Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Định luận’ thế nào về nhân vật Hoàng Văn Hoan ?

BBC, 19/02/2024

Hoàng Văn Hoan là lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam bị kết án tử hình vắng mặt sau khi "trốn sang hàng ngũ kẻ xâm lược". Trong dịp 45 năm Chiến tranh biên giới Việt – Trung, câu chuyện về nhân vật gây này lại trở thành đề tài tranh luận.

hoan1

Ông Hoàng Văn Hoan (bìa phải) trong cuộc gặp giữa ông Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông vào ngày 3/12/1960

Trên trang Facebook cá nhân, ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức) vào ngày 17/2 có một bài viết dài về nhân vật Hoàng Văn Hoan.

Bài viết được đăng tải vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Chiến tranh biên giới Việt – Trung, mà báo chí Việt Nam gọi là Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nhằm tránh nhấn mạnh sự đối đầu Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đã bình thường hóa quan hệ và mới đây lại gắn bó nhau vào một "tương lai chung".

Hoàng Văn Hoan là ai ?

Ông Hoàng Văn Hoan sinh năm 1905, thuộc vào hàng cách mạng tiền bối. Ông từng hoạt động cách mạng rất sớm bên cạnh Hồ Chí Minh trong giai đoạn ở Trung Quốc và Thái Lan (thập niên 1920), sau đó là Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Ông Hoàng Văn Hoan đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành các chính đảng mà về sau trở thành Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như các lực lượng chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, như Việt Minh.

Trong thời kỳ chống Pháp, ông từng làm Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng. Ông cũng là đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh, phụ trách cả Trung Quốc, Mông Cổ và Triều Tiên.

Trong một bài báo mà BBC News tiếng Việt đã đăng tải trước đây, tiến sĩ Balazs Szalontai viết

"Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất".

Vị trí cao nhất ông từng giữ là Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực.

Có quan điểm gần gũi với Trung Quốc, ông Hoàng Văn Hoan được trọng dụng và phát huy vai trò lớn trong thời kỳ Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ thân thiết, đặc biệt là giai đoạn Trung Quốc là đồng minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối Chiến tranh Việt Nam, khi Trung Quốc quay sang hòa hoãn với Mỹ, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xấu đi. Lúc này, Hoàng Văn Hoan và những người "thân Trung Quốc" liền bị thất sủng.

Về sau, khi ông chạy sang Trung Quốc trong giai đoạn khủng hoảng chính trị của hệ thống xã hội chủ nghĩa, vai trò của Hoàng Văn Hoan trong cách mạng Việt Nam thường bị làm nhạt đi để phục vụ cho luận điệu kết tội ông.

hoan2

Ông Hoàng Văn Hoan (trái) và Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc

Tử hình vắng mặt

Đỉnh điểm của mối xung khắc Việt Nam – Trung Quốc là cuối thập niên 1970, khi Việt Nam, lúc này đã thống nhất, tấn công Campuchia để lật đổ chính thể Khmer Đỏ mà một thời Việt Nam từng góp phần dựng lên và lúc bấy giờ đang được Trung Quốc hậu thuẫn.

Trung Quốc nhận thấy Việt Nam là một "tiểu bá" và Đặng Tiểu Bình muốn "dạy cho Việt Nam một bài học". Chiến tranh biên giới Việt-Trung nổ ra vào tháng 2 năm 1979 là hệ quả của một quá trình đổi thay trong bức tranh chính trị toàn cầu, khu vực và những xung đột nội tại trong lòng Việt Nam cũng như Trung Quốc.

Vào giai đoạn này, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Lê Duẩn đang thực hiện một loạt biện pháp mạnh tay, một mặt thanh trừng các thành phần thân Trung Quốc trong đảng, mặt khác thực hiện việc xua đuổi người Hoa.

Trong không khí chính trị đó, Hoàng Văn Hoan, với lập trường thân Trung Quốc, trở thành mục tiêu thanh trừng.

