trong chiến lược xoay trục sang Châu Á (IPS), nhưng nếu Hà Nội cứ “lửng lơ con cá vàng”, thậm chí để Bắc Kinh “lấn sân” một cách nguy hiểm thì không loại trừ Mỹ phải tính những nước cờ khác ! Hãy cùng nhau hình dung kịch bản sau đây : Mỹ sẽ tuyên bố áp thuế nặng lên các hàng hóa của Việt Nam như đối với Trung Quốc.

Cùng với việc áp thuế, Mỹ cũng sẽ không bày tỏ thái độ gì trước những “quậy phá” tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông theo kiểu “tằm ăn dâu”. Nếu tất cả những điều này xẩy đến cùng một lúc, thì đấy là thất bại nhãn tiền của “chính sách ba không”. Tương tự, nếu ASEAN cũng khoanh tay đứng nhìn mỗi khi Việt Nam bị bắt nạt và bị đe dọa thì rõ ràng ASEAN đã bị phân hoá theo đúng như kịch bản của Bắc Kinh.

Mà đấy cũng không chỉ là thất bại của “chính sách ba không” ! Những kịch bản nói trên, nếu xẩy ra, nó còn phản ánh thế “ngõ cụt” về chiến lược của Việt Nam trong một giai đoạn đầy sóng gió trước mắt

Chiến Thành

Nguồn : RFA, 17/07/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 16 juillet 2019 20:49

Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8 ?

V Trung Quc điu tàu HD-8, được h tng bi hai tàu hi cnh, bt thn xâm nhp khu vc bãi Tư Chính vùng bin đông nam Vit Nam đ thăm dò du khí’ là hoàn toàn bt thường.

Résultat de recherche d'images pour "Biển Đông HD8"

Tàu Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8)  của Trung Quốc đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện cuộc khảo sát địa chấn từ ngày 3 tháng Bảy 2019. Ảnh: Ryan Martinson

Nhng bt thường

Đim bt thường đu tiên là Bãi Tư Chính là nơi mà phía Trung Quc đã quá am hiu v tr lượng du khí và còn nhn mt trơ tráo đến đ đã tng hai ln - vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018 - cho nhiu tàu chiến vây bc khu vc này đ buc Repsol - đi tác Tây Ban Nha liên doanh vi Tp đoàn Du khí Vit Nam (PVN) - phi rút lui khi d án khai thác m Cá Rng Đ trong khu vc này.

Đim bt thường th hai là v thăm dò du khí’, mà thc cht là thêm mt v khiêu khích vi nhng đường nét rt quen thuc ca Bc Kinh, trùng vi khong thi gian quan chc ch tch quc hi Nguyn Th Kim Ngân đi Bc Kinh đ bàn vi Tp Cn Bình v làm sâu sc hơn na quan h đi tác chiến lược toàn din và ‘đi cc.

Đim bt thường th ba là v khiêu khích trên xy ra khi đang ngày càng dày hơn tin tc v chuyến đi M ca Tng tch Nguyn Phú Trng, hoc mt quan chc trong tam tr được Trng chn làm người thay mình đi M - có th là Nguyn Th Kim Ngân hoc Nguyn Xuân Phúc. Mt chuyến đi mà chc chn không khiến Bc Kinh hài lòng, nếu không nói là ngược li.

Và thêm mt đim bt thường na, mà có l chưa phi cui cùng và cn được xem là quá đi bình thường, là thói câm nín ca gii tuyên giáo và báo chí nhà nước Vit Nam trước v khiêu khích trên, như đã tng câm lng trong rt nhiu ln xy ra khiêu khích t Bc Kinh trên Bin Đông.

Bài cũ din li

V tàu HD-8 ca Trung Quc xâm nhp Bãi Tư Chính tht ra ch là bn sao ca nhng v xâm nhp, khiêu khích và bn thông đip cnh cáo Vit Nam xy ra trước đó.

Vào ngày 10 tháng 4 năm 2019, Trung Quc đã tung ra đng thái s đưa giàn sn xut du khí ln th hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vc Yinggehai Bin Đông, trong bi cnh Tng tch Nguyn Phú Trng sp công du Hoa K - chuyến đi mà khi đó d kiến có th din ra vào mùa hè năm 2019. Không biết có phi tri thương Nguyn Phú Trng hay do sc khe có vn đ, hoc bi c hai lý do này, 4 ngày sau đó ông ta suýt chút na đã tch hn x Kiên Giang nhà Ba Dũng bi mt cơn bo bnh được cho là đt qu không my êm ái, đ t đó đến nay Trng đã thoát được cnh phi hành hương đến Bc Kinh.

Còn trước đó, t năm 2014 Trung Quc đã s dng chiến thut cho giàn khoan và tàu thăm dò du khí’ vào bin Đông đ khng b tâm lý ru rã ca chính th b cng đng lên án là ‘hèn vi gic, ác vi dân.

