Kiểm dịch hàng loạt ở tỉnh Hồ Bắc dường như không ngăn được sự lây lan của vi-rút corona. Biện pháp ngăn chặn vi-rút của Trung Quốc có hiệu quả không ?
Tử vong do vi-rút corona có nguồn gốc từ Vũ Hán đã gia tăng và tính đến thứ Tư, các quan chức Trung Quốc đã báo cáo gần 500 trường hợp tử vong và 24.447 trường hợp lây nhiễm được xác nhận.
Cho đến nay, việc kiểm dịch quy mô lớn ở tỉnh Hồ Bắc dường như không ngăn được vi-rút lây lan và hàng trăm thành phố khác của Trung Quốc đã xác nhận hàng trăm trường hợp, có thể gia tăng trong hai tuần tới.
Các thành phố đang bị phong tỏa, ngay cả ở các trung tâm đô thị, chẳng hạn như Bắc Kinh, vốn đang trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thế nhưng đường phố và các trung tâm đều vắng bóng người. Ở một số thành phố, như trung tâm thương mại của Ôn Châu, các doanh nghiệp và trường học phải đóng cửa, chính quyền chỉ thị người dân ở yên trong phòng.
Tập Cận Bình xuất hiện trở lại
Tập Cận Bình đang "đích thân lãnh đạo và chỉ đạo" chính thức về cuộc chiến chống lại vi-rút này nhằm tái khẳng định quyền lực của nhà lãnh đạo.
Trang nhất của Nhật báo Nhân dân nhắc nhở người dân rằng họ phải "lấy ông Tập Cận Bình làm nòng cốt để tham gia trận chiến này". Việc tuyên truyền này không gây ngạc nhiên, nhưng điều kỳ lạ là Tập Cận Bình đã không xuất hiện công khai cho đến một tuần trước.
Giống như sự mất tích bí ẩn của Tập Cận Bình vào năm 2012 trước khi ông nhậm chức, những tin đồn vẫn tiếp tục lan rộng, và nhiều đồn đoán cho thấy, Tập Cận Bình, 66 tuổi đang rất căng thẳng. Có sự sợ hãi trong đảng, rằng Tập sẽ bị nhiễm vi-rút : điều này sẽ phơi bày sự thiếu người kế nhiệm Tập Cận Bình.
Cách ly
Chính sách mới của chính phủ Trung Quốc dường như đưa những người nhiễm vi-rút vào khu vực cách ly thay vì điều trị tại nhà. Cuối cùng, Vũ Hán đã chiếm giữ một số tòa nhà, bao gồm cả khách sạn. Trên khắp Trung Quốc, những người gần đây đã đến tỉnh Vũ Hán hoặc Hồ Bắc đang bị theo dõi và cô lập. Con số tử vong đang được đề cập với con số thấp hơn. Trang tin Caijing đã phỏng vấn một bác sĩ Vũ Hán, người đã xác nhận các báo cáo về lây nhiễm cho biết, cơ sở y tế yêu cầu bệnh nhân trả tiền trước và báo cáo ít trường hợp tử vong hơn.
Tự do truyền thông kết thúc
Như dự đoán, thời gian ngắn của tự do truyền thông tương đối dường như đã kết thúc. Các nhà lãnh đạo truyền thông Trung Quốc tuyên bố : "Nguồn tin tức (báo chí) phải được kiểm soát chặt chẽ, báo cáo độc lập phải bị nghiêm cấm, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn tin không được kiểm soát, đặc biệt là tự truyền thông (nội dung do nhà báo công dân sản xuất) bị nghiêm cấm.
Tín hiệu
Cuối tuần trước, đã có một sự thay đổi kỳ lạ trong tuyên truyền từ các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc khi các báo cáo cáo buộc Hoa Kỳ gây hoang mang về corona, bao gồm tuyên bố rằng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên hạn chế du khách từ Trung Quốc (các quốc gia khác, bao gồm cả đồng minh Nga của Trung Quốc, đã tuyên bố trước đó.)