Sự kiện ông Hoan đào thoát sang Trung Quốc được tác giả Trương Huy San viết như sau : "Ngày 3/7/1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh, khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 5/7/1979, ông được đưa tới Bắc Kinh".

Trong hồi ký "Giọt nước trong biển cả", ông Hoàng Văn Hoan cho biết Bộ Chính trị đã quyết rằng ông bị ung thư phổi và phải bay đi Đức để chữa bệnh nhưng ông không nghe theo quyết định này.

Vào năm 2009, một người cháu (giấu tên) của ông Hoan chia sẻ với BBC rằng ông Hoan tin là "nếu bay đi Đức thì chắc rằng chỉ một liều thuốc là xong".

Khi đã chạy sang Trung Quốc, ông Hoan đã liên tục tố cáo chính sách của Lê Duẩn, cáo buộc rằng Lê Duẩn đã đưa cả đất nước vào con đường chiến tranh.

Tại Việt Nam, giữa bối cảnh tinh thần chống Trung Quốc dâng cao lúc bấy giờ, ông Hoan bị tuyên tử hình vắng mặt về tội phản quốc vào ngày 26/6/1980, mà theo lời của tòa án là ông đã "trốn sang hàng ngũ kẻ xâm lược". Báo chí và dư luận Việt Nam cũng xử tử ông Hoan theo cách ấy.

Trong thời gian ở Trung Quốc, ông Hoan được hưởng một chế độ đãi ngộ rất trọng thị cho tới khi qua đời vào năm 1991. Sau khi ông qua đời, theo lời người cháu nói trên, Trung Quốc đã cho xây một cái mộ, hàng năm cho tiền gia đình, ít nhất hai người, sang đó để viếng thăm. Một phần tro cốt của ông được đưa đi Côn Minh để rắc trên đầu nguồn sông Hồng. Vì ông Hoan muốn về nước bằng con đường sông Hồng.

Vẫn theo lời kể của người cháu, một hộp tro nữa sau khi mang về nhà thờ mấy năm, đã được đưa về quê ở tỉnh Nghệ An.

hoan3

Bia mộ ông Hoàng Văn Hoan tại Bắc Kinh

‘Định luận’ mới về Hoàng Văn Hoan ?

Theo tác giả Trương Huy San, bia mộ của ông Hoan ở quê nhà có "ba chữ, ‘Trung Chính Công’ (bậc trung chính). Hai bên có đôi câu đối : ‘Công danh kí sơn hà, thiên thu định luận/Nhân cách tồn chính sử, lưỡng quốc lưu hương’. Trên đầu bia có dòng chữ ‘Cao chiêm viễn chúc’ (nhìn xa trông rộng). Dưới ghi ‘Kính tùng ngạo băng tuyết’ (Cây tùng [cứng cỏi] coi thường băng tuyết).

Điều đáng chú ý là trong bài viết của mình, tác giả Trương Huy San chia sẻ các thông tin dẫn đến cách hiểu là ông Hoàng Văn Hoan đã có một vai trò nhất định dẫn đến quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1990.

Ông Trương Huy San cho biết vào tháng 3/1990, "Trung ương" đã chấp thuận cho vợ, con trai và cháu nội của ông Hoan đi Trung Quốc thăm ông.

"Họ được đón tiếp nồng hậu tại Cửa khẩu. Ngày 17/4/1990, đích thân Bí thư Khu Tự trị Quảng Tây tiễn 3 mẹ con lên một khoang tàu sang trọng chạy đến Bắc Kinh", tác giả Trương Huy San viết.

Vẫn theo tác giả, chiều 4/7/1990, Giang Trạch Dân tới Ngọc Tuyền Sơn thăm Hoàng Văn Hoan và gia đình. Ngày 7/7/1990, "Hoàng Lão" (tức ông Hoan) được mời vào Trung Nam Hải hội kiến với "đồng chí Giang Trạch Dân", ông Hoàng Nhật Tân (con trai ông Hoan) và Hoàng Thái (cháu trai) cũng được đưa vào để tối ấy Giang Trạch Dân đãi tiệc.

