Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đng sau cuc đin đàm gia Tng thng Joe Biden và Tng bí thư Nguyn Phú Trng

Trần Đông A, VOA, 02/04/2023

Vy là điu gì phi đến đã đến, dù hiu ng ca nó vn còn bàn cãi ! Sau khi Vit Nam nhc đi nhc li 5 ln 6 lượt nhưng phía M vn làm ngơ, cui cùng cuc đin đàm gia Tng thng Hoa K Joe Biden vi Tng bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng đã được xúc tiến.

vnhk1

Hình chp hi 2015, khi ông Biden còn là Phó Tng thng M, nâng cc vi Tổng bí thư Đng cộng sản Việt Nam Nguyn Phú Trng M.

H đã nói vi nhau nhng gì ?

Theo thông cáo ca Nhà Trng, Tng thng Biden đã cng c "cam kết ca M đi vi mt Vit Nam mnh m, thnh vượng, kiên cường và đc lp". Đng thi cho biết thêm đôi bên s hp tác đ gii quyết các thách thc khu vc và đm bo mt n Đ Dương Thái Bình Dương t do và rng m (FOIP). Trên nn tng này, hai nhà lãnh đo cũng đã tho lun mt tho thun mi v hp tác quc phòng. Cuc đin đàm gia người đng đu chính quyn M và người nm thc quyn chính tr cao nht Vit Nam được tiến hành sau khi mt kế hoch tương t như thế được loan báo vào cui năm ngoái, nhưng ri b hoãn li vào phút cui. Có th có nhiu nguyên nhân, nhưng nguyên nhân ch yếu được cho là do mt s đng thái ngoi giao ca Hà Ni by gi đã không phù hp cho cuc trao đi, ví d như Vit Nam đã đón và đ cao chuyến thăm ca Ngoi trưởng Nga ti Hà Ni. Mc du các nhà phân tích đã ch ra, kinh tế môi trường chiến lược là ba trong nhiu nhân t then cht khác (như thay thế vũ khí, giúp xây dng cơ s h tng và phát trin bn vng) đ quan h M Vit có th đi ti mt chương m i v cht. Nhưng dường như vào thi đim năm ngoái, mi chuyn vn chưa chín mui.

Liên quan đến cuc đin đàm sáng 29/3, ch mt ngày sau đó, t "Nhân Dân" ca Đảng cộng sản Việt Nam đã loan tin rng rãi, ti cuc trao đi nói trên, hai nhà lãnh đo đánh giá cao s phát trin tích cc, toàn din ca quan h hai nước thi gian qua và "nht trí thúc đy, phát trin, làm sâu sc hơn quan h song phương". Còn Nhà Trng thì nhn mnh, Tng thng Biden khng đnh Vit Nam là đi tác quan trng ; ng h mt Vit Nam c lp, t cường và thnh vượng". Nhà lãnh đo Hoa K đng thi tái khng đnh "tôn trng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th và th chế chính tr ca Vit Nam ; nht trí rng s tôn trng là mtnn tng quan trng ca quan h hai nước", theo báo "Nhân Dân" hôm 30/9.

T báo đu bng ca Đảng cộng sản đã dn li ông Trng như thế này : "Vit Nam nht quán đường li đi ngoi đc lp, t ch, hòa bình, hu ngh, hp tác, đa dng hóa, đa phương hóa quan h, tích cc và ch đng hi nhp toàn cu". Trong khi đó thì Nhà Trng nêu bt đim nhn : "Hai nhà lãnh đo đã tho lun v tm quan trng ca vic cng c và m rng quan h song phương, đng thi hp tác gii quyết các thách thc khu vc như biến đi khí hu, đm bo mt khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương t do và rng m (FOIP), cũng như tình hình an ninh và môi trường đang xu đi dc sông Mekong". Hai nhà lãnh đo bày t vui mng có dp trao đi nhân k nim 10 năm thiết lp quan h i tác Toàn din" Vit Nam Hoa K ; đánh giá cao s phát trin tích cc, toàn din ca quan h hai nước thi gian qua và nht trí thúc đy, phát trin, làm sâu sc hơn quan h song phương, vì li ích ca hai nước, hòa bình, hp tác và phát trin.

