Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của các cấp Hội đồng Giáo sư nhà nước yêu cầu công khai lý lịch khoa học của các ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, nhưng không công khai lý lịch khoa học của lãnh đạo hội đồng này. Dự thảo được công bố lần đầu vào ngày 14/1/2019 và hiện đang gửi Vụ Pháp chế của bộ xem xét, trước khi trình Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo ký ban hành.

giau1

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước. Reuters

Nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nói rằng, họ giấu thông tin vì họ muốn đưa những người trong phe nhóm vào làm bất chấp việc không công khai lý lịch là một chủ trương không đàng hoàng. Lý lịch khoa học không phải bí mật của ngành nghề hay bí mật quốc gia. Ông nhấn mạnh :

"Chuyện công khai lý lịch khoa học có việc gì mà phải che giấu ? Che giấu vì sợ lòi cái dốt ra người ta chê cười. Lãnh đạo thì phải chọn người có lý lịch khoa học tốt nhất, tử tế nhất để người ta đánh giá. Theo tôi nghĩ đây là vấn đề lẩn quẩn mà thật ra nó chỉ xuất hiện trong một chế độ độc tài mà thôi, che giấu và dối trá".

Còn với Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng thì đây là một minh chứng cho thấy rõ giới lãnh đạo không có trình độ học tập nghiêm túc nên họ phải giấu diếm, họ sợ lộ ra sẽ mất uy tín với người dân về vị trí lãnh đạo của họ. Và đây không chỉ là chuyện của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Ông nêu nhận xét :

"Tôi thấy lãnh đạo Việt Nam, không chỉ Hội đồng Giáo sư mà tất cả mọi ngành, mọi cấp đều không công khai lý lịch khoa học của mình. Đối với một người làm khoa học mà không công khai lý lịch khoa học của mình thì đây là điều không có gì vinh hạnh cho nền học thuật Việt Nam.

Khoa học mà không trung thực, không sáng tỏ, không minh bạch thì không còn là khoa học đúng nghĩa được".

Giáo sư không có công trình nghiên cứu

Hội đồng Giáo sư nhà nước hay Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Việt Nam là một hội đồng quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam, có nhiệm vụ, vai trò như trọng tài đề cử, xem xét, và phong tặng chức danh giáo sư của Việt Nam.

Hội đồng hiện có 28 ủy viên và ba lãnh đạo do Thủ tướng bổ nhiệm, trong đó Giáo sư-tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.

Phó Giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng hiện giảng dạy tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng ông Nhạ giữ vị trí này là không hợp lý mà nên trả lại vị trí đó cho giới nghiên cứu, giới khoa học. Ông phân tích :

"Các thành viên mà không phải lãnh đạo thì có công trình nghiên cứu thật, do đó họ được đưa vào Hội đồng Giáo sư nhà nước. Còn Chủ tịch Hội đồng theo quy định ở Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Mà đã là Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì không có thời giờ đâu mà nghiên cứu".

Theo Phó Giáo sư Hoàng Dũng, việc công khai lý lịch khoa học của các vị lãnh đạo trong hội đồng, mà cụ thể là ông Phùng Xuân Nhạ, sẽ làm mất mặt ông Chủ tịch Hội đồng khi ông không có công trình nghiên cứu nào cả mà chỉ là con số trắng hoàn toàn. Ông nói tiếp :

"Ông Phùng Xuân Nhạ mà công bố lý lịch khoa học của ông thì may lắm ông chỉ có những bài nghiên cứu từ khi ông chưa phải là giáo sư, thậm chí chưa phải là hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi nghĩ chắc ông Nhạ ‘e thẹn’ nên không công khai luôn".

Tháng 2 năm 2018, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, gửi một báo cáo 10 trang đến Tổng thư ký của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Nhung, nêu bằng chứng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "tự đạo văn", "giả khoa học" cũng như "thiếu cả về đạo đức và trình độ" của vị bộ trưởng này.

Thật ra không chỉ ông Nhạ, trong số 1.226 giáo sư, phó giáo sư được xét duyệt năm 2017, số người có công trình nghiên cứu khoa học hàng năm được đăng trên các tạp chí quốc tế ISI/Scopus rất thấp so với các nước trong khu vực. Ví dụ, chỉ tính trong năm 2016, Việt Nam có hơn 3.800 bài báo khoa học quốc tế thì Thái Lan đã có hơn 8.800 bài và Malaysia có hơn 14.000 bài.

