Người Tân Định, VNTB, 28/06/2021
Suất ăn của "Bữa Cơm Nhân Ái" gửi đến các khu cách ly, các mái ấm và những người bên vệ đường.
Việc cứu trợ người dân trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, lũ lụt chiến tranh, dịch bệnh là nhiệm vụ chính của bất cứ một chính phủ nào ‘vì dân’. Từ khi nạn dịch covid-19 bắt đầu tràn ngập thế giới, chính phủ nhiều nước đã có các gói cứu trợ đến người dân của họ. Tiền mặt được gửi đến từng người. Thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng được gửi đến ngay cửa những gia đình, người già, người nghèo có yêu cầu. Những người mất việc làm được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhiều người nhận được trợ cấp cao hơn thu nhập khi làm việc.
Tại Hoa Kỳ và một số nước khác dù không phải là nước giàu có, người già yếu, hưởng lương hưu dưới mức sống trung bình vẫn đều đặn nhận được tiền trợ cấp thực phẩm qua tem phiếu và tiền mặt, những trợ cấp không chính thức này không nằm trong ngân sách gói cứu trợ khẩn cấp toàn quốc của chính phủ liên bang. Ngoài ra một số chính phủ tiểu bang vẫn còn gửi thêm chi phiếu cứu trợ khác cho dân có thu nhập khá hay thấp dù bệnh dịch đã dần bị chế ngự, cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường. Chính phủ nhiều nước còn có nhiều chương trình trợ giúp người dân như Hỗ trợ tiền thuê cho người thuê nhà và chủ nhà. Bảo vệ không bị trục xuất . Khoản thanh toán khuyến khích . Bảo hiểm thất nghiệp . Miễn giảm thế chấp. Miễn giảm cho chủ hãng sở và doanh nghiệp nhỏ . Không thay đổi điểm tín dụng vân vân..
Từ đầu đại dịch, Việt Nam cũng nhanh chóng theo chân các nước khác, công bố chương trình cứu trợ người dân, nhưng cho đến nay, hơn một năm qua, chưa ai nhận được một đồng nào tiền trợ cấp. Người dân mỉa mai : "Lên ti vi mà lãnh !".
Trong đợt tái phát dịch lần này, nhiều tỉnh, thành phố phải thi hành dãn cách xã hội, đóng cửa dịch vụ, tình trạng sống khó khăn của người dân chồng chất. Nhiều gia đình thiếu ăn. Mạng xã hội cho thấy có người chỉ sống qua ngày nhờ mì gói. Tình trạng thiếu ăn của nhiều hộ gia đình diễn ra đặc biệt tại các khu dân phố bị cách ly, phong tỏa. Tại những nơi dân chúng không được phép ra vào để mua thức ăn này không hề thấy một động tác cứu trợ thực phẩm từ phía chính quyền.
May mắn tinh thần lá lành đùm lá rách, nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng, của dân Việt đã mang lại nét hồi sinh trong các vùng ‘ổ dịch". Qua mạng xã hội người dân, đặc biệt dân Sài Gòn, các vùng lân cận mang từng gói thực phẩm nấu sẵn có, tươi sống có đến đặt trước khu cách ly cho người trong khu ra lấy theo nhu cầu. Nhiều điểm biếu tặng gạo, trứng cho người cần. Nhiều cá nhân, hội nhóm, tôn giáo nấu cơm cho người cơ nhỡ đến nhân hay mang đến tận nhà, tận các cộng đồng dân cư thiếu thốn.
Nét đẹp của người dân Việt Nam nói chung, đặc biệt của dân Sài Gòn nói riêng, đang được thể hiện trong lúc này.
Một chủ quán ở Thành phố Hồ Chí Minh tặng phần ăn bánh mì kẹp thịt nướng cho người khó khăn với hàng chữ ghi ngoài tiệm : "Kính nhờ anh em shipper giúp đỡ. Anh em biết ai hay phải ‘đói bụng’ hoặc anh em nào ‘đói bụng’ mà khó nói thì cứ lấy một phiếu ‘combo covid’ đưa cho quán. Quán gửi tặng đồ ăn và nước uống nhe. Cảm ơn anh em".
