Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhân thượng đỉnh song phương tại Bruxelles, mở ra trong hai ngày 01 và 02/06/2017, Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc tạm gạt sang một bên những bất đồng, để cùng bảo vệ chính sách tự do mậu dịch và thỏa thuận về môi trường đạt được tại thượng đỉnh Paris COP21.

£¨Ê±Õþ£©Àî¿ËÇ¿³öϯµÚÊ®Æß´ÎÖйúÅ·ÃËÁìµ¼ÈË»áÎî

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker (T), thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (G) và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk tại Bruxelles, Bỉ ngày 29/06/2015. REUTERS/John Thys/File Photo

Theo bà Marie Holzman, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, "liên minh" Bruxelles - Bắc Kinh là do hoàn cảnh đẩy đưa, vì còn quá nhiều bất đồng cơ bản giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc. Marie Holzman là tác giả nhiều cuốn sách về Trung Quốc đương đại, chủ tịch hiệp hội Solidarité Chine, giúp đỡ nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn.

RFI : Kính chào bà Marie Holzman và cảm ơn bà tham gia vào chương trình của RFI Việt ngữ. Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc lần thứ 19 mở ra tại Bruxelles trong bối cảnh tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump chuẩn bị thông báo rút khỏi thỏa thuận chống biết đổi khí hậu. Trên phương diện thương mại, kể từ khi lên cầm quyền, ông Trump đẩy mạnh chính sách bảo hộ, bảo vệ công việc làm cho người Mỹ. Bruxelles và Bắc Kinh tỏ ý định liên minh chặt chẽ với nhau hơn để đối mặt với Hoa Kỳ. Bà đánh giá thế nào về bối cảnh chung trong bang giao giữa Liên Hiệp Châu Âu với Trung Quốc ?

Marie Holzman : Không chỉ mới gần đây mà từ lâu nay, quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc luôn khá phức tạp. Nhìn từ phía Bắc Kinh, Mỹ mới là đối tác thương mại chính và Trung Quốc thực ra cũng chỉ nể nang đối tác này thôi. Còn với Châu Âu, Trung Quốc luôn áp dụng đòn "chia để trị". Bề ngoài thì Bắc Kinh luôn khẳng định đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên trong Liên Hiệp, nhưng về thực chất, Trung Quốc lại thương lượng riêng với từng nước. Thậm chí còn không ngần ngại đặt các nước Châu Âu trong thế cạnh tranh lẫn với nhau, chẳng hạn như giữa Đức với Pháp, với Ý, hay với Thụy Điển …

Nhưng Trung Quốc không mấy quan tâm đến những đòi hỏi của Liên Hiệp Châu Âu trên tất cả mọi vấn đề, như các chuẩn mực lao động, về môi trường …

Bên cạnh đó, hồ sơ gai góc nhất trong quan hệ song phương liên quan tới quy chế kinh tế thị trường của Trung Quốc. Cho tới nay, Liên Hiệp Châu Âu vẫn không công nhận nước này là một nền kinh tế thị trường. Đây là một cuộc đọ sức kéo dài giữa đôi bên. Trung Quốc rất bực mình về vụ này và đã từng vận động riêng từng nước để được mục tiêu mong muốn.

Trong đợt biểu quyết gần đây nhất về quy chế này cho Trung Quốc, các thành viên Châu Âu đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Không khí cuộc họp rất căng thẳng. Từ đó tới nay, mọi việc đã lắng xuống, nhưng đây vẫn là một chủ đề hết sức nhạy cảm với cả đôi bên.

Đến Bruxelles lần này, phái đoàn Trung Quốc báo trước, quy chế kinh tế thị trường là một "xung khắc" quan trọng với Liên Hiệp Châu Âu.

RFI : Tuy nhiên, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc dường như đang nỗ lực tìm ra đồng thuận trên ít nhất là hai hồ sơ : khí hậu và thương mại. Thượng đỉnh Bruxelles mở ra trong bối cảnh nước Mỹ đang chuẩn bị rút lui khỏi hiệp định về môi trường, đã được 196 quốc gia cam kết…

Marie Holzman : Chính xác. Tôi xin nói thêm là quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump trên thỏa thuận COP21 được ký kết tại Paris năm 2015 đang tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh nghiễm nhiên được cộng đồng quốc tế coi là một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu - ít ra là qua lời nói.

