Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 26 février 2020 23:59

Nghệ An lên tiếng về tượng Lenin

Bị phản đối – Nghệ An lên tiếng bác bỏ ‘tin xuyên tạc’ về tượng Lenin

Mới đây, nhà cầm quyền tại Nghệ An đã lên tiếng bác bỏ ‘tin xuyên tạc’ về tượng Lenin ở thành phố Vinh sắp được khởi công xây dựng cho người dân chiêm ngưỡng

Lenin's monument in Ulyanovsk was established April 22, 1940 to Lenin Square. Russia, Ulyanovsk. May 25, 2018

Tượng Lenin ở thành phố Ulyanovsk (Nga) cao 3 mét sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay

Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay. Theo thông tin công bố của báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình "đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An" và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.

Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.

"Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển Nghệ An", báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.

"Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An – quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk – quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Nga".

Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.

Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.

Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.

Nay, báo Việt Nam nói "lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu".

Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói "thông tin không chính xác" đó là gì.

lenin2

Tượng Lê nin bị kéo đổ khắp nơi trên thế giới

Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.

Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là "sùng bái cá nhân mù quáng".

Ngoài ra, "Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị".

"Sự độc đoán và phi dân chủ đó của ông đã khiến cả những gương mặt lớn, cùng lý tưởng – như Rosa Luxemburg, hay văn hào Maxim Gorky – phải ‘kêu trời".

Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.

Hồi 2017, nhiếp ảnh gia Niels Ackermann và nhà văn. Sebastien Gober cho ra cuốn ‘Đi tìm Lenin’ nói về hiện tượng hàng nghìn tượng Lenin bị xóa ở Ukraine.

Tuy thế, cũng có hiện tượng "ngược dòng" như hồi 2018 ở Tajikistan.

Theo Radio Ozodi, một pho tượng Lenin từng bị gãy tay ở Shahritus, miền Nam Tajikistan, được hội đồng Hồi giáo địa phương quyên tiền để trùng tu.

Ngoài khu vực Liên Xô cũ, hiện ở Tampere, Phần Lan, vẫn có một bảo tàng Lenin. Còn tại chính nước Nga, dư luận về Lenin vẫn chia rẽ, và một số tiếp tục ủng hộ để thi hài ông trong lăng tại Moscow, nhưng con số đông đảo hơn muốn đưa đi chôn.

lenin3

Vị trí xây dựng tượng đài gần vòng xuyến giao nhau giữa 5 con đường lớn ở trung tâm TP Vinh

Theo RT.com hồi tháng 9/2017, điều tra dư luận tháng 4 năm đó nói 58% dân Nga muốn đưa Lenin đi cải táng một cách đúng đắn.

Dòng ý kiến này cho rằng cách duy trì xác ướp của người đã quá cố là không phù hợp với phong tục Chính Thống giáo của Nga.

Nhìn chung, di sản tàn khốc của thời kỳ chế độ cộng sản hình thành ở Liên Xô vẫn gây chia rẽ ngay trong dân chúng và trí thức Nga.

Mới đây nhất, thẩm phán Tòa Hiến pháp Nga, Konstantin Aranovsky nói nước Nga ngày nay không nên "tiếp quản các di sản tội ác của chế độ cộng sản thời Liên Xô".

Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.

Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.

Về mặt văn hóa, hiện tượng này có vẻ ngày càng mang tính tín ngưỡng bản địa ở Việt Nam hơn là có liên quan đến chuyển biến lịch sử hậu Xô-Viết ở Châu Âu và khu vực Liên Xô cũ.

Bên cạnh hàng ngàn ý kiến chỉ trích dự án bị xem là phi lý, quái gở này, có khá nhiều người soạn Thư ngỏ gửi lãnh đạo tỉnh Nghệ An qua mạng xã hội. Một trong số đó là nhà văn Đoàn Bảo Châu. Ông Châu giới thiệu cuộc thảm sát gia đình hoàng đế cuối cùng của nước Nga ngày 18 tháng 7 năm 1918 – 11 thành viên hoàng gia bị bắn chết, rồi bị tưới 176 lít acid để làm thi thể biến dạng trước khi dùng 400 lít xăng để đốt – nhằm khắc họa bản chất Lenin, người chỉ đạo cuộc thảm sát tàn bạo này…

lenin4

Hồi tháng 11/2019, nhiều Facebooker bày tỏ sự ngán ngẩm khi thấy hình ông Hoàng Trung Hải, bí thư Thành Ủy Hà Nội, cùng bộ sậu đến cúi đầu tưởng niệm và dâng hoa tại "thây ma cộng sản" Lênin nhân dịp 102 năm kỷ niệm sự kiện "Cách Mạng Tháng Mười Nga

80 năm sau, Boris Yeltsin – cựu đảng viên cộng sản Liên Xô, Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga – xác định : Đó là tội ác đáng ghê tởm. Vụ thảm sát là một trong những điều đáng xấu hổ nhất của lịch sử nước Nga. Yeltsin cho rằng, tổ chức cải táng các nạn nhân vô tội là một cách chuộc lỗi. Vụ thảm sát vừa kể là kết quả của sự cực đoan, chia rẽ xã hội Nga thành "chúng ta" và "họ". Theo Yeltsin, đã đến lúc phải kết thúc thời đại của máu và bạo lực ở Nga…