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng đ ngh giao các cơ quan chc năng ca hai bên trao đi các ni hàm c th nhm tiếp tc thúc đy quan h trong thi gian ti. Ông Trng cũng nhn mnh, nhng kết qu đt được trong quan h song phương va qua là phù hp vi nguyn vng ca nhân dân hai nước, được thúc đy trên cơ s tôn trng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th và th chế chính tr ca mi nước, hiu biết ln nhau, hp tác bình đng, cùng có li và theo tinh thn "gác li quá kh, vượt qua khác bit, phát huy tương đng, hướng ti tương lai".Tng thng Joe Biden nht trí vi các ý kiến đó ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng.

Nhng gì không được công b ra ngoài ?

Căn c vào truyn thông t c hai phía, các v lãnh đo đã không cho biết c th, liu trong tương lai gn, hai nước có tiến đến vic nâng cp quan h song phương t "Quan h Đi tác Toàn din" (Comprehensive partnership - CP) lên mc "Quan h Đi tác Chiến lược" (Strategic Partnership – SP) trong khung kh k nim có ý nghĩa này hay không. Câu chuyn CP có th tr thành SP tht ra là c mt đ tài khá hóc búa vào thi đim hin nay. Nó hóc búa, vì đây tng là mt câu chuyn dài nhiu tp sut t hàng chc năm có l. Chiu 30/10/2010 ti Hà Ni, Ngoi trưởng Hillary Clinton tng khng đnh M cam kết m rng và làm sâu sc hơn quan h vi Vit Nam. Trong các cuc tho lun y, theo bà Ngoi trưởng,hai bên Hoa Kỳ và Vit Nam đã tái khng đnh mong mun chung trong vic đưa mi quan h tiến ti quan h đi tác chiến lược (SP).

Sau bà Clinton, có l cp cao nht tái khng đnh điu này là bà Phó Tng thng Kamala Harris. Hi đàm vi Ch tch Nguyn Xuân Phúc trong chuyến thăm cp Nhà nước đến Vit Nam, bà Harris kêu gi hai bên hãy nâng tm mi quan h vi Vit Nam t đi tác CP lên đi tác SP. Tuy nhiên, ông Phúc và Ban lãnh đo Hà Ni đã đánh bài l kiến ngh y ca phía M.

Mt vn đ quan trng khác chưa thy bui đin đàm công khai ni dung, đó là kh năng Chính quyn Biden có th mi Tổng bí thư Nguyn Phú Trng thăm Hoa K vào thi đim thích hp nào ? Mi đây, Th trưởng Ngoi giao Hoa K Wendy Sherman hôm 30/3 đã có cuc gp vi người đng cp Vit Nam, ông Hà Kim Ngc, ti th đô Washington sau khi ông Hà Kim Ngc kết thúc tham d Đi thoi Chính tr, An ninh và Quc phòng Hoa K Vit Nam. Theo VOA, hai th trưởng đã tho lun v vic thúc đy mi quan h song phương Vit Nam Hoa K vào năm 2023 này. Hai bên cũng nêu bt nhng cách thc thúc đy các mc tiêu chung, vì mt khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương ci m, an ninh, thnh vượng và kết ni. Ngoài ra, thông cáo ca B Ngoi giao Hoa K còn cho biết Th trưởng Sherman còn nêu lêncác trường hp vi phm nhân quyn đáng quan ngi đi vi đi din ca Vit Nam và nhn mnh vic phi tôn trng nhân quyn.

Hiu ng đin đàm s được kim nghim ?

Sau cuc đin đàm nói trên, tin tc t nhiu ngun vn tiết l theo c hai hướng : lc quan và ít lc quan hơn. Hướng ít lc quan cho rng, vic nâng cp mi quan h gia Vit Nam và Hoa K có th s gp nhng tr ngi, hơn na gi đây đã không hn là vn đ ưu tiên ca phía M na. Bt lun khi nào M và Vit Nam chính thc tiến đến quan h Đi tác Chiến lược, theo mt s phân tích, Trung Quc s có phn ng, nhưng theo mc đ nào còn tùy vào nhiu yếu t. Nhà nghiên cu Hà Hoàng Hp nói vi VOA hôm 31/3/2023 : "Trung Quc có th s xem quan h Đi tác Chiến lược gia Vit Nam và Hoa K như mt thách thc đi vi nh hưởng ca chính h trong khu vc. Trung Quc đã m rng s hin din kinh tế, ngoi giao và quân s Đông Nam Á, và rõ ràng mi quan h ngày càng tăng cường gia Vit Nam và Hoa K là mt tr ngi cho tham vng ca Trung Quc trong khu vc".