Ngược lại, Hoa Kỳ không ngớt bị chỉ trích trên hồ sơ này. Đừng quên rằng năm 2009, tại thượng đỉnh Copenhagen, Trung Quốc đã từ chối cam kết hành động vì môi trường. Chỉ sáu năm sau, tại Paris, Bắc Kinh đã thay đổi thái độ. Tôi cho là trong lĩnh vực này, đối thoại Liên Hiệp Châu Âu - Trung Quốc sẽ tích cực và về mặt lý thuyết, đây sẽ là một điều rất tốt cho môi trường.

Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng. Thứ nhất, những tuyên bố về thiện chí chống biến đổi khí hậu là một chuyện, Trung Quốc thực hiện được đến đâu lại là một chuyện khác. Bằng chứng rõ rệt nhất là lượng than đá nhập vào Trung Quốc cho đến giờ vẫn không ngừng tăng lên.

Thứ hai là qua việc rút khỏi thỏa thuận COP21, tổng thống Trump một cách gián tiếp nói với các doanh nghiệp Trung Quốc rằng họ cứ việc tiếp tục gây ô nhiễm, mà không sợ bị áp lực của Hoa Kỳ. Theo tôi đây là tín hiệu xấu đối với môi trường.

RFI : Về vế thương mại thì sao ? Donald Trump chủ trương chính sách bảo hộ, trong khi ông Tập Cận Bình thì ra sức bảo vệ tự do mậu dịch.

Marie Holzman : Đấy chính là lý do vì sao lãnh đạo Trung Quốc đã được tiếp đón rất nồng nhiệt tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos. Tuy vậy, chúng ta cần lưu ý trên vài điểm : ông Tập Cận Bình mạnh dạn bảo vệ tự do giao thương, nhưng ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, lại thiếu vắng tự do.

Trung Quốc cần bảo vệ nguyên tắc tự do giao thương, vì chủ yếu sống nhờ xuất khẩu, trong lúc mà sức mua của chính người dân xứ này còn rất thấp. Đó là nguyên nhân dẫn tới dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 - Một Vành Đai Một Con Đường - mà Bắc Kinh đang nỗ lực thuyết phục quốc tế. Đây là giải pháp tốt nhất để đưa hàng Trung Quốc sang Châu Âu, Trung Cận Đông và Châu Phi.

Nhưng ngược lại, ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, các dự án đầu tư của Âu - Mỹ lại bị hạn chế đáng kể.

Người Trung Quốc đã mua ruộng nho ở Pháp, nhưng đã có doanh nhân Pháp, hay Châu Âu nào mua được cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc hay chưa ? Tự do mậu dịch theo cách diễn giải của Trung Quốc chỉ có một chiều.

RFI : Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc liệu có là những đồng minh bất đắc dĩ hay không ?

Marie Holzman : Vâng, có thể nói Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc xích lại gần nhau vì "tình thế". Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần trở lại với cốt lõi của vấn đề. Liên Hiệp Châu Âu về bản chất là một nền dân chủ, cho dù là một nền dân chủ không hoàn hảo. Còn Trung Quốc thực chất là một quốc gia toàn trị, mà ở đó đảng và Nhà nước kiểm soát tất cả. Người nước ngoài đến Trung Quốc làm việc ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn, thậm chí là họ có thể bị bắt giữ dù mang quốc tịch nước ngoài. Trung Quốc lại thường xuyên vi phạm nhân quyền.

Thành thử tôi cho rằng, đây chỉ là một cuộc hôn nhân khập khiễng. Có quá nhiều khác biệt, đôi bên khó mà chung sống được với nhau một cách lâu dài.

Khó đoán trước là thượng đỉnh tại Bruxelles lần này sẽ đem lại những kết quả cụ thể nào. Trên thế giới có quá nhiều bất trắc như hiện nay, nếu Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc tìm ra được một mối quan hệ hữu hảo vững bền là điều mà ai cũng mong muốn. Nhưng chỉ cần nhìn vào thực tế, Bắc Kinh luôn phủ quyết tất cả các nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trên các hồ sơ như Syria hay Iran trước kia … Thành thử tôi thiển nghĩ, thượng đỉnh giữa Liên Âu và Bắc Kinh lần này chỉ là một thao tác ngoại giao với những tuyên bố chung chung dễ được tất cả các bên chấp nhận. Tôi không mấy tin tưởng là Châu Âu và Trung Quốc sẽ tạo được một mối liên kết lâu bền.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 01/06/2017

Published in Diễn đàn

Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris (BBC, 01/06/2017)

Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015.

rutlui1

Donald Trump vừa tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015 - Ảnh minh họa

Ông nói các bước đi nhằm đàm phán một thỏa thuận mới không gây bất lợi cho các doanh nghiệp và nhân công Hoa Kỳ sẽ được khởi động.