"Vừa hồng vừa chuyên"

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhìn nhận đây là một cách thú nhận sự khuất tất của giới lãnh đạo nói về phương diện học thuật một cách rõ ràng nhất. Ông giải thích :

"Dễ hiểu thôi, đó là những lãnh đạo được chọn lựa không phải theo hướng có học thực sự nghiêm túc. Từ lâu Việt Nam vẫn đưa ra chủ trương ‘vừa hồng vừa chuyên’ mà theo tôi thấy thì ‘hồng nhiều hơn chuyên’ cho nên chuyên môn của họ không rộng, từ đó có những khuất tất. Có những bằng cấp, học vị có được không bằng con đường chính danh, nghiêm túc cho nên họ sợ mất uy tín thì họ phải khỏa lấp bằng cách giấu giếm".

"Vừa hồng vừa chuyên" mà Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vừa nói đến là dựa theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ khởi thảo vào năm 1965 và qua một số lần sửa chữa, được hoàn chỉnh vào tháng 5 năm 1969, trong đó có đoạn : "Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa ‘hồng’ vừa ‘chuyên’.

Quyết định 37/2018/QĐ-TTg yêu cầu các ứng viên giáo sư, phó giáo sư phải công khai lý lịch khoa học, từ cơ sở đến cấp ngành và trên cả trang web chính thống của Hội đồng Giáo sư nhà nước để các đồng nghiệp và xã hội phản biện. Vậy việc không công khai lý lịch khoa học của các vị lãnh đạo có điều gì khuất tất hay không ?

Truyền thông trong nước dẫn lời Phó Giáo sư Trần Minh Tiến, Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam rằng, bản dự thảo Thông tư sửa đổi này là một bước thụt lùi, bãi bỏ tính minh bạch và công khai mà Chính phủ đang theo đuổi và thực thi. Phó Giáo sư Tiến lập luận rằng, trong khi lý lịch khoa học của các ứng viên giáo sư/phó giáo sư phải công khai trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước, mà bản tóm tắt lý lịch khoa học của những người xét duyệt lại giấu đi, không công khai thì thật là một điều khó hiểu!

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 21/02/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

Ân xá Quốc tế : Nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi (VOA, 22/02/2018)

Tổ chc Ân xá Quc tế hôm 22/2 công b phúc trình mi v nhân quyn trên thế gii, trong đó nói ti vic các nhà hot đng người Vit "phi b nước ra đi" do "tình trng đàn áp người bt đng".

bo1

Vụ ông Trnh Xuân Thanh cũng xut hin trong phúc trình ca Ân xá Quc tế.

"Các nhà hoạt đng ni bt b hn chế đi li và chu cnh giám sát, sách nhiu cũng như tn công bo lc", báo cáo được cho là toàn din nht v nhân quyn thế gii dài, hơn 400 trang, có đon.

"Ít nhất 29 nhà hot đng b bt [ Vit Nam] trong năm ngoái, và nhng người khác phi đi trn sau khi b ra trát bt".

bo2

Lễ công b phúc trình ca Ân xá Quc tế.

VOA Việt Ng không th kim chng đc lp con s v bt gi nêu trên.

Dẫn trường hp nhà hoạt đng Đng Xuân Diu đi Pháp và Mc sư Nguyn Công Chính đi M, Ân xá Quc tế nói rng "chính quyn tiếp tc phóng thích sm các tù nhân lương tâm nếu h đng ý đi lưu vong".

bo3

Blogger Điếu Cày được chào đón khi đt chân ti M năm 2014.

Việt Nam lâu nay nhiu ln nhn mnh không b tù nhng người bt đng chính kiến mà ch tng giam nhng ai vi phm pháp luật. Ngoài ra, Hà Nội còn nói "không có cái gi là tù nhân lương tâm".

Không chỉ nhc ti các nhà hot đng hay nhng người bt đng chính kiến, t chc nhân quyn có tr s đt ti London còn đ cp các cu quan chc vướng vào vòng lao lý vì tham nhũng, nhất là vụ "bt cóc" ông Trnh Xuân Thanh do "an ninh nhà nước [Vit Nam] thc hin Đc khi ông này đang xin t nn", và cũng nói ti vic "chính quyn Vit Nam nói rng ông t nguyn tr v".