Có những chàng trai mỗi ngày rong ruổi trên đường phố Sài Gòn, trao tận tay hàng ngàn phần cơm chay miễn phí cho người lao động nghèo, người vô gia cư, bán vé số, nhặt ve chai khắp các quận. Họ cũng dự định ủng hộ nhu yếu phẩm cho nhiều hộ gia đình trong các khu phong tỏa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Họ mong sẽ tiếp tục duy trì hoạt động đến khi dừng giãn cách xã hội [*].
Trang facebook của Nguyễn Huyền Trang viết về "Bữa Cơm Nhân Ái" của một giáo xứ tại Sài Gòn gửi đến khu cách ly và người nghèo khắp các ngả đường. Hơn 450 phần ăn trưa của nh được nhóm Hồng Ân gửi đến hai khu cách ly, đó là : Xóm Giáo 1 và Xóm Giáo 6 thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vào ngày 23/06/2021.
Hơn 350 suất ăn trưa còn lại được gửi đến 9 mái ấm và người nghèo khắp các ngả đường.
Buổi sáng, tại "quầy ăn" hẻm 30 Gò Dầu, quận Tân Phú, Sài Gòn đã làm hơn 550 suất ăn sáng, gồm : 150 bánh mì chả và 400 hộp xôi chả. Trong đó, 180 phần gửi đến 4 mái ấm. Hơn 370 phần còn lại được gia đình cô Yến và các bạn trong nhóm Fiat trao tận tay người nghèo trong các ngõ ngách của Sài Gòn.
Tổng cộng, có hơn 1400 suất ăn của "Bữa Cơm Nhân Ái" gửi đến các khu cách ly, các mái ấm và những người bên vệ đường.
Không phải chỉ riêng các cá nhân hay nhóm này, còn nhiều nhóm, nhiều cá nhân khác công khai hay âm thầm, đã đem lại chút ấm áp, no đủ cho đồng bào trong cơn khốn quẫn.
Đảng cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam ở đâu trong công tác cứu trợ này ?
Cho tới nay chưa thấy chính quyền có động tác mang ý nghĩa sẽ có cứu trợ quy mô và toàn diện, ngược lại, chính quyền địa phương đã có công văn ngăn cản tổ chức phát quà tại tư gia hoặc các địa điểm công cộng khác dưới bất kỳ hình thức, quy mô nào như văn bản dưới đây, thực hiện theo chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 19 tháng 6 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều thứ 2 trong văn bản trên ghi : "Trường hợp các cá nhân tổ chức có nguyện vọng phát quà từ thiện đến các đối tượng khó khăn đề nghị liên hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc để được hướng dẫn thực hiện theo quy định".
Trái với tinh thần "nghiêm", "siết chặt" trong chỉ thị của thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có thể "hướng dẫn thực hiện theo quy định" giống như trường hợp "của người phước ta", "mượn hoa kính Phật".
Facebooker Hoàng Mạnh Hà kể : …một số cư dân [trong vùng của ông] giàu nhiệt huyết đã lên group hô hào mở gian hàng 0 đồng để hỗ trợ nhau. Khẩu hiệu đưa ra : AI CẦN ĐẾN LẤY, AI DƯ GÓP VÀO…
Lập tức lời kêu gọi này được cư dân hưởng ứng nhiệt tình… trên 50 triệu đồng… Thịt, trứng, rau củ, trái cây, gạo… được ủng hộ và chuyển đến…
Ấy thế mà sáng nay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 9, Quận Tân Bình, đem xuống một cái băng rôn in rất chuyên nghiệp đề nghị ban hậu cần Gian hàng 0 đồng treo lên…
Đương nhiên, băng rôn này bị anh chị em nhóm hậu cần phản đối mạnh, không cho treo.