Ngày 12/8/1990, hai ngày sau khi về tới Hà Nội, ông Hoàng Nhật Tân viết thư cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Hôm sau, ông Nguyễn Văn Linh cho xe Lada tới tận nhà đón ông lên Văn phòng gặp. Tinh thần "cuộc hội đàm" giữa Giang Trạch Dân và Hoàng Văn Hoan đã được Hoàng Nhật Tân chuyển về Hà Nội. Ông Tân sau đó còn tiếp xúc với Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, vẫn theo tác giả Trương Huy San.

Vào tháng 9/1990, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đi Trung Quốc dự một cuộc họp cấp cao bí mật, về sau được biết với tên gọi "Hội nghị Thành Đô".

Tới đây, tác giả Trương Huy San kết luận : "Chúng ta không biết hết những con đường dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, nhưng, con đường Hoàng Văn Hoan là rất trực tiếp".

Trong khi ông Hoan mong rằng "thiên thu định luận", thì đến đây dường như đang có một chiều hướng "định luận" khác với cách hiểu "phản quốc" lâu nay.

Đánh giá về nhân vật Hoàng Văn Hoan, kiến trúc sư Dương Quốc Chính viết trên Facebook cá nhân rằng cách tuyên truyền Hoàng Văn Hoan phản quốc và gom vào một dạng với Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc là không đúng. Hoàn Văn Hoan đã chạy ra nước ngoài để tránh cuộc thanh trừng của Lê Duẩn, cũng như có quan điểm khác với Lê Duẩn trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Một điều dễ nhận thấy là trước đây, dưới thời Lê Duẩn, Hoàng Văn Hoan đã nhận bản án tử hình của tòa án và của báo chí, dư luận. Về sau, phía Việt Nam ít nhắc tới chuyện này. Các chuyên gia trước đây nhận định rằng Đảng cộng sản không muốn phơi bày những xung khắc ở ban lãnh đạo theo kiểu "vạch áo cho người xem lưng". Cũng có ý kiến cho rằng "định luận" về Hoàng Văn Hoan trong giới lãnh đạo Việt Nam đã khác, dù đấy là một quá trình âm thầm.

hoan4

Website Quốc hội Việt Nam, vào thời điểm ngày 19/2/2024, vẫn có một mục dành cho ông Hoàng Văn Hoan (tương tự, cũng có một mục dành cho ông Nguyễn Hà Phan, một nhân vật "phản bội" trong một vụ khác). Trước đây, mục này có kèm hình ông nhưng hiện nay hiển thị hình ảnh đã bị lỗi.

Dưới cùng của mục hồ sơ ông Hoan là "phụ chú" : Bị tử hình vắng mặt ngày 12/5/1978 (thông tin về ngày tháng ở đây không hợp lý, do thời điểm năm 1978 ông Hoan chưa chạy trốn).

Nguồn : BBC, 19/02/2024

***************************

Hoàng Văn Hoan và những "nước đi' của Bắc Kinh

Huy Đức, 17/02/2024

Ngày 3/7/1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh, khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 5/7/1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

hvh1

Ông Hoàng Văn Hoan (Huy Đức)

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 5/8/1979, TTXVN mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về "Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn".

Ngày 9/8/1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có "Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam", buộc tội Lê Duẩn đã "khống chế đất nước". Theo ông, trong lúc "nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp" thì, "triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn".

Bức thư được đài Bắc Kinh và BBC phát đi như một quả bom, chấm dứt những đồn đoán trước đó. Không khí chính trị trong nước đã ngột ngạt, càng thêm ngột ngạt.