Sau khi thuật lại một trong những tội ác của Lenin, Đoàn Bảo Châu đề nghị chính quyền Nghệ An cân nhắc : Tại sao nhiều nơi trên thế giới như 14 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết, các quốc gia khu vực Đông Âu, Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên… thi nhau đập bỏ tượng đài Lenin ? Tại sao dân chúng Liên bang Nga hiện nay liên tục đề nghị đưa Lenin ra khỏi lăng từng xây dựng cho ông ta ?... Châu lưu ý, theo thời gian, sự phán xét Lenin sẽ càng ngày càng quyết liệt và thẳng thắn hơn…

Facebook Nhất Chi Mai nói : Lenin là một kẻ tàn bạo, một tội đồ của nhân loại. Chẳng lẽ chính quyền tỉnh Nghệ An dựng tượng Lenin vì tôn thờ bạo lực, giết chóc ? Facebook AB Bùi nhắc lại : Lenin là người khởi xướng mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết. Người ta ước đoán, trong thế kỷ 20, các nhà nước cộng sản đã giết hàng trăm triệu người và Lenin phải chịu trách nhiệm trước nhân loại về tội ác này.

Giống như Đoàn Bảo Châu, ông Nguyễn Ngọc Chu cũng khuyên chính quyền tỉnh Nghệ An nên cân nhắc. Sở dĩ Putin, Tổng thống Nga hiện nay chưa thực hiện mong muốn của dân chúng Nga – đưa Lenin ra khỏi lăng dành cho ông ta vì vẫn còn những người mà quá khứ liên quan đến Lenin. Nói cách khác, việc đưa Lenin ra khỏi lăng là tất yếu nhưng sẽ do các thế hệ lãnh đạo nước Nga sau Putin thực hiện. Dựng tượng – đề cao Lenin vừa làm khó Putin, vừa làm tổn thương dân chúng Nga.

lenin5

Bà cụ cầm 10k đồng

Ông Chu chất vấn : Tại sao chính quyền tỉnh Nghệ An lại đi ngược chiều với xu hướng chung của cả Nga lẫn thế giới ?

Tại sao lại vinh danh một cá nhân mà đồng bào ông ta muốn gạt bỏ như tẩy xóa một vết nhơ ?

Tại sao không dựng tượng vinh danh tổ tiên mà vinh danh một người như Lenin và tạo thêm khó khăn cho hậu sinh khi chắc chắn con cháu phải dỡ bỏ ?

Tại sao dựng tượng Lenin mà không trưng cầu ý kiến dân chúng Nghệ An xem họ có muốn hay không (3) ?...

Bà Đỗ Thị Hòa – nhận xét : Không chắc chính quyền tỉnh Nghệ An yêu mến Lenin. Vấn đề là kế hoạch thực hiện này được thượng cấp phê duyệt thì thực hiện sẽ có tiền. Bị chỉ trích mà có cơ hội "phết, phẩy" thì vẫn hăm hở làm thôi. Rất nhiều người đồng tình với nhận xét này, chẳng hạn như Hien Ha Ngoc : Đã "ăn mày dĩ vãng" thì không quan tâm đến nguyên vọng của nhân dân, cảm xúc của người khác và xu thế của thời đại !

Bất kể thế nào, chắc chắn sẽ có một tượng đài vinh danh Lenin ở trung tâm thành phố Vinh. Sau khi bỏ thời gian tra cứu trang leninstatues.ru, Trần Hậu cho biết, trước 1991, trên toàn thế giới có 14.290 tượng đài Lenin với nhiều kích thước khác nhau nhưng đến nay thì bị đập bỏ, dọn dẹp và chỉ còn chưa tới một nửa (7.194). Tuy tượng đài Lenin ở Nghệ An sẽ khiến con số này tăng thêm một nhưng thêm một là vì đầu cơ chính trị và tham nhũng chứ không phải vì kính trọng lãnh tụ giai cấp vô sản toàn thế giới.

lenin6

Đây là hình ảnh trao dê giống cho các hộ nghèo xóm Trung Độ, xã Tân Hợp, Tân Kỳ, Nghệ An

Khi bất bình nhưng không thể cản được các công bộc tìm cách cấu xé tiền của mình, bên cạnh chỉ trích, dân chúng Việt Nam thường bỡn cợt. Những bỡn cợt kiểu như Mậu Nguyễn Đức : Nếu tượng mang tên Lenin mà có diện mạo… Lê Duẩn thì... cũng được ! Cũng cùng họ… Lê và cũng cùng… đảng cộng sản. Tự biết không thể cản được việc xây dựng tượng đài Lenin vì đó là cơ hội cả hệ thống chấm mút, Phạm Thành Hưng mong rằng, xây dựng xong, tượng Lenin hóa ra… tượng cụ Lê Đình Kình !

Sự kiện Nghệ An xây công viên tưởng niệm và dựng tượng Lenin khiến hàng chục ngàn người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem lại thông tin, năm 2018, Nghệ An chỉ thu được 12.691 tỉ trong khi chi tới 23.780 tỉ.

Khoản thiếu hụt do chênh lệch thu – chi hơn 11.000 tỉ đồng ấy tất nhiên là tiếp tục đi xin như đã, đang và sẽ còn xin hỗ trợ.

Trung Tran đã thử tính (lấy 11 ngàn tỷ chia cho 365 ngày) và nhắc nhở mọi người : Mỗi ngày, toàn quốc đang phải cấp cho Nghệ An khoảng 30 tỉ đồng để chi tiêu và Nghệ An hăm hở… dựng tượng Lenin.

Hải Yến (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 26/02/2020

Additional Info

  • Author Hải Yến
Published in Diễn đàn