Dù kế hoạch treo băng rôn của Mặt trận không thành, nhưng chuyện họ nghĩ ra những điều họ không làm, rồi cho in nội dung băng rôn như trên thì mới thấy họ trơ trẽn đến mức nào. Cá nhân tôi sốc thực sự, vì không thể hình dung ra cái "quy trình" làm việc của họ nó lại bá đạo đến thế. Họ không bỏ một đồng nào ủng hộ, đến một lời thăm hỏi động viên cũng không có, mà giờ toan tính treo cái băng rôn này lên. Họ còn tệ hơn bọn cướp. Nói thẳng, cướp này là cướp thật chứ không chỉ là cướp công !
Người Tân Định
Nguồn : VNTB, 28/06/2021
**********************
Chuyện chính phủ Việt Nam hứa hỗ trợ người dân trong đại dịch lần thứ nhất năm 2020 mãi mãi nằm trên giấy. "Muốn tiền thì lên tivi mà nhận !", nhiều người hay nói mỉa mai như thế.
Tổ công nhân của chị Phương dọn vệ sinh tại khu vực Khu liên cơ, quận Nam Từ Liêm chiều 23/6 - Ảnh : VietnamNet
Dân ca thán không được nhận đồng nào, mà gói cứu trợ 62 ngàn tỷ năm ngoái cũng "bốc hơi", mà cũng chẳng biết nhà nước đã kết toán thế nào.
"Chẳng thể tin cái ‘lỗ mồm’ của nhà nước được. Mười chuyện nói với dân láo cả mười". Mấy bà bán cá, bán dưa ngoài chợ, cứ chực người nào nói đến nhà nước là chửi như thế.
Năm nay đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nhiều hơn năm ngoái, hầu hết các tỉnh thành đều bị, nặng nhất là Sài Gòn. Các tỉnh thành lần lượt phải đóng cửa, phong tỏa, nhiều khu xóm phải áp dụng biện pháp "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Điều này có nghĩa, dân ở những khu bị phong tỏa không được đi ra ngoài, đương nhiên, không thể đi làm.
Dân công sở, ăn lương nhà nước thì nghỉ 2, 3 tuần cũng chẳng sao, dân làm cho công ty tư nhân nếu không xin nghỉ có lương vì trường hợp bất khả kháng được, thì lấy ngày phép. Chỉ có dân làm ngày nào biết ngày ấy, mua gánh bán bưng, sống nhờ lề đường, như chị bán xôi, anh bán vé số, em bán bánh tráng, ông bà nhặt ve chai… thì ở nhà không thể tìm đâu ra thu nhập, đói là cái chắc !
Tính đến ngày 27 Tháng Sáu, Việt Nam hiện có 15,325 ca mắc Covid-19, nhưng chỉ có 75 ca tử vong, tỷ lệ 5/10,000. So với thế giới, tỷ lệ này vẫn quá thấp. Nhưng người ta có thể lo sợ đến một thống kê sau đại dịch, tỷ lệ người chết vì Covid-19 sẽ thấp hơn tỷ lệ người nghèo chết đói trong đại dịch.
Đảng cộng sản rất tự hào về giai cấp công nhân của họ, vì giai cấp này ở Việt Nam có một "đức tính" quý báu đảng luôn cần, đó là không bao giờ than van dù sắp chết đói. Vì công nhân chết đói, đảng sẽ bị mang tiếng. Đã là giai cấp tiên phong thì không được phép chết đói.
Thế nên gần 300 công nhân vệ sinh môi trường của Công ty Minh Quân (nay đổi tên là Tập đoàn Nam Từ Liêm) bị nợ lương nhiều tháng, rơi vào tình cảnh khốn khó giữa mùa Covid-19, vẫn không được phép chết đói.
Bản tin trên VietnamNet ngày 25 Tháng Sáu cho biết, Công ty Minh Quân (Hà Nội) đã nợ lương gần 300 công nhân (từ tháng 6 đến tháng 12/2020). Hiện tại, công ty mới thanh toán được một phần lương sau khi người lao động đấu tranh ròng rã nhiều tháng. Bản tin không cho biết trách nhiệm của công đoàn cơ sở, bộ mặt đại diện cho quyền lợi công nhân ở công ty này phản ứng như thế nào.