Ông Trump nói trong cuộc vận động tranh cử tổng thống hồi năm ngoái rằng ông sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dầu lửa và than của Mỹ.

Những người phản đối nói rằng việc rút lui chính là việc từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với thách thức quan trọng cho toàn cầu.

Theo Thỏa thuận Paris, Mỹ và 187 quốc gia khác cam kết sẽ duy trì nhiệt độ toàn cầu "thấp hơn" mức thời tiền công nghiệp cộng 2 độ C, và "nỗ lực hạn chế" ở mức thấp hơn nữa, chỉ cộng 1,5 độ C.

Cho đến nay, chỉ có Syria và Nicaragua không tham gia ký thỏa thuận.

Các nhà phân tích nói rằng việc Hoa Kỳ rút lui sẽ khiến thế giới khó đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Thỏa thuận Paris.

Mỹ đóng góp khoàng 15% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng cũng là nguồn tài trợ nguồn vốn và công nghệ quan trọng cho các nước đang phát triển, giúp các nước này chống chọi với tình trạng nhiệt độ gia tăng.

rutlui2

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người đã đồng ý tham gia Thỏa thuận Paris, đã ngay lập tức chỉ trích quyết định của ông Trump.

"Ngay cả khi không có sự đóng góp của Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo, ngay cả khi chính quyền này đi cùng một vài nước khác khước từ tương lai, tôi tin rằng các quốc gia, các thành phố, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ đứng lên và làm thậm chí còn nhiều hơn nữa để dẫn dắt, và để bảo vệ hành tinh mà chúng ta có cho các thế hệ tương lai", ông nói trong một tuyên bố.

Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lại kêu gọi ông Trump chớ phá bỏ cam kết, nhưng nói cuộc chién chống tình trạng thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục bất kể quan điểm của Hoa Kỳ là gì.

Ông Guterres nói với BBC : "Rõ ràng đây là một quyết định rất quan trọng bởi Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới".

"Nhưng nhìn một cách độc lập khỏi quyết định của chính phủ Mỹ thì điều quan trọng là toàn bộ chính phủ các nước khác vẫn tiếp tục duy trì cam kết".

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU đã nhất trí thông qua tuyên bố chung ủng hộ Thỏa thuận Paris, nói nó "cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết".

rutlui3

*****************

Trump chính thức loan báo rời bỏ thỏa thuận khí hậu Paris (VOA, 01/06/2017)

Tổng thng Donald Trump chiu th Năm chính thức loan báo ông s rút M ra khi Tha thun Khí hu Paris năm 2015 được ký bi người tin nhim Barack Obama, nhưng s tìm cách ký mt tha thun mi.

rutlui4

Tổng thng Donald Trump chiu th Năm chính thức loan báo ông s rút M ra khi Tha thun Khí hu Paris năm 2015

Phát biểu ti Vườn Hng Tòa Bch c, ông Trump nói ông s rút M ra khi tha thun Paris và s ngay lập tc bt đu các cuc đàm phán đ tái gia nhp hoc to ra mt tha thun mi tt hơn cho người đóng thuế M.

"Chúng ta sẽ rút ra", ông Trump nói, nhưng nói thêm rng ông s yêu cu các nhà đàm phán tìm kiếm nhng điu khon mi ca tha thun, "mt tha thun công bng".

"Thỏa thun khí hu Paris đơn gin là ví d mi nht ca vic Washington gia nhp mt tha thun gây tn hi cho Hoa Kỳ"... T ngày hôm nay Hoa Kỳ s chm dt mi vic thi hành tha thun không có tính ràng buc này".

Quyết đnh này được đưa ra sau khi có nhiu đn đoán trong nhng ngày qua v vic liu ông Trump có thc hin được li ha ca ông là rút khi tha thun khí hu này hay không.