Hoàng Văn Hoan "nối gót" một người cùng quê, ông Hồ Tùng Mậu, xuất dương, trở thành "học trò lớp thứ Hai" của Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, rồi trở về quê thành lập Chi bộ Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội đầu tiên ở Quỳnh Đôi. Ông sát cánh cùng Hồ Chí Minh ở "Đảng Cộng sản Xiêm". Cùng một số người Việt giúp cụ Hồ Học Lãm đồng sáng lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội [Việt Minh].

Đầu năm 1942, ông về Cao Bằng, cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp "cố vấn cho tỉnh ủy Cao Bằng" xây dựng căn cứ địa Việt Bắc. Ông là một trong 7 người "theo chỉ dẫn của Bác Hồ trực tiếp xây dựng lực lượng vũ trang Cách mạng" [Phùng Chí Kiên, Lương Văn Tri, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp và Phan Anh, Tạ Quang Bửu (từ Trường Thanh niên Tiền tuyến)].

Trong những ngày ngay sau 2/9/1945, ông là thứ trưởng Quốc phòng và được giao phụ trách công tác chính trị [Chính ủy toàn quân].

Năm 1956, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Trước Đại hội IV, 12/1976, Lê Duẩn cử ông đi "dự phiên họp đầu khóa của Quốc hội Cuba" và khi trở về thì Đại hội đã xong phần trù bị [làm nhân sự], Hoàng Văn Hoan bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị.

Trên bàn làm việc của Hoàng Văn Hoan được nói là luôn có một cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bằng chữ Hán [của một học giả người Nhật tặng] và một cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Ông vốn sinh ra trong một gia đình nhà Nho, hẳn biết rõ Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, vậy điều gì khiến ông quyết định đến Bắc Kinh khi Bắc Kinh vừa gây ra một cuộc chiến tranh và cả bộ máy tuyên truyền đang khiến nhân dân sục sôi chống "quân bành trướng" ?

Ngày 18/5/1991, Hoàng Văn Hoan qua đời ở Bắc Kinh, hưởng thọ 86 tuổi. Theo đề nghị của ông, tro cốt được chia làm 3 phần : "Một phần rắc nơi đầu nguồn sông Hồng để tôi được về với Tổ Quốc Việt Nam thân yêu ; Một phần lưu lại Trung Quốc để tỏ tấm lòng lưu luyến, biết ơn của tôi với Đảng cộng sản, nhân dân Trung Quốc và bà con Việt Kiều…".

hvh3

Ngày 18/5/1991, Hoàng Văn Hoan qua đời ở Bắc Kinh, hưởng thọ 86 tuổi.

Phần lưu lại được Bắc Kinh đặt trang trọng ở Bát Bảo Sơn, phần đưa về Việt Nam an táng tại quê nhà. Bia mộ ghi ba chữ, "Trung Chính Công" [bậc trung chính]. Hai bên có đôi câu đối :

"Công danh kí sơn hà, thiên thu định luận

Nhân cách tồn chính sử, lưỡng quốc lưu hương".

Trên đầu bia có dòng chữ "Cao chiêm viễn chúc" [nhìn xa trông rộng). Dưới ghi "Kính tùng ngạo băng tuyết" [Cây tùng (cứng cỏi) coi thường băng tuyết. Câu này trích từ một bài thơ chữ Hán của Hoàng Văn Hoan với hai câu đầu,

"Kính tùng ngạo băng tuyết

Hàn đống độc thư nghiên"

 

[Cây tùng cứng cỏi ngạo băng tuyết

Trong sương giá vẫn một mình tươi xanh].

hvh2

Trên đầu bia có dòng chữ "Cao chiêm viễn chúc" [nhìn xa trông rộng). Dưới ghi "Kính tùng ngạo băng tuyết" [Cây tùng (cứng cỏi) coi thường băng tuyết.

Sau khi Hoàng Văn Hoan "trốn sang hàng ngũ kẻ xâm lược nước ta" [lời của Tòa án], một người đồng chí của ông là Chu Văn Tấn cũng bị giam giữ. Chu Văn Tấn qua đời trong điều kiện bị giam lỏng vào năm 1985.