Chị Nguyễn Thị Phương, Tổ trưởng của Tổ vệ sinh có 80 công nhân, cho hay, Công ty Minh Quân "hứa sẽ trích 80% tiền thu phí để trả lương cho chị em, nhưng thực tế chỉ trích 10%. Từ tháng 6 đến tháng 12, anh chị em bị nợ lương, đời sống rất cơ cực".
Lương trung bình của một công nhân vệ sinh chỉ khoảng 5 triệu đồng một tháng (khoảng 220 USD), thế nhưng tiền lương chậm trả trong 6 tháng của tổ công nhân do chị Phương phụ trách khoảng gần 2 tỷ đồng. Sau nhiều nỗ lực đấu tranh đòi trả lương, mới đây, phía Công ty Minh Quân mới thanh toán được 500 triệu đồng, chia cho 80 người. Còn gần 1.5 tỷ tiền nợ, chưa biết bao giờ Công ty Minh Quân mới trả.
Gần đây, công ty có một động thái như "kim tiền thoát xác" khi bán cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội. Điều này khiến công nhân lo ngại công ty mới sẽ thoái thác trách nhiệm nợ nần, từ chối thanh toán lương thiếu cho công nhân.
Dù công nhân đã gởi đơn xin can thiệp đến các cơ quan chức năng Hà Nội, cơ quan thanh tra Hà Nội cũng đã tổ chức thanh tra công ty từ đầu năm 2021, nhưng đến nay vẫn chưa công bố kết luận.
Đây là "chiêu" mới của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tại Phường 9, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Số là chung cư The Useful Apartment tại Phường 9 bị phong tỏa vì Covid-19. Đây là một cú sốc lớn cho cư dân ở đây. Họ không được ra khỏi chung cư, kể cả đi chợ, hay đi làm. Trang Facebook của Hoàng Mạnh Hà, cư dân tại đây, kể :
"Trước những khó khăn đó, một số cư dân giàu nhiệt huyết đã lên group hô hào mở gian hàng 0 đồng để hỗ trợ nhau. Khẩu hiệu đưa ra : AI CẦN ĐẾN LẤY, AI DƯ GÓP VÀO
Lập tức lời kêu gọi này được cư dân hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ trong vài ngày tiền chuyển khoản ủng hộ đã lên đến trên 50 triệu đồng. Qua mối quan hệ của những người thực hiện, các Mạnh Thường Quân ở bên ngoài chung cư cũng giúp đỡ nhiệt tình. Thịt, trứng, rau củ, trái cây, gạo… được ủng hộ và chuyển đến.
Cư dân chúng tôi có người may mắn đang "kẹt" ở bên ngoài, không về nhà được thì ngày ngày lấy xe chạy vòng vòng để tìm nguồn hàng tươi sống, tìm những thứ bà con ở trong vùng phong toả đang cần…
Nhờ người trong kẻ ngoài phối hợp ăn ý mà những ngày bị phong toả, thực phẩm được cung cấp rất đầy đủ, chu đáo. Tinh thần mọi người yên ổn hơn. Đặc biệt, tình cảm của bà con cư dân trở nên thắm thiết hơn…"
Báo Thanh Niên cũng đưa tin :
"Chiều 18.6, trên nhóm Zalo trao đổi thông tin của hơn 500 thành viên chung cư Useful, một số người dân kêu gọi đóng góp để mua nhu yếu phẩm hằng ngày hỗ trợ những ai đang bị cách ly trong chung cư có nhu cầu sử dụng, đặc biệt hỗ trợ cơm ăn, nước uống cho lực lượng bảo vệ, lao công, nhân viên bán hàng… đang bị kẹt trong tòa nhà (khoảng 19 người). Lời kêu gọi được đưa ra với thông điệp thật giản dị. Ngay lập tức, các mạnh thường quân cũng chính là người dân sống trong chung cư đã hăng hái tham gia".
Tóm lại, đây hoàn toàn là hành động tự phát của người dân, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, không có sự "góp vốn" nào của chính quyền cả. Thế nhưng, sáng ngày 23 Tháng Sáu, anh Nguyễn Mạnh Hà cho biết trên facebook, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 9, Quận Tân Bình, đem xuống một cái băng rôn in rất chuyên nghiệp đề nghị ban hậu cần : Gian hàng 0 đồng’ treo lên.
