Bích Ngọc, Thoibao.de, 08/05/2021
Có vẻ như ước muốn lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng xa vời. Sau 5 năm thất bại tại chính trường, hiện nay thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh rõ rệt. Muốn bắt được ông Nguyễn Tấn Dũng thì nên bắt trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2020, còn bây giờ thì thế cờ đã đổi thay. Thế lực Miền Nam của Lê Thanh Hải yếu, thế lực Trương Tấn Sang cũng sắp mất hết quyền lực. Thời nay là thời của thế lực Tây Ninh và thế lực Kiên Giang.
Chuyển giao quyền lực từ bà Võ Thị Ánh Xuân cho ông Lê Hồng Quang
Với việc, Phạm Minh Chính làm đại biểu quốc hội tỉnh Cần Thơ thì xem như tiếng nói của gia đình Ba Dũng có ảnh hưởng lớn đến thành phố này. Ngoài việc con trai ông Nguyễn Tấn dũng nắm Bộ Xây dựng thì một thuộc hạ của Ba Dũng mới đây cũng được bổ về nắm bí thư tỉnh An Giang. Như vậy có thế nói, thế lực của ba Dũng đã nắm chắc một bộ, ảnh hưởng đến chính phủ, nắm chắc tỉnh nhà Kiên Giang và ảnh hưởng đến Cần Thơ và An Giang. Vòi Bạch tuộc của thế lực Ba Dũng đang vương. Như vậy với nhiệm kỳ 2006-2021 ông Nguyễn Phú Trọng đã không làm được gì Ba Dũng thì làm sao nhiệm kỳ 2021-2026 ông Trọng có thể làm gì được?
Ngày 5/5, báo chí Cộng Sản Hà Nội đã cho biết ông Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Hồng Quang được bổ về làm bí thư Tỉnh ủy An Giang. Bộ Chính trị công bố quyết định số 68 về việc điều động, phân công ông Lê Hồng Quang – ủy viên Trung ương Đảng, phó chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao – giữ chức bí thư Tỉnh ủy An
Bà Trương Thị Mai với vai trò là trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã rao quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Lê Hồng Quang giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Lê Hồng Quang, 53 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, trình độ tiến sĩ luật, cử nhân kinh tế. Ông Quang trưởng thành từ một cán bộ ngành kiểm sát tại tỉnh Kiên Giang. Năm 2011, ông giữ chức phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao, rồi phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Sau đó, ông Quang được điều động quay lại giữ chức phó chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao.
Nhiệm vụ của ông Lê Hồng Quang
Từ tháng 9/2020, ông Lê Hồng Quang được bầu giữ chức bí thư Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Đại hội XIII của Đảng diễn ra hồi cuối tháng 1, ông Quang tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Như thường lệ bà Trương Thị Mai – ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Lê Hồng Quang. Nhiệm vụ của ông Lê Hồng Quang là tiếp tục công việc của bà Võ Thị Ánh Xuân. Nhiệm vụ trước mắt của ông Quang là thực hiện nghiêm và thường xuyên công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm soát chặt chẽ biên giới, tập trung cao độ hơn nữa. Làm được việc này không những giúp kinh tế An Giang phát triển mà góp phần chung với cả nước.
Ông Lê Hồng Quang khẳng định, được Bộ Chính trị phân công làm bí thư Tỉnh ủy An Giang là một thuận tiện. Được bổ đi tỉnh là người thuộc diện cơ cấu cao hơn. Ông lê Hồng Quang là người gốc Kiên Giang, là người mà nhà Nguyễn Tấn Dũng rất cần. Ở miền Tây Nam bộ, tiếng nói của ông Nguyễn Tấn Dũng rất mạnh và một ủy viên trung ương đảng người An Giang thì lại càng không thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Ba Dũng.