Hôm thứ Tư, khi chp hình chung vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc, ông Trump cho biết ông đã nghe từ "rt nhiu t nhng người t c hai phía" trong khi ông cân nhc nhng la chn ca mình.

Phát ngôn viên Sean Spicer nói những người được tham vn bao gm các nhà lãnh đo doanh nghip ca M và các nhà lãnh đo nước ngoài.

Hành động này là mt sự đo ngược đáng k chính sách t thi Obama, làm hài lòng cơ s ng h ca Đng Cng hòa nhưng khiến nhng người vn đng vì môi trường và các đng minh ca M tc gin.

Thỏa thun này, đã được 195 nước phê chun, có tính ràng buc v mt pháp lý trên lý thuyết, dù quyn hn thi hành ca nó khá yếu.

Ví dụ, các mc tiêu phát thi carbon không có tính cưỡng hành. Theo tha thun này M cam kết ct gim t 26% đến 28% lượng phát thi carbon dioxide đến trước năm 2025. Nếu M không đt được mc tiêu đó thì không có hệ qu pháp lý nào.

Các nhà hoạt đng v biến đi khí hu tc gin thm chí trước khi ông Trump đưa ra loan báo chính thc, cho rng quyết đnh s đi ngược li li ích ca h.

"Donald Trump đã mắc sai lm lch s mà cháu cht ca chúng ta s nhìn li vi ni kinh ngc v chuyn làm sao mà mt nhà lãnh đo thế gii có th xa ri thc tế và đo đc như vy", Ch tch Câu lc b Sierra nói trong mt thông cáo gi cho VOA qua email.

Trong khi đó doanh nhân tỉ phú Elon Musk, người sáng lp công ty Space X, tuyên b t chc khi ba y ban c vn khoa hc ca Nhà Trng vì loan báo này ca ông Trump.

"Đang rời khi các hi đng ca tng thng. Biến đi khí hu là có tht. Ri b (tha thuận) Paris không tt cho nước M và thế gii", ông Musk viết trên Twitter.

Quyết đnh ca ông Trump ri b tha thun được đưa ra sau khi mt nhóm 22 thượng ngh sĩ Cng hòa gi mt bc thư vào tun trước trong đó kêu gi ông Trump "dt b hoàn toàn tha thuận Paris". Bc thư lp lun rng " li trong tha thun này s khiến M gp ri ro v kin tng", điu mà có th làm phc tp thêm nhng n lc ca ông Trump đo ngược các quy đnh thi Obama, được gi là Kế hoch Năng lượng Sch.

*******************

Tổng thống Trump chính thức tuyên bố rút khỏi Thỏa Ước Chống Biến Đổi Khí Hậu Paris (SBTN, 01/06/2017)

Vào chiều ngày 1 tháng 6, tổng thống Donald Trump đã chính thức tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước Chống biến đổi khí hậu, đã được 195 quốc gia trên thế giới ký kết vào năm 2015 tại Paris (trong đó có Hoa Kỳ dưới thời Obama).

khihau1

Tổng thống Donald Trump đã chính thức tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước Chống biến đổi khí Hậu, đã được 195 quốc gia trên thế giới ký kết vào năm 2015 tại Paris - Ảnh: Reuters

Tuyên bố tại vườn hồng của Tòa Bạch Ốc, tổng thống Trump nói rằng : "Hoa Kỳ rút lui", với lý do hiệp ước này tạo ra một gánh nặng tài chánh và kinh tế cho nước Mỹ.  Để xoa dịu các quốc gia đồng minh, ông Trump cho biết Hoa Kỳ có thể quay trở lại hiệp ước Paris, nếu có cơ hội tái thương lượng một số điều khoản mà ông cho rằng công bằng hơn cho Hoa Kỳ, cho các công nhân và những người đóng thuế tại Mỹ.

Hoa Kỳ qua quyết định của ông Trump ngày hôm nay, đã bỏ rơi tất cả các quốc gia trên thế giới trước một vấn nạn cấp bách của thế kỷ thứ 21. Hoa Kỳ đã gia nhập với hai quốc gia khác không tham dự vào thỏa thuận này là Syria, và Nicaragua.

Trong một tin tức có liên quan, Trung Quốc một thời từng là quốc gia bị chỉ trích nhiều nhất trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi tổng thống Hoa Kỳ Trump quyết  định rút lui khỏi Hiệp ước khí hậu Paris, Bắc Kinh có thể sẽ trở thành lãnh đạo thế giới về chủ đề môi trường.

Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là 2 nước thải khí CO2 nhiều nhất thế giới. Dưới thời ông Obama, Hoa Kỳ tương đối quyết đoán trong việc đối phó nạn biến đổi khí hậu. Nhưng chính phủ Trump đang đảo ngược các chính sách môi trường của người tiền nhiệm, bằng cách hủy bỏ một số sắc lệnh của ông Obama, và đề nghị cắt ngân sách của quỹ chống biến đổi khí hậu. Ngược lại, tại Trung Quốc, trong những năm gần đây, nước này đã dồn sức đầu tư vào những ngành công nghiệp ít khí thải, và luôn giữ vai trò dẫn đầu trong các thỏa thuận chống biến đổi khí hậu của thế giới.

Trung Quốc dự định sẽ chi tiêu hơn 361 tỷ Mỹ kim cho các loại năng lượng tái tạo, từ nay đến năm 2020, và coi việc hạ thấp khí thải carbon là ưu tiên hàng đầu của nước này. Trung Quốc cũng hứa sẽ cắt 40 đến 45% lượng khí thải carbon vào năm 2020, và hy vọng sẽ khống chế được lượng khí thải tối đa vào năm 2030 hoặc sớm hơn. Nếu thật sự rút lui khỏi hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ đánh mất vị thế là lãnh đạo toàn cầu, mở đường cho Trung Quốc bước lên thế vào chỗ trống.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel hôm nay nói rằng nước này và Trung Quốc nên hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc bảo vệ môi trường và ngăn chận sự biến đổi khí hậu, trong khi tổng thống Hoa Kỳ rút lui khỏi Hiệp định Khí hậu thế giới. Bà Merkel tuyên bố tại một sự kiện thương mại cùng với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng, cả hai quốc gia Đức và Trung Quốc đang có cơ may hợp tác và làm việc với nhau, để thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.

Bà Merkel cũng thêm rằng cả hai quốc gia đều có trách nhiệm nặng nề trong nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu, chẳng hạn như việc bảo vệ khí hậu, ngăn ngừa các vụ xung đột bạo động và thực hiện chính sách thương mại quốc tế.

Ngô Bảo / Song Châu

*************************

Thượng đỉnh Châu Âu - Trung Quốc bảo vệ hiệp định khí hậu Paris (RFI, 01/06/2017)

Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc họp thượng đỉnh hôm nay 01/06/2017 tại Bruxelles, sẵn sàng bảo vệ hiệp định khí hậu Paris, trong lúc tổng thống Mỹ Donald Trump sắp loan báo việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận quy mô này.

khihau2

Các đại biểu tham dự COP21 Paris 2015 đang nhìn vào màn hình hiển thị bản đồ thế giới với các dị thường khí hậu, ngày 08/12/2015. Mahe/File Photo

Dưới thời Obama, Bắc Kinh và Washington là hai cột trụ tích cực trong việc ký kết thỏa thuận khí hậu tháng 12/2015, theo đó 196 nước trên thế giới cam kết hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu. Hôm nay tại Bruxelles, Trung Quốc cùng với EU tiếp tục khẳng định những cam kết trong hiệp định lịch sử này, với những biện pháp cụ thể.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vào 19 giờ GMT hôm nay sẽ công bố quyết định về sự tham gia của Hoa Kỳ vào hiệp định khí hậu Paris. Theo báo chí Mỹ, ông Trump sẽ loan báo rút lui khỏi hiệp định.

Việc một trong những quốc gia gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới rút khỏi hiệp định sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho công cuộc đấu tranh chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng, chỉ một năm rưỡi sau thành công rực rỡ của COP 21 Paris. Sự kiện này khiến hội nghị thường niên giữa EU và Trung Quốc bỗng chuyển sang một trọng tâm mới.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker hôm qua cảnh báo, đó là "một hiệp ước quốc tế với các nghĩa vụ luật định", "nếu Hoa Kỳ muốn rút lui, sẽ mất rất nhiều năm". Hôm nay, chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk kêu gọi ông Donald Trump "không nên thay đổi chính sách về khí hậu để trở nên tệ hại hơn".

EU đang xích gần lại với Trung Quốc trong hồ sơ khí hậu, vì sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả đôi bên.