Anh Hà chia sẻ :
"Đương nhiên, băng rôn này bị anh chị em nhóm hậu cần phản đối mạnh, không cho treo.
Dù kế hoạch treo băng rôn của Mặt trận không thành, nhưng sự việc đó cho thấy họ trơ trẽn đến mức nào. Cá nhân tôi sốc thực sự, vì không thể hình dung ra cái "qui trình" làm việc của họ nó lại bá đạo đến thế. Họ không bỏ một đồng nào ủng hộ, đến một lời thăm hỏi động viên cũng không có, mà giờ toan tính treo cái băng rôn này lên".
Chính sự phản đối này của anh Hà đã khiến anh gặp rắc rối. Vợ chồng anh bị công an khu vực "hỏi thăm", anh bị vu khống "nói không đúng sự thật" và bị doạ sẽ chuyển vụ việc cho công an quận xử lý về việc "bôi tro, trát trấu" vào mặt Mặt Trận Tổ Quốc.
Chuyện rõ như ban ngày, cư dân chung cư Useful đều biết cả, anh Nguyễn Mạnh Hà đâu cần phải "bôi trát" làm gì cho bẩn tay ?
Gần một tháng kể từ khi Sài Gòn bị "giãn cách xã hội", nhiều người nghèo đứng trước nguy cơ chết đói hoặc có thể đã chết đói nếu không nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ từ những tấm lòng nhân ái, từ những người đồng bào cùng tầng lớp "dân đen" với nhau. Sự giúp đỡ, sẻ chia không chỉ đơn thuần xuất phát từ tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân". Sâu xa hơn, người ta đã nhận thức được một sự thật rằng : Trong những lúc khốn khó, những khi hoạn nạn, không thể trông chờ hay hy vọng vào sự hỗ trợ – như lẽ ra phải thế – từ chính phủ.
Việt Nam sẽ lập được một "kỳ tích" mới bởi nghịch lý "đại dịch bùng phát vì đi chích ngừa" (Ảnh : báo Thanh Niên)
Cộng sản nhan nhản Lý Thông
Câu khẩu hiệu đặc trưng của chế độ "mọi việc đã có đảng và nhà nước lo" không xua tan được cơn đói lả của những người già cả, tàn tật đang nằm co ro trên vỉa hè ; không biến thành cơm, bánh để lấp đầy chiếc dạ dày trống rỗng của những em bé theo mẹ đi bới rác ngoài kia ; càng không làm vơi đi nỗi tuyệt vọng của những công nhân mất việc làm, của người bán hàng rong khi không còn khả năng xoay sở, chi trả cho đủ thứ phí từ miếng ăn đến chỗ trọ. Do vậy, nhiệm vụ duy nhất của nó vẫn là để trang điểm cho bộ mặt lem luốc của những kẻ bội ước. Biết vậy, nên dân mình tự đùm bọc lấy nhau.
Nhưng giá như (lại "nhưng" và "giá như"), họ cứ để người dân tự bơi trong giông bão, tự gồng gánh nhau vượt qua cơn khốn khó cũng là điều đáng cảm ơn lắm rồi. Thực tế đã chứng minh từ nhiều năm nay, không ít lần các công việc từ thiện, các cuộc cứu trợ của "người dân dành cho người dân" bị nhà cầm quyền địa phương ngáng đường, gây khó khăn. Hoặc "chơi khôn, chơi bẩn" kiểu ép các nhà từ thiện phải nộp tiền, hàng cứu trợ cho cái gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc để cơ quan này tùy ý phân phát. Còn phân phát hay không, phân phát thế nào lại là một kiểu "lo" khác của đảng và nhà nước.