Đảng cộng sản Trung Quốc cảm thấy rằng họ thực sự bị đe dọa, họ có thể tiếp tục với các tuyên bố chống Washington – có lẽ lặp lại âm mưu của Nga, nói rằng vi-rút là vũ khí sinh học của Hoa Kỳ.
Đồng thời, Bắc Kinh đang cố gắng củng cố lòng trung thành bằng cách không di tản công dân hoặc hủy các chuyến bay đến và đi khỏi Trung Quốc.
Quyết định kỳ lạ của Pakistan tiếp tục chuyến bay sau khi bị đình chỉ đã bị nghi ngờ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã sử dụng cuộc khủng hoảng để thể hiện lòng trung thành của mình với Bắc Kinh, bao gồm cả tuyên bố rằng ông sẽ tới thăm Vũ Hán.
Chuyện gì đã xảy ra ở Tân Cương ?
Vi-rút corona bùng phát trong một nhà tù Tân Cương, nơi có đến 1,5 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sẽ là một cơn ác mộng. Nhiều người trong số những người bị giam giữ là người già, và hầu hết tất cả đều phải chịu đựng về tổn thất thể xác.
Một quan chức Tân Cương gần đây đã tuyên bố rằng sự lây lan của vi-rút là một bí mật, điều này không giúp trấn an người Duy Ngô Nhĩ.
Các quan chức địa phương sẽ bị trừng phạt
Đảng cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu trừng phạt các quan chức địa phương ở tỉnh Hồ Bắc, những người đã bị buộc thôi chức vì xử lý một đợt bùng phát vi-rút.
Sau khi khủng hoảng được ngăn chặn, các hình phạt nghiêm khắc hơn có thể được áp dụng, chẳng hạn như cho ra khỏi đảng hoặc cáo buộc hình sự.
Cathay Pacific, hãng hàng không hàng đầu của Hồng Kông, đã yêu cầu ba tuần nghỉ không lương cho nhân viên của mình vào thứ Tư vì triển vọng kinh doanh của công ty rất ảm đạm do sự bùng phát vi-rút corona. Hãng hàng không này là nạn nhân chính của việc hủy bỏ và đình chỉ các chuyến bay đến Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác kể từ tháng trước. (Cathay Pacific và các hãng hàng không Hồng Kông khác đã giảm sức tải cho các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.)
Cổ phiếu đi xuống
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chứng khoán Trung Quốc đã lao dốc sau khi mở cửa trở lại vào thứ Hai. Được thúc đẩy bởi các cam kết của chính phủ, nền kinh tế phục hồi nhẹ.
Tại Trung Quốc, thương mại – tài chính được kiểm soát chặt chẽ. Đối với các ngành thương mại trên khắp châu Á, nguy cơ nhiễm corona vẫn nghiêm trọng, đặc biệt là nếu các đơn vận chuyển bị phá do sự bùng phát dịch.
Diễm My dịch
Nguồn : VNTB, 07/02/2020
Hàng tá những vị đại biểu quốc hội, lãnh đạo có bằng cấp cử nhân luật, thạc sĩ luật nhưng quan điểm mang tính phản pháp quyền hoặc thậm chí ban hành các văn bản luật vi hiến.
Tập Cận Bình - Ảnh minh họa
Một bài viết trên Foreign Policy ngày 4/7/2019 , lý giải vì sao Bắc Kinh dù cố gắng đưa các kỹ sư và nhà khoa học vào trong bộ máy nhà nước, nhưng điều này không làm cho các nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn.