Hiện nay tình hình dịch bệnh các nước láng giềng đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, không thể để mất cảnh giác, cần phải đẩy mạnh công tác kiểm soát biên giới, tích cực phòng chống dịch bệnh và xuất nhập cảnh trái phép. Nếu Lê Hồng Quang mà thực hiện không tốt, thì rất có thể thế lực phía Bắc lại thọc tay vào tận An Giang kỷ luật như đã kỷ luật Nguyễn Thanh Nghị thì ông Lê Hồng Quang sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Hồng Quang rất cần kết hợp với bà Võ Thị Ánh Xuân để nắm nhân sự tỉnh ủy. Nếu không nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các cựu lãnh đạo tỉnh thì có thể nói, Lê Hồng Quang khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn của thế lực Nguyễn Tấn Dũng
Có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nỗ lực hơn nữa để gây ảnh hưởng lên miền nam. Thực tế thì hiện nay Nguyễn Thanh Nghị chỉ mới nắm một bộ không lớn lắm, cho nên cơ hội để tiến lên vị trí cao hơn cũng hẹp hơn. Nếu nắm Bộ Giao Thông Vận tải hay Bộ công thương thì cơ hội sẽ lớn hơn nhiều.
Ông Phạm Minh Chính chỉ mới nắm chính phủ, ông Chính cần phải từ 1 đến 2 năm mới kiểm soát hoàn toàn chính phủ và xây dựng sức mạnh. Ắt hẳn tham vọng của Nguyễn Thanh Nghị là Bộ Chính trị chứ không phải là chức phó thủ tướng. Nếu là chức phó thủ tướng phải là phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên để đạt được điều đó là rất khó. Nguyễn Thanh Nghị đã 45 tuổi mà chưa làm uỷ viên Bộ Chính trị xem như là chậm hơn Võ Văn Thưởng. Võ Văn Thưởng vào Bộ Chính trị khi tuổi mới có 46, còn rất trẻ.
Tham vọng của Phạm Minh Chính tất nhiên là rất lớn, ắt hẳn ông Chính không thể hài lòng với chiếc ghế thủ tướng mà ông đang có, rất có thể ông Chính sẽ tranh đoạt chiếc ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau và nếu Nguyễn Thanh Nghị vào được bộ chính trị trong vòng 5 năm tới thì đó là bài toán đẹp nhất. Nếu không vào được Bộ Chính trị, Nguyễn Thanh Nghị sẽ mất cơ hội.
5 năm nữa, nếu Nguyễn Thanh Nghị không thể vào Bộ Chính trị là bất lợi
Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã 77 tuổi và có tiền sử bệnh đột quỵ, một nhiệm kỳ 5 năm đối vơi ông Trọng là quá sức, không mấy ai tin ông Nguyễn Phú Trọng có thể "lếch" đến hết nhiệm kỳ. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà về hưu hoặc tuổi thọ kết thúc giữa nhiệm kỳ thì dó là tin vui lớn nhất đối với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến nay, ai cũng biết ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng mọi khả năng để giúp đỡ hai đứa con trai ông tiến thân trên con đường chính trị, tuy nhiên việc chuẩn bị kỹ cho con cái về học vấn chứ không phải ông ta chỉ ỉ vào quyền lực rồi nâng đỡ những đứa con kém cỏi thiếu trình độ như trường hợp ông Nông Đức Mạnh.
Việc quản lý kinh tế đất nước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ là một thủ tướng yếu kém nhất lịch sử khi mà nền kinh tế đất nước dưới thời ông bị làm cho tan nát. Tuy nhiên về thủ đoạn chính trị thì ông rất vượt trội, cho đến giờ, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ mới có chịu thua một mình Nguyễn Phú Trọng.
Việc đưa người của mình vào trám một số địa phương ở Miền Tây Nam bộ cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có những bước tính toán rất vững chắc. Nguyễn Thanh Nghị được thừa hưởng lý lịch đỏ là một lợi thế, tuy nhiên Nghị còn được người cha nổi tiếng của ông cầm tay chỉ việc và tính từng bước đi chắc chắn. Nguyễn Thanh Nghị là một hạt giống đỏ may mắn nhất hiện nay.
Nguyễn Phú Trọng sẽ đối phó ra sao ?
Hiện nay thế của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn rất mạnh, nhưng trong 5 năm thì không dám chắc ông Trọng có thể "duy trì phong độ" như hiện nay. Phong độ của ông Trọng đang xuống ai cũng thấy thì không thể ông Nguyễn Phú Trọng không thấy ? Có thể nói cơ hội đưa Nguyễn tấn Dũng vào tù đã vuột quá xa tầm tay của ông Trọng rồi. Về con đường con cái thì ông Trọng không thể nào sánh bằng Nguyễn Tấn Dũng. Vì xây dựng cho con cái rất nền tảng nên thế lực Nguyễn Tấn Dũng mới hồi sinh sau 5 năm mất quyền lực.