Trong một ngàn lẻ một chuyện Lý Thông cướp công người dân, lấy ví dụ về sự kiện mới xảy ra ở khu chung cư The Useful thuộc phường 9, quận Tân Bình cho có tính thời sự. Chung cư The Useful là một trong những điểm bị cách ly nên một số người dân đã góp tiền mua lương thực, thực phẩm, lập ra "Gian hàng 0 đồng" nhằm hỗ trợ những người khó khăn trong khu vực bị phong tỏa. Một ngày nọ, người của "nhà chức trách" ùn ùn kéo đến, mang theo tấm băng rôn to vật vã treo trước gian hàng. Khẩu hiệu viết rằng : "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 9, quận Tân Bình. Ban Quản lý Chung cư The Useful và các mạnh thường quân. Chương trình "Gian hàng 0 đồng" hỗ trợ cho người dân tại điểm phong tỏa chung cư the Useful".
Tất nhiên những thiện nguyện viên, mạnh thường quân, tức chủ nhân đích thực của việc làm nhân ái trên phản đối việc làm vô lý này, nên đám Lý Thông đành kéo về. Nghe nói, "Gian hàng 0 đồng" sau đó gặp nhiều khó khăn vì can tội không chịu ghi công cho nhà cầm quyền địa phương. Nhiều người đã gọi sự việc trên là tận cùng của sự đểu cáng, trơ trẽn và đáng xấu hổ.
Và đây là một sự trơ trẽn khác. Mời quý độc giả đọc bản thông báo của Nguyễn Thế Dũng, chủ tịch UBND phường 14, quận Gò Vấp về việc "nghiêm cấm người dân tổ chức phát quà tại tư gia hoặc các địa điểm công cộng khác dưới bất kỳ hình thức, quy mô nào". Thông báo nhấn mạnh : "Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các quy định khác có liên quan".Nhưng đây mới là mục đích chính của thông báo trên : "Các cá nhân, tổ chu ̛́c có nguyện vọng phát quà từ thiện đến các đối tượng khó khăn đề nghị liên hệ với UBMTTQ phường 14 để được hướng dẫn theo quy định". Thế là đã rõ, chung quy vẫn cứ phải là dưới sự lãnh đạo, cầm chịch của UBMTTQ. Cái "trí tuệ cộng sản" tập trung cả vào câu thông báo này. Bởi nó là căn cứ để trừng trị, xử lý những ai đưa ý kiến chỉ trích chính quyền phường 14, Gò Vấp.
Thế Dũng, chủ tịch UBND phường 14, quận Gò Vấp
Nỗi lo của những thiện nguyện viên
Từ đợt cách ly năm ngoái, hai nhóm làm việc bác ái Fiat và Hồng Ân do Linh mục Giuse Lê Quang Uy – Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách, đã thực hiện chương trình "Bữa cơm tình thương" với việc mở một số quầy cơm từ thiện, giúp cho người lao động nghèo, người cơ nhỡ khó khăn ở Sài Gòn. Đều đặn mỗi tuần ba ngày vào các thứ 2,4,6 phát cơm cho người nghèo. Trung bình mỗi ngày, "Bữa cơm nhân ái" đã trao hơn 1.000 xuất ăn. Riêng ngày 22-6, các thiện nguyện viên đã phát hơn 1.500 xuất ăn cho người nghèo khó, tàn tật, thất nghiệp. Tuy nhiên, Chỉ thị 10 của UBND Thành Hồ về việc "siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19" không chỉ gây hệ lụy đối với dân kiếm ăn đường phố mà còn là rào cản ngăn trở, thách thức mọi nỗ lực cho các công tác thiện nguyện.
Hai ngày sau khi Thành Hồ áp dụng Chỉ thị 10, sợ rằng các điểm phát cơm từ thiện có thể bị dẹp, tôi gọi điện cho anh Cao Hà Trực để hỏi thăm. Anh trả lời, không giấu được vẻ lo lắng "Cho đến lúc này thì mọi chuyện vẫn ổn. Thôi thì được đến đâu hay đến đó thôi Nghiên. Hy vọng là họ không dẹp. Nếu không, mấy người lượm ve chai, bán vé số, người tàn tật, thất nghiệp… sẽ xoay sở ra sao ? !".