Ngày 26/6/1980, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên xử tử hình Hoàng Văn Hoan về tội phản quốc. Báo chí thì đã "xử" ông không biết bao nhiêu giấy mực.

Cứ cho là có "thiên thu định luận".

Nhắc lại câu chuyện Hoàng Văn Hoan hôm nay chỉ để nói câu chuyện "chơi bài" của Bắc Kinh.

Ông Hoàng Văn Hoan làm Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ 1950-1957. Ngay khi có mặt ở Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Karachi, "ông mượn mấy đồng Rupi trả tiền taxi, rồi đi thẳng vào trong nhà tự nhiên như người quen biết cũ". Khi cầm bức điện Hoàng Văn Hoan thảo gửi Lý Tiên Niệm [Chủ tịch nước], các cán bộ lãnh sự hiểu ngay vấn đề, họ "khẩn trương thu xếp chỗ ở kín đáo" cho ông.

Ngay chiều hôm đó, Bắc Kinh trả lời và chỉ thị đưa ông tới Bắc Kinh "càng sớm càng tốt".

Việc đầu tiên, Hoàng Văn Hoan được Trung Quốc đưa vào viện 103, nơi các bác sĩ phát hiện ông bị ung thư phổi. Bắc Kinh đã mời Viện trưởng Viện Ung thư Nhật và một đoàn chuyên gia Nhật sang, hội chẩn và cùng các bác sĩ Trung Quốc mổ cho ông.

Ông không chỉ được chăm sóc chu đáo ở bệnh viện. Gần 12 năm ở Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan được bố trí ở trong một biệt thự lớn gọi là "Lầu 10" nằm trên một đồi cao, phía trước là một vườn đào rộng mấy hecta, phía sau là núi, phía xa là hồ nước "rộng như hồ Ba Mẫu".

Lầu 10 nằm ở Ngọc Tuyền Sơn, một khu an dưỡng đặc biệt dành cho lãnh đạo cao cấp. Trong khoảng 1965-1968, Hồ Chí Minh cũng đã mấy lần ở Lầu 1 của Ngọc Tuyền Sơn [cách Lầu 10 hơn 1 km].

Ngoài phòng khách, phòng làm việc, phòng giải trí, phòng ngủ, phòng làm thuốc… Lầu 10 còn có nhiều phòng khác cho thư ký, cận vệ, cần vụ, cấp dưỡng, y tá, lái xe… Bắc Kinh cũng dành cho Hoàng Văn Hoan một xe Hồng Kỳ, loại xe chỉ "lãnh đạo tối cao" của Bắc Kinh mới được sử dụng.

Bắc Kinh là thế.

Năm 1970, Norodom Sihanouk bị Lon Nol lật đổ khi ông đang ở thăm Moskva. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Alexei Kosygin, chỉ cho ông Hoàng biết tin trên đường tống tiễn ra sân bay. Nhưng Bắc Kinh không chơi như vậy. Bắc Kinh vẫn đón Sihanouk theo lịch trình và Chu Ân Lai đã yêu cầu các đại sứ nước ngoài đang ở Bắc Kinh cùng ra bay đón ông Hoàng dù Vua không còn ngai nữa.

Sihanouk cũng ở Ngọc Tuyền Sơn trong nhiều năm với rất nhiều cung nữ và các đầu bếp thượng hạng, có đủ Tây, Tàu.

Bắc Kinh không đặt cược hết vào Khmer Đỏ. Người Trung Quốc biết Pol Pot, Yeng Sary được những người cộng sản Việt Nam đưa vào Đảng ở Paris. Cũng những người cộng sản Việt Nam đảm bảo cho Pol Pot, Yeng Sary tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức đảng khi quay về Campuchia.