Phạm Minh Chính sẽ giúp Nguyễn Thanh Nghị nhiều
Trong nhiệm kỳ này ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn cơ hội triệt hạ Nguyễn Thanh Nghị, nếu bỏ qua cơ hội này thì xem như ông Nguyễn Phú Trọng bất lực. Về trường hợp của Nghị thì có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng muốn đánh cũng không dễ. Nếu Nguyễn Thanh Nghị mà làm bộ trưởng trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì ông sẽ dễ đánh hơn, còn Nghị là bộ trưởng trong chính phủ Phạm Minh Chính thì khó hơn nhiều.
Ông Nguyễn Phú Trọng giờ muốn đánh Nguyễn Thanh Nghị thì cũng đợi cơ hội chứ không phải muốn làm gì thì làm. Thế lực Nguyễn Tấn Dũng chỉ yếu hơn thế lực ông Nguyễn Phú Trọng thôi chứ thế lực ông Dũng không hề dễ bị đánh.
Không biết sắp đến, Nguyễn Thanh Nghị và Phạm Minh Chính sẽ làm gì, tuy nhiên đều dễ nhìn thấy nhất là mối quan hệ giữa ông Phạm Minh Chính và Nguyễn Thanh Nghị sẽ khăn khít hơn, như vậy càng về sau ông Nguyễn Phú Trọng càng để cơ hội hạ Nguyễn Thanh Nghị vuột khỏi tầm tay. Thời gian vẫn còn dài, hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ?
Bích Ngọc (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 08/05/2021
*********************
Minh Tú, Thoibao.de, 06/05/2021
Nguyễn Tấn Dũng đưa con trai ra Trung ương, nói theo ngôn ngữ dân gian là "lành ít dữ nhiều". Tại sao gọi là "dữ nhiều" bở Hà Nội là nơi ông Nguyễn Phú Trọng kiểm soát, trung ương đảng là nơi Nguyễn Phú Trọng kiểm soát nên không ổn cho Nguyễn Thanh Nghị ra trung ương.
Sáng 8/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Ảnh : Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định và tặng hoa.
Nếu nói ở Đảng cộng sản người thâm nhất trong Đảng cộng sản thì người thứ nhì chắc không ai khác là ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng đã từng kịch chiến với Nguyễn Phú Trọng trong suốt 5 năm, tuy nhiên người kế nhiệm ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc thì không phải là đối thủ của ông Nguyễn Phú Trọng.
5 năm nhiệm kỳ của ông Nguyễn Xuân Phúc thì ông Nguyễn Tấn Dũng rút con trai về Kiên Giang để tránh xa nơi chống "quan trường hiểm ác", khi ông Phạm Minh Chính lên thay ông Nguyễn Xuân Phúc thì Nguyễn Tấn Dũng lại đưa con trai trở lại chính phủ. Điều đó cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng tính từng nước đi cho Nguyễn Thanh Nghị. Được biết ông Phạm Minh Chính là người đã từng được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ và lần này Nguyễn Thanh Nghị ra bộ thì được cái ô rất lớn của Phạm Minh Chính che chở nhằm thực hiện những dự án lớn cho tương lai của cả Nguyễn Thanh Nghị và Phạm Minh Chính.
Nguyễn Thanh Nghị hiện nay là 45 tuổi, được xem là bộ trưởng trẻ nhất trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính, tuy trẻ nhưng tuổi của Nghị đủ sức tự đứng trên đôi chân của mình trong 5 năm tới. Chỉ khi nào Nguyễn Thanh Nghị có vị trí vững chắc thì khi đó Nguyễn Minh Triết, con trai út của ông Nguyễn Tấn Dũng mới được anh hai dìu dắt vào Trung ương đảng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng ắt phải kỳ vọng trong nhiệm kỳ đầu tiên dưới tay ông Phạm Minh Chính, Nguyễn Thanh Nghị sẽ có những bước đi vững chắc. Đặc biệt là trong các chính sách của bộ Xây Dựng, nếu được Phạm Minh Chính hỗ trợ thì khả năng thành công sẽ rất cao. Đó là một lợi thế mà hiếm có bộ trưởng nào có được.