Tháng 5 năm 2014, giàn khoan Hi Dương 981 ca Trung Quc đã ln đu tiên tn công vào Bin Đông, chen ln vào vùng hi phn ca Vit Nam và như mt cú tát tai n đom đóm vào mt B Chính tr Hà Ni, nht là vi nhng quan chc Vit vn còn mng m ng ngày mà đã biến thành cơn mê sng bi kch trong thói đu dây quc tế gia Trung Quc và Hoa K. Vào thi đim đó, đã xut hin nhng kế hoch khai thác du khí gia Tp đoàn Du khí Vit Nam vi nhng đi tác nước ngoài là Repsol ti m Cá Rng Đ vùng bin Đông Nam, vi Tp đoàn du khí Rosneft ca Nga ti m Lan Đ, cũng như bt đu có kế hoch thăm dò khai thác vi tp đoàn du khí khng l ExxonMobil ca M ti m Cá Voi Xanh vùng bin Qung Nam, Qung Ngãi.

Đến năm 2015, giàn khoan Hi Dương 981 li hin hình mt ln na. Ngày 6/5/2015, website ca Cc Hi s Trung Quc đăng ti thông báo v hot đng ca giàn khoan Hi Dương 981 ti giếng Lăng Thy 25-1S-1 Bin Đông. Hot đng này là đáng được chú ý, dù khi đó Hi Dương 981 vn nm ngoài vùng lãnh hi Vit Nam. Mt tun sau thông báo trên ca Cc Hi s Trung Quc, Đi s Hoa K ti Vit Nam Ted Osius bt ng thông báo "Chúng tôi s tiếp Tng bí thư Nguyn Phú Trng vi nghi thc cp cao nht". Đến tháng 7 năm 2015, Trng chính thc đi M - chuyến công du đu tiên ca ông ta đến x C Hoa mà đã được Tng thng Barak Obama tiếp đón đc cách như mt nguyên th quc gia ti Phòng Bu Dc.

Điu đáng nói là hình nh tái xut mang tính khng b ca Hi Dương 981 vn xy ra dù Nguyn Phú Trng đã chp nhn ‘đi Trung Quc trước khi đi M, khi ti Bc Kinh vào tháng 4 năm 2015.

Còn vào năm 2019, Trung Quc li khai trin chiến thut ép và ln tng bước : trước chuyến đi M ca Nguyn Phú Trng hoc mt quan chc thay thế cho Trng, tùy thuc vào thái đ ca Trng vi Tp ra sao mà giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB s nm yên vùng chng ln bin hoc lao thng vào hi phn Vit Nam theo đúng cái cách ca Hi Dương 981 vào năm 2014, hoc mt ln na có đến vài trăm tàu các loi vây hãm khu vc Bãi Tư Chính đ gây sc ép vi gii chóp bu Vit Nam như đã tng làm vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, khiến Repsol rt cuc phi b ca chy ly người và phía Vit Nam phi chp nhn bi thường cho Repsol khon đu tư ban đu thăm dò du khí mà công ty này b ra lên đến 200 - 300 triu USD.

Tp Cn Bình mun gì ?

Khác vi hai năm 2017 và 2018 là nhng thi đim đường lưỡi bò v b sung ca Trung Quc đã quét qua gn như toàn b các lô du khí nm trong vùng bin ch quyn ca Vit Nam, còn Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh khi đến Hà Ni đã trng trn đến mc ra yêu sách bt Vit Nam phi cùng hp tác du khí’, vi t l ăn chia có th lên đến 60% cho Trung Quc và ch còn li 40% cho ch nhà Vit Nam - được hiu thc cht là phi mi mt tên cướp vào nhà mình đ cùng chia bôi tài sn, ngun cơn Trung Quc gây ra khiêu khích vào năm 2019 rt có th là do Nguyn Phú Trng trn bit mà không chu đi chu thiên t.

V tàu HD-8 tiến thng vào Bãi Tư Chính xy ra đng thi vi s hin din ca Nguyn Th Kim Ngân Bc Kinh cho thy rt rõ là Tp Cn Bình đã không h tha mãn vi mt Kim Ngân thay thế, mà tiếp tc gây sc ép đòi hi phi đích thân Nguyn Phú Trng đi Trung Quc.

Nhưng cho dù có phc hi sc khe đ thc hin chuyến đi ‘Trung Quc trước, M sau, chuyến đi này chc chn s mang li cho Nguyn Phú Trng nhng tht li ln v chính tr và c ri ro sinh mng khó lường. Có l trong cái liếc mt nhăn mày ca thiên triu, Trng không còn được xếp vào hàng ngoan hin d bo’ na.

Ngoài ra, tuy HD-8 ch là mt v khiêu khích nh, nhưng li toát l du hiu v sc ép và gây hn ca Bc Kinh có th gia tăng đt ngt và thô bo hơn hn trong thi gian ti, do đó đòi hi ch trương gn M hoc da M ca Nguyn Phú Trng cn được trin khai nhanh hơn, đc bit là mi quan h hp tác quân s Vit - M không còn nhiu thi gian đ chơi trò vn bt nhau mà phi đi vào nhng vn đ thc cht hơn nhiu, như khi nào mt hàng không mu hm ca M s chính thc có mt quân cng Cam Ranh, đng thi Nguyn Phú Trng phi gp rút đi M, hoc thm chí phi tính toán đến kh năng chn người thay thế ông ta đi M, cho dù Trng vn mun ch mình ông ta - vi tư cách nguyên th quc gia - được Donald Trump đón tiếp bng thm đ và trong Phòng Bu Dc Washington.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 16/07/2019

Published in Diễn đàn