Bắc Kinh thường chỉ hậu thuẫn cho các tổ chức Maoist ở Đông Nam Á như những nhóm phiến quân. Khi đó, Bắc Kinh vẫn tưởng, Khmer Đỏ lên nắm quyền thì sẽ thân Hà Nội hơn. Việc để Khmer Đỏ đứng chung với Sihanouk, sử dụng uy tín quốc gia của ông là do nỗ lực nhiều hơn từ Hà Nội.

Từ năm 1973, theo Thượng tướng Trần Văn Trà, "Ta giúp bạn giải phóng các tỉnh phía Đông Campuchia". Năm 1975, đặc công Việt Nam đã giúp Khmer Đỏ đánh sập cầu Chhroy Chhangva và pháo binh Việt Nam đã khống chế sân bay cũng như hỏa lực của Lon Nol, giúp Khmer Đỏ nắm quyền ở Phnom Penh trước khi "giải phóng Sài Gòn" hai tuần.

Tôi vừa đọc xong hồi ký của một người Khmer sống sót qua chế độ Pol Pot. Ông là một trong 3 người còn lại trong số khoảng 800 người "Khmer tập kết" mà Hà Nội giao cho Pol Pot, Ieng Sary đầu thập niên 1970s. Rất nhiều người trong số họ đã cố gắng đào thoát sang Việt Nam trước khi Khmer Đỏ lên cầm quyền nhưng đã bị trả lại cho Khmer Đỏ.

Chúng ta đổ xương máu để "rèn" Khmer Đỏ thành một con dao găm. Để rồi Bắc Kinh là người đã nắm đằng cán để thúc lưỡi dao ấy vào sườn phía Tây Nam của Tổ Quốc.

Năm 1990, khi Lê Đức Anh muốn "giải pháp đỏ" thì Bắc Kinh đã chuẩn bị chơi quân cờ khác. Cộng sản Bắc Kinh sử dụng các quân cờ vì nó sử dụng được chứ không vì nó xanh hay đỏ.

Ngày 14/11/1991, khi chiếc Boeing đưa Sihanouk từ Bắc Kinh về lại Phnom Penh, xuất hiện cùng ông ở cầu thang máy bay là Hun Sen. Năm 1998, khi đã thiết lập được những mối quan hệ vững chắc với Phnom Penh, Bắc Kinh cắt hầu bao, Khmer Đỏ mới thực sự tan rã.

Cho dù, trong các cuộc can thiệp quân sự ra nước ngoài trên thế giới từ nửa cuối thế kỷ 20 đến nay, Campuchia là một điển hình thành công. Chính quyền do Việt Nam dựng lên vẫn tồn tại sau 35 năm rút quân. Nhưng, ai thực sự đắc lợi từ chính quyền ấy mới là điều rất cần suy nghĩ.

Trở lại với câu chuyện Hoàng Văn Hoan trong đoạn kết của cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung.

Ngày 29/3/1990, trong một hội nghị quốc tế kỷ niệm "100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh", Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói với con trai Hoàng Văn Hoan, ông Hoàng Nhật Tân, "Mình nghe nói Trung ương đã quyết định để Tân sang Trung Quốc thăm cụ Hoan". Và khi ông Tân đến chào Thứ trưởng Ngoại giao Đinh Nho Liêm thì ông Liêm rất niềm nở và nói là "sẽ cử cán bộ đến nhà bàn việc gia đình sang Bắc Kinh thăm ông cụ".

Ngày 31/3/1990, hai cán bộ ngoại giao đến nhà chính thức thông báo "việc sang Bắc Kinh thăm ông cụ đã được Trung ương chuẩn y". Cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Sứ quán Trung Quốc nhanh chóng làm thủ tục để phu nhân, con trai và cháu nội Hoàng Văn Hoan đi Trung Quốc hai tuần sau đó. Họ được đón tiếp nồng hậu tại Cửa khẩu. Ngày 17/4/1990, đích thân Bí thư Khu Tự trị Quảng Tây tiễn 3 mẹ con lên một khoang tàu sang trọng chạy đến Bắc Kinh.