Những bước đi đầu tiên của Nguyễn Thanh Nghị
Mới lên chức bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị liền muốn chứng tỏ bản thân bằng kỳ họp nội bộ Bộ Xây dựng. Mục đích là để kiểm tra xem bộ máy dưới thời người tiền nhiệm đã vận hành như thế nào, đồng thời cũng ghi số những cá nhân cần giữ lại những cá nhân cần thay thế.
Ông Nguyễn Thanh Nghị qua 4 năm làm bí thư tỉnh Kiên Giang chắc là ông ta hiểu nguyên tắc đầu tiên của người mới nhậm chức là tạo vây cánh vững chắc. Ắt hẳn ông Nguyễn Thanh Nghị đã chuẩn bị nhân sự thân cận của ông để bổ vào những vị trí quan trọng. Trong những tháng tới, Bộ Xây dựng ắt hẳn sẽ có những "đợt thay máu" để ông Nguyễn Thanh Nghị làm chủ được bộ.
Nhiệm vụ của Nguyễn Thanh Nghị là vừa ổn định nội bộ của Bộ Xây dựng vừa phải phối hợp với Phạm Minh Chính để thực hiện những chính sách quan trọng của chính phủ.
Kỳ họp Bộ Xây dựng vừa rồi ông Nguyễn Thanh Nghị có đề cập đến công tác chống tham nhũng. Mới ra Hà Nội mà Nguyễn Thanh Nghị đã học rất tốt chiêu thức của đối thủ chính trị của cha ông. Ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng chiêu bài chống tham nhũng để hạ bệ hàng loạt thuộc hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng và lập nên thế độc tôn. Có lẽ hôm nay Nguyễn Thanh Nghị cũng chọn học theo cách làm của ông Nguyễn Phú Trọng chứ không chọn học theo cách làm của ba ông. Ông Nguyễn Phú Trọng từ thế thua mà chuyển thành thế thắng bằng chiêu bài chống tham nhũng đã được Nguyễn Thanh Nghị học rất nhanh.
Lần đầu tiên họp Bộ Xây Dựng, Nguyễn Thanh Nghị đã nói đến công tác "chống tham nhũng". Sự thật về cái gọi là "chống tham nhũng" ấy chỉ là cách mà Nguyễn Thanh Nghị thanh trừng những người không thuộc phe cánh. Làm chính trị, khi mới nắm bộ mà làm như vậy có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu rằng, Nguyễn Thanh Nghị là một người làm chính trị giống ông hơn là giống Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù Nguyễn Thanh Nghị là con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nước cờ thứ nhì của Nguyễn Thanh Nghị
Nguyễn Thanh Nghị ắt là được ông Nguyễn Tấn Dũng bày cho từng đường đi nước bước khi ra trung ương. Đầu tiên là ổn định nội bộ Bộ Xây dựng bằng chiêu bài chống tham nhũng, bước tiếp theo là ra chính sách gây tiếng vang.
Dựa vào tình hình sốt đất đang nổi lên khắp nơi, bất động sản bị đẩy giá lên chóng mặt, Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc họp Bộ Xây Dựng đưa ra chính sách xây nhà giá rẻ cho xã hội. Tuy giá mà ông Nguyễn Thanh Nghị đưa ra là 25 triệu/m2 nhưng với giá này nếu thực hiện được cũng là một thành công so với người tiền nhiệm.
Một chính sách làm xã hội chú ý và chờ đợi, tuy nhiên việc thành công hay không là cả một quá trình 5 năm chứ không phải là đơn giản.
Nhà ở xã hội là một thị trường lớn, vấn đề là làm thế nào để ông Nguyễn Thanh Nghị thực hiện là cả một nỗ lực. Tuy nhiên, trước mắt chủ trương này nói ra đã làm hài lòng nhiều người có nhu cầu và làm hài lòng những cồng ty bất động sản. Có gì bằng khi mà công ty làm đối tác cho Bộ Xây Dựng ? Mà khi đã được giao thầu thì thế nào Nguyễn Thanh Nghị cũng được hưởng lại quả không ít.