Góc nhìn này khá hay, ít nhất về mặt cấu trúc nhân sự và hướng đi nhân sự của Việt Nam cũng có nét tương đồng. Nhiều quan điểm tỏ ra rất kỳ vọng về một Nguyễn Thiện Nhân (từng là giảng viên của trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, người theo học kinh tế thị trường tại Đại học kỹ thuật Magdeburg (Đức) và sau đó là du học ngành Thạc sĩ quản trị công cộng chuyên ngành tài Chính công theo chương trình Fulbright) ; kỳ vọng Vương Đình Huệ (từng là giảng viên khoa kế toán (Đại học Tài chính - kế toán) ; từng là nghiên cứu sinh trường Đại học kinh tế Bratislava (Cộng hòa Slovakia) ; hay Vũ Đức Đam (du học sinh tại Université Libre de Bruxelles – Bỉ). Và hầu như những người ngồi ghế đại biểu quốc hội đã có bằng cử nhân luật.
Thế nhưng, đáp lại, chất lượng nghị trường trong các năm qua đã không được như kỳ vọng, thậm chí trong một môi trường biểu quyết mà đa số là cử nhân luật, lại để diễn ra một hoàn cảnh bi hài là sau khi thông qua, bộ luật Hình sự mới phát hiện ra là có… 90 lỗi sai. Hay như đại biểu quốc hội đa phần là cử nhân kinh tế, quản trị nhưng đã có thời điểm chỉ tiêu tăng trưởng GDP được biểu quyết thông qua lại không thực hiện được.
Câu chuyện diễn ra tương tự với ông Nguyễn Thiện Nhân, người được kỳ vọng sẽ có những quan điểm và hành động kỹ trị nhằm thổi làn gió mới cho thành phố Hồ Chí Minh về mặt phát triển kinh tế và an dân. Thế nhưng cho đến nay, cái mà ông Nhân tạo ấn tượng tốt là khả năng… giao tiếp được bằng tiếng Anh và cam kết… chống biểu tình. Và ở chừng mực nào đó, những người từng học ở nước ngoài, lại chính là những người mang nặng ý thức hệ.
Hàng tá những vị đại biểu quốc hội, lãnh đạo có bằng cấp cử nhân luật, thạc sĩ luật nhưng quan điểm mang tính phản pháp quyền hoặc thậm chí ban hành các văn bản luật vi hiến.
Tại sao lại như vậy, tại sao những người bằng cấp chuyên ngành đầy mình lại trở nên thiếu năng lực đến như vậy. Có phải là bằng giả ? Câu trở lời có thể được hiểu như cách Foreign Policy, đó là dù có cơ cấu những người bằng cấp, nhưng điều đó không làm cho các nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn.
Foreign Policy diễn giải, nhiều nghị viện phương Tây bị chi phối bởi những người có bằng luật, nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hầu hết được đào tạo thành kỹ sư và nhà khoa học. Những người ủng hộ phương pháp được cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo áp dụng khuôn khổ thực dụng và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và những nhà khoa học - chính trị gia, theo lý thuyết, có nhiều khả năng kỹ trị hiệu quả, một phần vì họ không bị gánh nặng bởi ý thức hệ.
Nhưng những người ủng hộ cho nền công nghệ được cho là của Trung Quốc không chỉ sai về nền tảng lãnh đạo hiện tại của Bắc Kinh, mà họ còn bị nhầm lẫn cơ bản cách đào tạo và hình thành chính sách của họ. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc ngày hôm nay, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã bị nhào nặn bởi giáo dục khuôn khổ của họ và nhiều hơn bởi nhu cầu củng cố quyền kiểm soát và thắng thế trong các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ tàn bạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Đúng là có một thế hệ lãnh đạo (xuất thân kỹ sư) từng lãnh đạo Đảng cộng sản. Nhưng giờ họ hầu hết đã nghỉ hưu, đã chết hoặc đang ở trong tù. Và hiện nay, Tập là thành viên duy nhất trong ủy ban thường trực gồm bảy người của đảng với bằng kỹ sư hoặc khoa học. Điều đó phù hợp với xu hướng ổn định : Trong số các quan chức cấp cao sinh trước năm 1948, chiếm đa số nhóm lãnh đạo là người có bằng kỹ sư, nhưng sau năm 1948, bao gồm lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc, chỉ có 1/7 được đào tạo thành kỹ sư. Tỷ lệ tiếp tục giảm ; đào tạo pháp lý hoặc kinh tế đã trở nên phổ biến hơn nhiều.