Xin nói thêm, anh Trực là thiện nguyện viên Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và là dân oan Vườn rau Lộc Hưng. Sau khi nhà cầm quyền phá hủy Vườn rau Lộc Hưng, như nhiều người dân khác, anh Trực rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, cuộc sống khó khăn thiếu thốn. Tuy vậy, anh vẫn tham gia các việc làm bác ái, giúp đỡ người cơ nhỡ, tật nguyền. Hiện anh cùng với các thiện nguyện viên trong nhóm Fiat và nhóm Hồng Ân lo những xuất cơm cho người nghèo tại khu vực Sài Gòn.
Ngoài việc đứng tại quầy phát cơm, các thiện nguyện viên còn đi tới hang cùng ngõ hẻm, trao xuất ăn đến tận tay người già cả, ốm yếu, tàn tật. Hàng ngày, dưới cái nắng gay gắt ban trưa, các thiện nguyện viên lại leo lên chiếc xe gắn máy, mang những hộp cơm tình thương đến trao tận tay cho người nghèo khổ. Tất nhiên Fiat và Hồng Ân của cha Lê Quang Uy chỉ là hai trong số nhiều nhóm, cá nhân thuộc mọi thành phần xã hội tham gia công việc thiện nguyện, bày tỏ tấm lòng nhân ái đối với người nghèo khó trong thời gian Sài Gòn bị giãn cách".
44444444444444444444
Cư dân chung cư The Useful tự lo cho nhau
***
Chiều hôm qua (25/6), một thiện nguyện viên gọi điện cho tôi, vẻ hốt hoảng : "Chị ơi, chị có thấy thông báo của UBND phường 14, Gò Vấp không ?". Rồi bạn ấy kể cho tôi nghe về nhiều cảnh đời không thể éo le hơn mà bạn gặp trong những ngày đi làm từ thiện. Bạn kể về ánh mắt biết ơn của những con người khốn khổ. Về một bà cụ nhịn đói suốt hai ngày, bàn tay lả đi không đỡ nổi hộp cơm mà người ta vừa trao cho. Về một phụ nữ nghĩ đến cái chết để giải thoát mình lẫn đứa con khỏi cơn cùng quẫn… Bạn trẻ hỏi tôi, giọng uất ức như sắp khóc : "Tụi em vừa làm vừa lo. Hồi hộp lắm, chỉ sợ họ cấm. Tại sao họ phải làm thế hả chị ? Nếu họ không giúp dân, thì cứ để mặc cho người dân tự cứu nhau. Tại sao phải gây khó khăn, ngăn cấm người dân đối xử tốt với nhau hả chị ? Lẽ ra họ phải vui mừng khi thấy người dân thương yêu, đùm bọc nhau chứ".
Tôi im lặng vì không trả lời được. Đâu đó trên mạng xã hội vẫn xuất hiện ý kiến bênh vực, cho rằng nhà cầm quyền cần phải làm như thế để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Vậy những người này giải thích thế nào về sự kiện gần 10 ngàn người ùn ùn kéo đến nhà thi đấu Phú Thọ ở quận 11 để chờ tiêm vaccine ? Nhìn hình ảnh biển người nhung nhúc, người ta không khỏi lo lắng về một đợt bùng phát dịch bệnh mới có thể sẽ nghiêm trọng gấp nhiều lần những ngày qua. Nếu vậy thì Việt Nam sẽ lập được một "kỳ tích" mới bởi nghịch lý "đại dịch bùng phát vì đi chích ngừa" – như lời mỉa mai cay đắng của blogger Đỗ Ngà.
Khép lại bài viết này, tôi ước gì từ nay đến khi đại dịch chấm dứt (có thể vài tháng, hoặc vài năm nữa), đừng mọc thêm cái thông báo hay chỉ thị, nghị định hay phát ngôn nào đẩy người dân, nhất là dân nghèo vào cảnh khốn cùng về vật chất, uất ức về tinh thần nữa. Nếu không lo được cho người dân như phận sự vốn dĩ phải làm, cũng đừng giết hại lòng bác ái của người dân dành cho nhau. Đừng đem cái "đỉnh cao trí tuệ của nhân loại", "lương tâm thời đại" ra đối xử với dân đen trong cơn đại nạn này.