Nguyễn Thanh Nghị đã có tiền sử sai phạm đất đai tại Phú Quốc thì việc kiếm tiền ở nhiều dự án do Bộ Xây Dựng làm chủ đầu tư là không khó. Đấy là một chính sách làm lợi đôi đường.
Bước thứ hai, Nguyễn Thanh Nghị gây tiếng vang – Ảnh VnExpress
Như đã nói Nguyễn Thanh Nghị sẽ gặp "lành ít dữ nhiều" khi ra bộ, người mà có thể buộc tội được Nguyễn Thanh Nghị không ai khác là Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên cái ô che chở Nguyễn Thanh Nghị không phải là nhỏ. Vậy nên việc thanh tra buộc tội Nguyễn Thanh Nghị không phải là vấn đề đơn giản đối với Nguyễn Phú Trọng.
Trong khi các tân bộ trưởng khác chưa biết làm gì trong một tháng ngắn ngủi sau ngày nhậm chức mà Nguyễn Thanh Nghị lại có những hành động gây tiếng vang. Nguyễn Thanh Nghị được đánh giá không phải là con người năng nổ như Nguyễn Bá Thanh, nên việc làm bất thường này của Nguyễn Thanh Nghị được giới thạo tin cho rằng, chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm quân sư cho con trai ông thực hiện các bước mang tính chiến lược như vậy. Một bộ trưởng trẻ nhất nhưng lại làm nổi bật nhất trong chính phủ là rất ấn tượng. Ít nhất là việc xây dựng hình ảnh, xem như Nguyễn Thanh Nghị bước đầu thành công. Nếu ghép nước cờ thứ nhất và nước cò thứ nhì khó có ai nghĩ đó là Nguyễn Thanh Nghị tự làm, tuy nhiên thực lực của Nguyễn Thanh Nghị đến đâu thì còn phải quan sát trong vòng 5 năm nữa.
Nguyễn Thanh Nghị, Phạm Minh Chính là song kiếm hợp bích ?
Dự án nhà ở xã hội là rất khó thực hiện, nhiều đời bộ trưởng khác đã không thành công. Việc bất động sản cứ sốt lên từng ngày thì giá nhà dù xây có rẻ cỡ nào thì sau đó cũng bị đẩy giá lên vượt quá tầm tay của người dân có mức thu nhập trung bình.
Việc để tiền rót vào bất động sản nhiều quá đã tạo nên cơn sốt đất phi mã. Hiện nay ông Phạm Minh Chính đang có động thái kìm hãm cơ sốt đất để giúp Nguyễn Thanh Nghị thực hiện chính sách.
Ngày 19/4 ông Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước "quản" dòng vốn vào bất động sản. Động thái này được xem là cách mà Phạm Minh Chính đang muốn giúp Nguyễn Thanh Nghị thực hiện thành công chính sách nhà ở để gây tiếng vang.
Tình trạng dòng tiền chảy nhanh vào các kênh đầu tư tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, chứng khoán) cũng được cảnh báo. Nó gây ra bong bóng bất động sản chứ không làm gì tốt cho nền kinh tế. Mà nếu xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản thì xem như chính sách của Nguyễn Thanh Nghị phá sản.
Song kiếm hợp bích : Phạm Minh Chính hỗ trợ Nguyễn Thanh Nghị thực hiện chính sách
Trước lo ngại tiền đổ mạnh vào bất động sản, chứng khoán, ông Phạm Minh Chính đã làm việc với Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dùng một số công cụ chuyên ngành tài chính ngân hàng để kiểm soát rủi ro tín dụng vào bất động sản. Đấy là những gì mà ông Phạm Minh Chính đã nỗ lực hỗ trợ Nguyễn Thanh Nghị.
Nguyễn Thanh Nghị có thuận tiện rất lớn là sếp của ông Nghị lại là người có nhiều ân nghĩa với Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính không ai có nhiều thuận lợi như Nguyễn Thanh Nghị. Nếu biết phối hợp với Phạm Minh Chính thì Nguyễn Thanh Nghị sẽ tiến xa hơn nữa và rất có thể chức thủ tướng là trong tầm tay. Nguyễn Thanh Nghị và Phạm Minh Chính được ví như hai thanh kiếm hợp bích rất lợi hại.
Minh Tú (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 06/05/2021