Hà Nội chưa phn ng v phúc trình ca Ân xá Quc tế, nhưng tng lên tiếng cho rng báo cáo ca các t chc nhân quyn quc tế "không khách quan" và "không phn ánh đúng tình hình thc tế Vit Nam".

Ân xá Quốc tế công b báo cáo v nhân quyn ít ngày sau khi nhc sĩ Vit Khang, người tng b kết án tù v ti danh "Tuyên truyn chng nhà nước" mà nhiu t chc cho là "mơ h", sang Hoa Kỳ "t nn".

Phát biểu sau khi đt chân ti phi trường Los Angeles tại tiu bang California, khi được hi là "đi t nn hết thì ly ai đu tranh" trong nước, tác gi ca ca khúc "Vit Nam tôi đâu" nói : "Không phi ra đi là tt hay li là tt. Tùy theo người đó h làm tt công vic ca h nơi thích hp nhất".

bo4

Mẹ Nm cùng hai con khi chưa b bt.

Ít lâu trước nhc sĩ Vit Khang, mt nhà hot đng khác là Trương Minh Tam cũng ri Hà Ni đ "sang M đnh cư theo din t nn".

Mới đây, gii hot đng trong nước, trong đó có blogger Đoan Trang và Huỳnh Ngc Chênh, đã viết thư ng, vn đng hai n tù nhân có con nhỏ là Nguyn Ngc Như Quỳnh và Thúy Nga sang nước khác.

"Xin coi việc ri nhà tù cng sn đ đến mt quc gia t do, dân ch là mt cách đ các ch giúp phong trào dân ch Vit Nam hin nay trưởng thành : Chúng tôi n các ch quá nhiu, và vic đi tiếp con đường các ch đã đi, làm tiếp nhng gì các chị đã làm, là cách đ chúng tôi tr ơn các ch", bc thư viết.

"Chúng tôi hiu rng, t ngày đu tiên tham gia tranh đu cho ti tn hôm nay trong chn lao tù, vic ra đi chưa bao gi và s không bao giưu tiên ca các ch. Chng ai chn ngc tù làm phòng chờ đ kiếm tìm s ra đi c. Song trong hoàn cnh gia đình ca hai ch hin nay, đây có th là mt la chn cn cân nhc."..

Viễn Đông

********************

Delete hội đồng giáo sư (RFA, 22/02/2018)

Trả quyền xét - phong giáo sư, phó giáo sư cho các trường. Giải tán Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

bo5

Đã mất dạy thì thôi giáo sư.

Khi đó, mặc nhiên không trường nào dại đến mức đi phong giáo sư cho những ông không liên can gì tới công tác giảng dạy như Bộ trưởng, Đại tướng, hoặc Tổng bí thư…

Để đi đến quyết định khai tử "Bộ học hàm" này, trước hết, các chính khách đương nhiệm có hàm giáo sư, nên gương mẫu trả lại cho các thầy cô thực giảng, kể từ ông Nhạ Bộ trưởng đến các Bộ trưởng, Thứ trưởng khác, thậm chí cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước.

Bất kể ai, hễ mất dạy (không còn giảng dạy), đương nhiên mất giáo sư. 

Chính phủ, cũng không can dự vào quyền phong học hàm học vị của giới khoa học. Khi đó, quyền của Thủ tướng là cách chức, sa thải Bộ trưởng Nhạ, chứ không phải (nói đúng hơn là không có quyền) yêu cầu Hội đồng chức danh giáo sư rà soát để "chấm điểm" lại xem ai rớt ai đậu, như đang làm.

Bởi nên nhớ, ngay Thủ tướng Phúc cũng chỉ hàm cử nhân. 

Trường hợp Phùng Xuân Nhạ. Chưa bàn đến chuyện học hàm học vị và những điều tiếng khác quanh những "bài báo khoa học" như dư luận đang lên án, chỉ riêng việc nói ngọng, cũng đủ để mời ông rời Bộ Giáo dục.

Nếu vẫn chưa mời được ông Nhạ rời khỏi Bộ Giáo dục, thì nhiệm vụ của Thủ tướng Phúc là : giải tán, xoá sổ ngay cái "hội đồng giáo sư" phản khoa học và phi giáo dục này. 

Đó cũng là tiền đề, để tiến tới giải tán, delete nhiều loại "hội đồng" vô bổ, nhố nhăng khác, trên nhiều "mặt trận" khác, không hẳn giáo dục.

Trương Duy Nhất

Nguồn : (truongduynhat's blog

Published in Việt Nam