Đức và Trung Quốc siết chặt quan hệ

Riêng về quan hệ song phương giữa Đức và Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường hôm nay 01/06/2017 thăm Berlin, điểm đến đầu tiên của vòng công du Châu Âu. Trong thông cáo chung, thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng "Trung Quốc đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng" trong quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều vấn đề gồm thương mại, đầu tư, các quyền dân sự, hồ sơ Bắc Triều Tiên và khí hậu. Ông Lý Khắc Cường cho biết "kiên quyết" theo đuổi việc áp dụng hiệp định Paris.

Thụy My

********************

Thượng đỉnh EU - Trung Quốc cam kết thực hiện thỏa thuận chung (RFA, 01/06/2017)

khihau3

Thượng đỉnh Trung Quốc-EU (Ảnh minh họa) AFP

Thượng đỉnh Trung Quốc-EU sắp sửa kết thúc ở Brussels với lời cam kết thực hiện những điều khoản đã ghi trong thỏa thuận chung đã đạt được hồi 2015 tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Paris.

Trong bản tuyên bố chung sẽ được công bố vào ngày mai, Trung Quốc và EU xác định bảo vệ môi trường để chống lại hiện tượng khí hậu ấm dần là điều cấp bách phải thực hiện.

Để làm được điều này, hai bên cam kết cùng hợp tác trong nhiều lãnh vực, từ phát triển kỹ thuật để giới hạn khí thải, cho đến việc cùng đóng góp vào quỹ giúp đỡ cho những nước nghèo có phương tiện thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường.

Hiện đang có mặt tại Berlin trong chuyến công du Đức, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cưởng cho hay Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác chung với các nước để đẩy mạnh chương trình bảo vệ môi trường toàn cầu.

Ông gọi trách nhiệm bảo vệ mặt đất là trách nhiệm của toàn thế giới.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, khoảng 4 giờ đồng hồ nữa Tổng Thống Donald Trump sẽ tuyên bố quyết định tiếp tục tham gia hay rút khỏi thỏa thuận Paris 2015.

Dư luận tại Washington nói rằng khả năng Tổng Thống Trump rút khỏi thỏa thuận là rất cao, vì từ khi còn tranh cử ông đã nhiều lần gọi thỏa thuận này không có lợi cho kinh tế của nước Mỹ.

*********************

Thỏa thuận Paris : Trung Quốc và EU khước từ Trump (BBC, 014/06/2017)

khihau4

EU và Trung Quốc bỏ lại Trump, tiến tới với các thỏa thuận về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU nhất trí thông qua tuyên bố chung về thỏa thuận khí hậu Paris và nói rằng đây là "yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết".

Bản dự thảo của tuyên bố mà BBC được xem, nhấn mạnh "cam kết chính trị cao nhất" để thực hiện thỏa thuận.

Động thái này được xem là sự khước từ Hoa Kỳ khi Tổng thống Trump dự định thông báo hôm 1/6 về khả năng Hoa Kỳ rút khỏi thoản thuận.

Thông báo chung sẽ được công bố hôm 2/6 sau hội nghị thượng đỉnh tại Brussels.

Hơn một năm qua, giới chức Trung Quốc và EU đã làm việc cùng nhau để đưa ra một tuyên bố chung về biến đổi khí hậu và năng lượng sạch.

Văn bản này nhấn mạnh các mối nguy hiểm vì hiện tượng nóng lên toàn cầu, "như một vấn đề an ninh quốc gia", trong khi chỉ ra rằng việc chuyển sang năng lượng sạch tạo việc làm và phát triển kinh tế.

khihau5

Ủy viên về khí hậu của EU Miguel Arias Cañete gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc trong những buổi hội đàm gần đây về khí hậu tại Marrakech

"EU và Trung Quốc xem thỏa thuận Paris là thành tựu lịch sử nhằm thúc đẩy việc phát thải khí nhà kính thấp", bản dự thảo cho biết.

EU và Trung Quốc nhấn mạnh cam kết chính trị cao nhất của họ về việc thực thi hiệu quả Thỏa thuận Paris.

Điều đáng kể là cả EU và Trung Quốc đều đồng ý rằng họ sẽ phác thảo chiến lược cắt giảm lượng khí thải carbon trước năm 2020.

Published in Quốc tế