"Xét đến s cnh tranh ngày càng gay gt gia Trung Quc và M và s gn gũi gia Trung Quc và Vit Nam, Hà Ni có th cm thy min cưỡng khi chính thc nâng cp quan h đi tác toàn din vi Washington". Đây là nhn đnh ca Bích Trn, chuyên gia ph tr ti CSIS ca Washington. Khi được hi, liu Vit Nam đã sn sàng nâng cp quan h vi M trong năm nay hay chưa, mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao Vit Nam hôm 23/3 tr li nước đôi, điu đó s xy ra "khi thi đim thích hp", nhn mnh mi quan h bn cht mà hai quc gia đã có. Người phát ngôn ca Đi s quán M ti Vit Nam cho biết hai nước đang làm vic cùng nhau đ nâng cao quan h đi tác. Lê Hng Hip, Nghiên cu viên cao cp ti Vin ISEASYusof Ishak ca Singapore, cho biết Vit Nam chc chn mun nâng cp quan h vi Washington,nhưng khó có kh năng đng ý vic này trong năm nay.

Hướng lc quan hơn đi vi trin vng quan h Vit M thì cho rng, nhng tháng ti đây, Tng thng Biden nên đưa ra quyết đnh mi ông Nguyn Phú Trng thăm chính thc Hoa K. Theo Murray Hiebert (CSIS), Vit Nam gn đây đã ni lên như mt trong các đi tác quan trng nht ca M ti khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương và là mt nước "tin tuyến" chng chi sc ép t Trung Quc Đông Nam Á, nht là ti Bin Đông. Trong bi cnh M và Trung Quc tăng cường cnh tranh chiến lược ti khu vc này, Vit Nam d b mc kt, phi tìm cơ hi hóa gii bng cách tăng cường quan h vi M. Trong nhiu năm qua, M đã vn đng Vit Nam nâng cp quan h lên Đi tác Chiến lược, nhưng Hà Ni vn trì hoãn vì lo ngi Trung Quc phn ng. Nhưng gn đây, Vit Nam t ra sn sàng nâng cp quan h lên đi tác chiến lược nếu Tng thng Biden mi Tổng bí thư Nguyn Phú Trng sang thăm. Vic ông Trng đi thăm Bc Kinh (10/2022)giúp Vit Nam có dư đa đ nâng cp quan h vi M trong nhng tháng ti.

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 02/04/2023

***************************

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ ?

Nguyễn Quang Dy, Nghiên cứu quốc tế, 01/04/2023

Năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại giao, ông đã đọc câu thơ Kiều "Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời". Không biết ông Biden có định "bói Kiều" hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để "vén mây giữa trời" và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ.

vnhk2

Có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để "vén mây giữa trời" và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ.

Kỷ niệm 10 năm

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam (2013-2023), Tổng thống Biden đã điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/3/2023. Hai vị lãnh đạo đã "nhắc lại lời mời hai bên đi thăm lẫn nhau, và vui vẻ nhận lời, giao cho các cơ quan liên quan thu xếp vào thời gian phù hợp". Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt mới cho quan hệ hai nước.

Tuy chưa rõ "thời gian phù hợp" là khi nào, nhưng dư luận cho rằng chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể diễn ra vào tháng 7/2023. Ngoại trưởng Antony Blinken có kế hoạch đi thăm Việt Nam vào tháng 4/2023, có thể để chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong thời gian gần đây, nhiều đoàn Mỹ đã đến thăm Việt Nam, trong đó có sáu quan chức cao cấp và đoàn của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN gồm 52 công ty.

Mấy năm nay, điện đàm cấp cao giữa lãnh đạo các nước đã trở thành bình thường, nhưng cuộc điện đàm này đặc biệt quan trọng và nhạy cảm, nên Việt Nam không muốn làm ồn ào vì "yếu tố Trung Quốc". Việt Nam đã thận trọng và kiên nhẫn chờ thời cơ thích hợp, với phương châm "coi thực chất quan hệ quan trọng hơn hình thức". Nay thời cơ chín muồi đã đến, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi thăm Trung Quốc như một nước cờ thế.

Theo các chuyên gia phân tích, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối 10/2022 đã "thử thách chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam". Sau khi Nga xâm lược Ukraine (24/2/2022), áp lực chọn phe chưa bao giờ mạnh như thế, đe dọa phá vỡ sự cân bằng trong quan hệ của Việt Nam với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, và Nga.