Sau một thời gian bố trí cho gia đình thăm thú Trung Quốc và trị bệnh cho bà Hoàng Văn Hoan, chiều 4/7/1990, Giang Trạch Dân tới Ngọc Tuyền Sơn thăm Hoàng Văn Hoan và gia đình. Ngày 7/7/1990, "Hoàng Lão" được mời vào Trung Nam Hải hội kiến với "đồng chí Giang Trạch Dân", ông Hoàng Nhật Tân và "đích tôn", Hoàng Thái, cũng được đưa vào để tối ấy Giang Trạch Dân đãi tiệc.

Ngày 12/8/1990, hai ngày sau khi về tới Hà Nội, ông Hoàng Nhật Tân viết thư cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, hôm sau, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe Lada tới tận nhà đón ông lên Văn phòng gặp. Tinh thần "cuộc hội đàm" giữa Giang Trạch Dân và Hoàng Văn Hoan đã được Hoàng Nhật Tân chuyển về Hà Nội. Ông Tân sau đó còn tiếp xúc với Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng…

hvh4

Ngày 12/8/1990, hai ngày sau khi về tới Hà Nội, ông Hoàng Nhật Tân viết thư cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, hôm sau, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe Lada tới tận nhà đón ông lên Văn phòng gặp.

Ngày 3/9/1990, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đi Trung Quốc, một cuộc gặp cấp cao diễn ra bí mật, về sau được biết với tên gọi, "Hội nghị Thành Đô".

Chúng ta không biết hết những con đường dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, nhưng, con đường Hoàng Văn Hoan là rất trực tiếp.

Rồi ai "định luận".

Huy Đức

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 17/02/2024

***********************

Vì sao ông Hoàng Văn Hoan chạy sang Trung Quốc và Cuộc chiến 1979 ?

Balazs Szalontai, BBC, 21/02/2017

Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc :

hoan1

Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur (đeo kính) tại Dehli năm 1954, bên trái ông Mathur là ông Hà Văn Lâu

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt - Trung, có tới 300.000 đảng viên thân Trung Quốc bị phe "thân Liên Xô" ca Lê Dun loi b.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức.

Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các "phn t thân Trung Quốc" tht s và tim năng, nhưng nó cũng là biu hiu ca khng hong kinh tế - xã hi ăn sâu Việt Nam.

Vai trò cá nhân

Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản Việt Nam không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc.

Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở Trung Quốc. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng.

Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở Trung Quốc.

Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất.

Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt - Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.

Được biết vì tình cảm thân thiện với Trung Quốc, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân Trung Quốc trong tranh chấp Liên Xô - Trung Quốc. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân Trung Quốc hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.

Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô - Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân Trung Quốc trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội.

Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung - Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế ông Hoan bị suy giảm.

Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt - Trung.

Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của Trung Quốc. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia.

Năm 1974, ông Hoàng Văn Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi Trung Quốc để "cha bnh", nhưng có th s mng thc s li liên quan đến đàm phán biên gii bí mt Vit - Trung t tháng Tám ti tháng 11, mà kết qu đã tht bi.

hoan2

Lãnh tụ Bắc Việt Nam, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959

Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và Hoàng Sa đã không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai trò trung gian thành công.

Lê Duẩn và các đồng chí của ông kết luận họ không còn cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro an ninh.

Sau Cuộc chiến Việt Nam, những cán bộ lãnh đạo mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế.

Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1979, khi xung đột Việt - Campuchia và Việt - Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của ông Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng 6, ông quyết định đào tẩu.

Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.

Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.

Hiệp ước Việt - Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia.

Nhưng mặt khác, ông Hoan và phía bảo trợ là Trung Quốc dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ Việt Nam - Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.

Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết.

Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố "nhng k phá hoi tình hu ngh Vit - Trung s b đập v đầu".

hoan3

Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội

Mặc dù Việt Nam nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ.

Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào "Vùng Kinh tế Mi", nhiu người Việt Nam đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa ca h b buc ra đi. Khác bit cũng tn ti trong ni b lãnh đạo.

Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam.

Khủng hoảng xã hội

Sự thanh trừng không lớn như ông Hoàng Văn Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.

Quyết loại bỏ những thành phần "bi phn", gii chc có nhng bin pháp khc nghit. Người Mèo và các cng đồng thiu s khác mt phn đã phi ra đi khi các tnh min bc. Ti phiên hp ca Ban Chp hành Trung ương trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn v Hoan trn thoát và ch trích ngành an ninh.

Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc Hoa, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.

Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.

Trước hết, các vụ thanh trừng trong hàng ngũ Đảng đã bắt đầu từ những năm trước.

Giai đoạn 1970 - 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.

hoan4

Bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn : cuộc chiến biên giới giết chết hàng vạn người chỉ trong vòng chưa đến 30 ngày

Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt - Trung.

Việc trục xuất các cá nhân thân Trung Quốc đạt đỉnh cao từ tháng 11/1979 tới tháng 2/1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.

Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.

Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn.

Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả.

Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành "quân d b gm nhng k ti phm". Không có vic làm, nhiu người lính gii ngũ đã phi ăn trm ăn cướp để sng.

Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.

Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà Trung Quốc, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.

Balazs Szalontai 

Nguồn : BBC, 21/02/2017

Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bài đã đăng tháng 4/2010 trên bbcvietnamese.com ở giao diện cũ.

Published in Tư liệu

Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc :

hoan1

Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur (đeo kính) tại Dehli năm 1954, bên trái ông Mathur là ông Hà Văn Lâu

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt - Trung, có tới 300.000 đảng viên thân Trung Quốc bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức.

Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân Trung Quốc” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế - xã hội ăn sâu ở Việt Nam.

Vai trò cá nhân

Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản Việt Nam không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc.

Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở Trung Quốc. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng.

Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở Trung Quốc.

Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất.

Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt - Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.

Được biết vì tình cảm thân thiện với Trung Quốc, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân Trung Quốc trong tranh chấp Liên Xô - Trung Quốc. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân Trung Quốc hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.

Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô - Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân Trung Quốc trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội.

Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung - Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế ông Hoan bị suy giảm.

Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt - Trung.

Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của Trung Quốc. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia.

Năm 1974, ông Hoàng Văn Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi Trung Quốc để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm phán biên giới bí mật Việt - Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả đã thất bại.

hoan2

Lãnh tụ Bắc Việt Nam, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959

Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và Hoàng Sa đã không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro an ninh.

Sau Cuộc chiến Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1979, khi xung đột Việt - Campuchia và Việt - Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của ông Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng 6, ông quyết định đào tẩu.

Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.

Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.

Hiệp ước Việt - Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia.

Nhưng mặt khác, ông Hoan và phía bảo trợ là Trung Quốc dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ Việt Nam - Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.

Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết.

Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt - Trung sẽ vỡ đầu”.

hoan3

Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội

Mặc dù Việt Nam nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ.

Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào “Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người Việt Nam đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ lãnh đạo.

Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam.

Khủng hoảng xã hội

Sự thanh trừng không lớn như ông Hoàng Văn Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.

Quyết loại bỏ những thành phần “bội phản”, giới chức có những biện pháp khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành an ninh.

Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc Hoa, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.

Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.

Trước hết, các vụ thanh trừng trong hàng ngũ Đảng đã bắt đầu từ những năm trước.

Giai đoạn 1970 - 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.

hoan4

Bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn : cuộc chiến biên giới giết chết hàng vạn người chỉ trong vòng chưa đến 30 ngày

Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt - Trung.

Việc trục xuất các cá nhân thân Trung Quốc đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979 tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.

Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.

Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn.

Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả.

Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.

Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.

Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà Trung Quốc, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.

Balazs Szalontai

Nguồn : BBC, 21/02/2017

Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bài do Lê Quỳnh dịch, đã đăng tháng 4/2010 trên bbcvietnamese.com ở giao diện cũ.

Published in Diễn đàn