Trung Quốc không giống như phương Tây, nơi một bằng cấp nghiêm ngặt về luật hoặc kinh tế thường dẫn đến một sự nghiệp mà lần lượt sẽ hướng đến chính trị. Ví dụ, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hay Thị trưởng London Sadiq Khan đều có bằng luật hoặc kinh tế, và họ áp dụng khá ổn khi trở thành lãnh đạo. Đối với một số quan chức Trung Quốc, việc đi học của họ rất khó hiểu và rất hiếm khi được chuyển thành kinh nghiệm làm việc thực tế. Như giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, Vivek Wadhwa và những người khác đã chứng minh , chất lượng giáo dục kỹ thuật ở Trung Quốc, đặc biệt là trước năm 2010, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều bằng kỹ sư sẽ hầu như không đáp ứng đủ điều kiện chứng chỉ kỹ thuật tại Hoa Kỳ.
Mặc dù Tập đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật hóa học tại Đại học Tsinghua năm 1979, nhưng chương trình giảng dạy của ông tiêu tốn nhiều về chủ nghĩa Mác hơn là cơ học, như thường thấy ở cuối cuộc Cách mạng Văn hóa. Và Tập không bao giờ làm việc như một kỹ sư. Là con trai công thần, công việc đầu tiên của ông khi ra trường là thư ký riêng cho một quan chức chính phủ cấp cao (có vẻ giống Vũ Đức Đam), bạn của cha ông. Giống như nhiều là hoàng tử khác, Tập nhanh chóng theo đuổi quyền lực, và sự nghiệp của ông hoàn toàn được định hình.
Một quỹ đạo tương tự cũng đúng với bốn thành viên khác của ủy ban thường vụ, mỗi người trong số họ làm chức vụ chính thức hoặc lãnh đạo đảng kể từ khi họ rời khỏi trường đại học về chính trị hoặc kinh tế. Hai trường hợp ngoại lệ là Li Keqiang, một nhà kinh tế học nổi tiếng và về mặt lý thuyết là chỉ huy thứ hai của Trung Quốc, đồng thời là nhà chiến lược tư tưởng và giáo sư luật Wang Huning.
Ý tưởng rằng Trung Quốc được cai trị bởi một tầng lớp quan lại có học thức trở lại thời kỳ say mê thế kỷ 18 với triều đại nhà Thanh. Những đặc tính của hệ thống hiện nay, lại chỉ ra, thực chất tầng lớp cai trị là kết quả của sự bảo trợ chính trị hoặc hối lộ.
Cụ thể, cuộc đấu tranh giành quyền lực trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất khốc liệt và dữ dội, vì số vụ tự tử và bản án chung thân do cuộc thanh trừng của Tập và sự tham nhũng tràn lan của các nhân vật như nhà lãnh đạo sa ngã Bạc Hy Lai.
Và đó chỉ là phần nhỏ mà người ngoài có thể nhìn thấy : Khi cửa sổ mở ra, dù chỉ một chút, máu tràn ra.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn làm mọi thứ có thể để thúc đẩy một chế độ nhân tài. Trên giấy tờ, họ vẫn là một nhóm có trình độ học vấn cao : Tập có bằng Tiến sĩ luật từ Tsinghua năm 2002, trong khi Chen Quanguo, kiến trúc sư của trại tạm giam Tân Cương, nhận bằng tiến sĩ quản lý từ Đại học Công nghệ Vũ Hán năm 2004. Nhưng bằng cấp ít gây ấn tượng trong thực tế.
James Palmer
Nguyên tác, China’s Overrated Technocrats, Foreign Policy, 04/04/2019
An Viên lược ịch và bình luận
Nguồn : VNTB, 09/07/2019