Việt Nam buộc phải vận dụng "ngoại giao cây tre" với các nước lớn và chơi cờ thế (hedging) để chờ thời cơ thay đổi tình thế nhằm "tái cân bằng chiến lược". Theo Alexander Vuving, Việt Nam phải nhượng bộ Trung Quốc về một số vấn đề nhỏ để làm giảm áp lực trong các vấn đề lớn hơn có thể đe dọa ổn định và an ninh quốc gia. Nhưng Vuving cho rằng "không có dấu hiệu Việt Nam sẵn sàng quay trở lại quỹ đạo của Trung Quốc".

Vuving cho rằng sẽ đến lúc Việt Nam và Mỹ tuyên bố "đối tác chiến lược" khi lãnh đạo hai nước gặp nhau. Lẽ ra điều đó phải diễn ra từ lâu rồi nhưng quan hệ Việt-Mỹ rất nhạy cảm vì yếu tố Trung Quốc. "Đây là yếu tố then chốt để hình thành hay làm mất đi nội hàm chiến lược trong quan hệ hai nước".

Cơ hội và rủi ro

Tại cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ (13/7/2021), ứng viên đại sứ mới tại Việt Nam Marc Knapper nói rằng nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược là ưu tiên hàng đầu, ông sẽ thực hiện điều đó bằng cách tăng cường quan hệ an ninh với Việt Nam. Đó không chỉ là ưu tiên của Đại sứ Knapper mà còn là ưu tiên của chính quyền Biden. Lâu nay nhiều người vẫn lo ngại cam kết của đại sứ mới có thể bất khả thi vì còn nhiều rào cản.

Trong một lần trao đổi với báo chí ở Hà Nôi cuối năm 2022, đại sứ Knapper tự tin hơn khi nói rằng năm 2023 hai nước sẽ kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện. Đó là dịp tốt để hai nước có thể nâng cấp lên đối tác chiến lược, vì quan hệ hai nước "về bản chất cốt lõi mang tầm chiến lược". Ông nhấn mạnh "nếu đây không phải là quan hệ đối tác chiến lược thì tôi không biết như thế nào mới là chiến lược", và cho rằng "bầu trời là giới hạn".

Đại sứ Knapper lạc quan "Trên cơ sở những giá trị chung, lợi ích chung và lòng tin giữa hai nước, chúng tôi thực sự tin tưởng rằng việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sẽ mở ra nhiều cánh cửa để hai nước hợp tác chặt chẽ hơn nữa". Các đại sứ Mỹ tiền nhiệm vẫn tiếp tục hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước, trong đó có Đại sứ Daniel Krittenbrink (hiện là trợ lý ngoại trưởng) và Đại sứ Ted Osius (hiện là chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN).

Hơn một năm qua, tuy quan hệ hai nước vẫn phát triển tốt về kinh tế và an ninh quốc phòng, nhưng mục tiêu nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vẫn dậm chân tại chỗ, chủ yếu vì lo ngại Trung Quốc phản ứng. Trong khi chiến tranh Ukraine lôi kéo sự quan tâm của Mỹ và các cường quốc Châu Âu (như Anh, Pháp, Đức), leo thang căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng lôi kéo sự quan tâm của Mỹ và các cường quốc Châu Á (như Nhật).

Điều đó làm các nước khu vực (như ASEAN, Úc và Tân Tây Lan) lo ngại nếu Mỹ và các cường quốc khác giảm mức ưu tiên ở khu vực này, Trung Quốc có thể tranh thủ cơ hội để bắt nạt các nước tại Biển Đông và tăng cường ảnh hưởng đối với các nước nhỏ tại Nam Thái Bình Dương. Tuy Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Mỹ vẫn khẳng định Trung Quốc là thách thức chính và đối thủ của Mỹ tại khu vực, nhưng lo ngại đó vẫn chưa hết.

Tuy chính quyền Biden tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác, trong đó có khu vực Đông Nam Á, nhưng tình hình nội bộ bất ổn của Mỹ gần đây về cả kinh tế và chính trị, cũng làm cho các nước khu vực này lo ngại về ưu tiên và cam kết của Mỹ. Nếu ưu tiên của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á (bao gồm Đài Loan) và với Philippines tăng lên, thì ưu tiên của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á (bao gồm Biển Đông) và với Việt Nam có thể giảm bớt xuống.

Tại sao 2023 ?

Theo Murray Hiebert (CSIS), "2023 là năm tốt nhất để Biden mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ". Mấy năm qua, việc này đã bị trì hoãn vì yếu tố Trung Quốc và tình trạng sức khỏe của ông Trọng. Nhưng năm 2024 Mỹ sẽ tranh cử tổng thống, và năm 2025 Việt Nam sẽ chuẩn bị đại hội Đảng, nên sẽ khó đi thăm hơn. Vấn đề sức khỏe của ông Trọng có thể giải quyết được nếu bố trí điểm dừng chân hợp lý cho chuyến bay dài tới Mỹ.

Việt Nam gần đây đã nổi lên như một trong các đối tác quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và là một nước "tiền tuyến" chống chọi sức ép từ Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhất là tại Biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tăng cường cạnh tranh chiến lược tại khu vực này, Việt Nam dễ bị mắc kẹt, phải tìm cơ hội hóa giải bằng cách tăng cường quan hệ với Mỹ.

Trong nhiều năm qua, Mỹ đã vận động Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng Hà Nội vẫn trì hoãn vì lo ngại Trung Quốc phản ứng. Nhưng gần đây, Việt Nam tỏ ra sẵn sàng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược nếu Tổng thống Biden mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm. Việc ông Trọng đi thăm Bắc Kinh (10/2022) giúp Việt Nam có dư địa để nâng cấp quan hệ với Mỹ trong những tháng tới.

Tuy ông Trọng đi thăm Bắc Kinh làm dấy lên tin đồn lãnh đạo Việt Nam có thể xoay trục sang Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia am hiểu tình hình khu vực cho rằng việc ông Trọng đi thăm Bắc Kinh đã tạo ra tình huống (latitude) để ông có thể đi thăm Washington nhằm nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược. Vì vậy, Hiebert cho rằng ông Trọng được Washington mời chính thức sẽ giúp xác nhận liệu tin đồn nói trên là có cơ sở hay không.

Theo Hiebert, có bốn trụ cột cho đối tác chiến lược Việt-Mỹ. Một là thỏa thuận nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Hai là coi an ninh tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu và Mỹ có thể giúp Việt Nam về công nghệ quốc phòng để bảo vệ chủ quyền. Ba là tăng cường hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, chủ yếu là bảo vệ môi trường đồng bằng sông Mekong. Bốn là tổ chức đối thoại cấp cao hàng năm về chiến lược và quốc phòng.

Quan hệ Việt-Mỹ đã vượt qua một quãng đường dài, từ kẻ thù thành bạn, nay là đối tác chiến lược. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, Việt Nam dễ mắc kẹt vì "yếu tố Trung Quốc. Vì vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi thăm Trung Quốc vào năm 2019 vì lý do sức khỏe, cũng như vì "yếu tố Trung Quốc" cản đường.

Sau cuộc gặp cấp cao Mỹ-Triều tại Hà Nội (2/2019) Tổng thống Donald Trump đã mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ. Tuy đó là một cơ hội tốt, nhưng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vì điều kiện chưa chín muồi. Các chuyên gia cho rằng đối tác chiến lược Việt-Mỹ lúc đó còn một khoảng cách khá xa.

Theo Derek Grossman (RAND) chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Harris (8/2021) đã mở đường cho Tổng thống Biden nâng cấp đối tác chiến lược với Việt Nam. Trung Quốc tuy không muốn thấy điều đó, nhưng chắc họ không dại gì phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực, chỉ vì Việt Nam muốn tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ. Tuy nhiên, Washington không nên thúc ép Hà Nội phải chọn phe, trừ phi Hà Nội sẵn sàng làm điều đó.

Lời cuối

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với 18 nước nhưng chưa có Mỹ. Vì vậy, nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược là một điều tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian. Nếu quá sớm cũng không được, hay quá muộn cũng có hại cho Việt Nam, vì tương quan trong quan hệ Việt-Trung và Việt – Mỹ. Nay cơ hội đã có và thời điểm đã tới. Nhưng đối tác chiến lược với Mỹ không thay thế cho nội lực và cân bằng chiến lược nước lớn.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 01/04/2023

Tham khảo

1. Nguyen Quang Dy, "Trump-Trọng Summit Remains in Limbo", YaleGlobal, January 2, 2020

2. Nguyen Quang Dy, "Veep Diplomacy : Managing US Ties in Asia", Asialink, 18 August 2021

3. Alexander Vuving, "Will Vietnam Be America’s Next Strategic Partner ?", Diplomat, August 21, 2021

4. Nguyen Quang Dy, "Tương lai quan hệ Việt–Trung và Việt–Mỹ", Nghiên cứu quốc tế, 31/10/2022

5. Murray Hiebert, "Biden Should Invite Vietnams Party Chief for a Visit", CSIS, March 27, 2023

Additional Info

  • Author Trần Đông A, Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn